Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên. (Trang 53)

chống đổ của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

4.5.1. " nh h ng c a l ng phân bón n kh n ng ch ng c a gi ng ngô HN88 v Xuân 2014 t i Thái Nguyên

Khả năng chống đổ là chỉ tiêu liên quan đến năng suất ngô nên rất quan trọng trong chọn tạo giống ngô. Ngô bị độ ảnh hưởng lớn đến năng suất, nếu

cây nào bị gẫy thân thì cây đó coi như mất trắng. Đổ rễ và gẫy thân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nền đất trồng, chếđộ canh tác (nước, phân bón, kỹ thuật chăm sóc), sâu bệnh. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, khả năng phát triển của bộ rễ, độ cứng của cây và điều kiện ngoại cảnh.

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy trong vụ Xuân, mưa nhiều, có gió bão vào thời điểm trước trỗ nên tất cả các công thức thí nghiệm đều có cây ngô bị gẫy thân và đổ rễ. Như vậy, lượng phân bón khác nhau không ảnh hưởng tới khả năng chống đổ của giống ngô HN88.

4.5.2. " nh h ng c a l ng phân bón n tình hình sâu b nh h i c a gi ng ngô HN88 v Xuân 2014 t i Thái Nguyên

Một trong những nguyên nhân làm cho năng suất ngô trên thế giới và ở nước ta hiện nay thấp là do sự gây hại của sâu bệnh. Theo thống kê của các nhà khoa học hiện nay ngô bị rất nhiều loại sâu bệnh tấn công như: Sâu đục thân, sâu cắn râu, bệnh khô vằn, đốm lá…Hàng năm trên thế giới, thiệt hại về bệnh gây ra mất khoảng 23,5 triệu tấn ngô tương đương với 3.525 tỷ USD, riêng chỉ tính ở Mỹ đã mất khoảng 8 - 19 triệu tấn ngô tương đương với 1,8 - 2,85 tỷ

USD hàng năm (S.Ramus Wamy - 1987).

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đây là điều kiện thuận lợi cho rất nhiều loại sâu bệnh phát sinh, phát triển. Những năm gần đây phong trào thâm canh tăng vụ ngô ở nước ta tăng cao, các biện pháp kỹ thuật được áp dụng để ngô trồng quanh năm đã tạo nên nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu bệnh. Việc sử dụng thuốc hóa học quá nhiều và không đúng quy định cũng dẫn đến tình trạng sâu bệnh kháng thuốc, nhờn thuốc. Vì vậy việc nghiên cứu về sâu bệnh hại ngô để có biện pháp phòng trừ kịp thời và hạn chế tác hại của sâu bệnh việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết.

Qua theo dõi tình hình sâu bệnh gây hại ở các công thức thí nghiệm tôi thấy cây ngô bị sâu dục thân, sâu cắn râu và bị bệnh khô vằn. kết quả theo dõi thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu bệnh hại của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Công thức Sâu đục thân (điểm 1 - 5) Sâu cắn râu (điểm 1 - 5) Khô vằn (%) 1 1 2 7,0 2 1 2 5,0 3 1 2 3,3 4 1 2 7,3 5 1 3 6,0 6 1 3 5,3

4.5.2.1. Sâu đục thân ngô (Ostrinia nubilalis Hybner)

Sâu đục thân gây hại cho cây ngô từ giai đoạn khi cây được 1 tháng đến suốt thời kỳ sinh trưởng cho đến kỳ thu hoạch, nhiều nhất là từ khi cây ngô trổ cờ đến hình thành bắp. Ruộng ngô bị sâu đục thân nặng làm cho số cây bị hại có khi nên tới 70 - 80%, làm giảm năng suất ngô đến 20 - 30%. Khi lớn sâu đục vào thân và ăn hết phần mềm trong cây, thải phân ra ngoài qua các vết đục. Thân rỗng làm cho quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và nước bị trệ làm cho cây suy yếu, còi cọc, nếu gặp gió to cây sẽ bị gẫy ngang. Cây thường bị gẫy ở ngay trên hoặc dưới bắp, nếu cây bị gẫy ở dưới bắp sẽ làm bắp kém phát triển, hạt bị lép, làm giảm năng suất và chất lượng hạt do không có chất khô quang hợp từ lá vận chuyển về hạt. khi bắp hình thành, chúng cắn râu làm quả trình thụ phấn bị ảnh hưởng và chui vào bắp cắn phá khiến bắp bị cong queo, hạt không chắc làm giảm năng suất ngô.

