Ảnh hưởng của lượng phân bón đến chiều cao cây, chiều cao đóng bắp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên. (Trang 48)

bắp của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Kết quả theo dõi chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô nếp lai HN88 trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Công thức Chiều cao cây (cm) Chiều cao dóng bắp (cm) Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây (%) 1 128,7 55,4d 43,0 2 129,4 56,7c 43,8 3 128,3 59,1a 46,0 4 134,0 57,2bc 42,6 5 132,4 58,1ab 43,8 6 132,6 58,1ab 43,8 P > 0,05 < 0,05 - CV% 5,4 1,1 - LSD0,05 12,9 1,2 -

4.2.1. Chi u cao cây

Chiều cao của cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống, liên quan đến khả năng chống đổ, mật độ trồng trên ruộng, khả năng thụ phấn, từ đó quyết định đến năng suất hạt. Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên và phụ thuộc vào các đặc điểm di truyền của giống, điều kiện khí hậu, kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc.

Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, chiều cao cây tăng dần và tăng mạnh nhất là trong giai đoạn 9 lá đến trỗ cờ và dừng lại sau khi thụ tinh xong. Chiều cao cây càng cao thì khả năng chống đổ càng kém nhưng thuận lợi

cho quá trình thụ phấn, thụ tinh, tiếp nhận ánh sáng tốt hơn, tích lũy được nhiều vật chất, do đó năng suất sẽ cao hơn. Ngược lại, chiều cao cây càng thấp thì khả năng chống đổ của giống càng tốt nhưng khó khăn cho quá trình thụ phấn thụ tinh. Vì vậy tùy điều kiện sinh thái của từng vùng mà lựa chọn giống ngô có chiều cao cây thích hợp.

Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy: Chiều cao cây của các công thức biến động từ 128,3 - 132,6 cm. Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức phân bón không có sựảnh hưởng nhiều đến chiều cao cây ở mức độ tin cậy 95%.

4.3.2. Chi u cao óng b p

Cùng với chiều cao cây thì chiều cao đóng bắp cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng, khả năng chống đổ, chống chịu sâu bệnh và khả năng cơ giới hóa của cây ngô. Chiều cao đóng bắp được tính từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng. Đóng bắp cao hay thấp phụ thuộc vào giống, dinh dưỡng, điều kiện khí hậu và kỹ thuật chăm sóc. Đối với các giống ngô ngắn ngày có từ 15 -18 lá bắp thường đóng ởđốt thứ 7 - 9, vị trí khoảng 37 - 44% chiều cao cây. Chiều cao ảnh hưởng đóng bắp ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ra bắp, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của các giống ngô. Nếu chiều cao đóng bắp thấp sẽ ảnh hưởng tới việc thụ phấn, thụ tinh, dễ bị sâu bệnh phá hoại. nếu cao quá thì khả năng chống đổ kém chiều cao đóng bắp tối ưu bằng 1/2 chiều cao cây là thích hợp nhất.

Qua bảng 4.2 cho thấy: Chiều cao đóng bắp ở các công thức thí nghiệm biến động từ 55,4 - 59,1 cm. Trong đó nhóm công thức 3, 5, 6 có thuộc nhóm có chiều cao đóng bắp cao nhất dao động từ: 58,1 - 59,1cm. Công thức 1 có chiều cao đóng bắp thấp nhất (55,4 cm). Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức phân bón có ảnh hưởng lớn đến chiều cao đóng bắp (ở mức độ tin cậy 99%).

Tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để làm căn cứ chọn ra những giống ngô có chiều cao cân đối, phục vụ cho công tác chọn tạo giống có khả năng chống đổ cao. Tỷ lệ chiều cao cây trên chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, thời tiết khí hậu, chếđộ chăm sóc …Trong sản xuất tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây tối ưu bằng 50% là tốt nhất.

Tỷ lệ chiều cao đóng bắp của các công thức thí nghiệm bằng 42,6 - 46,0% so với chiều cao cây. Các công thức thí nghiệm đều có chiều cao đóng bắp gần đạt tối ưu.

