1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

76 1,3K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

•Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam 2005 [4]: “ Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi trường xung q

Trang 1

NGUYỄN THỊ ANH

Tên đề tài:

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Tài Nguyên & Môi trường, các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy trong trường và khoa đã dạy dỗ và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho em suốt những năm học ngồi trên giảng đường đại học

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Nguyễn Thanh Hải,

người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể các cô, chú, các anh các chị đang công tác tại Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, Trung tâm Quan Trắc Môi Trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Bắc Giang đã nhiệt tình giúp

đỡ và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu trong đợt thực tập vừa qua

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân những người đã luôn theo sát và động viên trong suốt quá trình theo học và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp

Em xin trân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên thực hiện

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Thống kê tài nguyên nước trên thế giới 8

Bảng 2.2 Đặc trưng cơ bản của các hệ thống sông chính ở Việt Nam 12

Bảng 3.1 Vị trí lấy mẫu trên sông Cầu 24

Bảng 4.1: Tổng số gia súc,gia cầm trên địa bàn huyện 34

Bảng 4.2 Số giường bệnh và khối lượng chất thải y tế trên địa bàn huyện Hiệp Hòa 36

Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Hoàng Vân 36

Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Hợp Thịnh 37

Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Xuân Cẩm 38

Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Mai Đình 39

Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu năm 2011 40

Bảng 4.8: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Hoàng Vân 43

Bảng 4.9: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Hợp Thịnh 44

Bảng 4.10: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Xuân Cẩm 45

Bảng 4.11: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Mai Đình 46

Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu năm 2012 47

Bảng 4.13: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Hoàng Vân 50

Bảng 4.14: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Hợp Thịnh 51

Bảng 4.15: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Xuân Cẩm 52

Bảng 4.16: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Mai Đình 53

Bảng 4.17: Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu năm 2013 54

Bảng 4.18: tổng hợp chất lượng nước sông Cầu qua 3 năm: 2011, 2012, 2013 57

Trang 4

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Bản đồ lưu vực sông Đồng Nai 13

Hình 2.2: Bản đồ lưu vực sông Nhuệ- Đáy 15

Hình 2.3: Bản đồ các con sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 16

Hình 2.4: Bản đồ lưu vực sông Cầu 7

Hình 4.1 Bản đồ vị trí địa lý huyện Hiệp Hòa 26

Hình 4.2: Giá trị pH, BOD5, COD, DO, TSS tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình năm 2011 41

Hình 4.3: Giá trị NH4 + , NO2 -Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình năm 2011 41

Hình 4.4: Giá trị colifom tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình năm 2011 42

Hình 4.5: Giá trị pH, BOD5, COD, DO, TSS tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình năm 2012 48

Hình 4.6: Giá trị NH4 + , NO2 -Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình năm 2012 48

Hình 4.7: Giá trị colifom tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình năm 2012 49

Hình 4.8: Giá trị pH, BOD5, COD, DO, TSS tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình năm 2013 55

Hình 4.9: Giá trị NH4+NO2- tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình năm 2013 55

Hình 4.10: Giá trị colifom tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình năm 2013 56

Hình 4.11: Giá trị pH tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình qua các năm 2011, 2012, 2013 58

Hình 4.12: Giá trị BOD5 tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình qua các năm 2011, 2012, 2013 58

Hình 4.13: Giá trị COD tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình qua các năm 2011, 2012, 2013 59

Trang 5

Hình 4.14: Giá trị DO tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình qua các năm 2011, 2012, 2013 60 Hình 4.15: Giá trị TSS tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình qua các năm 2011, 2012, 2003 60 Hình 4.14: Giá trị NH4

+ tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình qua các năm 2011, 2012, 2013 61 Hình 4.17: Giá trị NO2- tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình qua các năm 2011, 2012, 2013 61 Hình 4.18: Giá trị Colifom tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình qua các năm 2011, 2012, 2013 62

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2.Mục đích của đề tài 2

1.3.Yêu cầu của đề tài 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài 2

1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: 2

1.4.2.Ý nghĩa trong thực tế 2

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3

2.2.1 Cơ sở pháp lý 3

2.1.2 Cơ sở lý luận 4

2.1.3 Đánh giá chất lượng nước 6

2.2 Cơ sở thực tiễn 7

2.2.1 Các vấn đề môi trường nước mặt trên Thế Giới 7

2.2.2 Các vấn đề môi trường nước mặt ở Việt Nam 11

2.3 Tài nguyên nước của Bắc Giang và chất lượng nước sông Cầu 15

2.3.1 Tài nguyên nước của Bắc Giang 16

2.3.2 Chất lượng nước sông Cầu 17

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 23

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23

3.3 Nội dung nghiên cứu 23

3.4 Phương pháp nghiên cứu 23

3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp 23

3.4.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm 23

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 25

3.4.4 Phương pháp chuyên gia 25

Trang 7

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hiệp Hòa – tinh Bắc Giang 26

4.1.1.Điều kiện tự nhiên 26

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 28

4.2 Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang 36

4.2.1 Đánh giá chất lượng nước sông Cầu tại một số vị trí trên đoạn chảy qua huyện Hiệp Hòa tháng 9/2011 36

4.2.2 Đánh giá chất lượng nước sông Cầu tại một số vị trí trên đoạn chảy qua huyện Hiệp Hòa tháng 10/2012 43

4.2.3 Đánh giá chất lượng nước sông Cầu tại một số vị trí trên đoạn chảy qua huyện Hiệp Hòa tháng 10/2013 50

4.3 Đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng nước sông Cầu 62

4.3.1 Giải pháp chung 62

4.3.2 Giải pháp cụ thể 63

4.3.3 Các giải pháp khác 64

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

5.1 Kết luận 65

5.2 Kiến nghị 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD Nhu cầu oxy sinh hóa BTNMT Bộ tài nguyên Môi trường BVMT Bảo vệ Môi trường