Qua bảng 4.5 cho thấy: Tất cả các công thức thí nghiệm đều bị sâu đục thân gây hại ở mức độ thấp (điểm 1 )

4.5.2.2. Sâu cắn râu

Sâu cắn râu gây ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất chất lượng ngô. Loài sâu này có thể gây hại suốt trong quá trình sinh trưởng của cây, khi ngô phun

râu, sâu non cắn hết râu gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ phấn, thụ tinh, năng suất và phẩm chất hạt. Đó cũng là những nguyên nhân gây thối bắp khi gặp mưa. Sâu cắn râu có hai loại:

Qua bảng 4.5 cho thấy: Tất cả các công thức thí nghiệm đều bị sâu cắn râu gây hại, đánh giá ở mức điểm 2 - điểm 3. Công thức 1, 2, 3, 4 bị sâu cắn râu ở mức độ thấp, đánh giá điểm 2. Công thức 5, 6 bị sâu cắn râu nhiều hơn đánh giá điểm 3. Từ đó cho thấy công thức bón phân đạm cao (công thức 5-6) tỷ lệ sâu gây hại nặng.

4.5.2.3. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani)

Bệnh khô vằn là trong những bệnh khá phổ biến và nguy hiểm đối với cây ngô ở nước ta. Bệnh thường phát triển và gây hại quanh năm nhưng nhiều nhất là vụ ngô hè và hè thu, vì thời tiết lúc này nóng, ẩm, mưa nhiều rất thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh, phát triển. Thông thường bệnh chỉ xuất hiện và gây hại trên bẹ lá, trên lá, nhưng nếu nặng bệnh có thể gây hại trên cả lá bi ảnh hưởng tới năng suất ngô, có khi làm giảm 70 - 80%. Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô, song biểu hiện rõ và nặng hơn khi cây ngô trong quá trình trỗ cờ, phát triển đến khi cây ngô chín và thu hoạch, nấm xâm nhập vào cả bắp gây nên hiện tượng chín ép.

Số liệu bảng 4.5 cho thấy: Các công thức thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh khô vằn nhưng ở mức độ nhẹ dao động từ 3,3 - 7,3%. Các công thức 1, 4, 5 bị nhiễm khô vằn nặng hơn (từ 6,0 - 7,3%) Tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn của các công thức thí nghiệm ở mức độ nhẹ và không làm ảnh hưởng tới năng suất của ngô.

4.6. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá một giống ngô mới trước khi đưa vào sản suất đại trà, bởi năng suất là kết quả tổng hợp của nhiều

yếu tố di truyền (giống), điều kiện môi trường sống (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, dinh dưỡng, sâu bệnh, điều kiện chăm sóc, biện pháp kỹ thuật…). Trong thí nghiệm phân bón do thời gian ngắn lên chúng tôi chỉ đánh giá năng suất bắp tươi cho tất cả các công thức. Năng suất bắp tươi, năng suất thân lá và số bắp trên cây của các công thức được trình bày qua bảng số liệu sau.

Bảng 4.6. Số bắp trên cây, năng suất bắp tươi, năng suất thân lá của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức

Công thức NS bắp tươi (tấn/ha) NS thân lá (tấn/ha)

1 7,64 10,71 2 6,58 10,08 3 7,08 9,65 4 8,90 12,09 5 8,40 11,59 6 8,27 11,84 P > 0,05 > 0,05 CV(%) 12,0 16,3 LSD.05 1,8 3,4 4.6.1. N ng su t b p t i

Năng suất bắp tươi của các công thức phân bón trong thí nghiệm: Được thu hoạch vào giai đoạn bắp ngô chín sữa, đây là giai đoạn thu hoạch rất quan trọng cho người trồng ngô bán bắp tươi. Chính vì vậy, việc xác định thời gian chin sữa là rất cần thiết, để người áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cần thiết, đảm bảo cho bắp đồng đều, tỷ lệ bắp loại 1 cho thu hoạch đạt cao nhất.

