Mục đích - Nghiên cứu các ứng dụng của công nghệ thông tin vào lưu trữ quản lý số liệu đo đạc phục vụ việc thành lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính.. - Sản phẩm là bản đồ và hồ sơ đ
Trang 1HOÀNG VĂN QUANG
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM FAMIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
TỶ LỆ 1/1000 TẠI XÃ XUÂN DƯƠNG - HUYỆN LỘC BÌNH
– TỈNH LẠNG SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Liên thông chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2013 - 2015
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Ngô Thị Hồng Gấm
Thái nguyên, năm 2014
Trang 2chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong trường đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên đã truyền đạt, trang bị cho em những kiến thức cơ bản về chuyên nghành làm hành trang cho em vững bước trong công tác sau này
Đặc biệt trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực học hỏi không ngừng của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Th.S Ngô Thị Hồng Gấm cùng các cán bộ Công ty TNHH MTV Mạnh Chung em đã hoàn thành đề tài theo đúng nội dung và kế hoạch được giao
Với thời gian có hạn, kinh nghiệm còn hạn chế nên việc nghiên cứu, thực hiện đề tài không tránh khỏi những sai sót Kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài em được hoàn thiện hơn
Em xin kính chúc các thầy cô giáo khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là thầy giáo ThS Ngô Thị Hồng Gấm đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp
“Ứng dụng phần mềm FAMIS thành lập bản đồ địa chính xã Xuân
Dương - huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn”
Em xin gửi lời cảm ơn tới Công ty TNHH MTV Mạnh Chung đã giúp
đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua
Em xin trân thành cảm ơn!
Lạng Sơn, ngày 25 tháng 08 năm 2014
Sinh viên
HOÀNG VĂN QUANG
Trang 3STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
4 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng
Trang 4Bảng 2.2: Hiện trạng dân số xã Xuân Dương năm 2013 24
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất toàn xã năm 2013 26
Bảng 2.4: Tọa độ, độ cao điểm địa chính cơ sở và các điểm địa chính 27
Bảng 2.5: Kết quả bình sai lưới kinh vĩ 1 30
Bảng 2.6: Kết quả bình sai lưới kinh vĩ 2 31
Bảng 2.7: Kết quả đo một số điểm chi tiết 33
Bảng 2.8: Kết quả đo kiểm tra sai sổ cạnh 50
Bảng 2.9: Kết quả đo kiểm tra vị trí điểm 51
Trang 5Famis 35
Hình 4.2: Kết quả nhập số liệu trị đo 37
Hình 4.3: Kết quả tạo mô tả trị đo 38
Hình 4.4: Kết quả sơ đồ nối 40
Hình 4.5: Kết quả tạo vùng 42
Hình 4.6: Kết quả tạo khung bản đồ địa chính 49
Hình 4.7: Kết quả vẽ nhãn thửa 47
Trang 6PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Địa chính và bản đồ địa chính với công tác quản lý nhà nước về đất đai 3
2.1.1 Khái niệm địa chính 3
2.1.2 Quản lý địa chính và đo đạc địa chính 3
2.1.3 Bản đồ địa chính 4
2.2 Cơ sở toán học bản đồ địa chính [9] 6
2.2.1 Lưới khống chế tọa độ, độ cao 6
2.2.2 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ trong thành lập bản đồ địa chính 6
2.2.3 Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính 7
2.2.4 Chia mảnh bản đồ địa chính 9
2.3 Trình tự các bước công việc khi đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính [9] 10
2.4 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính 11
2.4.1 Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ ngoài thực địa 11
2.4.2 Thành lập bằng phương pháp ảnh chụp từ máy bay kết hợp với phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa 12
2.4.3 Thành lập bản đồ bằng phương pháp biên tập, biên vẽ bổ sung trên nền bản đồ cung tỷ lệ 13
2.5 Tình hình đo đạc địa chính ở một số nước trên thế giới [7] 13
2.5.1 Anh 13
Trang 72.6 Tổng quan về tình hình đo đạc và thành lập bản đồ địa chính ở nước ta 14
2.6.1 Tình hình đo đạc và thành lập bản đồ địa chính ở nước ta [7] 14
2.6.2 Những vấn đề còn tồn tại trong công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính ở nước ta hiện nay 15
2.7 Giới thiệu về phần mềm Microstation và Famis 15
2.7.1 Giới thiệu về phần mềm Microstation [3] 15
2.7.2 Giới thiệu về phần mềm Famis [2] 16
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19