4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến hình thái của giống ngô nếp lai HN88, vụ xuân 2014

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến số lá và chỉ số diện tích lá của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Công thức Số lá trên cây (lá) Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2đất) 1 15,7 2,6 2 15,7 2,9 3 15,9 2,9 4 16,0 3,3 5 16,2 2,9 6 16,1 3,0 P > 0,05 > 0,05 CV(%) 2,0 9,4 LSD.05 0,5 0,5 4.3.1. S lá trên cây

Lá ngô là cơ quan quang hợp, trao đổi khí, hô hấp, dự trữ dinh dưỡng quan trọng của cây ngô. Số lá trên cây, thời gian tồn tại của lá và hiệu suất

quang hợp của bộ lá có vai trò quan trọng đối với năng suất ngô cũng như phẩm chất của hạt. Ngoài ra số lá trên cây còn quyết định đến mật độ cây trồng của từng giống trên một đơn vị diện tích. Thường số lá trên cây lớn hiệu suất quang hợp tăng, tuy nhiên nếu lá trên cây nhiều quá lại tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, sinh trưởng sinh thực kém dẫn đến năng suất không cao. Ngược lại số lá quá thấp thì hiệu suất quang hợp của cây giảm, năng suất ngô cũng sẽ thấp. Cây ngô cũng có những đặc điểm lá số lá trên cây khá ổn định có tương quan chặt chẽ với thời gian sinh trưởng. Trung bình những giống ngắn ngày có khoảng 15 - 18 lá.

Tổng số lá trên cây được tính từ lá thật đầu tiên đến lá cuối cùng. Số lá, độ lớn của lá phụ thuộc vào giống, điều kiện thời tiết, kỹ thuật canh tác, mùa vụ. Trong đó giống và điều kiện khí hậu gây nên chênh lệch về số lá nhiều nhất.

Qua bảng 4.3 cho thấy: Tổng số lá trên cây ở các công thức thí nghiệm biến động từ 15,7 - 16,3 lá. Các công thức có số lá trên cây tương đương nhau ở mức độ tin cậy 95%. Các mức phân bón khác nhau không ảnh hưởng đến số lá trên cây của giống ngô nếp lai HN88.

4.3.2. Ch s di n tích lá

Lá ngô đóng vai trò quan trọng, trong việc tạo năng suất của giống. khả năng ra lá, tuổi thọ và kích thước của lá không những gio đặc tính của giống quyết định mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Để nghiên cứu đặc tính này người ta sử dụng chỉ tiêu chỉ số diện tích lá (LAI) (m2 lá/ m2đất).

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô, diện tích lá tăng dần qua các thời kỳ sinh trưởng và đạt mức tối đa vào khoảng từ khi trỗ cờđến khi hạt ngậm sữa. sau đó một thời gian, diện tích lá của cây ngô giảm dần do các lá ở phía dưới thân cây bị vàng và chết dần.

Diện tích lá của cây ngô có ý nghĩa lớn đối với việc hình thành năng suất ngô. Diện tích lá tăng làm cho hiệu suất quang hợp tăng giúp cho cây tích lũy được nhiều vật chất hữu cơ. Nhưng nếu chỉ số diện tích lá quá lớn sẽ làm cho các lá ở phía dưới bị che lấp ánh sáng thì hiệu suất quang hợp giảm. Chỉ số

diện tích lá phụ thuộc vào số lá trên cây và số cây/m2. Chỉ số diện tích lá thay đổi theo giống, mùa vụ trồng, kỹ thuật canh tác.

Số liệu bảng 4.3 cho thấy: Các công thức thí nghiệm có chỉ số diện tích lá biến động từ 2,6 - 3,3 m2 lá/m2 đất. Qua xử lý thống kê cho thấy: Các công thức có chỉ số diện tích lá tương đương nhau ở mức độ tin cậy 95%.

