Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của giống ngô nếp lai HN88 vụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên. (Trang 56)

vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá một giống ngô mới trước khi đưa vào sản suất đại trà, bởi năng suất là kết quả tổng hợp của nhiều

yếu tố di truyền (giống), điều kiện môi trường sống (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, dinh dưỡng, sâu bệnh, điều kiện chăm sóc, biện pháp kỹ thuật…). Trong thí nghiệm phân bón do thời gian ngắn lên chúng tôi chỉ đánh giá năng suất bắp tươi cho tất cả các công thức. Năng suất bắp tươi, năng suất thân lá và số bắp trên cây của các công thức được trình bày qua bảng số liệu sau.

Bảng 4.6. Số bắp trên cây, năng suất bắp tươi, năng suất thân lá của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức

Công thức NS bắp tươi (tấn/ha) NS thân lá (tấn/ha)

1 7,64 10,71 2 6,58 10,08 3 7,08 9,65 4 8,90 12,09 5 8,40 11,59 6 8,27 11,84 P > 0,05 > 0,05 CV(%) 12,0 16,3 LSD.05 1,8 3,4 4.6.1. N ng su t b p t i

Năng suất bắp tươi của các công thức phân bón trong thí nghiệm: Được thu hoạch vào giai đoạn bắp ngô chín sữa, đây là giai đoạn thu hoạch rất quan trọng cho người trồng ngô bán bắp tươi. Chính vì vậy, việc xác định thời gian chin sữa là rất cần thiết, để người áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cần thiết, đảm bảo cho bắp đồng đều, tỷ lệ bắp loại 1 cho thu hoạch đạt cao nhất.

Qua bảng 4.6 cho thấy rằng năng suất bắp tươi của giống ngô nếp HN88 qua các công thức phân bón biến động từ 7,08 - 8,90 tấn/ha. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức phân bón không ảnh hưởng lớn tới năng suất bắp tươi của giống ngô HN88 chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Kết quả nghiên

cứu này khác với kết quả của Trần Trung Kiên (2014) [10]: “phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất bắp tươi của giống ngô nếp HN88. Bón nhiều phân vô cơ làm tăng năng suất bắp tươi”.

4.6.2. N ng su t thân lá

Đối với ngô nếp, ngoài việc khi thu hoạch bán bắp tươi thì chúng ta sử dụng thân lá tươi hoặc ủ chua làm thức ăn cho đại gia súc sẽ tăng hiệu quả kinh tế hơn nhiều cho người sản xuất.

Qua bảng 4.6 cho thấy năng suất thân lá của giống ngô nếp HN88 qua các công thức phân bón dao động từ 9,65 – 12,09 tấn/ha. Các công thức thí nghiệm có khối lượng thân lá tương đương nhau. Chứng tỏ các công thức phân bón không ảnh hưởng tới năng suất thân lá của giống ngô HN88 ở mức độ tin cậy 95%.

4.7. Chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức phân bón

Chỉ tiêu chất lượng của ngô nếp được đánh giá bằng hai phương pháp: Phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Ở đây chúng tôi chỉ đánh giá bằng phương pháp định tính (đánh giá cảm quan) được đánh giá bằng cách luộc nếm thử rồi cho điểm theo thang điểm được đánh giá từđiểm 1- điểm 5.

Bảng 4.7. Chất lượng thử nếm đối với ngô nếp lai HN88 qua các công thức phân bón khác nhau Đơn vị: Điểm 1 - 5 Công thức Độ dẻo Vịđậm Độ ngọt Màu Sắc hạt bắp luộc 1 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2 2 2 3 4 2 2 2 3 5 1 1 1 3 6 1 1 1 3

Qua bảng 4.7 cho thấy: Chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức phân bón có sự thay đổi rõ rệt. Công thức 5 và 6 có chất lượng nếm thử là tốt nhất, ăn rất dẻo, hương vị rất thơm, vị đậm tốt và có rất ngọt được đánh giá ở điểm 1. Công thức 2, 3 và 4 cho thấy giống ngô nếp HN88 có độ dẻo trung bình, thơm, vị đậm khá và ngọt được đánh giá ởđiểm 2. Giống ngô nếp HN88 ở công thức 1 ăn hơi dẻo, độ thơm trung bình, độ đậm trung bình và ngọt vừa. Như vậy, phân bón có ảnh hưởng đến chất lượng ngô nếp luộc, bón nhiều phân và cân đối tăng chất lượng ngô nếp theo tỷ lệ thuận. Kết quả nghiên cứu này trùng với kết quả của Trần Trung Kiên (2014) [10].