3.1.3 Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện 19
3.2 Nội dung nghiên cứu 19
3.3 Phương pháp nghiên cứu 20
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 20
3.3.2 Phương pháp đo đạc 20
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 20
3.3.4 Phương pháp chuyên gia 20
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Xuân Dương [10] 21
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 21
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 23
Trang 84.2.2 Hệ thống bản đồ 28
4.2.3 Tài liệu hồ sơ địa chính 28
4.2.4 Khảo sát lưới khống chế đo vẽ 29
4.2.5 Đo vẽ chi tiết 32
4.2.6 Nhập số liệu trị đo từ sổ đo chi tiết vào máy tính 34
4.2.7 Sử dụng phần mềm Famis thành lập bản đồ địa chính 34
4.3 Đánh giá độ chính xác Error! Bookmark not defined 4.3.1 Căn cứ pháp lý Error! Bookmark not defined 4.5.2 Kết quả đánh giá độ chính xác Error! Bookmark not defined PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
5.1 Kết luận 49
5.2 Kiến nghị 49
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 50
Trang 9PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính là những công việc quan trọng để hoàn thiện hồ sơ địa chính, giúp cho công tác đánh giá, quả lý toàn bộ quỹ đất trên toàn quốc Trên cơ sở đó, nhà nước nắm được toàn
bộ vốn đất đai về chất lượng và số lượng để sử dụng, quản lý, quy hoạch và khai thác hết tiềm năng của đất đai, đồng thời đảm bảo cân bằng sinh thái Nhà nước sẽ có phương hướng để quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm
Trong thời đại phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay thì việc áp dụng công nghệ thông tin vào các công việc của ngành địa chính là xu hướng tất yếu Trong đó sử dụng bản đồ số thay cho bản đồ giấy truyền thống tạo một bước thay đổi căn bản cho ngành địa chính
Phần mềm Famis là phần mềm tích hợp cho việc biên tập thành lập bản
đồ địa chính trên nền của phần mềm Microstation Đây là phần mềm sử dụng chuẩn thống nhất trong ngành địa chính, phục vụ việc biên tập bản đồ cũng như hồ sơ địa chính
Cùng với xu thế phát triển của ngành Tài nguyên và Môi trường, với mục đích ứng dụng công nghệ tin học vào việc xây dựng bản đồ địa chính phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai
Xã Xuân Dương là một xã miền núi thuộc huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn với diện tích tự nhiên là 4345,44ha địa phương chủ yếu quản lý bằng phương pháp thủ công chưa có bản đồ số dẫn đến khó khăn trong việc quản lý
và sử dụng đất đai
Trang 10Được sự phân công của Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Ths Ngô Thị Hồng Gấm - giảng viên Khoa Quản lý Tài nguyên, em tiến hành thực hiện đề
tài: “Ứng dụng phần mềm Famis thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 tại
xã Xuân Dương - huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn”
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
- Nghiên cứu các ứng dụng của công nghệ thông tin vào lưu trữ quản lý
số liệu đo đạc phục vụ việc thành lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính
- Tìm hiểu cơ sở toán học, quy trình, quy phạm thành lập bản đồ địa chính
- Sử dụng phần mềm Famis để thành lập bản đồ địa chính từ số liệu đo đạc chi tiết tại xã Xuân Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Sản phẩm là bản đồ và hồ sơ địa chính phải sử dụng được trong thực tế, đảm bảo các yêu cầu về độ chính xác của Bộ Tài nguyên - Mội trường
Trang 11PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Địa chính và bản đồ địa chính với công tác quản lý nhà nước về đất đai
2.1.1 Khái niệm địa chính
Địa chính là một ngành nằm trong hệ thống bộ máy nhà nước chuyên trách về đất đai, thực hiện việc quản lý Nhà nước về đất đai từ công tác điều tra khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng đất, đăng ký thống kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, thành lập
hệ thống tài liệu, số liệu về đất đai, từ đó lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với từng vùng để đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao Ngành địa chính còn có chức năng: ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề quản lý và sử dụng đất, tổ chức thực hiện và hướng dẫn các chủ sử dụng đất đúng quy định, hợp lý, đầy đủ, tiết kiệm, đúng mục đích, làm cho hiệu quả sử dụng đất không ngừng tăng lên