4.4. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến trạng thái cây, trạng thái bắp,

độ bao bắp giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Trạng thai cây trạng thái bắp và độ bao bắp là chỉ tiêu rất quan trọng, liên quan đến độđồng đều, tính ổn định của giống, khả năng chống sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi…Đây là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống ngô, đặc biệt độ bao bắp có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo quản ngô tại nhiều địa phương. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu trên được trình bày qua bảng 4.5

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến trạng thái cây, trạng thái bắp, độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bao bắp của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Đơn vị tính: Điểm 1 - 5

Công thức Trạng thái cây Trạng thái bắp Độ bao bắp

1 3 2 2 2 3 2 2 3 2 2 2 4 3 2 2 5 2 2 2 6 2 2 2 4.4.1. Tr ng thái cây

Để đánh giá trạng thái cây cần dựa vào các chỉ tiêu như: chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, độ đồng đều của cây, mức độ thiệt hại của sâu bệnh, tỷ lệ đổ gãy. Đánh giá trạng thái cây ở giai đoạn cây còn xanh, bắp đã phát triển đầy đủ theo phương pháp cho điểm (Trong đó điểm 1 là rất tốt, điểm 5 là

sấu).Những giống có trạng thái cây tốt sẽ có tiềm năng năng suất cao, tuy nhiên năng suất còn phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố cấu thành năng suất.

Qua bảng số liệu 4.4: Trạng thái cây của giống ngô HN88 đạt từ 2 - 3 điểm. Các công thức 3, 5, 6 có cây sinh trưởng phát triển mạnh, ít sâu bệnh hại nên trạng thái cây tốt (2 điểm). Các công thức còn lại có trạng thái cây được đánh giá ởđiểm 3.

4.4.2. Tr ng thái b p

Để xác định trạng thái bắp cần dựa vào các đặc tính như thiệt hại do sâu bệnh, kích thước bắp, độ đồng đều của bắp, số hạt/ hàng. Các giống có trạng thái bắp tốt thì năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu được điều kiện bất lợi của thời tiết, sâu bệnh hại. trạng thái bắp được đánh giá theo thang điểm từ 1-5.

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy: ở các công thức thì nghiệm trạng thái bắp tốt đạt điểm 2. Như vậy bón phân trong thí nghiệm không ảnh hưởng tới trạng thái bắp của giống HN88

4.4.3. % bao b p

Độ bao bắp là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng bảo vệ bắp. nếu bắp được bao kín thì khả năng bảo vệ bắp tốt, ngăn chặn được sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất thuận. ngược lại bắp không được bao kín sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh xâm nhập và gây hại.

Kết quả thí nghiệm cho thấy: Ở các công thức thí nghiệm đều có độ bao bắp tốt đạt 2 điểm. Vậy bón phân trong thí nghiệm không ảnh hưởng tới độ bao bắp của giống HN88.

4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên chống đổ của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

4.5.1. " nh h ng c a l ng phân bón n kh n ng ch ng c a gi ng ngô HN88 v Xuân 2014 t i Thái Nguyên

Khả năng chống đổ là chỉ tiêu liên quan đến năng suất ngô nên rất quan trọng trong chọn tạo giống ngô. Ngô bị độ ảnh hưởng lớn đến năng suất, nếu

cây nào bị gẫy thân thì cây đó coi như mất trắng. Đổ rễ và gẫy thân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nền đất trồng, chếđộ canh tác (nước, phân bón, kỹ thuật chăm sóc), sâu bệnh. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, khả năng phát triển của bộ rễ, độ cứng của cây và điều kiện ngoại cảnh.

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy trong vụ Xuân, mưa nhiều, có gió bão vào thời điểm trước trỗ nên tất cả các công thức thí nghiệm đều có cây ngô bị gẫy thân và đổ rễ. Như vậy, lượng phân bón khác nhau không ảnh hưởng tới khả năng chống đổ của giống ngô HN88.

4.5.2. " nh h ng c a l ng phân bón n tình hình sâu b nh h i c a gi ng ngô HN88 v Xuân 2014 t i Thái Nguyên

Một trong những nguyên nhân làm cho năng suất ngô trên thế giới và ở nước ta hiện nay thấp là do sự gây hại của sâu bệnh. Theo thống kê của các nhà khoa học hiện nay ngô bị rất nhiều loại sâu bệnh tấn công như: Sâu đục thân, sâu cắn râu, bệnh khô vằn, đốm lá…Hàng năm trên thế giới, thiệt hại về bệnh gây ra mất khoảng 23,5 triệu tấn ngô tương đương với 3.525 tỷ USD, riêng chỉ tính ở Mỹ đã mất khoảng 8 - 19 triệu tấn ngô tương đương với 1,8 - 2,85 tỷ

USD hàng năm (S.Ramus Wamy - 1987).