COD Nhu cầu oxy hóa học

Trang 9

Sông Cầu là một con sông có lưu vực lớn, chiều dài chảy qua 6 tỉnh gồm: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương

và một phần của thành phố Hà Nội Đoạn sông Cầu chảy qua tỉnh Bắc Giang qua vài năm giám sát chất lượng nước mức độ ô nhiễm vẫn chưa tới mức báo động Tuy nhiên do tác động của phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh hiện nay đang lên nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh và một số khu công nghiệp, đây là một mối đe dọa lớn đối với chất lượng Sông Cầu nếu công tác xử lý chất thải không được các đơn vị sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước sông Cầu, trong những năm vừa qua,tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các tỉnh trong lưu vực sông Cầu xây dựng chương trình, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để bảo vệ sông Cầu Tỉnh cũng đã phối hợp với các cơ quan ban ngành đặc biệt chỉ đạo các cơ quan chuyên trách về môi trường tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường(BVMT) của các doanh nghiệp cơ sở sản xuất, tăng cường vị trí quan trắc tại nhiều vị trí trên sông Cầu để sớm phát hiện các điểm có dấu hiệu ô nhiễm

Để ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông Cầu, một trong những biện pháp quan trọng nhất trong công tác BVMT là đánh giá đúng và chính xác nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó đưa ra biện pháp, giảm thiểu một cách hữu hiệu và phù hợp

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó được sự nhất trí của Ban Giám Hiệu nhà trường, khoa Môi Trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS.Nguyễn Thanh Hải, em đã

Trang 10

thực hiện đề tài: “Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ”

1.3.Yêu cầu của đề tài

- Điều tra thu thập thông tin, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

- Số liệu thu thập được phản ánh trung thực, khách quan

- Kết quảphân tích thông số hiện trạng chất lượng nước sông Cầu, so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT

- Những ý kiến đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện ở địa phương

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:

- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã được học tập và nghiên cứu

- Nâng cao nhận thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này

- Bổ sung tư liệu học tập cho sau này

- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường

1.4.2.Ý nghĩa trong thực tế

-Đưa ra các đánh giá trung nhất về chất lượng môi trường nước, giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có biện pháp thích hợp bảo vệ môi trường

- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dụng chính sách bảo vệ môi trường và kế hoạch cung cấp nước sinh hoạt của huyện

- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi cộng đồng dân cư

Trang 11

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

2.2.1 Cơ sở pháp lý

- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 ngày 29/11/2005 [4]

- Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Tài nguyên nước

- Nghị định số 126/2003/ NĐ - CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ ban hành quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước

- Nghị định 149/2004/ NĐ - CP về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước xả thải vào nguồn nước

- Nghị định 80/2008/NĐ - CP ngày 09/08/2006 hướng dẫn thi hành một

số điều của Luật bảo vệ môi trường

- Nghị định 21/2008/NĐ - CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi bổ sung một

số điều của nghị định 80/2006/ NĐ – CP ngày 09/08/2006

- Nghị định 29/20011/NĐ – CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường

- Thông tư số 02/2009/TT – BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường

về xả thải, đánh giá khả năng tiếp nhận xả thải của nguồn nước

- Thông tư số 29/2011/TT – BTNMT, quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa

- Thông tư số 21/2012/TT – BTNMT ngày 19/ 12/ 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường

- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08/2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường nước mặt

- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14/2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

Trang 12

- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 40/2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 47/2012/BTNMT, về quan trắc thủy văn

2.1.2 Cơ sở lý luận

2.1.2.1 Một số khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước, quan trắc môi trường, tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn môi trường

Khái niệm môi trường

Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2005 [4], môi trường được định nghĩa như sau: “ môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”

Khái niệm ô nhiễm môi trường

Theo khoản 6 điều 3 luật bảo vệ môi trường việt Nam 2005 [4]: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩnmôi trường , gây ảnh hưởng xấu tới con người, sinh vật”

Khái niệm ô nhiễm môi trường nước:

“ Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện của các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc địa với con người và sinh vật, làm giảm độ

đa dạng sinh vật trong nước Xét về tốc độ lan truyền và nguy hiểm thì ô nhiễm nước nguy hiểm hơn ô nhiễm đất” [11]

Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:

Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam 2005 [4]: “ Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường”

Khái niệm về quy chuẩn môi trường

Là quy định mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức

Trang 13

khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác

Khái niệm về quan trắc môi trường:

Theo khoản 17 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2005[4]:“Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thồng về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối

với môi trường”

2.1.2.2 Một số ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến môi trường và sức khỏe con người

* Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến môi trường

Ô nhiễm môi trường nước không những ảnh hưởng tới môi trường đất, môi trường không khí mà còn ảnh hưởng tới môi trường sống của sinh vật trong nước Nước thải chứa chất hữu cơ có thể thuận lợi cho thực vật phát triển nhưng nếu vượt quá sẽ gây hiện tượng phú dưỡng, làm giảm lượng ôxy trong nước Khi trong nước xuất hiện hóa chất, dầu mỡ, kim loại nặng, sẽ tác động đến động thực vật thủy sinh và đi vào chuỗi thức ăn trong tự nhiên Ô nhiễm nước dẫn đến sản lượng nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là hoạt động nuôi

cá bè) đã bị tác động rất nhiều Các loài tôm, cá, thủy sản hầu như không thể tồn tại và phát triển Hệ sinh thái nước chỉ có thể tồn tại một số loài động thực vật phù du, các loài tảo ưa thích môi trường dinh dưỡng cao và chính sự phát triển của chúng cũng làm tăng nguy cơ gây độc cho môi trường nước[ 15 ]

* Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến con người

Khi môi trường nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến con người, các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản

- Ảnh hưởng của một số chất gây ô nhiễm nước tới sức khỏe con người[16]:

Trang 14

+ Nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư

+ Nhiễm Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao

+ Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá

+ Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng

+ Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho… gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng

+ Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường

2.1.3 Đánh giá chất lượng nước

Chất lượng nước được đánh giá bởi các thông số, các chỉ tiêu và chỉ số là

- Các thông số lý học:

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hoá diễn ra trong nguồn nước tự nhiên sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất lượng nước, tốc độ, dạng phân huỷ các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hoà tan