2.1.2 Quản lý địa chính và đo đạc địa chính
Quản lý địa chính là hệ thống các biện pháp giúp cho cơ quan nhà nước nắm chắc được các thông tin đất đai, quản lý được quyền sở hữu đất, quyển
sử sụng đất, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người sở hữu và sử dụng đất Nội dung quản lý địa chính bao gồm: điều tra đất đai, đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phân loại đất, phân hạng đất và định giá đất… Nó có ý nghĩa to lớn trong việc quản lý đất đai, lập quy hoạch tổng thể, kế hoạch sử dụng đất, hoạch định chính sách đất đai, thu thuế…
Nguyên tắc quản lý:
- Quản lý địa chính cần tiến hành theo quy chế thống nhất do nhà nước đề
ra, được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật như: luật, nghị định, thông tư…
Trang 12- Tư liệu địa chính phải đảm bảo tính nhất quán, liên tục, hệ thống
- Đảm bảo độ chính xác và có độ tin cậy cao
- Đảm bảo tính khái quát và tính hoàn chỉnh
Đo đạc địa chính là việc đo đạc với độ chính xác nhất định để xác định các thông tin về đơn vị đất đai như ranh giới, vị trí phân bố đất, ranh giới sử dụng đất, diện tích đất, đồng thời điều tra phản ánh hiện trạng phân loại sử dụng đất, phân hạng chất lượng đất Đo đạc địa chính bao gồm đo đạc ban đầu và đo đạc hiệu chỉnh được thực hiện khi thửa đất có thay đổi về hình dạng
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành thông thường ở chỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật các thay đổi hợp pháp của đất đai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc cập nhật theo định kỳ
Bản đồ địa chính được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại, nó đảm bảo cung cấp thông tin không gian của đất đai phục vụ công tác quản lý đất đai
Bản đồ địa chính nhằm mục đích:
Trang 13- Thống kê đất đai
- Giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân
và tổ chức; tiến hành đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp
- Đăng ký quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở
- Xác nhận hiện trạng, theo dõi biến động về quyền sử dụng đất
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất…
- Lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết
- Giải quyết tranh chấp đất đai
Vì những lý do đó nên bản đồ địa chính phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
- Phải đạt độ chính xác đúng đắn có giá trị kỹ thuật đáng tin cậy, rõ ràng,
Nội dung bản đồ địa chính gồm:
- Điểm khống chế tọa độ và độ cao
Trang 14- Mạng lưới thủy văn
2.2 Cơ sở toán học bản đồ địa chính [9]
2.2.1 Lưới khống chế tọa độ, độ cao
Lưới khống chế tọa độ, độ cao để đo vẽ thành lập bản đồ địa chính gồm:
- Lưới tọa độ và độ cao quốc gia các hạng
- Lưới tọa độ địa chính; lưới độ cao kỹ thuật
- Lưới khống chế đo vẽ, điểm khống chế ảnh
Trong trường hợp lưới tọa độ quốc gia các hạng hoặc lưới tọa độ địa chính cơ sở chưa có hoặc chưa đủ mật độ, cần xây dựng lưới tọa độ địa chính trên cơ sở các điểm tọa độ quốc gia cấp “0” hạng I và II
2.2.2 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ trong thành lập bản đồ địa chính
Để đáp ứng nhu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin đất đai, bản đồ địa chính trong toàn lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về cơ sở toán học và độ chính xác Muốn vậy phải xây dựng lưới tọa độ thống nhất và chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản
đồ Trong khi lựa chọn hệ quy chiếu cần đặc biệt ưu tiên giảm nhỏ tới mức có thể ảnh hưởng của biến dạng phép chiếu đến kết quả thể hiện yếu tố bản đồ
Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia là cơ sở toán học mà mỗi quốc gia phải có để thể hiện một cách thống nhất và chính xác số liệu đo đạc và bản đồ
Trang 15phục vụ cho công tác quản lý ranh giới lãnh thổ và quản lý quỹ đất quốc gia một cách có hiệu quả
Bản đồ địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm 2000 đều sử dụng múi chiếu Gauss (Hệ quy chiếu HN - 72) Từ tháng 7 năm 2000 Tổng cục địa chính đã công bố và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ nhà nước VN - 2000 nên sau này sẽ chính tức sử dụng múi chiếu UTM trong ngành địa chính Từ đó Bản đồ địa chính được quy định thành lập trên cơ sở
Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN - 2000
* Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN - 2000 có các tham số chính như sau:
- E-líp-xô-ít quy chiếu: Hệ quy chiếu quốc tế WGS-84 toàn cầu có kích thước như sau:
- Phép chiếu UTM được sử dụng để tính hệ tọa độ phẳng, trên múi chiếu
30, sai số (hệ số) trên kinh tuyến giữa các múi là k0 = 0,9999
2.2.3 Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính
Trong quá trình đo vẽ thành lập bản đồ địa chính việc lựa chọn tỷ lệ bản
đồ địa chính căn cứ vào nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai, giá trị kinh tế
Trang 16sử dụng đất, tính phức tạp của khu đo vẽ, yêu cầu độ chính xác, khả năng kinh
tế, kỹ thuật của đơn vị cần đo vẽ v.v, mật độ trung bình của các thửa trên 1ha diện tích, tính quy hoach từng khu vực trong đơn vị hành chính mà chọn tỷ lệ bản đồ địa chính cho phù hợp, không nhất thiết trong mỗi đơn vị hành chính cấp xã phải thành lập bản đồ địa chính ở cùng một tỷ lệ nhưng phải xác định được tỷ lệ cơ bản đo vẽ bản đồ địa chính ở mỗi đơn vị hành chính cấp xã
Tỷ lệ cơ bản đo vẽ bản đồ địa chính quy định như sau:
- Khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác: tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000 và 1:5000 Đối với khu vực đất sản xuất nông nghiệp mà phần lớn các thửa đất nhỏ, hẹp hoặc khu vực đất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực đất đô thị, trong khu vực đất ở chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1:1000 hoặc 1:500 và phải được quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình
- Khu vực đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng: + Các thành phố lớn, các khu vực có các thửa đất nhỏ hẹp, xây dựng chưa theo quy hoạch, khu vực giá trị kinh tế sử dụng đất cao tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:200 hoặc 1:500
+ Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế, văn hoá quan trọng tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:500 hoặc 1:1000
+ Các khu dân cư nông thôn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:1000 hoặc 1:2000
- Khu vực đất lâm nghiệp, đất trồng cây công nghiệp tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:5000 hoặc 1:10000
- Khu vực đất chưa sử dụng: thường nằm xen kẽ giữa các loại đất trên nên được đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ Khu vực đất đồi, núi, khu duyên hải có diện tích đất chưa sử dụng lớn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:10000
Trang 17- Khu vực đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông, suối, đất có mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp: thường nằm xen kẽ giữa các loại đất trên nên được đo vẽ và biểu thị trên bản
đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ cho toàn khu vực
2.2.4 Chia mảnh bản đồ địa chính
Theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính ban hành ngày 10 tháng 11 năm 2008 ta có phương pháp chia mảnh và đánh số bản đồ địa chính như sau: Bản đồ địa chính các loại tỷ lệ được thể hiện trên bản vẽ vuông Việc chia mảnh bản đồ địa chính dựa theo độ lưới ô vuông của hệ tọa độ góc phẳng
Trước hết xác định 4 góc của hình chữ nhật có tọa độ chẵn trong hệ tọa
độ vuông góc theo kinh tuyến trục của tỉnh bao kín toàn bộ ranh giới hành chính của tỉnh hoặc thành phố làm giới hạn chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 Các tờ bản đồ tỷ lệ lớn hơn sẽ chia nhỏ từ tờ bản đồ 1:10000 Ta có một số thông số phân chia (bảng 2.1):
Bảng 2.1: Chia mảnh bản đồ địa chính theo hình vuông tọa độ thẳng góc
tờ bản
đồ (cm)
Kích thước thực tế (m)
Diện tích
Trang 182.3 Trình tự các bước công việc khi đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính [9]
Trong trường hợp các bước công việc từ đo vẽ ở thực địa đến hoàn chỉnh bản đồ địa chính theo kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên tục (do một đơn vị thi công) thì trình tự các bước công việc như sau:
- Xác định khu vực thành lập bản đồ
- Thành lập lưới khống chế đo vẽ hoặc lưới khống chế ảnh
- Xác định địa giới hành chính các cấp theo hồ sơ địa giới hành chính, đối chiếu thực địa và lập biên bản xác nhận địa giới hành chính ở cấp xã
- Xác định nội dung đo vẽ, ranh giới sử dụng đất, loại đất và chủ sử dụng
