Những thuận lợi

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác Quản lý Đất đai trên địa bàn xã Bằng Khánh - huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 55)

- Chủ trương, chính sách: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là một trong những chủ trương và nhiệm vụ mang tính đột phá của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong chiến lược hiện đại hóa công tác quản lý Nhà nước. Nắm bắt chủ trương này, Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn đã tích cực triển khai dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai toàn tỉnh.

- Có cơ quan chuyên trách về công nghệ thông tin từ trung ương đến địa phương + Tại Trung ương: Đã thành lập cục công nghệ thông tin là cơ quan chịu trách nhiệm ứng dụng, phát triển CNTT trong ngành

+ Tại địa phương: Đã có trung tâm CNTT trực thuộc sở TN&MT thực hiện hoạt động về ứng dụng và phát triển CNTT trong phạm vi quản lý của Sở

- Được sự tạo điều kiện của Sở Tài nguyên và môi trường Lạng Sơn

+ Cung cấp dữ liệu, số liệu điều tra cũ kết hợp với kế thừa có chọn lọc các thông tin

+ Giới thiệu xuống địa bàn thuận tiện cho điều tra + Cung cấp nguồn nhân lực

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật

- Diện tích địa bàn nhỏ, giao thông thuận lợi

Bằng Khánh là xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc của huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn với tổng diện tích đất tự nhiên là 1225,60 ha. Mạng lưới giao thông của xã trong những năm qua đã có những bước phát triển, hình thành và phân bố khá hợp lý, xã có tuyến đường quốc lộ 4B chạy qua nối liền xã với trung tâm thành phố Lạng Sơn. Với diện tích nhỏ và hệ thông giao thông thuận lợi đã tạo điều kiện cho việc điều tra, cập nhật thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

- Có phần mềm quản lý tiện ích

+ Giúp nhập dữ liệu dễ dàng, số liệu thống kê đầy đủ chi tiết

+ Quản lý chi tiết, đồng bộ đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng, tiện cho việc tra cứu thông tin, chỉnh lý biến động.

+ Giúp cho công tác quản lý đất đai của xã được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác, tạo hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực, tiết kiệm được thời gian, giảm bớt được khối lượng lớn giấy tờ sổ sách trong việc lưu trữ thông tin đất

+ Minh bạch hóa các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai. •Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, tiến tới việc số hóa quản lý

dữ liệu đất, trong đó gắn giá đất ngay trong bản đồ sẽ phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, phát huy được giá trị đất đai trong các giao dịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

•Người dân cũng sẽ rất thuận lợi khi muốn tìm hiểu các thông tin

về các thửa đất mình định mua bán hoặc đầu tư. Chẳng hạn, khi người dân muốn mua bán, tìm hiểu thông tin về mảnh đất mình sẽ mua hoặc đầu tư thì chỉ cần vào website của Sở TN&MT tỉnh vào mục cần tìm, sau đó gõ số thửa đất vào sẽ biết được hiện trạng và tương lai của mảnh đất. Như vậy, người dân sẽ tránh được nhiều rủi ro trong việc mua bán, đầu tư trên mảnh đất đó.

+ Dễ dàng quản lý nghiệp vụ, luân chuyển hồ sơ, chỉnh lý biến động đất đai... thông qua hệ thống máy tính.

Với những thuận lợi như trên thì xã Bằng Khánh có thể xây dựng được một cơ sở dữ liệu địa chính phù hợp với địa bàn và theo chuẩn dữ liệu địa chính mà nhà nước đã ban hành, góp phần đẩy nhanh tiến độ đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính

và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã. Bên cạnh đó còn không ít những khó khăn cần khắc phục.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác Quản lý Đất đai trên địa bàn xã Bằng Khánh - huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 55)