+ Độ pH: Là chỉ số thể hiện độ axit hay bazơ của nước, là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong nước Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong quá trình đông tụ hoá học, sát trùng, làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn Trong hệ thống xử lý nước thải bằng quá trình sinh học thì pH phải được khống chế trong phạm vi thích hợp đối với các loài vi sinh vật có liên quan,

pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự phát triển của vi sinh vật trong nước

Trang 15

+ Tổng các chất rắn trong nước (TSS) : Chất lơ lửng là các hạt rắn vô

cơ lơ lửng trong nước như khoáng sét, bùn, bụi quặng, vi khuẩn, tảo… sự có mặt của chất lơ lửng trong nước mặt do hoạt động sói mòn, nước chảy tràn làm mặt nước bị đục, thay đổi màu sắc và các tính chất khác Chất rắn lơ lửng

ít xuất hiện trong nước ngầm vì nước được lọc và các chất rắn được giữ lại trong quá trình nước thấm qua các tầng đất

- Các thông số hóa học:

+ Oxy hòa tan (DO):Là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v ) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết

+ Nhu cầu Oxy sinh học (BOD): Là lượng ôxy cần thiết cung cấp để

vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt

trong điều kiện yếm khí Hàm lượng amoni cao là rất độc hại đối với các sinh vật sống trong nước, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước

- Kim loại nặng: Pb, Zn, Fe, Cu,

Kim loại nặng là những kim loại có phân tử lượng lớn hơn 52(g)

- Các thông số sinh học: Coliform

+ Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Các vấn đề môi trường nước mặt trên Thế Giới

Trang 16

Trên thế giới có khoảng 361 triệu km2 diện tích các đại dương (chiếm khoảng 71% diện tích bề mặt trái đất) Trữ lượng tài nguyên nước có khoảng 1,5 tỷ km3, trong đó nước nội địa chỉ chiếm 91 triệu km3(61%), còn lại 93,9%

là nước biển và đại dương Tài nguyên nước ngọt chiếm 28,25 triệu km3(1,88% thủy quyển), nhưng phần lớn lại ở dạng đóng băng ở hai cực trái đất (hơn 70% lượng nước ngọt) Lượng nước thực tế con người có thể sử dụng được là 4,2 triệu km3

(0,28% thủy quyển) Tài nguyên nước trên thế giới được thống kê ở bảng sau:

Bảng 2.1 Thống kê tài nguyên nước trên thế giới

(* 10 12 m 3 )

Tỷ lệ (%)

có cấu tạo địa chất khác nhau

Trang 17

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất đang ngày càng trở nên nghiêm trọng Trên thế giới có khoảng 1400 triệu km3 nước, trong đó nước mặn chiếm 97%, nước ngọt 3% tuy nhiên chỉ có 10 triệu km3 nước có thể sử dụng được, phần còn lại là nước đóng băng.Thế giới hiện nay tỉ lệ sử dụng nước như sau: Sử dụng cho nông nghiệp 69%, sử dụng cho công nghiệp 23%,sử dụng cho đời sống và đô thị 8%

Theo ước tính, những vùng đất hạn hán chiếm 31% tổng diện tích đất liền trên thế giới, trong đó bao gồm 40% là sa mạc Do đó hiện tượng không cân bằng của sự phân bố nước trên địa cầu là không thể tránh khỏi, điều đáng báo động là mức sử dụng nước bình quân cho mỗi đầu người vào khoảng 2000 m3, nhưng hiện nay có đến 50 nước, nghĩa là 750 triệu dân được cung cấp nước dưới mức 1700 m3

(1 người/1năm) Như vậy trong những thập kỷ tới, chúng ta phải tính đến sự sa mạc hóa và tốc độ tăng dân

số ở một số vùng trên thế giới Người ta nhận định rằng ở Châu Phi hơn 1 tỷ người sẽ lâm vào cảnh thiếu nước và tình trạng này cũng là mối đe dọa của

cả Trung Quốc và Ấn Độ [2]

Chúng ta biết rằng nước là môi trường thuận lợi cho mọi sự ô nhiễm, tất cả mọi chất thải cũng như mọi chất hóa học khi thải ra nước đều hòa tan hoặc lưu trữ một phần Quy luật này là nguồn gốc sâu xa của sự phát sinh ô nhiễm nước Hiện nay thế giới nhiều sông, suối đã dần trở nên ô nhiễm nặng nề như:

+ Tại Trung Quốc 80% chất thải ra sông hàng ngày mà không có bất kỳ khâu xử lý nào

+ Sông Rio Bogofa ở Colombia ô nhiễm đến mức không có sinh vật nào sông nổi và không có khu dân cư nào sống ở gần đó

+ Tại Nga, sông Vonga hàng năm vận chuyển đến 42 triệu tấn chất thải độc hại

+ Ở Châu Âu – Bắc Mỹ, một nửa số sông hồ đã bị ô nhiễm rất trầm trọng [2]

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy, tình trạng biến đổi khí hậu đã làm nghiêm trọng hơn các

Trang 18

vấn đề về nguồn nước vốn đã hết sức căng thẳng tại các quốc đảo ở khu vực Thái Bình Dương Theo đó nhu cầu cấp bách đối với khu vực này là tăng cường hiệu quả các biện pháp sử dụng nước để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người và thúc đẩy phát triển bền vững Đặc biệt là nền sản xuất nông nghiệp đang bị phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn nước mưa nên đã đặt các nền kinh tế và cuộc sống của người dân ở các quốc đảo trong khu vực trước nhiều hiểm họa khôn lường

Thống kê cho thấy, tỷ lệ gần 10% số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi

ở các quốc đảo này bắt nguồn từ các nguyên nhân liên quan đến nước và 90% các ca tử vong còn lại là do những nguyên nhân liên quan đến các điều kiện mất vệ sinh

Nghiên cứu của UNEP cũng nêu rõ, các quốc đảo ở Thái Bình Dương cũng đang đứng trước những căng thẳng chưa từng có về sinh thái với nhiều đảo có từ 85-90% diện tích không có hệ thực vật sống và hầu như không có khả năng xử lý nguồn nước thảo từ các khu vực đô thị khiến nguồn nước mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng (Kỳ Sơn, 2011).[19]

