Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên.

87 413 0
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN QUANG SÁNG Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG NGÔ NẾP LAI HN88 VỤ XUÂN 2014 TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Trồng trọt Khoa : Nông học Lớp : 42 - Trồng trọt Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Trung Kiên Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, 2014 LỜI CẢM ƠN Là sinh viên chúng ta đều nhận thức được tầm quan trọng của việc thực tập tốt nghiệp và đây cũng là giai đoạn quyết định đến toàn bộ quá trình học tập, rèn luyện của mỗi chúng ta. Thực hiện theo phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp nhằm củng cố và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học trên giảng đường. Từ đó áp dụng một cách đúng đắn và sáng tạo vào thực tiễn sản xuất. Kết hợp lý thuyết với thực hành giúp cho sinh viên rút ra được những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực chuyên môn để sau này ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội, hoàn thành tốt được mọi công việc được giao. Do vậy thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu trong hệ thống đào tạo ở các trường Đại học, Cao đẳng. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Ban chủ nhiệm Khoa Nông học chúng em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên”, để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của mình, em đã nhận được sự giúp đỡ của nhà trường, của các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Trung Kiên. Xuất phát từ lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo đã giảng dạy chúng em trong suốt quá trình học tập tại trường và quá trình làm đề tài. Với trình độ và năng lực bản thân có hạn, mặc dù đã hết sức cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Quang Sáng MỤC LỤC Phần 1 : MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 1 1.3. Yêu cầu của đề tài 1 1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2 1.4.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam 3 2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 3 2.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 6 2.2.3. Tình hình sản xuất ngô vùng Đông Bắc 11 2.3. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới và ở Việt Nam . 14 2.3.1. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới 14 2.3.2. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô ở Việt Nam 18 Phần 3: VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 3.1. Vật liệu nghiên cứu 28 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28 3.2.1. Địa điểm tiến hành đề tài 28 3.2.2. Thời gian tiến hành đề tài 28 3.3. Nội dung nghiên cứu 28 3.4. Phương pháp nghiên cứu 29 3.4.1. Phương pháp thí nghiệm 29 3.4.2. Quy trình kỹ thuật 30 3.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá 31 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 36 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUÂN 37 4.1. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 37 4.1.1. Giai đoạn từ gieo đến mọc 38 4.1.2. Giai đoạn từ gieo đến tung phấn 39 4.1.3. Giai đoạn từ gieo đến phun râu 39 4.1.4. Giai đoạn từ gieo đến chín sữa 40 4.1.5. Giai đoạn từ gieo đến chín sinh lý 40 4.2. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 41 4.2.1. Chiều cao cây 41 4.3.2. Chiều cao đóng bắp 42 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng giống ngô nếp lai HN88, vụ xuân 2014 43 4.3.1. Số lá trên cây 43 4.3.2. Chỉ số diện tích lá 44 4.4. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 45 4.4.1. Trạng thái cây 45 4.4.2. Trạng thái bắp 46 4.4.3. Độ bao bắp 46 4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 46 4.5.1. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến khả năng chống đổ của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 46 4.5.2. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến tình hình sâu bệnh hại của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 47 4.6. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 49 4.6.1. Năng suất bắp tươi 50 4.6.2. Năng suất thân lá 51 4.7. Chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức phân bón 51 4.8. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 52 4.8.1. Số bắp trên cây 53 4.8.2. Chiều dài bắp 54 4.8.3. Đường kính bắp 54 4.8.4. Số hàng trên bắp 54 4.8.5. Số hạt trên hàng 55 4.8.6. Khối lượng nghìn hạt 55 4.8.7. Năng suất lý thuyết 55 4.8.8. Năng suất thực thu 56 Phần 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58 5.1. Kết luận 58 5.2. Đề nghị 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CV CIMMYT ĐHNLTN LSD 0,05 NSTT NSLT FAO : Hệ số biến động : Trung tâm cải tạo Ngô và Lúa mì Quốc tế : Đại học Nông Lâm Thái Nguyên : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 95% : Năng suất thực thu : Năng suất lý thuyết : Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2003- 2012 4 Bảng 2.2. Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2012 5 Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003-2012 6 Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2012 8 Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô vùng Đông Bắc từ 2010 - 2012 12 Bảng 2.6. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2012 13 Bảng 2.7. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô trong giai đoạn sinh trưởng (%) 18 Bảng 4.1. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 38 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 41 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến số lá và chỉ số diện tích lá của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 43 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 45 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu bệnh hại của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 48 Bảng 4.6. Số bắp trên cây, năng suất bắp tươi, năng suất thân lá của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức 50 Bảng 4.7. Chất lượng thử nếm đối với ngô nếp lai HN88 qua các công thức phân bón khác nhau 51 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 53 Bảng 4.9: Hoạch toán kinh tế 57 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đối với các loại ngô thực phẩm, đặc biệt là giống ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kulesh) tuy sản lượng chưa nhiều nhưng nhu cầu sử dụng các giống ngô này trong thời gian gần đây đang tăng nên rất nhanh. Ngô nếp ước tính chiếm khoảng 12% diện tích ngô của cả nước. Chủ yếu là các giống thụ phấn tự do, các giống ngô nếp lai được sản xuất chưa nhiều. Việc trồng và tiêu thụ ngô nếp chất lượng cao làm lương thực, làm quà không chỉ phù hợp với tập quán của các dân tộc ít người miền núi, đồng bằng mà còn là ở các vùng kinh tế phát triển (thành thị). Muốn phát huy được hiệu quả phân bón cần thiết phải biết được trên đất có thành phần như thế nào, quan hệ giữa phân và nước, giữa phân và đất, phân và giống, giữa phân và chế độ canh tác, mật độ gieo trồng. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu của đề tài Xác định được ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống ngô nếp lai HN88, nhằm chọn được công thức phân bón thích hợp. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Theo dõi thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn phát dục của giống ngô nếp lai HN88 qua các tổ hợp phân bón khác nhau. - Đánh giá đặc điểm hình thái và sinh lý của giống ngô nếp lai HN88 qua các tổ hợp phân bón khác nhau. 2 - Xác định được khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 qua các tổ hợp phân bón khác nhau. - Đánh giá được năng suất bắp tươi và thân lá tươi của giống ngô nếp lai HN88 qua các tổ hợp phân bón khác nhau. - Đánh giá được chất lượng ngô nếp luộc chín qua thử nếm. - Đánh giá được năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô nếp lai HN88 các tổ hợp phân bón khác nhau. 1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài đã xác định được ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng ngô nếp lai. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài đã xác định được công thức phân bón thích hợp cho giống ngô nếp lai HN88 tại Thành phố Thái Nguyên. - Đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ nhằm khai thác hết tiềm năng đất đai, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ nông dân Thành phố Thái Nguyên. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Trong điều kiện canh tác hiện nay, người nông dân vẫn còn lạm dụng nhiều vào phân bón nhằm tăng năng suất ngô. Nhưng hiệu quả mà nó mang lại không cao, mặt khác còn gây hậu quả như tăng mức độ sâu bệnh, gây ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất. Việc bón phân cho cây ngô theo kinh nghiệm, bón không cân đối, bón theo khả năng kinh tế của mỗi gia đình, bón không hiểu tác dụng của từng loại phân. Đã dẫn đến tình trạng không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây, trong khi ngô lại là những cây rất phàm ăn, lượng dinh dưỡng cây ngô hút rất lớn nhưng ở mỗi giai đoạn sinh trưởng lượng hút rất khác nhau. Trong giai đoạn cây con, cây sinh trưởng chậm, lượng dinh dưỡng cây hút ít. Sau đó lượng hút tăng lên rất nhanh do cây sinh trưởng mạnh, kéo theo tích lũy chất khô tăng lên. Xuất phát những cơ sở khoa học trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài này. 2.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, mặc dù chỉ đứng thứ về diện tích sau lúa nước và lúa mì, nhưng ngô lại dẫn đầu về năng suất và sản lượng, là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Ngô còn là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về các lĩnh vực di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hoá, điện khí hoá và tin học vào công tác nghiên cứu và suất. Do vậy diện tích, năng suất ngô liên tục tăng trong những năm gần đây. [...]... hành đề tài Vụ Xuân 2014: Gieo ngày 23 tháng 02 năm 2014 3.3 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn phát dục của giống ngô nếp lai HN88 qua các tổ hợp phân bón khác nhau - Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh lý của giống ngô nếp lai HN88 qua các tổ hợp phân bón khác nhau 29 - Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 qua các... đổ của giống ngô nếp lai HN88 qua các tổ hợp phân bón khác nhau - Đánh giá năng suất bắp tươi và thân lá tươi của giống ngô nếp lai HN88 qua các tổ hợp phân bón khác nhau - Nghiên cứu chất lượng ngô nếp luộc chín qua thử nếm - Đánh giá năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô nếp lai HN88 các tổ hợp phân bón khác nhau 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thí nghiệm Tiến hành theo... quán sử dụng phân bón lượng thấp và chủ yếu bón phân đạm mà không bón lân và kali Đây là một nguyên nhân thứ yếu làm cho năng suất ngô nếp trong vùng rất thấp Vì vậy, việc khuyến cáo và hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho ngô nếp đạt hiệu quả cao là rất cần thiết và cấp bách Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng ngô nếp lai còn rất ít ở Việt Nam Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này... – 40 K2O Ảnh hưởng của đạm, 27 lân, kali đến năng suất giống ngô QPM - QP4 thấp hơn ngô thường - LVN10 Ngược lại, ảnh hưởng đạm, lân, kali đến chất lượng protein giống ngô QPM QP4 cao hơn ngô thường - LVN10 Thí nghiệm về phân bón đối với giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2013 tại phường Gia Sàng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Thí nghiệm gồm 6 công thức bón phân, 3 lần nhắc lại, được bố trí theo kiểu... Hồng lượng phân bón phù hợp là: 120N - 90P2O5 - 60K2O cho năng suất 40 - 50 tạ/ha; 150N - 90P2O5 - 100K2O cho năng suất 50 - 55 tạ/ha; 180N - 90P2O5 100K2O cho năng suất 65 - 75 tạ/ha Theo Nguyễn Văn Bộ (2007) [2], lượng phân bón khuyến cáo cho ngô phải tuỳ thuộc vào đất, giống ngô và thời vụ Giống có thời gian sinh trưởng dài hơn, có năng suất cao hơn cần phải bón lượng phân cao hơn Đất chua phải bón. .. lysine và methionine cao nhất So với mức kali 0K2O thì mức 160K2O năng suất tăng thêm ở giống QP4 và LVN10 là 102,9% và 117,9%; Protein: 9,7% và 2,7%; Lysine: 38,1% và 29,2%; Methionine: 22,3% và 17,3% Mức 120K2O cả 2 giống năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất Kali ảnh hưởng ít đến chất lượng ngô, mức 80 – 160K2O đạt hàm lượng protein, lysine và methionine cao hơn mức 0 – 40 K2O Ảnh hưởng của đạm,... thước của cây và năng suất giảm Phân đạm có thể tạo ra sự tăng diện tích lá hiệu quả ngay từ đầu vụ và duy trì một diện tích lá xanh lớn vào cuối vụ để quá trình đồng hóa quang hợp đạt cực đại Mức đạm thấp làm giảm số hạt và năng suất hạt Các giống ngô lai khác nhau có thể sử dụng phân đạm ở mức độ khác nhau, năng suất cây trồng cao cần phải cung cấp một lượng lớn phân bón, đặc biệt là đạm Năng suất ngô. .. xác hơn về ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô HN88, tác giả đã đề nghị tiếp tục nghiên cứu trong những vụ khác để đánh giá kết quả được chính xác hơn (Trần Trung Kiên, 2014) [10] Như vậy, ngô nếp là loại cây cần nhiều dinh dưỡng do đó để đạt năng suất cao nhất thiết phải bón đầy đủ và cân đối, đặc biệt là N-P-K Hiện nay ở nước ta, trong đó có vùng Trung du và miền núi... lục có năng suất và sản lượng ngô cao nhất Năm 2012 năng suất ngô đạt 67,96 tạ/ha, năng suất bình quân của thế giới chỉ bằng 76,28% năng suất của châu lục này Sản lượng đạt 418,2 triệu tấn- chiếm hơn 54% sản lượng ngô trên toàn thế giới Sau châu Mỹ là châu Á có diện tích trồng ngô lớn thứ 2 với 57,6 triệu ha, nhưng năng suất của khu vực này chỉ đạt 50,2 tạ/ha, thấp hơn so với năng suất trung bình của. .. bộ, theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Dạ Thảo và Nguyễn Thị Sâm (2002), liều lượng phân bón cho ngô có hiệu quả kinh tế cao nhất là 180 kg N - 80 kg P2O5 - 100 kg K2O/ha (giống LVN99) (dẫn theo Ngô Hữu Tình, 2003) [18] Các loại phân khác nhau với mức bón khác nhau có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và năng suất ngô LVN10 vụ Xuân 2000, vì vậy việc sử dụng loại phân và lượng phân cần được xác định . sâu bệnh hại của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 47 4.6. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 49 4.6.1. Năng suất bắp tươi. giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 43 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên. vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 46 4.5.1. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến khả năng chống đổ của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 46 4.5.2. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến tình hình

Ngày đăng: 23/07/2015, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan