Xác định được những thuận lợi, khó khăn và đưa ra các giải pháp của công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác.. Khái quá
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÝ TRUNG DU
Tên đề tài:
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÓ ĐỨC LONG - HUYỆN HŨA AN - TỈNH CAO BẰNG
TỶ LỆ 1:5.000
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khóa học : 2013 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Yến
Thái Nguyên, năm 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để báo cáo đạt kết quả tốt đẹp, trước hết em xin gửi tới thầy cô khoa
Quản lý tài nguyên – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên lời chúc sức khỏe, lời chào trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc nhất Với sự quan tâm, dạy dỗ chỉ bảo tận tình của thầy cô, sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của các bạn, đến
nay em đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp chuyên đề: “Thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính Xã Đức Long - Huyện Hòa An - Tỉnh Cao Bằng tỷ lệ 1:5.000 ”
Để có được kết quả này em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới cô giáo Thạc Sĩ: Nguyễn Thị Yến đã quan tâm giúp đỡ, vạch kế hoạch
hướng dẫn em hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp trong thời gian qua
Không thể không nhắc đến sự giúp đỡ nhiệt tình của Ủy ban nhân dân xã
Đức Long tạo điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian em thực tập tại cơ quan
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên thực tập nên bài báo cáo sẽ không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý kiến thức của mình, phục vụ tốt công tác thực tế sau này
Đức Long, ngày…tháng… năm 2014
Trang 3MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1 Mục đích của đề tài 2
1.2.2 Yêu cầu của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Khái quát về bản đồ hiện trạng 4
2.1.1.Khái niệm 4
2.1.2 Kỹ thuật xây dựng 5
2.1.3 Thông số bản đồ hiện trạng 6
2.2 Căn cứ pháp lý xây dựng bản đồ hiện trạng 9
2.3 Khái quát về một số phần mềm sử dụng để thành lập bản đồ 10
2.3.1 Phần mềm MicroStation 10
2.3.2 MSFC 11
2.3.3 MRFCLEAN 11
2.3.4 MRFFLAG 11
2.3.5 Phần mềm FAMIS 11
2.3.6 Tạo khung bản đồ và ghi chú ( lusmap.ma ) 12
2.4 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai 13
2.4.1 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai trên thế giới 13
2.4.2 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở Việt Nam 14
2.4.3 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở địa phương 15
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 17
Trang 43.3 Nội dụng nghiên cứu 17
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và quản lý sử dụng đất tại xã Đức Long – Huyện Hòa An – Tỉnh Cao Bằng năm 2014 17
3.3.2 Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính tại xã Đức Long - Huyện Hòa An - Tỉnh Cao Bằng tỷ lệ 1/5.000 ” 17
3.3.3 Thuận lợi khó khăn, đề xuất giải pháp trong công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ số 18
3.4 Phương pháp nghiên cứu 18
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 18
3.4.2 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 19
3.4.3 Phương pháp quản lý và khai thác hồ sơ địa chính 19
3.4.4 Phương pháp pháp chuyên gia 19
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quản lý, sử dụng đất của xã Đức Long – huyện Hòa An – tỉnh Cao Bằng 20
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 20
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 24
4.1.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai 28
4.2 Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính xã Đức Long – Huyện Hòa An – Tỉnh Cao Bằng 33
4.2.1 Công đoạn chuẩn bị 33
4.2.2 Công tác ngoại nghiệp 51
4.2.3 Công đoạn chỉnh sửa, chuyển vẽ kết quả điều tra, bổ sung thực địa lên bản đồ nền dạng số để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 52
4.2.4 Công đoạn trình bày và biên tập bản đồ 54
4.2.5 In bản đồ, kiểm tra, chỉnh sửa 64
4.2.6 Thuận lợi,khó khăn và đề xuất giải pháp trong công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng bằng công nghệ số 69
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 71
5.1 Kết luận 71
5.2 Đề nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 01: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 8 Bảng 4.2: Lớp sử dụng đối với các tính năng riêng của hệ thống thủy văn 44 Bảng 4.2.1: Mã loại đất các khoanh đất chứa các điểm địa vật quan trọng 46 Biểu đồ 4.1: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất xã Đức Long……… 30
Trang 6DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.2: Thư mục lưu trữ bản đồ 33
Sơ đồ 4.2.1: Tuyến khảo sát thực địa 51
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Vị trí xã Đức Long trong bản đồ hành chính huyện Hòa An 20
Hình 4.2: Hộp thoại Merge 35
Hình 4.2.1: Hộp thoại Select Files Manager 35
Hình 4.2.2: Hộp thoại Merge sau khi Add bản đồ địa chính 36
Hình 4.2.3: Hộp thoại Select Destination File 36
Hình 4.2.4: File bản đồ tổng thể xã Đức Long 36
Hình 4.2.5: Hộp thoại View levels 37
Hình 4.2.6: Hộp thoại Select By Attributes 37
Hình 4.2.7: Element Information for TEXT 38
Hình 4.2.8: Hộp thoại Select By Attributes 38
Hình 4.2.9: Hộp Thoại Drop Element 39
Hình 4.2.10: Hộp thoại Select By Text 39
Hình 4.2.11: Hộp thoại Microstation Manager 39
Hình 4.2.12: Hộp thoại Create Design File 40
Hình 4.2.13: Hộp thoại Select Seed File 40
Hình 4.2.14: Hộp thoại Reference Files 40
Hình 4.2.15: Hộp thoại Preview Reference 40
Hình 4.2.16: Hộp thoại Reference Files 41
Hình 4.2.17: Hộp thoại Copy Element 41
Hình 4.2.18: Chọn Workspace ht_qh5 lúc khởi động MicroStation 42
Hình 4.2.19: Giao diện mới khi sử dụng Workspace ht_qh5……….42
Hình 4.2.20: Hộp thoại Feature Collection 43
Hình 4.2.21: Số hóa các đối tượng thủy văn 43
Hình 4.2.22: Lựa chọn ghi chú thủy văn 44
Hình 4.2.23: Trình bày hệ thống ghi chú thủy văn 44
Hình 4.2.24: Số hóa các đối tượng dạng cầu 45
Hình 4.2.25: Tham chiếu và sao chép bản đồ địa hình……… 46
Hình 4.2.26: Hộp thoại Replace Text 47
Hình 4.2.27: Hộp thoại Cell Attach Library 47
Trang 8Hình 4.2.28: Triễn cell lên khoanh đất chứa đối tượng độc lập……… 48
Hình 4.2.29: Hộp thoại Move Parallel 48
Hình 4.2.30: Biên tập ranh giới hành chính xã Đức Long 49
Hình 4.2.31: Hộp thoại Create Region 49
Hình 4.2.32: Ranh giới hành chính xã Đức Long hoàn thiện 49
Hình 4.2.33: Biểu thị ghi chú tên thôn 50
Hình 4.2.34: Lựa chọn tính năng ranh giới loại đất hiện trạng 53
Hình 4.2.35: File bản đồ số hóa 54
Hình 4.2.36: Hộp thoại Famis 54
Hình 4.2.37: Hộp thoại MRF Clean Setup Tolerances 55
Hình 4.2.38: Sửa lỗi Flag 55
Hình 4.2.39: Hộp thoại tạo vùng 56
Hình 4.2.40: Hộp thoại Text Editor và hộp thoại Place Text 57
Hình 4.2.41: Hộp thoại MRF Polygon V8.0 57
Hình 4.2.42: Hộp thoại MRF Polygon Parameters 57
Hình 4.2.43: Hộp thoại Color Table và hộp thoại Open Color Table 58
Hình 4.2.44: Hộp thoại Select MDL Application 60