- Thành lập lưới trạm đo, đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ Nhập số liệu, vẽ bản đồ, vẽ các bản trích đo bản đồ (nếu có), đánh số thửa tạm, tính diện tích Kiểm tra diện tích theo mảnh bản đồ Trong quá trình nhập số liệu phải lập file các trạm đo riêng và lập file bản đồ địa chính riêng
- Kiểm tra, sửa chữa và hoàn chỉnh bản đồ địa chính gốc
- Hoàn chỉnh các tài liệu, kiểm tra, nghiệm thu bản đồ địa chính gốc
- Biên tập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, đánh số thửa chính thức
- Lập bản thống kê theo hiện trạng gồm diện tích, loại đất, chủ sử dụng của từng thửa và giao nhận diện tích theo hiện trạng cho chủ sử dụng hoặc chủ quản lý Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất
- Lập bảng tổng hợp số thửa, số chủ sử dụng, diện tích của từng mảnh bản đồ theo đơn vị hành chính
- Lập bảng thống kê diện tích đất hiện trạng đo đạc địa chính và xác nhận diện tích tự nhiên
- Hoàn chỉnh các tài liệu, kiểm tra, nghiệm thu, xác nhận
- Đóng gói, chuyển tài liệu sang khâu đăng ký quyền sử dụng đất, xét, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu
Trang 19nhà và quyền sử dụng đất đối với khu vực đất đô thị hoặc GCNQSDĐ và tài sản gắn liền với đất) và thống kê đất đai
- Hoàn chỉnh bản đồ địa chính và các tài liệu liên quan theo kết quả đăng
ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Nhân bản, giao nộp để lưu trữ, bảo quản và khai thác
2.4 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính
Căn cứ vào yêu cầu, điều kiện vật chất, trang thiết bị khác nhau, khu vực
đo vẽ ở các tỷ lệ khác nhau, mức độ chi tiết khác nhau mà bản đồ địa chính cũng được tiến hành thành lập theo các phương pháp kỹ thuật khác nhau
Trong thời gian qua nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác đăng
ký thống kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hôi, bảo vệ môi trường Tổng cục địa chính nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo ban hành các phương pháp sau:
2.4.1 Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ ngoài thực địa
- Phương pháp toàn đạc: phương pháp này được tiến hành theo những bước sau:
+ Từ điểm địa chính cơ sở, địa chính cấp I,II, điểm GPS tiến hành xây dựng lưới khống chế đo vẽ KV1, KV2
+ Tăng dày lưới trạm đo
+ Đo vẽ, cho tiến hành thành lập bản đồ gốc
+ Kiểm tra đối soát ngoài thực địa, đo vẽ bổ sung thành lập bản đồ địa chính, lập tu chỉnh bản vẽ, đánh số thửa, tính diện tích, phân hạng đất, nhập thuộc tính cho thửa đất và hoàn thiện bản đồ
Trong quá trình đo vẽ, để khắc phục sai số trong đo khoảng cách, tăng
độ chính xác người ta sử dụng máy toàn đạc điện tử của LEICA, SOKIA, TOPCOM, công nghệ GPS
- Phương pháp đo vẽ bằng công nghệ GPS (Global Pasttioning System)
Trang 20Công nghệ GPS thiết lập được Hệ Quy chiếu toàn cầu về không gian và thời gian Tại một vị trí và một thời điểm bất kỳ trên trái đất với máy thu GPS
sẽ có ngay tọa độ điểm đánh dấu vị trí và thời điểm đang đứng Từ tọa độ này thông qua quá trình chuyển về Hệ tọa độ địa phương Đối với khu vực cần đo
vẽ bản đồ địa chính cơ sở có đủ điều kiện áp dụng công nghệ định vị toàn cầu thì có thể sử dụng công nghệ GPS động để thành lập bản đồ địa chính theo hai phương pháp sau:
+ Phương pháp phân sai (DGPS - Differential GPS): dựa trên cơ sở một trạm máy tĩnh và một máy thu động, số liếu tại trạm máy tĩnh và trạm máy động được sử lý chung để cải chính phân sai cho ra số tọa độ trạm tĩnh và trạm động, phương pháp GPS có thể đạt độ chính xác từ dm đến m
+ Phương pháp GPS động thời gian thực RTK ( Real Time Kenematic): cũng dựa trên một trạm thu tĩnh và một trạm thu động, máy thu động sẽ thực hiện việc liên kết truyền thông tin tự đo từ trạm tĩnh bằng thiết bị thu phát sóng vô tuyến để xử lý tính toán tọa độ trạm động theo tọa độ trạm tĩnh Kỹ thuật RTK có thể cắm điểm ngoài thực địa với độ chính xác dưới 5 cm
2.4.2 Thành lập bằng phương pháp ảnh chụp từ máy bay kết hợp với phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa
Phương pháp này được sử dụng trong đo vẽ lưới và đo vẽ chi tiết
- Xây dựng mạng lưới điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp
- Tăng dày điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp
- Thành lập bản đồ địa chính với các phương pháp:
