Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm FAMIS thành lập bản đồ địa chính xã Xuân Dương - huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 29)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Xuân Dương là xã vùng 3, nằm ở phía Tây Nam và thuộc vùng núi của huyện Lộc Bình, cách trung tâm huyện lỵ 30km, cách trung tâm tỉnh 50 km.

Có vị trí địa lý: Từ 210

30’ đến 200

50’ vĩ độ Bắc

Từ 106044’ đến 107015’ kinh độ Đông Có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp xã Nam Quan - Phía Đông giáp xã Ái Quốc

- Phía Nam giáp xã Sa Lý huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây giáp xã Hữu Lân.

Với tiềm năng về đất đai, hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và tiềm năng phát triển các loại cây hàng hoá trên địa bàn.

4.1.1.2 Khí hậu thuỷ văn

Nằm trong khí hậu của Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh tróng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở một vùng nội trí tuyến.

- Nhiệt độ trung bình năm: 17 - 220

C.

- Lượng mây trung bình năm khoảng 7,5/10 bầu trời. - Số giờ nắng trung bình khoảng 1.600 giờ.

- Lượng mưa trung bình năm từ 1200 - 1600 mm. - Độ ẩm tương đối trung bình năm 80 - 85%.

22

Hướng gió và tốc độ gió vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình. Mùa lạnh thịnh gió Bắc, mùa nóng thịnh gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình đạt từ 0,8 – 2m/s song phân hoá không đều.

4.1.1.3 Địa hình, địa chất

Xã Xuân Dương là một xã miền núi đặc biệt khó khăn, có địa hình khá phức tạp trong đó đồi núi cao chiếm phần lớn diện tích. Hướng núi chủ yếu nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam xen kẽ với các dòng suối và khe nước nhỏ.

Địa hình của xã nhìn chung không đồng nhất, cao thấp xen kẽ nhau và chênh cao tương đối lớn, điều đó ảnh hưởng nhiều đến việc điều tiết nước tưới và hình thành các vùng thâm canh, giao thông, thuỷ lợi...

Địa hình chủ yếu theo kiểu thung lũng, nơi cao nhất có cao độ 700, nơi thấp nhất có cao độ 186.

Địa chât nhìn chung không đồng nhất, tại các vùng đồi núi dưới lớp đất phủ bề mặt từ 0,5 đến 3m hầu hết là đât sét kết non. Tại các vùng đồng ruộng có địa tầng như sau: Lớp đất mầu 0,5 -1,5m, đất sét 1 - 2m.

4.1.1.4 Thuỷ văn

Xuân Dương nằm ở thượng nguồn sông Lục Nam có dòng suối chính Tài Nhì chảy qua địa bàn xã, chảy từ hướng Bắc xuống hướng Nam và có hệ thống các nhánh suối rải đều trên địa bàn khá phong phú, như suối Đình Đèn, suối Hang Ủ, cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã.

4.1.1.5 Thổ nhưỡng

Đất đai của xã Xuân Dương được hình thành do sản phẩm phân huỷ của các loại đá mẹ, do tác động của yếu tố khí hậu, vị trí địa lý nên phần lới đất có độ tơi xốp, về phân diện lớp đất mặt (đất canh tác) có mầu nâu sẫm kết thành

23

những hạt nhỏ có ảnh hưởng nhiều đến yếu tố thời tiết. Do phân bổ cấp địa hình khác nhau, dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và canh tác khác nhau đã làm cho đất có sự biến đổi. Trên vùng đất cao, quá trình ôxy hoá mạnh và quá trình rửa trôi sét làm cho đất nghèo sét, thành phần cơ giới nhẹ, nhịp độ khoáng hoá diễn ra mạnh hơn, thành phần cơ giới thịt trung bình, đất bí và diễn ra quá trình glây hoá.

Với đặc điểm đất đai như trên cho phép trên đị bàn xã có thể phát triển nhiều loại cây trồng(lúa nước, hoa mâu, cây nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, cây lâm nghiệp) tạo nên sự đa dạng hoá trong sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.6 Tài nguyên nước

Nước mặt: nguồn nguồn nước mặt của xã Xuân Dương chủ yếu được cung cấp bởi suối Tài Nhì và các nhánh suối Đình Đèn, Hang Ủ, và một số Phai đập có tác dụng ngăn nước theo từng chặng để phục vụ việc tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của xã.

Nước ngầm: Nguồn nước ngầm trên địa bàn xã chưa được thằm dò. Hiện tại một số hộ gia đình trong xã đã khai thác nguồn nước ngầm để sinh hoạt bằng biện pháp khoan giếng hoặc đào giếng khơi lấy nước.

4.1.1.7 Tài nguyên rừng

Diện tích rừng của xã có 1.497,35 ha, chiếm 34,45% diện tích tự nhiên, toàn bộ là rừng trồng sản xuất và rừng phòng hộ, được phân bố ở khu vực phía Đông Nam của xã, với các loạ cây chính là thông, bạch đàn, thuóc lá. Rừng của xã chủ yếu tạo cảnh quan, môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm FAMIS thành lập bản đồ địa chính xã Xuân Dương - huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)