Khan hiếm nước và sự nóng lên toàn cầu

Sự nóng lên toàn cầu sẽ làm cho khan hiếm nước trên toàn cầu tăng lên 20% trong thế kỷ này Theo dự đoán của các chuyên gia, nóng lên toàn cầu sẽ làm thay đổi chế độ mưa trên toàn thế giới, làm tan chảy các núi băng và hơn thế nữa gây ra những cực đoan về hạn hán và lũ lụt

Việc tiêu thụ nước trên thế giới đã tăng 6 lần so với thế kỷ trước, gấp đôi tỷ lệ gia tăng dân số và sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thế kỷ tới Tuy nhiên, nguồn tài nguyên nước ngọt sẵn có là có hạn, lượng nước này nhỏ hơn 1% nước trên Trái Đất

Hơn thế, tài nguyên nước và dân số phân bố không đồng đều trên toàn cầu, các khu vực khô cằn và bán khô cằn có diện tích 40% tổng diện tích đất của thế giới nhưng chỉ nhận được 2% các dòng chảy bề mặt và một nửa trong số dân cư của khu vực này thuộc diện nghèo của thế giới Hiện nay nguồn tài nguyên nước ngọt hiện có trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các hoạt động khai thác quá mức, ô nhiễm và nóng lên

Trang 19

toàn cầu Với xu hướng này, việc cung cấp đủ nước cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp và tiêu dùng của con người là một trong những thách thức lớn nhất của thế kỷ 21

Ngày càng có nhiều bằng chứng về sự khan hiếm nước trên toàn cầu

có ảnh hưởng giống nhau đến các nước giàu và nước nghèo Gần ba tỷ người sống trong điều kiện khan hiếm nước (chiếm hơn 40% dân số thế giới) và tình hình này ngày càng trở nên tồi tệ hơn nếu xu hướng hiện nay

cứ tiếp diễn Các biểu hiện của việc khan hiếm nước phổ biến đó làcó hàng triệu người chết mỗi năm vì suy dinh dưỡng và các bệnh liên quan đến nguồn nước, xung đột chính trị do tranh chấp nguồn nước, sự tuyệt chủng của các loài nước ngọt và sự suy thoái của các hệ sinh thái thủy sinh (Andrew D Eaton, 2009) [13]

2.2.2 Các vấn đề môi trường nước mặt ở Việt Nam

2.2.2.1 Tài nguyên nước mặt Việt Nam

Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc với 16 lưu vực sông, 2.372 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên Trong đó, 13 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000 km2 Lưu vực của 13 hệ thống sông này chiếm hơn 80% diện tích lãnh thổ và 10 hệ thống sông trong số này là sông liên quốc gia với Trung Quốc, Lào, Campuchia (với 70% diện tích lưu vực ở ngoài biên giới Việt Nam); 12/13 là sông liên tỉnh, có lưu vực bao phủ trên địa bàn 2 tỉnh trở lên, ngoại trừ sông Mã Chín (9) hệ thống sông chính bao gồm: sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, sông Thái Bình, sông Hồng, sông Cả, sông Mã, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông Mekong (Cửu Long) chiếm tới 93% tổng diện tích lưu vực sông trên toàn quốc (4 lưu vực sông lớn còn lại là sông Đà, sông Lô, sông Sê San và sông Srêpok) Tổng lưu lượng nước hàng năm của sông Mekong chiếm 60% tổng lượng nước trên toàn quốc Sông Hồng chiếm 15% và sông Đồng Nai chiếm 4% tổng lượng nước Lượng mưa thay đổi theo từng mùa trong năm Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 7 (riêng miền Trung, mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 12) Lượng mưa trong mùa mưa chiếm từ 75%- 85% tổng lượng nước mưa trong năm [2]

Trang 20

Bảng 2.2 Đặc trưng cơ bản của các hệ thống sông chính ở Việt Nam

TT Hệ thống sông

Diện tích lưu vực (km 2 ) Tổng lượng dòng chảy

năm (tỷ m 3 )

Mức đảm bảo nước trong năm Ngoài

nước

Trong nước Tổng

Ngoài nước

Trong nước Tổng

Trang 21

Theo số liệu hiện có, tài nguyên nước sẵn có tính theo đầu người trung bình ở Việt Nam vào khoảng 10.000 m3/người/năm và được coi là có nguồn tài nguyên nước dồi dào Tuy nhiên, do Việt Nam nằm ở hạ nguồn của nhiều lưu vực sông chính nên hơn 60% lưu lượng nước phụ thuộc vào thượng nguồn nằm ngoài biên giới Việt Nam Hiện nay, lưu vực sông MêKông phụ thuộc tới 95% vào nguồn nước quốc tế Lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình cũng phụ thuộc đến 40% vào lượng nước từ Trung Quốc Do đó, nếu loại trừ tất các các nguồn nước từ ngoài lãnh thổ, thì trong tương lai Việt Nam có lượng nước dưới mức thiếu hụt Với việc các nước ở thượng nguồn đã, đang

và sẽ xây dựng nhiều công trình khai thác, phát triển thủy năng với quy mô lớn, nguồn nước chảy vào Việt Nam sẽ ngày càng cạn kiệt và nước ta sẽ ở vào tình trạng thiếu hụt nước.[1]

2.3.2.2 Hiện trạng môi trường nước mặt một số lưu vực sông chính

* Hiện trạng môi trường lưu vực sông Đồng Nai

Hình 2.1: Bản đồ lưu vực sông Đồng Nai

Hệ thống sông Đồng Nai là một trong hai hệ thống sông lớn nhất khu vực phía Nam với lưu vực rộng khoảng 44.612 km2, liên quan đến 11 tỉnh/thành phố trên lưu vực với dân số hiện tại khoảng 15 triệu người Môi trường nước của hệ thống sông này đang chịu tác động trực tiếp của các