4.8. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Mục đích cuối cùng của việc chọn tạo giống là chọn ra được giống có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt và chất lượng cao để phục vụ cho sản xuất. Vì vậy, năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của công tác nghiên cứu và sản xuất ngô. Đồng thời, năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tập chung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và khả ăng thích ứng với điều kiện môi trường của giống. Năng suất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Số bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng, khối lượng nghìn hạt, chiều dài bắp và đường kình bắp. ngoài ra, năng suất ngô còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như; Thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh.

Qua theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của các giống tôi thu được kết quảở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Công thức Số bắp/ cây Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Số hàng/ bắp (hàng) Số hạt/ hàng (hạt) P 1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 0,85 13,4 3,7 11,2 23,5 300 42,9 28,2 2 0,79 12,8 3,9 11,8 24,6 280 45,4 26,9 3 0,94 13,1 3,8 11,8 24,6 290 48,7 27,9 4 1,00 14,0 4,1 12,4 29,0 303 62,6 36,2 5 0,91 14,1 4,1 12,4 29,3 293 56,7 32,3 6 0,91 15,2 4,1 11,7 29,1 293 54,2 33,1 CV(%) 3,4 5,6 3,5 2,8 7,9 6,6 10,3 16,3 LSD.05 0,05 1,3 0,3 0,7 3,9 35,3 9,7 9,2 P < 0,05 > 0,05 < 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05 > 0,05 > 0,05 4.8.1. S b p trên cây

Bắp trên cây là yếu tố quan trọng cấu thành nên năng suất. Thông thường mỗi cây chỉ có từ một đến hai bắp hữu hiệu. Số bắp trên cây phụ thuộc vào giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu và kỹ thuật chăm sóc. Những bắp ở phía trên do nằm ở vị chí cao hơn nên được thụ phấn, thụ tinh trước và đầy đủ hơn so với bắp ở dưới. Đối với các giống ngô lấy hạt thì tốt nhất là có từ 1 – 2 bắp trên cây, để dinh dưỡng tập trung vào hạt tạo ra năng suất cao hơn.

Qua số liệu bảng 4.8 cho thấy: Số bắp trên cây dao động từ 0,95 – 1,00 bắp, trong đó đạt cao nhất là công thức 4 (1,00 bắp), thấp nhất là công thức 5 và 6 (0,91 bắp).

4.8.2. Chi u dài b p

Chiều dài bắp được đo từ đầu bắp đến tận múp bắp. Chiều dài bắp là một chỉ tiêu quan trọng cấu thành nên năng suất và tỷ lệ thuận với năng suất, chiều dài bắp càng lớn thì khả năng cho năng suất càng cao và ngược lại. Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền giống, còn phụ thuộc điều kiện chăm sóc, chế độ phân bón.

Bảng số liệu 4.8 cho thấy: Chiều dài bắp của các công thức thí nghiệm biến động từ 12,8 – 15,2 cm, có xu hướng tăng theo lượng phân bón. Công thức 6 có chiều dài bắp cao nhất 15,2 cm, công thức 2 có chiều dài bắp ngắn nhất 12,8.

4.8.3. ng kính b p

Chiều dài bắp và đường kính bắp là hai yếu tố quyết định số hạt/ bắp và tỷ lệ thuận với năng suất của giống ngô. Đường kính bắp càng lớn thì năng suất càng cao và ngược lại. Đường kính bắp phụ thuộc vào giống và chếđộ chăm sóc.

Qua bảng 4.8, các công thức có đường kính bắp của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức phân bón biến động từ 3,7 - 4,1 cm, đạt tương đương nhau ở mức độ tin cậy là 95%. Các công thức phân bón khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến đường kính bắp của giống ngô HN88.