Hình 4.2.45: Hộp thoại tạo khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất 60
Hình 4.2.46: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 xã Đức Long 64
Hình 4.2.47: Máy in HP 800 66
Hình 4.2.48: Giao diện lúc khởi động máy in HP 800 67
Hình 4.2.49: Đặt giấy vào cọc máy in 67
Hình 4.2.50: Giao thức làm việc với trang in 67
Hình 4.2.51: Chọn chế độ in 68
Hình 4.2.52: Chọn loại cuộn 68
Hình 4.2.53: Thông báo cuộn 68
Hình 4.2.54: Thông báo đã cắt bỏ giấy thừa 69
Hình 4.2.55: Giao diện quản lý việc in bản đồ 69
Trang 9DANH MỤC VIẾT TĂT
STT Từ viết tắt Giải thích
Trang 10PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, đất đai có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh
tế, xã hội của mỗi quốc gia Đất đai vừa là công cụ và vừa là tư liệu sản xuất trong các lĩnh vực nông nghiệp – ngư nghiệp – lâm nghiệp, ngoài ra đất đai còn có ích trong công nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác Từ đó, đất đai đã trở thành một tài nguyên rất quan trọng
Cùng với đó sự phát triển của loài người và quá trình gia tăng dân số
đã tác rất nhiều đến tài nguyên đất khiến đất đai trở nên quý giá Trong đó,
quá trình canh tác, trồng trọt và các hoạt động của con người trên đất đã ảnh hưởng rất nhiều đến hình thể của đất làm chúng bị thay đổi so với ban đầu trên bản đồ Vì thế, cán bộ quản lý đất đai cần phải xác định lại hình thể của
đất đai và lập lại bản đồ mới
Song song với sự phát triển của loài người là sự phát triển của nền khoa học tiến bộ đang góp phần tác động to lớn vào quá trình phát triển của nền kinh tế đất nước
Việc áp dụng công nghệ số, công nghệ thông tin, kỹ thuật điện tử vào các lĩnh vực rất phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam phát triển mạnh
mẽ Một trong số đó lĩnh vực trắc địa bản đồ đã đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong các công việc như lưu trữ, tìm kiếm, sửa đổi, tra cứu truy cập, xử lý thông tin Áp dụng công nghệ số cho ta khả năng phân tích và tổng hợp thông tin bằng máy tính một cách nhanh chóng và sản xuất bản đồ có độ chính xác cao, chất lượng tốt, đúng quy trình, quy phạm hiện hành, đáp ứng
được nhu cầu của người sử dụng, khả năng tăng năng xuất lao động, giảm bớt
thao tác thủ công lạc hậu trước đây
Công tác đo đạc địa chính là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và rất quan trọng, nhằm thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đã được quy định trong luật đất đai hiện hành Đo đạc thành lập bản đồ địa chính khu vực đô thị cũng như khu vực nông thôn là vấn đề cấp bách hiện nay, nhằm phục vụ chính sách đất đai và nhà ở Đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai hiện
Trang 11nay, phù hợp với mục tiêu chiến lược của ngành địa chính về lĩnh vực đo đạc, lập hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Do vậy ngành địa chính ngày càng quan tâm đến sự phát triển và hiện đại hoá công nghệ thông tin cho công tác thành lập, khai thác thông tin và lưu trữ bản đồ
Việc áp dụng khoa học công nghệ đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác quản lý đất đai Hiểu được tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật Bộ tài nguyên & Môi trường đã ban hành việc sử dụng phần mềm Microstation vào trong công tác quản lý đất đai ở tất cả quận, huyện, thành phố trong cả nước Công tác quản lý đất đai cần phải chặt chẽ và đúng pháp luật Trong đó bản đồ địa chính là tài liệu không thể thiếu được trong công tác quản lý đất đai như xác định từng thửa đất cụ thể được cập nhật chỉnh lý biến
động thường xuyên phục vụ công tác quy hoạch, công tác đền bù, Vì vậy
bản đồ địa chính là tài liệu không thể thiếu trong công tác quản lý đất đai Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, đồng thời được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Đặc biệt dưới sự hướng dẫn của cô giáo Thạc Sĩ: Nguyễn Thị Yến em tiến
hành thực hiện đề tài thực tập:“ Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ
bản đồ địa chính tại Xã Đức Long, Huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng tỷ lệ 1:5.000 ”
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích của đề tài
Thành lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã bằng hệ thống phầm mềm Microstation và Famis theo quy chuẩn của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, nắm được quỹ đất tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước Xác
định được những thuận lợi, khó khăn và đưa ra các giải pháp của công tác
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ thực hiện một cách
nhanh chóng và chính xác
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Đức Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
Trang 12- Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian theo đúng quy phạm thành lập bản
đồ hiện trạng theo Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Bản đồ hiện trạng phải đáp ứng các thông tin về lưu trữ, xử lý số liệu, cung cấp thông tin và có thể trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác
- Xây dựng thông tin thuộc tính theo quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng công nghệ
- Xây dựng bản đồ hiện trạng bằng hệ thống phần mềm Microstation
- Đưa ra các biện pháp mang tính khả thi cao
1.3 Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập
- Giúp cho người học tập nghiên cứu củng cố trau dồi lại những kiến
thức đã học, biết cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
- Nắm chắc các quy định về thành lập bản đồ hiện trạng áp dụng vào thành lập bản đồ
* Ý nghĩa trong thực tiễn
- Sản phẩm phải có độ chính xác cao theo yêu cầu quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng
- Góp phần đề xuất các giải pháp để thực hiện công tác thành lập bản
đồ hiện trạng để Nhà nước quản lý hiện trạng đất ngày càng có hiệu quả hơn
- Đánh giá được hiện trạng sử dụng đất, xác định những tồn tại chủ yếu trong công tác thực hiện thành lập bản đồ hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho xã Đức Long trong việc thực hiện bản đồ hiện trạng đạt
được hiệu quả cao nhất
Trang 13PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái quát về bản đồ hiện trạng
2.1.1.Khái niệm
a) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại
đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm
kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nước
Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy
đủ, trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ
b) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số là bản đồ được số hóa từ các bản
đồ hiện trạng sử dụng đất đã có hoặc được thành lập bằng công nghệ số
c)Khoanh đất
Khoanh đất là đơn vị của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, được xác định trên thực địa và thể hiện trên bản đồ bằng một đường bao khép kín Trên bản
đồ hiện trạng sử dụng đất tất cả các khoanh đất đều phải xác định được vị trí,
hình thể, loại đất theo hiện trạng sử dụng khoanh đất đó
đất được xác định theo mục đích sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho
thuê, đã cho phép chuyển mục đích sử đụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
Đối với khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng thì thể hiện mục đích sử
dụng chính của khoanh đất
Trang 14Mục đích sử dụng đất được phân loại và giải thích các xác định theo Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
2.1.2 Kỹ thuật xây dựng
Quy trình 1: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo phương pháp sử dụng bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở được thực hiện theo các bước:
Bước 1: Xây dựng Thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình:
- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu
- Xây dựng Thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình
Bước 2: Công tác chuẩn bị:
- Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở
- Nhân sao bản đồ nền, bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở
- Lập kế hoạch chi tiết
- Vạch tuyến khảo sát thực địa
Bước 3: Công tác ngoại nghiệp:
- Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý lên bản sao bản đồ nền
- Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng
sử dụng đất lên bản sao bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở
Bước 4: Biên tập, tổng hợp:
- Kiểm tra tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa
- Chuyển các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở lên bản đồ nền
- Tổng quát hóa các yếu tố nội dung bản đồ
- Biên tập, trình bày bản đồ
Bước 5: Hoàn thiện và in bản đồ:
- Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ
- In bản đồ (đối với công nghệ truyền thống thì hoàn thiện bản đồ tác giả)
- Viết thuyết minh thành lập bản đồ
Trang 15Bước 6: Kiểm tra, nghiệm thu:
- Kiểm tra, nghiệm thu
- Đóng gói và giao nộp sản phẩm
Quy trình 2: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số gồm các bước như sau:
Bước 1: Thu thập, đánh giá và chuẩn bị bản đồ để số hóa
Bước 2: Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ
Bước 3: Phân lớp các đối tượng nội dung và xây dựng thư viện ký hiệu bản đồ
Bước 4: Xác định cơ sở toán học cho bản đồ
Bước 5: Quét bản đồ và nắn ảnh quét hoặc định vị bản đồ tài liệu dùng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất lên bàn số hóa
Bước 6: Số hóa và làm sạch các dữ liệu
Bước 7: Trình bày, biên tập bản đồ
Bước 8: In bản đồ, kiểm tra, chỉnh sửa
Bước 9: Nghiệm thu bản đồ trên máy tính
Bước 10: In bản đồ ra giấy
Bước 11: Ghi dữ liệu bản đồ vào đĩa CD
Bước 12: Nghiệm thu bản đồ trên đĩa CD và bản đồ giấy
Bước 13: Viết thuyết minh bản đồ
Bước 14: Đóng gói và giao nộp sản phẩm
2.1.3 Thông số bản đồ hiện trạng
a) Cơ sở toán học và độ chính xác của bản đồ nền
Hệ quy chiếu: Bản đồ nền phải được thành lập theo quy định tại
Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về
sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam; Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT ngày 27/2/2007 về sử dụng hệ thống tham số tính
chuyển giữa hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam-2000
Các tham số của hệ quy chiếu VN-2000:
Hệ quy chiếu tọa độ và cao độ VN-2000 được bắt đầu thành lập từ
1994 và được công bố kết quả vào năm 2000 trên cơ sở được xác định bởi
định nghĩa sau đây:
Trang 16Hệ quy chiếu VN-2000 là một hệ quy chiếu cao độ và tọa độ trắc địa gồm hai hệ:
- Hệ quy chiếu cao độ là một mặt QuasiGeoid đi qua một điểm được
định nghĩa là gốc có cao độ 0.000 mét tại Hòn Dấu, Hải Phòng Sau đó dùng
phương pháp thủy chuẩn truyền dẫn tới những nơi cần xác định khác, xa hơn Cao độ một điểm mặt đất bất kỳ trong hệ quy chiếu này được thể hiện bằng cao độ chuẩn Hγ, theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt QuasiGeoid
- Hệ quy chiếu tọa độ trắc địa là một mặt Ellipsoid kích thước do
WGS-84 được định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam với các tham số xác định: + Bán trục lớn: a = 6 378 137 m
+ Độ lệch tâm thứ nhất: e2 = 0.00669437999013
(hay độ dẹt α (f) =1 / 298.257223563)
+ Vận tốc góc quay quanh trục:ω = 7292115x10-11
rad/s -11rad/s + Hằng số trọng trường Trái đất: fM=3986005.108m3s-2
Điểm gốc toạ độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện nghiên cứu Địa
chính, Tổng cục Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà nội
Lưới chiếu bản đồ được quy định như sau:
Sử dụng phép chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3o có hệ số
điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K0 = 0,9999 để thành lập các bản đồ nền (ứng với cấp xã) có tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1.000
Kinh tuyến trục bản đồ nền cấp xã được quy định theo từng tỉnh
Đối với tỉnh Bình Định là 108o
15’ (xem phụ lục số 01)
Tỷ lệ bản đồ: Tỷ lệ bản đồ nền được lựa chọn dựa vào: kích thước,
diện tích, hình dạng của đơn vị hành chính, đặc điểm, kích thước của các yếu
tố nội dung hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị trên bản đồ Tỷ lệ bản đồ nền cũng là tỷ lệ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định trong bảng sau:
Trang 17Bảng 01: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Đơn vị thành lập
bản đồ Tỷ lệ bản đồ Quy mô diện tích tự nhiên (ha)
Cấp xã
1:5.000 Từ 500 đến 3.000 1:10.000 Trên 3.000
Cấp huyện
1:10.000 Từ 3.000 đến 12.000 1:25.000 Trên 12.000
Cấp tỉnh
1:50.000 Từ 100.000 đến 350.000 1:100.000 Trên 350.000
Độ chính xác chuyển vẽ của các yếu tố nội dung cơ sở địa lý từ các bản
đồ tài liệu sang bản đồ nền phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung không được vượt quá
± 0,3 milimét (mm) tính theo tỷ lệ bản đồ nền
- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung bản đồ không được vượt quá ± 0,2 mm tính theo tỷ lệ bản đồ
b)Nội dung và nguyên tắc biểu thị các yếu tố nội dung của bản đồ nền:
Bản đồ nền phải biểu thị đầy đủ các yếu tố nội dung:
Biểu thị lưới kilômét hoặc lưới kinh, vĩ tuyến:
Bản đồ nền dùng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã tỷ lệ 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 chỉ biểu thị lưới kilômét là 10 cm x
10 cm
Trang 18Dáng đất: được biểu thị bằng đường bình độ và điểm ghi chú độ
cao, khu vực miền núi có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái của bản
đồ địa hình cùng tỷ lệ và điểm độ cao đặc trưng
Biểu thị thủy hệ: đường bờ sông, hồ, đường bờ biển Đường bờ
biển được thể hiện theo quy định hiện hành tại thời điểm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Biểu thị hệ thống giao thông: đường sắt, đường bộ và các công
trình giao thông có liên quan Yêu cầu biểu thị đường bộ đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã như sau:
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấ xã đường bộ được biểu thị đến đường trục chính trong khu dân cư, khu đô thị, các xã thuộc khu vực giao thông kém phát triển, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường mòn
Biểu thị đường biên giới, địa giới hành chính: được xác định
theo hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ điều chỉnh địa giới hành chính kèm theo Quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền
Biểu thị các nội dung khác như: các điểm địa vật độc lập quan
trọng có tính định hướng và công trình kinh tế, văn hóa – xã hội, ghi chú địa
danh, tên các đơn vị hành chính giáp ranh và các ghi chú khác cần thiết
2.2 Căn cứ pháp lý xây dựng bản đồ hiện trạng
- Thực hiện Điều 53 Luật Đất đai năm 2003 quy định về thống kê, kiểm
- Thông tư số: 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường " Về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm
kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất "
Trang 19- Căn cứ kế hoạch số 2841/KH/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 07 tháng 08 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15 tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ
- Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Công văn số: 1539/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Tổng cục quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường "V/v hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010”
-Công văn số 405/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 08 tháng 04 năm 2010 của Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn bản đồ nền dạng số thì bản đồ nền dạng số được thành lập trên phần mềm MicroStation
2.3 Khái quát về một số phần mềm sử dụng để thành lập bản đồ
2.3.1 Phần mềm MicroStation
Microstation là một trong các phần mềm thuộc hệ phần mềm Mapping Office của tập đoàn Intergraph (gồm Microstation, Irasb, Irasc, Geovec, Msfc) Microstation là phần mềm trợ giúp thiết kế đồ họa (CAD) Đây là một môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ
Ngoài ra, Microstation còn là môi trường để chạy các phần mềm khác như: IrasB, IrasC, I/Geovec, MRFClean, MRFFlag, MRFPoly và Famis Các công cụ của Microstation được sử dụng và số hoá các đối tượng trên nền ảnh bitmap (dữ liệu dạng Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ
Microstation còn cung cấp các công cụ xuất, nhập dữ liệu đồ hoạ từ các phần mềm khác qua các file (định dạng *.dxf, *.dwg, *.igs )
Trang 202.3.2 MSFC
MSFC (MicroStation Feature Collection) cho phép người dùng khai báo
và đặt các đặc tính đồ hoạ cho các lớp thông tin khác nhau của bản đồ phục vụ cho quá trình số hoá, đặc biệt là số hoá trong Geovec
Ngoài ra, MSFC còn cung cấp một loạt các công cụ số hoá bản đồ trên nền MicroStation MSFC được dùng để:
- Tạo bảng phân lớp và định nghĩa các thuộc tính đồ hoạ cho đối tượng
- Quản lý cỏc đối tượng cho quỏ trỡnh số húa
- Lọc điểm và làm trơn đường với các đối tượng đường riêng lẻ
- Chuẩn hóa dữ liệu bản đồ theo quy định của ngành
2.3.3 MRFCLEAN
MRFClean được viết bằng MDL (MicroStation Development Language)
và chạy trên nền của MicroStation MRFClean dùng để tự động sửa lỗi các đối tượng đồ họa trong các trường hợp sau:
- Xoá những đường, những điểm trùng nhau
- Cắt đường trong trường hợp muốn tách một đường thành hai đường tại
điểm giao với đường khác
- Tự động loại cỏc đường thừa cú độ dài nhỏ hơn tiờu chuần cho trước
Trang 21+ Đảm nhận công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với
cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành lập một cơ sở dữ liệu về bản đồ số và
hồ sơ địa chính thống nhất
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính – CadDB là phần mềm thành lập quản lý thông tin về hồ sơ địa chính, hỗ trợ công tác thanh tra kiểm tra, quản lý sử dụng đất Cấp GCNQSD đất, thống kê tình hình sử dụng đất
2.3.6 Tạo khung bản đồ và ghi chú ( lusmap.ma )
Phần mềm LusMap là phần mềm hỗ trợ xác định các loại hình sử dụng
đất phục vụ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã Theo quy định
hiện hành, sản phẩm bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã dạng số được lưu trữ dưới dạng file DGN của phần mềm Microstation
Để hỗ trợ công tác biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dưới dạng
file DGN, dự án đã phát triển một mô đun của phần mềm LusMap chạy trong môi trường Microstation
Mô đun LusMap trong Microstation cung cấp các chức năng sau: + Quản lý các lớp thông tin của bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo
đúng quy phạm hiện hành (tương tự như phần mềm MSFC nhưng có giao
diện tiếng việt, và tự động lựa chọn theo đúng các bộ thư viện về kiểu đường,
ký hiệu, mẫu chữ đã ban hành)
+ Tự động tạo vùng, tô màu, mẫu ký hiệu cho từng loại hình sử dụng
đất theo đúng quy phạm yêu cầu bằng sử dụng mô hình topology
+ Tự động tạo khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo đúng quy phạm + Cung cấp các chức năng gộp vùng liền kề, bỏ vùng, khái quát hóa hỗ trợ phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính
+ Cung cấp các chức năng khái quát hóa các đối tượng bản đồ hỗ trợ phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã
Trang 222.4 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai
2.4.1 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai trên thế giới
Hiện nay công nghệ thông tin đã thực sự chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống của con người, chúng ta đang sống và làm việc trong kỷ nguyên của công nghệ thông tin, ngành công nghệ thông tin thực sự đã tiến hành một cuộc cách mạng phát triển các ứng dụng trong mọi lĩnh vực Mạng Internet đã
và đang được biết đến tại khắp mọi nơi trên thế giới Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin trong lĩnh vực Trắc địa - Bản đồ - Viễn thám cũng diễn ra nhiều thay đổi, hầu hết các công nghệ cổ truyền đã và đang chuyển sang công nghệ số, đặc biệt đối với ngành địa chính hiện nay các công nghệ
được ứng dụng mạnh đó là hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic
Information System) và hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) Công nghệ GIS cho phép quản lý thông tin gắn liền với vị trí của chúng trong thế giới thực và thông tin bản đồ được liên kết chặt chẽ với các thông tin thuộc tính trong một môi trường thống nhất Với các thông tin GIS, chúng ta có thể xác định được mô hình hiện trạng của các đối tượng cần nghiên cứu Công nghệ GPS cho phép xác định tọa độ của các điểm trên mặt
đất với độ chính xác đến vài cm trong một khoảng thời gian ngắn
Trên thế giới, công nghệ hiện đại đó đã được ứng dụng vào xây dựng các loại bản đồ đối với tỉ lệ lớn, giúp cho việc nắm bắt các thông tin của một vùng đất hết sức rõ ràng Các thông tin trên có ưu thế trong công tác thu thập và quản lý thông tin thuộc lĩnh vực địa chính góp phần lớn trong công việc quản lý đất đai Cơ sở dữ liệu trao đổi luôn sẵn sàng cho các quyền truy nhập thông tin của người sử dụng bất kỳ nơi đâu không hạn chế không gian và thời gian Hiện nay, mạng thông tin viễn thông ngày càng phát triển với những đường truyền tốc độ cao, tạo khả năng tự động xây dựng và theo dõi cũng như thể hiện các đối tượng cần quan tâm ở mọi nơi, mọi lúc Cung cấp các dữ liệu đến người sử dụng và lưu trữ thông tin trên
mô hình tổng hợp thống nhất
Trang 232.4.2 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở Việt Nam
Ở Việt Nam từ 1987, tin học bắt đầu được ứng dụng vào lĩnh vực địa
chính cụ thể là trong đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tại thời điểm ban đầu này, các phần mềm được viết trong môi trường Foxpro, Foxbase, chủ yếu phục vụ cho công tác lập hồ sơ
địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Mục tiêu ban đầu của
các nhà lập trình là xây dựng các phần mềm cho phép tạo dựng được cơ sở dữ liệu thuộc tính về thửa đất, chủ sử dụng và hiện trạng sử dụng đất phục vụ cho công tác quản lý đất đai, chủ sử dụng và hiện trạng sử dụng đất Do vậy, các phần mềm không đề cập đến cơ sở dữ liệu không gian Đầu ra của các phần mềm này là sổ địa chính, sổ mục kê đất, các biểu tổng hợp và in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên máy in kim
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin trong nghành quản lý
đất đai trên trên thế giới Ở Việt Nam từ những năm 1994 đến nay, việc ứng
dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đồng bộ từ trung
ương xuống tới địa phương; trước hết xây dựng hệ thống dữ liệu không gian
nền địa chính các cấp hành chính và toàn quốc để cập nhập và chỉnh lý các dữ liệu chuyên môn về hiện trạng sử dụng đất các cấp hành chính theo định kỳ kiểm kê đất đai, cung cấp tài liệu cho các hoạt động điều tra cơ bản liên quan tới đất đai; tạo cơ sở dữ liệu vùng, giá trị đất phục vụ công tác định giá, dự báo biến động về giá đất; làm cơ sở dữ liệu phục vụ đăng ký giao dịch đất đai trực tuyến Xây dựng và hoàn thiện chính sách thương mại hóa thông tin đất
đai làm cơ sở thực hiện tự chủ tài chính đối với các cơ quan, đơn vị cung cấp
thông tin đất đai
Đến nay, tất cả 100% các Sở Tài nguyên và Môi trường trên cả nước đã
có mạng cục bộ, hầu hết là đã kết nối Internet bằng ADSL hoặc Leased Line, Wireless Mạng cục bộ và các thiết bị mạng cơ bản đã được đầu tư, trang thiết
bị cho 62/63 Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố Tại các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai hệ thống thư điện tử trong công việc 100% cán bộ, công chức được cung cấp hộp thư điện tử và tỷ lệ số
Trang 24người sử dụng thường xuyên đạt 80% Trong lĩnh vực đất đai đã đạt 100% số
Sở Tài nguyên và Môi trường dùng phần mềm hệ thống cơ sở dữ liệu thống
kê đất đai có chức năng cập nhập, lưu giữ số liệu đồng thời cho phép tổng hợp, kết xuất báo cáo bằng văn bản, giúp tổng hợp số liệu về đơn vị, cập nhật
số liệu biến động và trợ giúp thiết kế biểu mẫu, in báo cao Có khoảng 20% số
Sở Tài nguyên và Môi trường dùng phần mềm Elis, 30% số sở dùng phần mềm Vilis xây dựng hồ sơ địa chính, hệ thống thông tin đất đai
2.4.3 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở địa phương
* Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở tỉnh Cao Bằng
Trong thời gian qua công tác quản lý đất đai tỉnh Cao Bằng đã được chú trọng đầu tư và ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu và làm tốt công tác quản
lý đất đai Việc ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý đã đạt được những kết quả nhất định, các phần mềm ứng dụng trong quản lý đất đai bao gồm các phần mềm như Microstation SE, Famis, AutoCAD, Mapinfo, công nghệ tin học đã góp phần thúc đẩy cho việc quản lý đất đai được thực hiện tốt hơn
Tuy nhiên trên cả tỉnh hiện nay tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai còn chưa được ứng dụng đồng bộ ở các huyện trong tỉnh, bản đồ địa chính số còn chưa được đo đạc xây dựng đồng bộ, do vậy việc ứng dụng các phần mềm công nghệ trên chưa được áp dụng hoàn toàn ở các huyện trong tỉnh Việc đó đã gây khó khăn cho các địa phương trong việc
ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý đất đai, đặc biệt là công tác quản lý
hồ sơ địa chính
* Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở huyện Hòa An
Tình hình ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đất
đai tại huyện Hòa An còn rất hạn hẹp Hiện nay cả huyện có 20 xã trong đó
có một thị trấn, có 15 xã và một thị trấn đã được thành lập bản đồ địa chính
số, còn lại các xã chưa được xây dựng bản đồ số địa chính, vì vậy việc
Trang 25quản lý đất đai tại Hòa An khó có thể đưa các phần mềm công nghệ mới vào ứng dụng
Trong công tác quản lý đất đai, ở địa phương đã ứng dụng các phần mềm công nghệ phục vụ trong lĩnh vực quản lý đất đai như: Microstation SE, AutoCAD hai bộ phần mềm chủ yếu sử dụng trong việc trích lục bản đồ và quản lý bản đồ số trên máy tính, một số phần mềm khác như Word, Excel,… thông thường dùng để hỗ trợ cho việc tính toán và gõ văn bản
Trang 26PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: bản đồ địa chính và sổ sách địa chính của xã
Đức Long - Huyện Hòa An - Tỉnh Cao Bằng thông qua việc thành lập bản bồ
hiện trạng bằng phần mềm MicroStation
- Phạm vi nghiên cứu: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2014 xã Đức Long, Huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: UBND Xã Đức Long, Huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 26 tháng 5 đến ngày 11 tháng 8 năm 2014
3.3 Nội dụng nghiên cứu
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và quản lý sử dụng đất tại xã Đức Long, Huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng năm 2014
3.3.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí
- Khí hậu
-Các nguồn tài nguyên
3.3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
- Dân số
- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
3.3.1.3 Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai tại địa phương
- Hiện trạng sử dụng đất
- Tình hình quản lý đất đai tại địa phương
3.3.1.4 Đánh giá chung về điều liện tự nhiên, kinh tế xã hội
Trang 273.3.2.2 Công tác ngoại nghiệp
- Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý lên bản sao bản đồ nền
- Điều tra, đối soát, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất lên bản sao bản đồ địa chính
3.3.2.4.Công đoạn chỉnh sửa, chuyển vẽ kết quả điều tra, bổ sung thực địa lên bản đồ nền dạng số để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ở thực địa
- Chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất đã được điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoại nghiệp lên bản đồ nền
3.3.2.3 Công đoạn trình bày và biên tập bản đồ
Bước 1: Khởi động phần mềm Famis
Bước 2: Chạy sửa lỗi
Bước 3: Tạo Topology
Bước 4: Tạo nhãn thửa
Bước 5: Tạo vùng Polygon và tô màu
Bước 6: Tạo khung bản đồ ( Sử dụng phần mềm lusmap để tạo khung cho bản đồ hiện trạng)
Bước 7: Tạo sơ đồ vị trí, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam, bảng chú dẫn và biểu đồ cơ cấu loại đất
3.3.2.4 In bản đồ, kiểm tra, chỉnh sửa:
- In bản đồ (đối với công nghệ truyền thống thì hoàn thiện bản đồ tác giả)
- Kiểm tra, chỉnh sửa
3.3.3 Thuận lợi khó khăn, đề xuất giải pháp trong công tác thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ số
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đức Long
- Bản đồ địa chính và các loại bản đồ liên quan đến hồ sơ địa chính
- Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
sổ theo dõi biến động đất đai
Trang 283.4.2 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng các phần mềm tin học như Word, Exel,
- Các dữ liệu thuộc tính sẽ được nhập thông qua bàn phím máy vi tính
3.4.3 Phương pháp quản lý và khai thác hồ sơ địa chính
Sử dụng các công cụ và chức năng của phần mềm Microstation để biên tập và thành lập hồ bản đồ hiện trạng ( Tra cứu, tìm kiếm,…)
3.4.4 Phương pháp pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến đóng góp của những người am hiểu trong lĩnh vực
ứng dụng công nghệ phần mềm Microstation trong quản lý đất đai và các
phần mềm chuyên ngành khác như Microstation SE, Famis,…
Trang 29PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quản lý, sử dụng đất của xã Đức Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Đức Long nằm ở phía Tây của huyện Hòa An, có Tỉnh lộ 203 và Tỉnh
lộ 204 chạy qua, cách trung tâm huyện 3 km có tổng diện tích tự nhiên 2.971,49
ha chiếm 4.5% diện tích của huyện Các vị trí tiếp giáp của xã như sau:
- Phía Bắc giáp xã Nam Tuấn
- Phía Nam giáp xã Bình Long
- Phía Đông giáp thị trấn Nước Hai
- Phía Tây giáp xã Dân Chủ và Trương Lương
Hình 4.1: Vị trí xã Đức Long trong bản đồ hành chính huyện Hòa An
4.1.1.2 Khí hậu
Xã Đức Long nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; có gió ĐôngNam thổi mạnh từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm với tốc
độ trung bình 20m/s
Trang 30- Nhiệt độ: Đức Long có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22- 230C, nhiệt độ cao nhất (tháng 6) là 39,90C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 12) 8,20C
- Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1.669 giờ
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa khá lớn, bình quân 1.400mm/năm và tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm tới 70- 80% lượng mưa cả năm Mưa tập trung theo mùa và phân bố không đều giữa các tháng trong năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân
- Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 83 đến 85%
- Gió bão: Đức Long so với các khu vực khác ít chịu ảnh hưởng của bão, lốc, mưa đá…
4.1.1.3 Sông ngòi
Đức Long có con sông lớn chảy qua là sông Bằng Giang và suối Nặm
Thoong
- Sông bằng giang chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam Đoạn chảy qua
xã có chiều dài hơn 9 km và chiều rộng 25- 40 m
- Suối Nặm Thoong chảy từ phía Đông Bắc xuống đến sông Bằng Giang có chiều dài hơn 5 km, chiều rộng 15 - 20 m
Ngoài 2 con sông, suối chính, xã còn có hồ Phia Gào cùng mạng lưới các khe suối nhỏ là nguồn bổ sung và dự trữ nước ngọt rất quan trọng khi mực nước các sông, suối chính xuống thấp, đặc biệt vào mùa khô hạn
Nhìn chung mật độ sông, suối của xã khá hợp lý đều chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Do địa hình được chia làm 2 miền rõ rệt, độ dốc của các sông, suối lớn nên vào mùa lũ, mực nước các sông, suối chính lên cao cùng với mưa lớn thường gây sạt lở, sói mòn mạnh, gây ảnh hưởng trực tiếp
đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân
4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất
Đất đai của xã Đức Long được chia làm 7 loại chính như sau:
Trang 31- Đất đỏ nâu trên đá mác ma trung tính (Fk): chiếm 20,21%, phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc ( ở các bản Nặm Thoong, Nà Mò, Nà Hăng, Phia Gào…)
- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): chiếm 48,84%, phân bố chủ yếu ở phía Tây và một phần ở phía Đông (ở các bản Khuổi Ghẹn, Nà Lóa…)
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (FL): chiếm 5,05%, phân bố ở bản Nà Khau và các bản phía Nam xã dọc theo sông Bằng Giang
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): chiếm 1,01%, phân bố ở bản Nà Loòng
- Đất phù sa ảnh hưởng cacbonat (Pk): chiếm 11,79%, phân bố ở các bản Khau Lỷ, Cốc Lùng, Nà Đuốc, Nà niền…
- Đất phù sa không được bồi đắp (P): chiếm 2,69%, phân bố ở các bản
+ Tài nguyên rừng
Đức Long có 1.652,37 ha đất rừng (trong đó rừng sản xuất 162,80 ha,
rừng phòng hộ 1.489,57 ha), chiếm 66,98% diện tích đất nông nghiệp, tăng 1.493,07ha so với năm 2000, tỷ lệ che phủ đạt 32% Trong những năm tới cần
có chủ trương chính sách của nhà nước, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng cao chất lượng của rừng
+ Tài nguyên khoáng sản
Theo các số liệu điều tra hiện nay trên địa bàn xã có mỏ quặng sắt Khau Mìa (ở xóm Cốc Phát) với trữ lượng khoảng vài triệu tấn.Đây là điều kiện thuận lợi cho xã phát triển ngành khai thác khoáng sản
+ Tài nguyên nhân văn
Trang 32Trên địa bàn xã có nhiều thành phần dân tộc sinh sống như: Tày, Nùng, Kinh đa phần là dân tộc Tày chiếm khoảng 8,3% Sự phân bố dân cư trên địa bàn xã theo các bản làng, gần nguồn nước và theo tính lịch sử dòng tộc cộng
đồng của các dân tộc ít người
Nhân dân trong xã có truyền thống đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù chịu khó trong lao động sản xuất, đóng góp nhiều công sức trong các cuộc khởi nghĩa của ông cha xưa và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của dân tộc Nhìn chung, nền văn hóa của xã khá
đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo
Với lịch sử văn Hiến truyền thống cách mạng, người dân trong xã cần
cù sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn,kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được trong lao động sản xuất Đội ngũ cán
bộ lãnh đạo có trình độ, đủ năng lực để lãnh đạo các mặt chính trị, kinh tế xã hội của xã vững bước trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa
4.1.1.5 Thực trạng môi trường
Là một xã nông nghiệp đang trên đà đổi mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; các ngành kinh tế xã hội đang được hình thành và phát triển mạnh nên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai chưa thật sự nghiêm trọng
Tuy nhiên do có đường tỉnh lộ 203, huyện lộ 204 chạy qua cùng với mạng lưới giao thông liên xã, liên bản với mặt đường còn kém chất lượng, một số đoạn còn là đường đất nên ở chừng mực nào đó đã có tác động xấu
đến môi trường của xã Các phương tiện giao thông cơ giới hoạt động tạo ra
chất thải độc hại trong quá trình cháy nhiên liệu và gây tiếng ồn, kéo theo một lượng bụi làm ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới nhân dân hai bên đường Bên cạnh đó, một số khu dân cư có dân số tập trung, mật độ xây dựng lớn,… có lượng chất thải nhiều nhưng lại chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước, rác thải vì vậy đã phần nào làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước mạch nông Tập quán sử dụng các chất đốt dạng thô (than đá, củi…), các sản phẩm nhựa, nilon trong sinh hoạt của nhân dân; sử dụng quá lớn các chế phẩm hóa học để trừ sâu, diệt cỏ dại và phân hóa học trong sản xuất nông
Trang 33nghiệp, các chất thải trong quá trình sản xuất công nghiệp – thủ công nghiệp, cùng với nung vôi gạch, khai thác, đánh bắt bừa bãi cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính đa dạng sinh học, gây ô nhiễm môi trường sinh thái của xã