Trang 212.4.3 Thành lập bản đồ bằng phương pháp biên tập, biên vẽ bổ sung trên nền bản đồ cung tỷ lệ
Từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ tiến hành biên tập lại nội dung cho phù hợp vói nội dung bản đồ địa chính và phù hợp thực tế tại thời điểm đo vẽ Phương pháp này chỉ áp dụng với vùng đất lâm nghiệp, vùng trồng cây có ý nghĩa lâm nghiêp, đất đồi núi chưa sử dụng, duyên hải tỷ lệ: 1:5000, 1:10000
2.5 Tình hình đo đạc địa chính ở một số nước trên thế giới [4]
2.5.1 Anh
Ở Anh không có địa chính đo đạc, và ở đây người ta áp dụng những quy chế đặc biệt Sổ địa bạ được thiết lập để ghi lại những biến đổi về quyền tư nhân đối với đất đai, sổ này bao gồm phần tư liệu văn bản có giá trị pháp lý
và kèm theo đó là tư liệu bản vẽ trích từ bản đồ địa hình chính tắc cùng tỷ lệ
2.5.2 Tây Ban Nha
Bản đồ địa chính năm 1906 đã được thành lập trên toàn lãnh thổ Tây Ban Nha, tuy nhiên độ chính xác chưa cao Đến năm 1982 đã tiến hành làm đại trà và kết quả là một bản đồ địa chính hiện đại trên phần lớn diện tích đất nước ra đời
2.5.3 Pháp
ở Pháp trước đây sử dụng hai phương pháp chính trong đo vẽ thành lập bản đồ địa chính là: đo vẽ ngoài thực địa và trắc địa lượng ảnh máy bay Từ năm 1993 - 1999, hơn 800000 ha đã được xử lý bằng phương pháp trắc địa lượng ảnh máy bay với những lợi thế và độ chính xác có thể chấp nhận được, giá thành hạ
Sau đại chiến thế giới II phương pháp kỹ thuật ảnh hàng không được sử dụng với nhiều điểm nổi trội
Trang 222.5.4 Singapore
Tại Singapore, Nhà nước rất quan tâm đến công tác thông tin đất đai Năm 1989, Trung tâm tư liệu đất đai của Singapore được thành lập nhằm hình thành một trung tâm về tư liệu đất đai chính xác, tổng hợp và tiện dụng Tư liệu đất đai dưới dạng số của trung tâm này do hơn 15 cơ quan cung cấp, họ trực tiếp bảo quản và sử dụng nguồn thông tin đó
2.6 Tổng quan về tình hình đo đạc và thành lập bản đồ địa chính ở nước ta
2.6.1 Tình hình đo đạc và thành lập bản đồ địa chính ở nước ta [4]
Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính phục vụ điều tra cơ bản và quản lý nhà nước có những bước tiến khá vững chắc Từ những năm 1990, quá trình chuyển đổi công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ vụ trụ đã hình thành và phát triển Đặc biệt sau năm 1996, từ khi
có quy phạm thành lập bản đồ địa chính được ban hành ngày 15/06/1996 các tỉnh đã loại bỏ phương pháp bàn đạc để thành lập bản đồ địa chính và thay thế vào đó bằng phương pháp toàn đạc để đo vẽ bản đồ gốc, sản phẩm bản đồ vừa
ở dạng diamat, vừa ở dạng số Các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Nghệ An, Sơn La, Lai Châu đã sử dụng ảnh đo vẽ chi tiết để thành lập bản đồ
địa chính Đây là một giải pháp công nghệ có hiệu quả rất cao, chất lượng tài
liệu tốt, thời gian thực hiện ngắn và chi phí thấp
Mặt khác trong những năm gần đây, Tổng cục Địa chính nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường có định hướng hiện đại hóa công nghệ GPS, đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin vào quá trình đo đạc, thành lập, lưu trữ bản đồ
Trang 232.6.2 Những vấn đề còn tồn tại trong công tác đo đạc và thành lập bản đồ
địa chính ở nước ta hiện nay
Do yêu cầu nhiệm vụ quản lý đất đai ngày càng bức xúc, cho nên công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính trong thời gian quan đã được quan tâm
và có nhiều tiến bộ, song vẫn còn nhưng điều tồn tại:
- Tốc độ triển khai chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý Nhà nước về đất đai hiện nay, sự phối hợp giữa đo đạc bản đồ địa chính với đăng
ký hồ sơ địa chính chưa được tốt, nhiều nơi đã đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa có bản đồ địa chính
- Việc nghiên cứu khoa học chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác
đo đạc trong giai đoạn hiện nay Bên cạnh đó còn thiếu sự đầu tư, kinh phí, trang thiết bị máy móc hiện đại, điều này có ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ
và độ chính xác trong đo đạc thành lập bản đồ
- Đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo chuyên sâu, đặc biệt là thiếu những cán bộ đầu ngành trong lĩnh vực khoa học công nghệ tiên tiến
2.7 Giới thiệu về phần mềm Microstation và Famis
2.7.1 Giới thiệu về phần mềm Microstation [3]
Microstation là một phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường
đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa và thể hiện các yếu tố bản đồ Các đối tượng đồ họa khi tồn tại dưới dạng số được thể hiện và lưu trữ trên các lớp thông tin khác nhau (các Level)
Microtation là môi trường cho các ứng dụng đồ họa: Famis, Geovec, Irasb, Irasc, Mrf Clean…
Microtation cung cấp đầy đủ các công cụ vẽ, sửa chữa…đối tượng đồ họa Ngoài ra Microtation còn cho phép trao đổi các dữ liệu đồ họa với các phần mềm CAD khác thông qua dạng trung gian DXF hoặc DWG
Trang 242.7.2 Giới thiệu về phần mềm Famis [2]
FAMIS là phần mềm tích hợp đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính (Fieldwork and Cadastral Mapping Software - FAMIS), là phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm chuẩn thông nhất sử dụng trong ngành Địa chính phục vụ công tác thành lập bản đồ địa chính
FAMIS có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số Phần mềm đảm nhiệm công việc từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp đến khi hoàn chỉnh một bản đồ địa chính số
Cơ sở dữ liệu của bản đồ địa chính số kết hợp cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để tạo thành một cơ sở dữ liệu về bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính thống nhất
FAMIS có 2 chức năng chính là làm việc với cơ sơ dữ liệu trị đo và làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính
2.7.2.1 Chức năng làm việc với cơ sơ dữ liệu trị đo
+ Quản lý dữ liệu đo: FAMIS có khă năng quản lý các số liệu trong khu
đo Một đơn vị hành chính có thể chia thành nhiều khu đo Số liệu đo trong một khu vực đo có thể lưu trong một hoặc nhiều file dữ liệu Người dùng có thể quản lý các file đo dữ liệu một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn File lưu trữ các thông tin về các trị đo là dạng số ASCII
+ Dữ liệu trị đo được lấy theo những nguồn phổ biến như:
* Từ các sổ đo điện tử của Leica, Sokkia, Topcom
* Từ Card nhớ
* Từ các số liệu đo thủ công được ghi trong sổ
* Từ các phần mềm xử lý trị đo phổ biến của DATACOM
+ Quản lý đối tượng: FAMIS cho phép người sử dụng tự bật/tắt hiện thị các thông tin cần thiết của trị đo trên màn hình Tạo bản đồ từ trị đo qua quá trình xử lý thông mã
Trang 25Phần mềm có khả năng giao diện hiển thị sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo với hai phương pháp hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo
Phương pháp 1: người dùng chọn trực tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiện thị của nó trên màn hình
Phương pháp 2: qua bảng danh sách các trị đo
FAMIS cung cấp các công cụ toán học tính toán phong phú và đa dạng như: giao hội thuận, giao hội nghịch, vẽ hướng vuông góc… Các công cụ này thực hiện đơn giản, đem lại hiệu quả chính xác
Các kết quả trị đo có thể được xuất ra dưới dạng các file số liệu để trao đổi với các phần mềm khác như SDR Ngoài ra chúng có thể dễ dàng được in
ra dưới các thiết bị khác nhau như: máy in, máy vẽ…
2.7.2.2 Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính
FAMIS có khả năng nhập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau:
- Từ cơ sở dữ liệu trị đo: các dữ liệu trị đo được đưa thẳng vào bản đồ địa chính
- Từ các hệ thống GIS khác: FAMIS giao tiếp với các hệ thống GIS khác qua các file dữ liêu: ASC của phần mềm ARC/INFO, MIF của phần mềm MAPINFO, Dxf của phần mềm AUTOCAD…
- Từ công nghệ xây dựng bản đồ số : FAMIS có khả năng giáp tiếp trực tiếp với một số công nghệ ảnh số hiện đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng như: ảnh số (IMAGE STATION), ảnh đơn (IRASC)
FAMIS quản lý các đối tượng bản đồ số theo phân lớp chuẩn nhờ bảng phân lớp thông tin của bản đồ địa chính Việc phân lớp thông tin tuân thủ theo quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
FAMIS có khả năng tự sửa lỗi, tự phát hiện lỗi và đánh dấu các điểm cuối tự do băng một trong các ký hiệu (D,X,S), xóa những điểm trùng nhau, tạo điểm giữa hai đường giao nhau…
Trang 26FAMIS có khả năng tạo vùng, kiểm tra thửa, đánh số thửa tự động, tạo
hồ sơ kỹ thuật thửa đất ( in giấy chứng nhận, sơ đồ giải tỏa, trích lục thửa đất, tạo hồ sơ kỹ thuật thửa, biên bản xác nhận ranh giới)
FAMIS có khả năng gán thông tin địa chính ban đầu: gán dữ liệu từ nhãn, sửa chữa các thuộc tính gắn với thửa đất…