4.8.4. S hàng trên b p

Số hàng trên bắp chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, ít phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và chếđộ canh tác. Được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái, số hàng trên bắp thường là số chẵn.

Số liệu bảng 4.8 cho thấy: Số hàng trên bắp của công thức thí nghiệm dao động từ 11,2 – 12,4 cm. Công thức 4, 5 có số hàng trên bắp lớn nhất (12,4). Công thức 1 có số hang trên bắp nhỏ nhất (11,2). Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức phân bón có ảnh hưởng lớn đến số hàng trên bắp (ở mức độ tin cậy 99%).

4.8.5. S h t trên hàng

Số hạt trên hàng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, ngoài ra còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thụ phấn thụ tinh của ngô, khi ngô trỗ cờ, tung phấn, ohun râu gặp điều kiện bất thuận có thể giảm số lượng râu sản sinh, dẫn đến giảm thụ phấn của các noãn và hạn chế số hạt phát triển, nhưng noãn không thụ tinh sẽ không có hạt và bị thái hóa, gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột – đỉnh bắp không có hạt, làm giảm số hạt trên hàng. Số hạt trên hàng còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa tung phấn, phun râu. Khoảng cách này càng ngắn càng có lợi cho tung phấn để hình thành hạt.

Qua bảng số liệu 4.8 cho thấy: Số hạt trên hàng của giống ngô nếp HN88 qua các công thức thí nghiệm biến động từ 23,5 – 29,3 hạt. Công thức 5 có số hạt trên hàng lớn nhất (29,3). Công thức 1 có số hạt trên hang nhỏ nhất (23,5). Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức phân bón có ảnh hưởng lớn đến số hạt trên hàng (ở mức độ tin cậy 99%).

4.8.6. Kh i l ng nghìn h t

Khối lượng nghìn hạt là do đắc tính di truyền của giống quy định, nhưng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh như: Khí hậu, thời tiết, đất đai, kỹ thuật canh tác. Nếu sau khi trỗ cờ, tung phấn, phun râu gặp điều kiện bất thuận thì sẽ dẫn đến sinh trưởng có thể ngừng sớm và hạn chế độ lớn của hạt được tạo ra. Đây là một chỉ tiêu quan trọng tương quan chặt chẽ với năng suất.

Kết quả bảng 4.8 cho thấy: Khối lượng 1000 hạt của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức thí nghiệm dao động từ 280 – 303g. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức phân bón không ảnh hưởng lớn tới khối lượng nghìn hạt của giống ngô HN88 (ở mức độ tin cậy 95%).

4.8.7. N ng su t lý thuy t

Năng suất lý thuyết là tiềm năng năng suất của từng giống. Năng suất lý thuyết phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như: Số bắp trên cây, hàng/ bắp, hạt/ hàng, khối lượng nghìn hạt, số cây/ m2.

Qua bảng số liệu 4.8 cho thấy: Năng suất lý thuyết ở các công thức thí nghiệm dao động từ 42,9 – 62,6 tạ/ ha. Trong đó công thức 4 có năng suất lý thuyết cao nhất (62,6 tạ/ha). Công thứ 1 có năng suất lý thuyết thấp nhất (42,9 tạ/ha)

4.8.8. N ng su t th c thu

Năng suất thực thu (NSTT) là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống cũng như trong sản suất ngô. NSTT là chỉ tiêu tổng hợp các yếu tố, phản ánh trung thực nhất, rõ nét nhất về đắc điểm di truyền và tình hình sinh trưởng, phát triển của giống ngô trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất định. Giống có tiềm năng năng suất cao chỉ có thể phát huy tiềm năng năng suất tốt nhất khi giống đó được nuôi dưỡng trong điều kiện thích hợp.

Qua bảng 4.8 cho thấy: Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm dao động từ 26,9 – 36,2 tạ/ha. Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức phân bón không ảnh hưởng nhiều đến năng suất thực thu (ở mức độ tin cậy 95%).

4.9. SƠ BỘ HẠCH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CÔNG THỨC THÍ NGHIỆM

Mục đích cuối cùng trong sản xuất đó là hiệu quả kinh tế mang lại. Trong sản xuất phải tính toán làm sao để có thểđạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, hay nói cách khác là sử dụng hiệu quả nhất đồng vốn bỏ ra. Để có được lợi nhuận cao và ổn định trên một đơn vị diện tích đất trồng nông nghiệp đòi hỏi chúng ta phải có kế hoạch trồng đúng kỹ thuật và đầu tư hợp lý cho cây trồng, tiết kiệm đất sản xuất, hạn chế sâu bệnh hại và tăng đa dạng sản phẩm, giúp cho người sản xuất tăng thêm thu nhập và cải thiện cuộc sống. Sơ bộ hoạch toán kinh tế ở các công thức thí nghiệm, kết quảđược thể hiện ở bảng.

Bảng 4.9: Hoạch toán kinh tế

Đ n v ( nghìn đ ng )

CT T ng Chi T ng Thu Lãi

1 18360500 161910000 143549500 2 18984600 150080000 131095400 3 19607750 155250000 135642250 4 20229900 208090000 187860100 5 20854000 196390000 175536000 6 21477150 179840000 158362850

Qua bảng 4.9 cho thấy, các công thức khác nhau đem lại hiệu quả kinh tế khác nhau. Lãi thuần cao nhất là công thức 4 (187860100nghìn đồng/ha). Tiếp đến là công thức 5 và công thức 6 có lãi thuần lần lượt là 175536000 nghìn đồng/ha và 158362850nghìn đồng/ha . Công thức 2 và công thức 3 có lãi thuần lần lượt là (131095400 nghìn đồng/ha và135642250 nghìn đồng/ha ) thấp hơn so với công thức 1 (143549500nghìn đồng/ha).

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

- Thời gian sinh trưởng của giống ngô nếp lai HN88 biến động không nhiều và có xu hướng tăng nhẹ theo lượng phân bón ở các thời kỳ bón thúc (103 - 106 ngày ). Công thức 6 có thời gian sinh trưởng dài nhất.

- Các công thức phân bón khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến đặc điểm hình thái (chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá) của giống ngô nếp HN88.

- Vụ Xuân 2014 xuất hiện 3 loại sâu bệnh hại chính là sâu đục thân, sâu cắn râu, bệnh khô vằn. Mức độ nhiễm bệnh có xu hướng tăng theo lượng phân bón.

- Năng suất bắp tươi của giống ngô nếp HN88 qua các công thức phân bón biến động từ 7,08 - 8,90 tấn/ha. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức phân bón không ảnh hưởng lớn tới năng suất bắp tươi của giống ngô HN88 chắc chắn ởđộ tin cậy 95%.

5.2. Đề nghị

Những kết luận trên đây chỉ là kết quả sơ bộ bước đầu của đề tài. Vậy để có kết luận chính xác hơn về ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô nếp lai HN88 tôi đề nghị tiếp tục nghiên cứu trong những vụ khác đểđánh giá kết quảđược chính xác hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Bào (1996), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần tăng năng suất ngô ở Hà Giang, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Bộ (2007), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng,

NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Bộ, Emutert, Nguyễn Trọng Thi (1999), “Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cân đối cho cây trồng ở Việt Nam”, Kết quả Nghiên cứu khoa học, Quyển 3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT (2006), Hướng dẫn quy trình kỹ thuật thâm canh một số giống cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Đường Hồng Dật (2003), Sổ tay hướng dẫn sử dụng phân bón, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Thế Hùng (1996), “ Xác định chế độ bón phân tối ưu cho giống ngô LVN10 trên đất bạc màu vùng Đông Anh - Hà Nội”, Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp 1995 - 1996, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Bùi Huy Hiền (2002), "Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam và vai trò của phân hỗn hợp NPK khi bón đầy đủ và cân đối để thâm canh cây trồng và bảo vệ môi trường", Hội thảo sản xuất và sử dụng phân bón Lâm Thao,HàNội.

8. Lê Quý Kha (2001), "Ảnh hưởng của thiếu nước và đạm vào giai đoạn trước trỗ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ở ngô nhiệt đới, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 4/2001

9. Lê Văn Khoa, Trần Khắc Hiệp, Trịnh Thị Thanh (1996), Hóa học nông nghiệp, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên. (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)