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đây là điều kiện thuận lợi cho rất nhiều loại sâu bệnh phát sinh, phát triển. Những năm gần đây phong trào thâm canh tăng vụ ngô ở nước ta tăng cao, các biện pháp kỹ thuật được áp dụng để ngô trồng quanh năm đã tạo nên nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu bệnh. Việc sử dụng thuốc hóa học quá nhiều và không đúng quy định cũng dẫn đến tình trạng sâu bệnh kháng thuốc, nhờn thuốc. Vì vậy việc nghiên cứu về sâu bệnh hại ngô để có biện pháp phòng trừ kịp thời và hạn chế tác hại của sâu bệnh việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết.

Qua theo dõi tình hình sâu bệnh gây hại ở các công thức thí nghiệm tôi thấy cây ngô bị sâu dục thân, sâu cắn râu và bị bệnh khô vằn. kết quả theo dõi thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu bệnh hại của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Công thức Sâu đục thân (điểm 1 - 5) Sâu cắn râu (điểm 1 - 5) Khô vằn (%) 1 1 2 7,0 2 1 2 5,0 3 1 2 3,3 4 1 2 7,3 5 1 3 6,0 6 1 3 5,3

4.5.2.1. Sâu đục thân ngô (Ostrinia nubilalis Hybner)

Sâu đục thân gây hại cho cây ngô từ giai đoạn khi cây được 1 tháng đến suốt thời kỳ sinh trưởng cho đến kỳ thu hoạch, nhiều nhất là từ khi cây ngô trổ cờ đến hình thành bắp. Ruộng ngô bị sâu đục thân nặng làm cho số cây bị hại có khi nên tới 70 - 80%, làm giảm năng suất ngô đến 20 - 30%. Khi lớn sâu đục vào thân và ăn hết phần mềm trong cây, thải phân ra ngoài qua các vết đục. Thân rỗng làm cho quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và nước bị trệ làm cho cây suy yếu, còi cọc, nếu gặp gió to cây sẽ bị gẫy ngang. Cây thường bị gẫy ở ngay trên hoặc dưới bắp, nếu cây bị gẫy ở dưới bắp sẽ làm bắp kém phát triển, hạt bị lép, làm giảm năng suất và chất lượng hạt do không có chất khô quang hợp từ lá vận chuyển về hạt. khi bắp hình thành, chúng cắn râu làm quả trình thụ phấn bị ảnh hưởng và chui vào bắp cắn phá khiến bắp bị cong queo, hạt không chắc làm giảm năng suất ngô.

Qua bảng 4.5 cho thấy: Tất cả các công thức thí nghiệm đều bị sâu đục thân gây hại ở mức độ thấp (điểm 1 )

4.5.2.2. Sâu cắn râu

Sâu cắn râu gây ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất chất lượng ngô. Loài sâu này có thể gây hại suốt trong quá trình sinh trưởng của cây, khi ngô phun (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

râu, sâu non cắn hết râu gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ phấn, thụ tinh, năng suất và phẩm chất hạt. Đó cũng là những nguyên nhân gây thối bắp khi gặp mưa. Sâu cắn râu có hai loại:

Qua bảng 4.5 cho thấy: Tất cả các công thức thí nghiệm đều bị sâu cắn râu gây hại, đánh giá ở mức điểm 2 - điểm 3. Công thức 1, 2, 3, 4 bị sâu cắn râu ở mức độ thấp, đánh giá điểm 2. Công thức 5, 6 bị sâu cắn râu nhiều hơn đánh giá điểm 3. Từ đó cho thấy công thức bón phân đạm cao (công thức 5-6) tỷ lệ sâu gây hại nặng.

4.5.2.3. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani)

Bệnh khô vằn là trong những bệnh khá phổ biến và nguy hiểm đối với cây ngô ở nước ta. Bệnh thường phát triển và gây hại quanh năm nhưng nhiều nhất là vụ ngô hè và hè thu, vì thời tiết lúc này nóng, ẩm, mưa nhiều rất thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh, phát triển. Thông thường bệnh chỉ xuất hiện và gây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên. (Trang 48)