FAMIS được thiết kế chạy trên môi trương MICROSTATION nên ngoài chức năng của nó, nó còn kết hợp với các chức năng của MICROSTATION
để trợ giúp người sử dụng trong quá trình xử lý đồ họa
Trang 27PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Công tác quản lý hồ sơ địa chính bằng công nghệ số
- Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai tại địa phương
- Quản lý hồ sơ địa chính của địa phương bằng phần mềm Famis
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thành lập bản đồ địa chính tại xã Xuân Dương – huyên Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn
3.1.3 Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện
- Địa điểm: Công ty TNHN MTV Mạnh Chung
- Thời gian: Từ ngày 26/5 đến 25/8/2014
3.2 Nội dung nghiên cứu
* Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Xuân Dương, huyện Lộc Bình,
tỉnh Lạng Sơn
+ Điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện kinh tế - xã hội
* Khái quát về tình hình quản lý sử dụng đất tại xã Xuân Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
* Ứng dụng phần mềm Famis thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 tại xã Xuân Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
* Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai bằng công nghệ
số trên địa bàn xã Xuân Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
Trang 283.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Điều tra nội nghiệp: thu thập số liệu về thống kê đất đai, dân số, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã
- Điều tra ngoại nghiệp: Khảo sát khu đo, thu thập số liệu về hệ thống lưới đã có ngoài thực địa
3.3.4 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến các nhà khoa học, cán bộ quản lý và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu
Trang 29PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Xuân Dương [10]
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Xuân Dương là xã vùng 3, nằm ở phía Tây Nam và thuộc vùng núi của
huyện Lộc Bình, cách trung tâm huyện lỵ 30km, cách trung tâm tỉnh 50 km
Có vị trí địa lý:
Từ 21030’ đến 20050’ vĩ độ Bắc
Từ 106044’ đến 107015’ kinh độ Đông
Có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Nam Quan
- Phía Đông giáp xã Ái Quốc
- Phía Nam giáp xã Sa Lý huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
- Phía Tây giáp xã Hữu Lân
Với tiềm năng về đất đai, hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và tiềm năng phát triển các loại cây hàng hoá trên địa bàn
4.1.1.2 Khí hậu thuỷ văn
Nằm trong khí hậu của Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh tróng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển
ở một vùng nội trí tuyến
- Nhiệt độ trung bình năm: 17 - 220C
- Lượng mây trung bình năm khoảng 7,5/10 bầu trời
- Số giờ nắng trung bình khoảng 1.600 giờ
- Lượng mưa trung bình năm từ 1200 - 1600 mm
- Độ ẩm tương đối trung bình năm 80 - 85%
Trang 30Hướng gió và tốc độ gió vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình Mùa lạnh thịnh gió Bắc, mùa nóng thịnh gió Nam và Đông Nam Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình đạt từ 0,8 – 2m/s song phân hoá không đều
4.1.1.3 Địa hình, địa chất
Xã Xuân Dương là một xã miền núi đặc biệt khó khăn, có địa hình khá phức tạp trong đó đồi núi cao chiếm phần lớn diện tích Hướng núi chủ yếu nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam xen kẽ với các dòng suối và khe nước nhỏ
Địa hình của xã nhìn chung không đồng nhất, cao thấp xen kẽ nhau và chênh cao tương đối lớn, điều đó ảnh hưởng nhiều đến việc điều tiết nước tưới và hình thành các vùng thâm canh, giao thông, thuỷ lợi
Địa hình chủ yếu theo kiểu thung lũng, nơi cao nhất có cao độ 700, nơi thấp nhất có cao độ 186
Địa chât nhìn chung không đồng nhất, tại các vùng đồi núi dưới lớp đất phủ bề mặt từ 0,5 đến 3m hầu hết là đât sét kết non Tại các vùng đồng ruộng
có địa tầng như sau: Lớp đất mầu 0,5 -1,5m, đất sét 1 - 2m
4.1.1.4 Thuỷ văn
Xuân Dương nằm ở thượng nguồn sông Lục Nam có dòng suối chính Tài Nhì chảy qua địa bàn xã, chảy từ hướng Bắc xuống hướng Nam và có hệ thống các nhánh suối rải đều trên địa bàn khá phong phú, như suối Đình Đèn, suối Hang Ủ, cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã