Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác Quản lý Đất đai trên địa bàn xã Bằng Khánh - huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 36)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Bằng Khánh là xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc của huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn. Xã có 6 thôn, dân số khoảng 3037 người với tổng diện tích đất tự nhiên là 1225,60 ha.

Phía Bắc giáp xã Mẫu Sơn Phía Nam giáp xã Vân Mộng Phía Đông giáp xã Xuân Mãn Phía Tây giáp xã Xuân Lễ

Xã Bằng Khánh có tuyến đường quốc lộ 4B chạy qua trung tâm xã, nối liền xã với thành phố Lạng Sơn, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu văn hóa, kinh tế, có khả năng thu hút nguồn lao động.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Là một xã miền núi của huyện Lộc Bình, xã Bằng Khánh có địa hình tương đối phức tạp, độ cao trung bình trên 300m có độ dốc thấp dần từ Bắc xuống Nam thuận lợi cho phát triển vườn đồi - trồng rừng.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 21 - 220C ; Độ ẩm không khí bình quân năm khoảng 82%. Lượng mưa bình quân 1.392mm/năm. Hàng năm chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc đột ngột làm giảm nhiệt độ từ 4 - 6 0C so với bình quân nên thường gây hậu quả xấu đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là mạ lúa chiêm xuân. Gió mùa Đông Nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10. Ngoài ra hàng năm vào mùa đông (khoảng tháng 12 đến tháng 1 có xuất hiện sương muối có ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng).

4.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống thủy văn xã có các con suối chảy qua xã như suối Khuổi Tẳng, Bản Tẳng, Khuổi Coong,… là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất chính của

xã. Mặt khác trong xã có hệ thống mương nên chủ động được nước tưới trong canh tác đáp ứng phần lớn nhu cầu tưới tiêu. Tuy nhiên, một số cánh đồng còn chưa chủ động được nước tưới, nên hay phải chịu hạn hán về mùa khô.

4.1.1.5. Các ngun tài nguyên

Tài nguyên đất

- Về diện tích: Tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính của xã là 1225,60 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có 1105,98 ha, đất phi nông nghiệp có 76,63 ha và 42,99 ha đất chưa sử dụng.

Đất đai xã Bằng Khánh được hình thành chủ yếu do quá trình phong hóa đá mẹ, ngoài ra còn một số phần diện tích được hình thành do sản phẩm dốc tụ và đất phù sa sông suối. Theo kết quả điều tra, đất đai xã được chia thành các loại đất theo phát sinh như sau:

- Đất phù sa sông suối (P)

- Đất feralit mùn vàng nhạt trên đá núi (FH)

- Đất feralit trên núi cao (FQ): Gồm hai đơn vị đất phụ là đất feralit vàng đỏ trên đá sét (FQs), và đất vàng nhạt trên đá cát (FQq).

- Đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm (F): Gồm một đơn vị đất phụ là đất feralit vàng đỏ trên đá sét (Fs).

- Đất lúa nước (L): Gồm ba đơn vị đất phụ là đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ (Ld), đất feralit biến đổi do trồng lúa và đất thung lũng (Lu).

Tài nguyên nước

- Nguồn nước của xã Bằng Khánh cấp chủ yếu từ hệ thống suối chảy qua địa bàn xã, đáp ứng được cho yêu cầu của người dân trong sản xuất và sinh hoạt.

Về nguồn nước ngầm tuy chưa có khảo sát cụ thể nhưng qua thực tế xã cho thấy xã có khả năng khai thác nước ngầm, tuy nhiên đòi hỏi lượng đầu tư lớn. Vì vậy biện pháp tốt nhất là trữ nước trong mùa mưa và xây dựng đập ngăn nước, hồ chứa nước phục vụ cho sinh hoạt sản xuất.

Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê, diện tích đất lâm nghiệp có rừng hiện tại của xã Bằng Khánh là 911,29 ha, chiếm 74,35% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là trồng rừng. Cây trồng chủ yếu là thông, hồi,…

Bên cạnh đó xã Bằng Khánh còn có một diện tích đất chưa sử dụng có khả năng phát triển lâm nghiệp (khoảng 42,99 ha). Đây là tiềm năng cho phát triển lâm nghiệp trong giai đoạn tới.

Tài nguyên khoáng sản

Tuy chưa có số liệu khảo sát cụ thể nhưng theo kết quả điều tra sơ bộ, trên địa bàn xã Bằng Khánh có những loại khoáng sản như quặng đồng, chì, kẽm,… nhưng số lượng không nhiều.

Tài nguyên nhân văn

Bằng Khánh cũng như các xã khác trong huyện Lộc Bình có nhiều dân tộc anh em chung sống (Tày, nùng, kinh,…) với một nền văn hóa lâu đời. Từ bao đời nay, các dân tộc anh em chung sống hòa thuận, cần cù lao động, phát huy truyền thống, tạo nên một bản sắc văn hóa riêng. Phong tục tập quán văn hóa nói chung lành mạnh, các lễ hội tại các thôn, bản được tổ chức hàng năm làm cho đời sống tinh thần của người dân rất phong phú.

Thực trạng môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cảnh quan của xã đặc trưng của một vùng nông thôn miền núi với môi trường thiên nhiên trong sạch, không có nguồn gây ô nhiễm. Nhìn tổng thể, Bằng Khánh có một vị trí và địa hình tạo cho xã một nét khá riêng biệt so với các xã khác trong huyện. Trước đây, rừng bị tàn phá nhiều, ngày càng có xu hướng thu hẹp, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, suy thoái tài nguyên. Hiện nay, được sự quan tâm, diện tích rừng được phủ xanh ngày càng nhiều, tạo ra độ an toàn cho môi trường xã Bằng Khánh. Đây là điều cần chú ý trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác Quản lý Đất đai trên địa bàn xã Bằng Khánh - huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 36)