Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 63 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
63
Dung lượng
1,21 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ MAI PHƯƠNG Tên đề tài: “ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BẰNG KHÁNH, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khoá học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ MAI PHƯƠNG Tên đề tài: “ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BẰNG KHÁNH, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Lớp : K42 - ĐCMTA Khoa : Quản lý Tài nguyên Khoá học : 2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Quang Thi Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo tại các trường Đại học. Đây là thời gian giúp cho mỗi sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, củng cố những kiến thức lý thuyết và vận dụng những kiến thức đó vào thực tế, là kết quả của quá trình tiếp thu kiến thức thực tế, qua đó giúp cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình công tác sau này. Để đạt mục tiêu trên, được sự nhất trí của khoa Quản lý Tài Nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác Quản lý Đất đai trên địa bàn xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn" Để hoàn thành khoá luận này trước tiên em xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài Nguyên, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong thời gian nghiên cứu đề tài, thực tập tại đơn vị. Em đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm sâu sắc của thầy giáo ThS.Nguyễn Quang Thi, Giảng viên khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Cuối cùng em xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Trong quá trình nghiên cứu do có những lý do chủ quan và khách quan nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để giúp em hoàn thành khoá luận được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014 Sinh viên Phạm Thị Mai Phương ii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC HÌNH v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT vii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Khái quát về công tác quản lý đất đai tại Việt Nam 4 2.1.1. Sơ lược về quản lý nhà nước về đất đai của nước ta qua các thời kỳ 4 2.1.2. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo luật đất đai năm 2003 6 2.2. Khái quát về cơ sở dữ liệu địa chính 7 2.2.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu địa chính 7 2.2.2. Căn cứ để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 7 2.2.3. Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 8 2.2.4. Giá trị pháp lý của cơ sở dữ liệu địa chính 9 2.2.5. Nội dung cơ sở dữ liệu địa chính 9 2.3. Cơ sở dữ liệu thông tin địa chính 11 2.3.1. Một số kết quả đề tài dự án liên quan đã nghiên cứu trong nước 11 2.3.2. Một số mô hình đã sử dụng trong và ngoài nước 12 2.3.3. Một số định hướng về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 15 2.4. Thực hiện xây dựng cơ cở dữ liệu địa chính 18 2.4.1. Các trường hợp xây dựng CSDLĐC 18 2.4.2. Các điều kiện cần đảm bảo khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 20 2.4.3. Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu địa chính 21 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.1. Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu 25 iii 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25 3.3. Nội dung nghiên cứu 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu 26 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 26 3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 26 3.4.5. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 26 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn 27 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 27 4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 29 4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Bằng Khánh 33 4.2.1. Diện tích và cơ cấu các loại đất theo mục đích sử dụng 33 4.2.2. Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai trong những năm gần đây 35 4.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Bằng Khánh 35 4.3.1. Bước 1: Công tác chuẩn bị 35 4.3.2. Bước 2: Thu thập tài liệu 35 4.3.3. Bước 3: Phân loại thửa đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính hiện có 37 4.3.4. Bước 4: Xây dựng dữ liệu không gian địa chính 38 4.3.5. Bước 5: Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính 39 4.3.6. Bước 6: Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất 40 4.3.7. Bước 7: Hoàn thiện dữ liệu địa chính 41 4.3.8. Bước 8: Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata 41 4.3.9. Bước 9: Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu 42 4.3.10. Bước 10: Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính 45 4.3.11. Bước 11: Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính 46 4.4. Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Bằng Khánh 46 4.4.1. Những thuận lợi 46 iv 4.4.2. Những khó khăn 48 4.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 49 4.5.1. Đối với Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn 49 4.5.2. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện 51 4.5.3. Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã 51 4.5.4. Đối với chủ sử dụng đất 52 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 5.1. Kết luận 53 5.2. Kiến nghị 53 v DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.2: Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung 14 Hình 2.1: Kiến trúc CSDL quốc gia về tài nguyên môi trường 16 Hình 4.1: Cơ sở dữ liệu địa chính 39 Hình 4.2: Giao diện màn hình tìm kiếm 43 Hình 4.3: Biểu đồ thống kê đăng ký cấp giấy QSDĐ theo đơn vị hành chính cấp xã 44 Hình 4.4: Bản đồ thửa đất thuộc tờ số 20 - Xã Bằng Khánh 44 Hình 4.5: Giao diện chương trình ứng với đối tượng sử dụng là Cá nhân, hộ gia đình 45 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1: Tình hình phân bổ dân cư và đất ở của xã Bằng Khánh 32 Bảng 4.2: Thống kê diện tích đất đai theo mục đích sử dụng xã Bằng Khánh 34 vii DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải nghĩa CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CSDLĐC : Cơ sở dữ liệu địa chính CSDL : Cơ sở dữ liệu CNTT : Công nghệ thông tin ELIS : Hệ thống thông tin đất đai và môi trường GIS : Hệ thống thông tin địa lý GCN : Giấy chứng nhận GML : Geography Markup Language TN &MT : Tài nguyên và Môi trường TT : Thông tư UBND : Ủy ban nhân dân XML : eXtensible Markup Language 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở văn hoá, an ninh, quốc phòng. Nếu biết quản lý và khai thác tốt, mỗi quốc gia sẽ tự khai thông cho mình một nguồn nội lực dồi dào sẵn có phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Nước ta hiện nay đang trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, kéo theo nhu cầu đất đai của các ngành ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng, bên cạnh đó tình hình sử dụng đất của các địa phương trong cả nước cũng ngày một đa dạng và phức tạp. Hiện tại và trong tương lai công nghệ thông tin phát triển mạnh, nó cho phép ta sử dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp của kinh tế - xã hội. Để đáp ứng và khai thác tốt phương pháp tiên tiến này trong ngành Quản lý đất đai thì yêu cầu đặt ra là phải có sự đổi mới mạnh mẽ trong tổ chức cũng như chất lượng thông tin. Thông tin đất giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý đất đai, nó là cơ sở cho việc đề xuất các chính sách phù hợp và lập ra các kế hoạch hợp lý nhất cho các nhà quản lý phân bổ sử dụng đất, cũng như trong việc ra các quyết định liên quan đến đầu tư và phát triển nhằm khai thác và sử dụng hợp lý đối với tài nguyên đất đai gắn liền với quan điểm sinh thái bền vững và bảo vệ môi trường. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại. Trong nhiều năm qua, các địa phương đã quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện ở nhiều địa bàn. Một số tỉnh đã cơ bản xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, tổ chức quản lý, vận hành phục vụ yêu cầu khai thác sử dụng rất hiệu quả và được cập nhật biến động thường xuyên ở các cấp tỉnh, huyện. Tuy nhiên, nhiều địa phương còn lại việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mới chỉ dừng lại ở việc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính dạng số cho riêng từng xã ở một số địa bàn mà chưa được kết nối, xây dựng thành cơ sở dữ liệu địa chính hoàn chỉnh, nên chưa được khai thác sử dụng hiệu quả và không cập nhật biến động thường xuyên. [...]... thực hiện theo mô hình: - Cơ sở dữ liệu tập trung - Cơ sở dữ liệu phân tán - Kết hợp cả hai mô hình trên Cơ sở dữ liệu địa chính tỉnh Lạng Sơn được xây dựng, quản lý, khai thác, cập nhật CSDL bằng hệ thống phần mềm Elis và mô hình tập trung để quản lý và vận hành Cơ sở dữ liệu địa chính cấp xã là một bộ phận của cơ sở dữ liệu địa chính cấp huyện Cơ sở dữ liệu địa chính các xã sau khi hoàn thiện sẽ... quản lý đất đai; - Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ cho công tác Quản lý Đất đai trên địa bàn xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn phù hợp với các yêu cầu về quản lý và sử dụng đất dựa trên chính sách, pháp luật của nhà nước về đất đai và hoàn cảnh thực tiễn tại địa phương 1.3 Yêu cầu của đề tài - Các nguồn số liệu điều tra thu thập trên địa bàn nghiên cứu phải trung thực, khách quan -. .. đất đai Tổng cục quản lý đất đai đã xây dựng và thực hiện dự án “ Xây dựng và thử nghiệm Chuẩn dữ liệu địa chính ở Việt Nam” với mục tiêu là xây dựng và ban hành áp dụng một chuẩn dữ liệu địa chính chung cho Việt Nam, áp dụng trực tiếp để xây dựng các cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ nhu cầu quản lý đất đai, trao đổi dữ liệu địa chính giữa các cấp quản lý đất đai, cung cấp dữ liệu địa chính cho các ngành... đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính hiện có - Bước 4: Xây dựng dữ liệu không gian địa chính - Bước 5: Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính - Bước 6: Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất - Bước 7: Hoàn thiện dữ liệu địa chính - Bước 8: Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata - Bước 9: Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu - Bước 10: Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa. .. Quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo: Ths.Nguyễn Quang Thi, em tiến hành nghiên cứu đề tài "Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác Quản lý Đất đai trên địa bàn xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn" 1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài - Ứng dụng công nghệ GIS và phần mềm chuyên dụng trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ quản. .. tính) của xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn và công nghệ ứng dụng 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu về hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1 Địa điểm: Nghiên cứu trên địa bàn xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn 3.2.2 Thời gian... cơ sở hạ tầng 3.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn - Diện tích và cơ cấu các loại đất theo mục đích sử dụng - Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai trong những năm gần đây 3.3.3 Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 3.3.4 Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 26 3.3.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng. .. dựng dữ liệu đặc tả - metadata - Bước 8: Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu - Bước 9: Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính - Bước 10: Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính 2.4.1.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp GCN, đăng ký biến động đất đai - Bước 1: Công tác chuẩn bị - Bước 2: Thu thập tài liệu - Bước... đai 3 Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, đảm bảo quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả 2.2 Khái quát về cơ sở dữ liệu địa chính 2.2.1 Khái niệm cơ sở dữ liệu địa chính Cơ sở dữ liệu địa chính là tổng hợp các dữ liệu về bản đồ địa chính và các thông tin thuộc tính của thửa đất, các thông tin... sung tài liệu - Bước 4: Hoàn thiện dữ liệu không gian - Bước 5: Chuyển đổi và hoàn thiện cơ sở dữ liệu - Bước 6: Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất - Bước 7: Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata - Bước 8: Thử nghiệm quản lý khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu - Bước 9: Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính - Bước 10: Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính [2] . trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ quản lý đất đai; - Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ cho công tác Quản lý Đất đai trên địa bàn xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. " ;Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác Quản lý Đất đai trên địa bàn xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn& quot; 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Ứng dụng công. đề tài: “ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BẰNG KHÁNH, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo : Chính quy