Qua bảng 4.6 cho thấy rằng năng suất bắp tươi của giống ngô nếp HN88 qua các công thức phân bón biến động từ 7,08 - 8,90 tấn/ha. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức phân bón không ảnh hưởng lớn tới năng suất bắp tươi của giống ngô HN88 chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Kết quả nghiên

cứu này khác với kết quả của Trần Trung Kiên (2014) [10]: “phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất bắp tươi của giống ngô nếp HN88. Bón nhiều phân vô cơ làm tăng năng suất bắp tươi”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.6.2. N ng su t thân lá

Đối với ngô nếp, ngoài việc khi thu hoạch bán bắp tươi thì chúng ta sử dụng thân lá tươi hoặc ủ chua làm thức ăn cho đại gia súc sẽ tăng hiệu quả kinh tế hơn nhiều cho người sản xuất.

Qua bảng 4.6 cho thấy năng suất thân lá của giống ngô nếp HN88 qua các công thức phân bón dao động từ 9,65 – 12,09 tấn/ha. Các công thức thí nghiệm có khối lượng thân lá tương đương nhau. Chứng tỏ các công thức phân bón không ảnh hưởng tới năng suất thân lá của giống ngô HN88 ở mức độ tin cậy 95%.

4.7. Chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức phân bón

Chỉ tiêu chất lượng của ngô nếp được đánh giá bằng hai phương pháp: Phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Ở đây chúng tôi chỉ đánh giá bằng phương pháp định tính (đánh giá cảm quan) được đánh giá bằng cách luộc nếm thử rồi cho điểm theo thang điểm được đánh giá từđiểm 1- điểm 5.

Bảng 4.7. Chất lượng thử nếm đối với ngô nếp lai HN88 qua các công thức phân bón khác nhau Đơn vị: Điểm 1 - 5 Công thức Độ dẻo Vịđậm Độ ngọt Màu Sắc hạt bắp luộc 1 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2 2 2 3 4 2 2 2 3 5 1 1 1 3 6 1 1 1 3

Qua bảng 4.7 cho thấy: Chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức phân bón có sự thay đổi rõ rệt. Công thức 5 và 6 có chất lượng nếm thử là tốt nhất, ăn rất dẻo, hương vị rất thơm, vị đậm tốt và có rất ngọt được đánh giá ở điểm 1. Công thức 2, 3 và 4 cho thấy giống ngô nếp HN88 có độ dẻo trung bình, thơm, vị đậm khá và ngọt được đánh giá ởđiểm 2. Giống ngô nếp HN88 ở công thức 1 ăn hơi dẻo, độ thơm trung bình, độ đậm trung bình và ngọt vừa. Như vậy, phân bón có ảnh hưởng đến chất lượng ngô nếp luộc, bón nhiều phân và cân đối tăng chất lượng ngô nếp theo tỷ lệ thuận. Kết quả nghiên cứu này trùng với kết quả của Trần Trung Kiên (2014) [10].

4.8. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Mục đích cuối cùng của việc chọn tạo giống là chọn ra được giống có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt và chất lượng cao để phục vụ cho sản xuất. Vì vậy, năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của công tác nghiên cứu và sản xuất ngô. Đồng thời, năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tập chung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và khả ăng thích ứng với điều kiện môi trường của giống. Năng suất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Số bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng, khối lượng nghìn hạt, chiều dài bắp và đường kình bắp. ngoài ra, năng suất ngô còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như; Thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh.

Qua theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của các giống tôi thu được kết quảở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Công thức Số bắp/ cây Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Số hàng/ bắp (hàng) Số hạt/ hàng (hạt) P 1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 0,85 13,4 3,7 11,2 23,5 300 42,9 28,2 2 0,79 12,8 3,9 11,8 24,6 280 45,4 26,9 3 0,94 13,1 3,8 11,8 24,6 290 48,7 27,9 4 1,00 14,0 4,1 12,4 29,0 303 62,6 36,2 5 0,91 14,1 4,1 12,4 29,3 293 56,7 32,3 6 0,91 15,2 4,1 11,7 29,1 293 54,2 33,1 CV(%) 3,4 5,6 3,5 2,8 7,9 6,6 10,3 16,3 LSD.05 0,05 1,3 0,3 0,7 3,9 35,3 9,7 9,2 P < 0,05 > 0,05 < 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05 > 0,05 > 0,05 4.8.1. S b p trên cây