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Xã Đức Long được chia thành các xóm: Bằng Hà 1, Bằng Hà 2, Cốc
Lùng, Cốc Phát, Khuổi Ghẹn, Khau Khang, Khau Huổng, Nà Coóc, Nà Đuốc,
Nà Đông, Nà Khau, Pác Nà - Nà Loòng, Nà Mỏ, Nà Niền, Nà Pẳng
Theo số liệu thống kê tổng dân số của xã năm 2006 là 5.874 người, với 1.476 hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân là 1,2% Tổng số lao động của
xã hiện có khoảng 3.054 người, chiếm 52% tổng dân số, lao động nông nghiệp chiếm trên 80% tổng số lao động Toàn bộ dân cư trong xã đa số sống bằng nghề nông còn rất ít bộ phận khác sống bằng nghề tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ Do sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ, vì vậy còn hiện tượng dư thừa lao động theo thời vụ Do đó, chủ trương của xã đang khuyến khích phát triển ngành nghề tại xã tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, góp phần tăng thu nhập nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của bà con nhân dân trong xã
4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Ngành kinh tế nông nghiệp
-Trồng trọt
Trong giai đoạn 2001 đến 2006 thực hiện các chủ trương lớn của tỉnh,
và của huyện như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng cánh đồng giá trị 30 triệu đồng/ ha/ vụ/ năm Đảng bộ và chính quyền xã đã tăng cường vận động nhân dân tích cực chủ động tiếp thu đưa các giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào sử dụng đồng thời phát huy vai trò của HTX dịch vụ nông nghiệp, kết hợp với sự huy động đóng góp từ các nguồn vốn để xây dựng, củng cố hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất Mô hình sản xuất tập trung được thực hiện tốt tạo điều kiện để quy hoạch sản xuất và tích tụ quỹ đất phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế.Vì vậy, năm 2006 bình quân năng suất lúa đạt
46 tạ/ ha, ngô đạt 25 tạ/ ha, thuốc lá đạt 12 tạ/ ha, rau các loại đạt 137 tạ/ ha
Trang 34Hiện nay Đức Long đã xây dựng cánh đồng có thu nhập cao cho thu nhập nhập bình quân từ 40 – 50 triệu đồng/ tạ/ năm
- Chăn nuôi
Trong những năm gần đây chăn nuôi gia súc, gia cầm của xã khá phát triển cả về số lượng và chất lượng đã đóng góp không nhỏ trong việc tạo ra sức kéo trong sản xuất và tạo ra các sản phẩm trong sinh hoạt nâng cao đời sống của nhân dân
Tổng đàn trâu có 1.5863 con tăng so với năm 2005 là 23 con, đàn bò có
401 con tăng 14 con so với năm 2005
Số lượng đàn gia cầm lên xuống thất thường do gặp nhiều khó khăn như: dịch cúm gia cầm, giá thất thường,…
Công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc luôn được quan tâm, thực hiện đúng quy hoạch, góp phần hạn chế dịch bệnh sảy ra.Trong xã đã có
120 hộ tham gia dự án trâu bò cho thu nhập cao gấp 3- 4 lần cây lúa
* Ngành kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch
vụ và xây dựng cơ bản
Phát huy các nghề truyền thống sẵn có của xã như làm gạch, máy say xát, máy hàn, máy cưa, sản xuất thuốc lá và dịch vụ khắc phục sản xuất nông nghiệp.Từ nhu cầu thực tế xã đã có chủ trương chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ và các nghề truyền thống Ước tính thu nhập từ công nghiệp dịch
Trang 35nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất Tuy nhiên hiện nay nhiều tuyến mương đã xuống cấp gây thất thoát nước trong quá trình vận hành đồng thời không phát huy hết công suất.Trong thời gian tới cần có kế hoạch kiên cố hóa hệ thống kênh mương và xây dựng một số công trình thủy lợi quan trọng
- Giáo dục – đào tạo
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2006 diện tích đất giáo dục đào tạo của xã là 3,20 ha, chiếm 3,49% diện tích đất công cộng Hiện trên địa bàn xã
có 04 cơ sở giáo dục, gồm: 01 trường mẫu giáo, 02 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở Hàng năm thu hút trên 600 học sinh tới trường Trong những năm qua với sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong xã, đội ngũ giáo viên và học sinh cũng luôn có nhiều
cố gắng trong cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập không ngừng nâng cao trình độ quản lý và trình độ chuyên môn Vì vậy công tác giáo dục và đào tạo
có nhiều chuyển biến tốt.Học sinh trong độ tuổi được huy động ra lớp hàng năm chiếm tỷ lệ trên 97% so với dân số trong độ tuổi, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên.Xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở
- Y tế
Hiện nay xã có trạm xã nằm trong khuôn viên UBND xã, với cơ sở vật chất và trang thiết bị khá tốt cùng đội ngũ cán bộ nhiệt tình có ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn của đội ngũ y sỹ, y tá công tác tại trạm và y tá thôn từng bước được nâng cao, góp phần thực hiện tốt các chương trình y tế theo chuẩn của bộ Y tế quy định
Trong những năm qua xã đã thực hiện tốt các chương trình tiêm chủng
mở rộng, 100% số cháu ở độ tuổi quy định được đi tiêm phòng, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em được quan tâm tốt hơn
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trạm đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền thực hiện tốt các chương trình chăm sóc sức khỏe, vận động các cặp vợ chồng ở độ tuổi sinh đẻ thực hiện sinh đẻ có kế hoạch
- Văn hóa
Phong trào hoạt động văn hóa có nhiều chuyển động tích cực, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, xã văn hóa đã và đang được đông đảo
Trang 36các tầng lớp nhân dân hưởng ứng có hiệu quả Đầu năm 2006 có 27/27 xóm
đăng ký xóm văn hóa
Tập trung tuyên truyền vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ” và cuộc vận động xây dựng quỹ vì người nghèo,
tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa văn nghệ, nhằm động viên khích lệ nhân dân phát triển được mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương
Diện tích đất văn hóa hiện có 0,20 ha, chiếm 0,22% diện tích đất có
mục đích công cộng
- Thể dục thể thao
Hiện tại xã chưa có sân vận động nhưng phong trào thể dục thể thao
được tuyên truyền rộng khắp đến mội người dân trong xã.Đẩy mạnh hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trọng đại của dân tộc
- Năng lượng
Điện là nguồn năng lượng chính của xã, mặc dù đáp ứng được nhu cầu
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân nhưng hoạt động của hợp tác xã điện còn gặp nhiều khó khăn do đó trong tương lai cần được quan tâm và nâng cấp mạng lưới điện trên toàn xã
- Bưu chính viễn thông
Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, mạng lưới bưu chính viễn
thông trên địa bàn xã đang từng bước phát triển, số máy điện thoại trong nhân dân ngày một tăng phần nào đáp ứng được thông tin liên lạc
4.1.2.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Thuận lợi
Trong những năm gần đây, xã Đức Long có những bước phát triển về kinh tế, tổng thu nhập bình quân đầu người tăng Thực hiện chủ trương giao
đất cho hộ gia đình, cá nhân của Đảng và Nhà nước, đất đai ngày càng có giá
trị đặc biệt, đòi hỏi phải tăng cường việc quản lý sử dụng đất đai chặt chẽ và
có hiệu quả hơn
Cùng với sự gia tăng dân số, việc đẩy mạnh hoạt động kinh tế, xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, đất văn hóa – thể thao và dịch vụ thương mại tất yếu phải lấy đi đất đai đang sản xuất nông nghiệp
Trang 37Đồng thời, sự cải tiến công cụ sản xuất áp dụng những tiến bộ khoa học
kỹ thuật làm cho năng suất lao động ngày càng nâng cao, lao động nông nghiệp ngày càng dư thừa, đòi hỏi phải có sự phân bổ lại lao động trong xã hội
- Khó khăn
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển của xã hội sẽ gây áp lực trực tiếp đối với việc quản lý và sử dụng đất đai Mặt khác sức ép
đối với đất đai ngày càng gay gắt, do sự gia tăng dân số trong khi đất đai lại
không tăng, đòi hỏi phải không ngừng nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng
đất, mà trước hết là chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thâm canh tăng vụ trong
sản xuất nông nghiệp
Những thử thách đó đòi hỏi Đảng bộ và chính quyền xã phải có chiến lược phát triển kinh tế xã hội một cách hợp lý, khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, nhằm xây dựng xã Đức Long thành một xã giàu đẹp của huyện Hòa An
4.1.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai
4.1.3.1 Tình hình quản lý đất đai Xã Đức Long
Công tác thực hiện và hướng dẫn thi hành các văn bản vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
Trong những năm qua ngoài việc chỉ đạo thực hiện tốt Luật đất đai và các văn bản trung ương Đảng ủy, HĐND và UBND xã đã có kế hoạch triển khai thực hiện những Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai, đã đạt được những kết quả quan trọng Cử cán bộ đi dự các lớp tập huấn, học tập Luật đất đai và các văn bản dưới luật cho lãnh đạo và cán bộ các ngành có liên quan trong lĩnh vực đất đai, cán bộ chủ chốt cấp xã và địa chính xã
Quản lý đất đai theo địa giới hành chính
Đường địa giới hành chính của xã Đức Long được xác định theo chỉ thị 364/CT của chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc xác
định địa giới hành chính các cấp trên phạm vi cả nước Trên đường địa giới
hành chính của xã đã được cắm mốc địa giới cố định Vì vậy, xã Đức Long đã cùng các xã lân cận nhất trí địa giới hành chính xã trên cơ sở hiện trạng thông qua văn bản với tổng diện tích đất tự nhiên là 2.971,49 ha
Trang 38Công tác đo đạc và lập bản đồ địa chính
Trong quá trình thực hiện công tác quản lý sử dụng đất, xã đã tiến hành
đo đạc, kiểm tra lại diện tích, hiện nay xã đang sử dụng bản đồ địa chính tỷ lệ
1/10.000 theo dự án không ảnh Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất được dựa trên nền loại bản đồ này
4.1.3.2 Tình hình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Hiện tại, xã đã tiến hành làm quy hoạch giai đoạn 2000- 2005, được huyện phê duyệt ngày 27/06/2000 và hàng năm, xã đã lập quy hoạch sử dụng
đất trình UBND huyện phê duyệt.Đây là một trong những công cụ đắc lực
giúp xã quản lý, sử dụng đất, bố trí quỹ đất giữa các ngành trên địa bàn xã một cách hợp lý, tiết kiệm Tuy nhiên việc sử dụng đất chưa tốt do thiếu sự kết hợp giữa các ngành và không chủ động được nguồn vốn phát triển Do vậy trong thời gian tới công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải
được xây dựng và trú trọng hơn
4.1.3.3 Công tác giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Công tác giao đất, cho thuê đất
Hiện nay, quỹ đất tự nhiên của xã đã giao cho các đối tượng quản lý và
sử dụng như sau:
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng 1.906,9 ha, chiếm 64,17%
UBND xã sử dụng 823,60 ha, chiếm 27,72%
Các tổ chức kinh tế 104,69 ha, chiếm 3,52%
Cộng đồng dân cư sử dụng 136,3 ha, chiếm 4,59%
- Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)
Công tác đăng ký, kê khai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã diễn ra còn chậm do dân cư sống rải rác, tự phát không theo quy hoạch, một phần do tập quán sử dụng đất mang tính chất dòng họ, người dân nhận thức về luật đất đai còn hạn chế Hiện nay trên toàn xã đã cấp được
634 GCNQSD đất
4.1.3.4 Công tác thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
Hàng năm vẫn xảy ra một số vụ tranh chấp đất đai giữa các hộ liền kề
về ranh giới sử dụng đất phần lớn là tranh chấp về đất nông – lâm – nghiệp
Trang 39mang tính chất lịch sử do ông cha để lại nên việc giải quyết cần có sự phối hợp giữa các ngành và cần có thời gian
-Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê đất đai được tiến hành hàng năm đúng theo quy định của pháp luật Về kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2005 đến nay đã chính thức đưa số liệu, tài liệu và bản đồ vào sử dụng Nhìn chung chất lượng công tác kiểm kê, thống kê về đất đai đã được nâng cao dần, tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai không khớp giữa các năm từng bước được hạn chế
- Quản lý tài chính về đất đai
Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật Xã đã thực hiện việc thu thuế nhà đất, thuế
chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất Tổng số tiền thu từ các khoản đều được nộp vào kho bạc nhà nước theo đúng các quy định
về tài chính Nguồn thu từ đất đã được điều tiết lại để xây dựng, củng cố, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng của xã nhờ đó mà những năm gần đây hạ tầng
kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên địa bàn được cải thiện đáng kể
4.1.3.5 Hiện trạng sử dụng đất tại xã Đức Long- Huyện Hòa An – Tỉnh Cao Bằng năm 2013
Hiện trạng sử dụng đất tại xã Đức Long được thể hiện qua biểu đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng đất:
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất xã Đức Long
(Nguồn: UBND xã Đức Long,2013 )
Trang 40Qua biểu đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng tại xã Đức Long ta thấy:
Hiện trạng sử dụng các loại đất chính
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2.971,49 ha Trong đó:
+Đất nông nghiệp 2.466,84 ha, chiếm 83,02% tổng diện tích tự nhiên
- Đất sản xuất nông nghiệp 800,27 ha
- Đất nghĩa trang nghĩa địa 10,00 ha
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 144,43 ha
+ Đất chưa sử dụng 132,81 ha, chiếm 4,47% tổng diện tích đất tự nhiên
Hiện trạng sử dụng các loại đất theo mục đích sử dụng
+ Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp toàn xã là 2.466,84 ha chiếm 83,02% diện tích tự
nhiên bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản
- Đất sản xuất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp 800,27 ha, chiếm 32,44% diện tích đất nông
nghiệp, trong đó:
Đất trồng cây hàng năm là 722,51 ha, chiếm 90,28% diện tích đất sản xuất nông nghiệp Loại đất này chính là tiềm năng phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đất trồng cây hàng năm có 2 loại là đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm còn lại
Đất trồng lúa có diện tích 627,81 ha (trong đó: diện tích đất chuyên
trồng lúa nước 156,21 ha, đất trồng lúa nước còn lại 471,60 ha) chiếm 86,89% diện tích đất trồng cây hàng năm
Đất trồng cây hàng năm còn lại có diện tích 94,700 ha, chiếm 13,11%
diện tích đất trồng cây hàng năm