Bắp trên cây là yếu tố quan trọng cấu thành nên năng suất. Thông thường mỗi cây chỉ có từ một đến hai bắp hữu hiệu. Số bắp trên cây phụ thuộc vào giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu và kỹ thuật chăm sóc. Những bắp ở phía trên do nằm ở vị chí cao hơn nên được thụ phấn, thụ tinh trước và đầy đủ hơn so với bắp ở dưới. Đối với các giống ngô lấy hạt thì tốt nhất là có từ 1 – 2 bắp trên cây, để dinh dưỡng tập trung vào hạt tạo ra năng suất cao hơn.

Qua số liệu bảng 4.8 cho thấy: Số bắp trên cây dao động từ 0,95 – 1,00 bắp, trong đó đạt cao nhất là công thức 4 (1,00 bắp), thấp nhất là công thức 5 và 6 (0,91 bắp).

4.8.2. Chi u dài b p

Chiều dài bắp được đo từ đầu bắp đến tận múp bắp. Chiều dài bắp là một chỉ tiêu quan trọng cấu thành nên năng suất và tỷ lệ thuận với năng suất, chiều dài bắp càng lớn thì khả năng cho năng suất càng cao và ngược lại. Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền giống, còn phụ thuộc điều kiện chăm sóc, chế độ phân bón.

Bảng số liệu 4.8 cho thấy: Chiều dài bắp của các công thức thí nghiệm biến động từ 12,8 – 15,2 cm, có xu hướng tăng theo lượng phân bón. Công thức 6 có chiều dài bắp cao nhất 15,2 cm, công thức 2 có chiều dài bắp ngắn nhất 12,8.

4.8.3. ng kính b p

Chiều dài bắp và đường kính bắp là hai yếu tố quyết định số hạt/ bắp và tỷ lệ thuận với năng suất của giống ngô. Đường kính bắp càng lớn thì năng suất càng cao và ngược lại. Đường kính bắp phụ thuộc vào giống và chếđộ chăm sóc.

Qua bảng 4.8, các công thức có đường kính bắp của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức phân bón biến động từ 3,7 - 4,1 cm, đạt tương đương nhau ở mức độ tin cậy là 95%. Các công thức phân bón khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến đường kính bắp của giống ngô HN88.

4.8.4. S hàng trên b p

Số hàng trên bắp chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, ít phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và chếđộ canh tác. Được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái, số hàng trên bắp thường là số chẵn.

Số liệu bảng 4.8 cho thấy: Số hàng trên bắp của công thức thí nghiệm dao động từ 11,2 – 12,4 cm. Công thức 4, 5 có số hàng trên bắp lớn nhất (12,4). Công thức 1 có số hang trên bắp nhỏ nhất (11,2). Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức phân bón có ảnh hưởng lớn đến số hàng trên bắp (ở mức độ tin cậy 99%).

4.8.5. S h t trên hàng

Số hạt trên hàng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, ngoài ra còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thụ phấn thụ tinh của ngô, khi ngô trỗ cờ, tung phấn, ohun râu gặp điều kiện bất thuận có thể giảm số lượng râu sản sinh, dẫn đến giảm thụ phấn của các noãn và hạn chế số hạt phát triển, nhưng noãn không thụ tinh sẽ không có hạt và bị thái hóa, gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột – đỉnh bắp không có hạt, làm giảm số hạt trên hàng. Số hạt trên hàng còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa tung phấn, phun râu. Khoảng cách này càng ngắn càng có lợi cho tung phấn để hình thành hạt.

Qua bảng số liệu 4.8 cho thấy: Số hạt trên hàng của giống ngô nếp HN88 qua các công thức thí nghiệm biến động từ 23,5 – 29,3 hạt. Công thức 5 có số hạt trên hàng lớn nhất (29,3). Công thức 1 có số hạt trên hang nhỏ nhất (23,5). Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức phân bón có ảnh hưởng lớn đến số hạt trên hàng (ở mức độ tin cậy 99%).

4.8.6. Kh i l ng nghìn h t

Khối lượng nghìn hạt là do đắc tính di truyền của giống quy định, nhưng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh như: Khí hậu, thời tiết, đất đai, kỹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên. (Trang 53)