Trang 22

nguồn thải từ 116 khu đô thị với các qui mô khác nhau, 47 khu công nghiệp/khu chế xuất, trên 57.000 cơ sở sản xuất công nghiệp với nhiều qui

mô khác nhau

Nước sông Đồng Nai ở thượng nguồn, nơi gần với các điểm lấy nước sinh hoạt có chất lượng tương đối tốt, gần đạt tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT loại A1 Tuy nhiên, các dòng chảy trung lưu của sông Đồng Nai nằm sau hồ Trị An tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt, đô thị và nước thải công nghiệp chưa qua xử lý Các nguồn ô nhiễm bao gồm một số trung tâm đô thị và khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh Chất lượng nước tại vùng hạ lưu của sông Đồng Nai bị ô nhiễm và bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thuỷ triều Mức độ DO đang giảm, trong khi SS lại cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn quốc gia QCVN 08:2008/BTNMT loại B1 Khu vực này cũng chịu sự nhiễm mặn, do đó nước tại khu vực này không thể bị sử dụng cho mục đích sinh hoạt hoặc tưới tiêu Sông Sài Gòn tiếp nhận ô nhiễm do một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý giống như sông Đồng Nai Cả sông Đồng Nai và Sài Gòn đều là những tài nguyên nước quan trọng cho sinh hoạt tại khu vực, nhưng nước ở cả hai con sông này đều bị ô nhiễm và chất lượng nước dưới loại A1 của QCVN 08:2008/BTNMT đối với BOD5 Sông Thị Vải là khu vực ô nhiễm nhất trên lưu vực sông và được biết đến như “một con sông chết” Nước bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ và có màu đen nâu với mùi khó chịu, cả khi thuỷ triều thấp và cao Khi giá trị DO đạt hoặc gần ở mức không, các loại sinh vật không thể sống được Hàm lượng N- và NH4+ vượt tiêu chuẩn loại B1 của QCVN 08:2008/BTNMT rất nhiều lần Tại cảng Mỹ Xuân, hàm lượng thuỷ ngân là điều đáng lo ngại nhất vì kết tụ trong trầm tích và trong các loại sinh vật Các hành động đối phó với các nguồn ô nhiễm nghiêm trọng đang được tiến hành Tuy nhiên, các con sông thuộc hệ thống lưu vực sông Đồng Nai cũng cần đến các biện pháp phục hồi môi trường hợp lý.[2]

* Hiện trạng môi trường lưu vực sông Nhuệ- Đáy

Trang 23

Hình 2.2: Bản đồ lưu vực sông Nhuệ- Đáy

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy có diện tích tự nhiên là 7388km2, tổng lượng nước hằngnăm khoảng 28,8 tỷ m3 Chất lượng nước tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy phụ thuộc vào lưu lượng nước sông, lượng nước thải ở vùng thượng lưu Nhìn chung, nước sông Đáy ít bị ô nhiễm hơn nước sông Nhuệ, môi trường nước mặt của LVS Nhuệ - Đáy đang chịu sự tác động mạnh của nước thải sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và thuỷ sản trong khu vực Ở vùng hạ lưu, từ điểm giao với sông Tô Lịch, nước sông cực kỳ ô nhiễm, đặc biệt trong mùa khô khi dòng chảy pha loãng từ sông Hồng chảy vào ở mức tối thiểu Gần đây, hệ thống hồ điều hoà Yên Sở đã làm nhiệm vụ tiếp nhận phần lớn nước thải của Hà Nội và bơm ra sông Hồng (chủ yếu hoạt động vào mùa khô), hạn chế bớt một phần nguồn nước của sông Tô Lịch đưa sang sông Nhuệ Tuy nhiên, vào mùa mưa, nước thải từ sông Tô Lịch vẫn được đưa ra sông Nhuệ nên hàm lượng BOD5, DO, NH4

+

và coliform đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2 Từ điểm giao với sông Tô Lịch tới điểm hợp dòng với sông Đáy, mức độ ô nhiễm giảm dần do cơ chế tự làm sạch của dòng sông Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm tổng thể vẫn vượt quá tiêu chuẩn quốc gia [1]

2.3 Tài nguyên nước của Bắc Giang và chất lượng nước sông Cầu

Trang 24

2.3.1 Tài nguyên nước của Bắc Giang

Phần lãnh thổ tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm Hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm có trữ lượng khá lớn Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt,

cụ thể tài nguyên nước trên các sông như sau:

Hình 2.3: Bản đồ các con sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

- Sông Cầu: Sông Cầu có chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận

Bắc Giang có chiều dài 101 km Sông Cầu có hai chi lưu lớn nằm ở hữu ngạn là sông Công và sông Cà Lồ Lưu lượng nước sông Cầu hàng năm khoảng 4,2 tỷ m3, hiện nay đã có hệ thống thủy nông trên sông Cầu phục

vụ nước tưới cho các huyện: Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa, một phần thành phố Bắc Giang và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

- Sông Lục Nam: Sông Lục Nam có chiều dài khoảng 175 km, đoạn

chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang có chiều dài khoảng 150 km, bao gồm các chi lưu chính là sông Cẩm Đàn, sông Thanh Luận, sông Rán, sông Bò Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,86 tỷ m3 Hiện tại trên hệ thống sông Lục Nam đã xây dựng khoảng 170 công trình chủ yếu là hồ, đập để phục

vụ nước tưới cho các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam

Trang 25

- Sông Thương: Sông Thương có chiều dài 87 km, có chi lưu chính

là sông Hóa, sông Sỏi và sông Trung Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,46 tỷ m3, trên sông Thương đã xây dựng hệ thống thủy nông Cầu Sơn phục vụ nước tưới cho huyện Lạng Giang, một phần các huyện: Lục Nam, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang

- Chế độ thủy văn của sông ngòi Bắc Giang có 2 mùa là mùa lũ và mùa cạn Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm trên 70% lượng nước cả năm nhưng yêu cầu dùng nước tưới không lớn Ngược lại mùa cạn từ tháng 10 đến tháng 4 chiếm có 30% lượng nước cả năm thì yêu cầu dùng nước tưới lại nhiều

- Các hồ lớn: Bắc Giang có khoảng 70 hồ chứa lớn với tổng diện

tích gần 5.000 ha, một số hồ có diện tích và trữ lượng nước khá lớn như:

Hồ Cấm Sơn, trữ lượng nước khoảng 307 triệu m3; hồ Suối Nứa, trữ lượng khoảng 6,27 triệu m3; hồ Hố Cao, trữ lượng khoảng 1,151 triệu m3; hồ Cây Đa, trữ lượng khoảng 2,97 triệu m3 và hồ Suối Mỡ, trữ lượng khoảng 2,024 triệu m3…

- Nguồn nước ngầm: Lượng nước ngầm ở Bắc Giang ước tính khoảng

0,33 tỷ m3/năm, chất lượng nước ngầm khá tốt, dùng được trong sinh hoạt và làm nước tưới trong nông nghiệp

2.3.2 Chất lượng nước sông Cầu

* Tổng quan về sông Cầu

Lưu vực Sông Cầu nằm trong phạm vi tọa độ địa lý: 21007’ -22008’ vĩ bắc, 105028’ – 106008’ kinh đông

Trang 26

Hình 2.4: Bản đồ lưu vực sông Cầu

Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Bioóc (cao 1.578 m) của

dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kan chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và dãy núi sông Gâm theo hướng bắc tây bắc-nam đông nam tới địa phận xã Dương Phong, huyện Bạch Thôngrồi đổi hướng để chảy theo hướng tây tây nam-đông đông bắc thị xã Bắc Cạn tới xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông Tại đây nó đổi hướng

để chảy theo hướng đông bắc-tây nam Tại xã Nông Hạ huyện Chợ Mới nó nhận một chi lưuphía hữu ngạn, chảy về từ xã Mai Lạp cùng huyện theo hướng tây bắc-đông nam Tới địa phận thị trấn Chợ Mới, nó nhận một chi lưu nữa phía hữu ngạn rồi đổi hướng sang tây bắc-đông nam Tới địa phận

xã Vân Lăng, xã Cao Ngạn (huyện Đồng Hỷ, tỉnh TháiNguyên), nhận một chi lưu phía tả ngạn rồi đổi hướng sang bắc đông bắc-nam tây nam Tới xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương nhận tiếp một chi lưu phía hữu ngạn lai sông

Đu rồi chảy qua phía đôngthành phố Thái nguyên Chảy tới xã Nga My huyện Phú Bìnhthì đổi sang hướng đông bắc-tây nam tới xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên nhận tiếp một chi lưu là Sông Công Tới ranh giới xã Mai Đình huyện Hiệp Hòavà xã Việt Long huyện Sóc Sơn( Hà Nội ) nó nhận một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn là Sông Cà Lô rồi chảy tiếp về phía đông

Trang 27

qua ranh giới của hai huyện Việt Yên – Bắc Giang và Yên Phong – Bắc Ninhrồi hợp lưu vực sông Thương tại ngã ba Lác ở ranh giới của xã Đồng Phúc (huyện Yên Dũng) với thị trấn Pha Lại (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) để tạo thành Sông Thái Bình Từ bao đời nay nhân dân ta đặc biệt

là nhân dân 6 tỉnh trong lưu vực đã được hưởng nhiều nguồn lợi trực tiếp từ sông Cầu Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, chúng ta đã khai thác một cách quá mức trên toàn bộ lưu vực tạo nên những tác động hết sức

sâu sắc đến nguồn nước, cảnh quan lưu vực sông Cầu

Sông Cầu có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km², với chiều dài khoảng 290km độ cao bình quân lưu vực: 190 m, độ dốc bình quân 16,1%, chiều rộng lưu vực trung bình 31 km, mật độ lưới sông 0,95 km/km² và hệ

Nhiệt độ cao nhất trong lưu vực đạt đến 40oC (tại Hiệp Hòa - Bắc Giang), còn nhiệt độ thấp nhất là – 10C (tại Bắc Kạn)

Lưu vực sông Cầu là khu vực có lượng mưa khá lớn, lượng mưa hàng năm vào khoảng từ 1.500 - 2.700mm Trong lưu vực tồn tại một trung tâm mưa lớn đó là Tam Đảo ở đây lượng mưa hàng năm có thể đạt đến 3.000mm Vùng mưa này kéo dài sang phía Đông qua thành phố Thái Nguyên, với lượng mưa năm vượt quá 2.000 mm

Tổng lượng dòng chảy trung bình năm của lưu vực sông Cầu như sau:

- Trên sông Cầu (đến cửa sông): 4,50 km3/năm, trong đó đóng góp của sông Công là 0,8992 km3/năm (19,8%), sông Cà Lồ là 0,8800 km3/năm (19,5%)

- Mức bảo đảm nước trung bình năm của toàn lưu vực sông Cầu vào khoảng 116.103m3/km2 và 2.250m3/người Giá trị này thấp hơn nhiều so với

Trang 28

mức bảo đảm nước trung bình của toàn lãnh thổ Việt Nam (2.500.103m3/km2 và 10.800m3/người)

Mùa mưa trên lưu vực sông Cầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Lượng dòng chảy mùa khô chỉ chiếm khoảng

15 - 20% tổng lượng dòng chảy năm Tháng 2 là tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất

Trong những năm gần đây do rừng đầu nguồn bị chặt phá nên dòng chảy sông suối đầu nguồn có xu thế cạn kiệt

Theo thống kê, thời kỳ 1960 - 1991 trên lưu vực xuất hiện 22 trận lũ lớn, trong đó có 11 trận đặc biệt lớn (Tại Phả Lại Hmax > 7m) Những năm gần đây lũ quét đã xẩy ra ngày càng nhiều hơn ở các sông suối nhỏ thượng nguồn sông Cầu, sông Công Lũ quét đã gây ra những tổn thất to lớn về người và tài sản của nhân dân Một số trận lũ quét điển hình trên lưu vực sông Cầu như: Trận lũ ở đầu nguồn sông Công (1963), trên sông Ràng (1973), sông Công (1978), tại Bắc Kạn năm 2000 và năm 2001 ở Thái Nguyên và Bắc Kạn

Nhu cầu dùng nước trong lưu vực sông Cầu

* Nước cho sản xuất nông nghiệp tại Thái Nguyên (tưới cho 11.000 ha) khoảng 151.106m3/năm; cho Bắc Giang, Bắc Ninh (tưới cho 20.000ha), khoảng 200.106m3/năm

* Nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên khoảng 30.106m3/năm

* Nước cho sản xuất công nghiệp cho Khu gang thép Thái Nguyên là 20.106 m3/năm, Khu công nghiệp sông Công là 10.106 m3/năm

Tuy tổng lượng nước hàng năm của sông Cầu khá lớn (so với nhu cầu), nhưng do dòng chảy phân bố không đều trong năm, nên trong mùa cạn đã xẩy ra thiếu nước nghiêm trọng ở một số nơi, nhất là vào các tháng

1 - 3 Theo tính toán sơ bộ, các tháng này thiếu khoảng 36.106m3 để cung cấp cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp ở Thái Nguyên, Bắc Ninh và Bắc Giang

Trong tương lai nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất gia tăng nhanh chóng, tình trạng thiếu nước chắc chắn sẽ trầm trọng hơn nếu không

Trang 29

có các biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn nước sông Cầu một cách hữu hiệu

* Chất lượng nước sông Cầu

Lưu vực sông Cầu là lưu vực quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình có diện tích lưu vực 6030 km2 với dòng chính sông Cầu dài 288,5 km Lưu vực sông Cầu nằm trong vùng mưa lớn của Bắc Kạn và Thái Nguyên với tổng lượng nước hàng năm đạt 4,200 km3 Sông Cầu được điều tiết bởi

Hồ Núi Cốc

Nước mặt tại vùng trung lưu (đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên)

và vùng hạ lưu (đoạn chảy qua các tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh) của lưu vực sông Cầu hiện đang bị ô nhiễm cục bộ nghiêm trọng bởi một số chất gây ô nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng và dầu mỡ Ở những đoạn này, chất lượng nước của sông Cầu luôn vượt loại A1 của QCVN 08:2008/BTNMT đối với BOD5 Vùng trung lưu chủ yếu bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản và sản xuất nông nghiệp chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra sông Cầu hoặc thông qua các sông nhánh Vùng hạ lưu sông Cầu bị ô nhiễm chất hữu cơ nghiêm trọng Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải sinh hoạt, đô thị, du lịch và ô nhiễm dầu mỡ từ chất thải công nghiệp Nước thải chưa xử lý thải ra từ các làng nghề cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm nước sông tại khu vực này So với các lưu vực khác, lượng nước có sẵn của sông Cầu cực thấp, đôi khi có hiện tượng thiếu nước tưới tiêu, đặc biệt là vào mùa khô Gần đây, với tình trạng khai khoáng thiếu sự quản lý về môi trường ở thượng lưu, độ ô nhiễm từ nước thải, chất thải công nghiệp ngày càng làm tăng mức độ ô nhiễm ở vùng trung, hạ lưu sông Cầu

Theo số liệu quan trắc năm 2010, khu vực cầu Phà và cầu Thác Riềng (Bắc Kạn), một số giá trị BOD và SS đã vượt quá QCVN 08:2008/BTNMT loại A2 Tại khu vực Phường Tân Long, thành phố Thái Nguyên, nước có màu đen nâu và có mùi, nước suối bị ô nhiễm chất hữu cơ nghiêm trọng, hàm lượng các hợp chất hữu cơ chứa nitơ rất cao Các thông số đặc trưng ô nhiễm

là BOD5, COD Sông Ngũ Huyện Khê (chảy qua thành phố Bắc Ninh và

Trang 30

huyện Từ Sơn, Yên Phong - Bắc Ninh) là một trong những điển hình ô nhiễm nghiêm trọng của lưu vực sông Cầu do hoạt động của các cơ sở sản xuất và đặc biệt là các làng nghề Hầu hết nước thải của các làng nghề này đều xả trực tiếp vào sông.[1]

Làng nghề sản xuất giấy tái chế Phong Khê và Phú Lâm tỉnh Bắc Ninh sản xuất 18 - 20 nghìn tấn sản phẩm/năm và thải ra 5.500 - 6.000 m3 nước thải/ngày Nước thải sản xuất giấy chứa rất nhiều hoá chất độc hại như xút, thuốc tẩy, phèn kép, nhựa thông và phẩm màu các loại Làng nghề rèn, cán, kéo thép Đa Hội có tổng sản lượng khoảng 500- 700 tấn sản phẩm/ngày và thải ra 15.000 m3 nước thải/ngày Thành phần nước thải chứa rất nhiều axit hoặc kiềm, dầu, rỉ sắt, v.v Nước thải của nghề này chứa nhiều chất hữu cơ

cũng không được xử lý và thải trực tiếp ra sông Ngũ Huyện Khê.[1]

Trang 31

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng môi trường nước sông Cầu

- Pham vi nghiên cứu: Môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang

- Thời gian thực hiện: Từ ngày 31/ 12/ 2013 – 30/ 4/ 2014

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

- Chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang

- Các giải pháp bảo vệ và nâng cao chất lượng nước sông Cầu

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp

- Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

- Thu thập tài liệu văn bản có liên quan

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình, dự án trước đây thuộc lưu vực sông Cầu phục vụ cho công tác nghiên cứu của luận văn

3.4.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm

- Được áp dụng để điều tra, khảo sát, thu thập bổ sung các thông tin nhằm đánh giá hiện trạng môi trường

- Phương pháp được tiến hành và thực hiện theo QCVN, TCVN, luật

BVMT đang hiện hành

3.4.2.1 Vị Trí quan trắc

- Tổng hợp, so sánh kết quả phân tích môi trường nước sông Cầu trên địa bàn huyện Hiệp Hòa.Nguồn dữ liệu từ phòng thí nghiệm của Trung tâm Quan trắc phân tích Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường

tỉnh Bắc Giang

Trang 32

Bảng 3.1 Vị trí lấy mẫu trên sông Cầu

1 Tại địa phận sông Cầu thuộc thôn Lạc

2 Tại địa phận sông Cầu thuộc thôn Đồng

- Các chỉ tiêu phân tích: pH, DO, NH4+, BOD5, COD …(mg/l)

3.4.2.2.Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích

- Phương pháp lẫy mẫu và đo đạc tại hiện trường, các dụng cụ lưu giữ mẫu, bảo quản mẫu, vận chuyển mẫu, tiếp nhận mẫu phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn trong các TCVN tương ứng

- Các thủ tục đảm bảo chất lượng lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường phải được tuân thủ đúng theo hướng dẫn đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quan trắc và phân tích môi trường theo Thông tư

số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2012 Cụ thể phải lưu ý đến một số vấn đề sau:

+ Các yếu tố thuỷ văn đo ngay tại hiện trường bằng các máy móc có

độ chính xác cao, được hiệu chuẩn theo định kỳ

+ Tại mỗi điểm quan trắc để đảm bảo tính đại diện cao và tiết kiệm các chi phí quan trắc, mỗi mẫu đều được lấy ở 3 tầng khác nhau theo mặt cắt thẳng đứng hoặc thu mẫu ở 3 vị trí khác nhau: bờ trái, bờ phải và giữa dòng theo các mặt cắt ngang Mẫu đem phân tích là mẫu trộn chung của 3 mẫu tại

3 vị trí nêu trên

Trang 33

+ Các chỉ tiêu được xác định ngay tại hiện trường bằng các máy do nhanh Các thông số còn lại được xác định bằng cách thu mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm

+ Khi tiến hành quan trắc tại hiện trường cần lập hồ sơ mẫu như: địa điểm lấy mẫu, ký hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu, các thông số đo nhanh, phương thức lấy và bảo quản mẫu, các ghi chú nhận xét về nguồn lấy mẫu, điều kiện thời tiết, trạng thái màu nước

3.4.2.3 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Các thông số được phân tích theo các TCVN, QCVN, Luật BVMT

đang hiện hành

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu

- Sử dụng các thuật toán thống kê, các hàm cơ bản trong Excel để số hoá dữ liệu thu thập được từ kết quả phân tích

- So sánh và đánh giá So sánh các số liệu thu thập và các số liệu phân

tích với Quy chuẩn Việt Nam 08:2008/BTNMT, quy chuẩn về chất lượng

môi trường nước mặt, từ đó đưa ra nhận xét và đánh giá

3.4.4 Phương pháp chuyên gia

- Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực môi trường như các cán bộ tại cơ sở thực tập, các cán bộ phụ trách môi trường tại khu vực nghiên cứu

- Tham khảo ý kiến của GV hướng dẫn và các GV trong nhà trường

Trang 34

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hiệp Hòa – tinh Bắc Giang

4.1.1.Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Hiệp Hòalà một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Giang gồm 26 vị trí hành chính gồm 25 xã và 1 thị trấn,có diện tích tự nhiên là 203,05 km2

Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:

- Phía Đông Bắc giáp huyện Tân Yên

- Phía Đông giáp huyện Việt Yên

- Phía Nam giáp vùng đồng bằng châu thổ Yên Phong của Bắc Ninh

- Phía Tây Nam giáp huyện Sóc Sơn của Hà Nội

- Phía Tây Bắc giáp các huyện Phổ Yên và phú Bình của tỉnh Thái Nguyên

Hình 4.1 Bản đồ vị trí địa lý huyện Hiệp Hòa

Trang 35

4.1.1.2 Địa hình

Hiệp Hòa là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, độ nghiêng theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, đồi núi và gò thấp ở một số xã phía Bắc, vùng đồng bằng tập trung ở phía Đông Nam và giữa huyện

4.1.1.3 Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm Nhiệt độ trung bình 23- 240C, lượng mưa trung bình mỗi năm 1.650 - 1.700mm, nhiệt lượng bức xạ mặt trời khá lớn khoảng 1.765 giờ nắng một năm

4.1.1.4 Thủy văn

Sông Cầu là con sông duy nhất chảy qua địa phận huyện Hiệp Hòa Dòng sông Cầu có chiều dài 50 km ôm lấy phía Tây và phía Nam của huyện Hiệp Hòa có giá trị kinh tế rất lớn, tạo luồng chuyên chở khách và hàng hóa khá thuận tiện Nước của dong sông Cầu qua hệ thống mương máng tưới cho các cánh đồng trong huyện Thuyền bè có thể theo sông Cầu lên Thái Nguyên, về Đáp Cầu, Phả Lại và ra biển Sông Cầu bồi đắp phù xa màu mỡ cho các bãi ven sông và có trữu lượng các sỏi hàng triệu mét khối cung cấp cho các công trình xây dựng

4.1.1.5 Một số tài nguyên chính

* Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.305 ha ( tức 20.305 km2 ) ( Theo niên giám thống kê 2010) Trong đó đất nông nghiệp là 13.479 ha chiếm 67%, đất lâm nghiệp 190,3 ha chiếm 0,9%, đất chưa sử dụng 1.653,2

ha chiếm 8,2% Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp

* Tài nguyên nước

Được phân làm 2 loại chính như sau:

- Nước mặt: Qua phân tích chế độ mưa, lưu lượng các sông, hồ nước cho thấy nguồn nước mặt ở Hiệp Hòa khá là phong phú, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất và sử dụng trên địa bàn

Trang 36

- Nước ngầm: Qua khảo sát một số giếng đào tại các khu vức định canh định cư lượng nước ngầm trên địa bàn huyện khá lớn đủ để phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân

* Tài nguyên khoáng sản

-Đất sét chịu lửa ở Đức Thắng có chất lượng tốt, trắng mịn, có thể làm

đồ sứ Đất sét dùng làm gốm sành ở xã Châu Minh, xã Lương Phong có trữ lượng lớn Cát sỏi dọc sông Cầu

- Vùng đồi núi có đá ong làm vật liệu xây dựng Qua khảo sát địa chất

có than và sắt nhưng chưa đến tuổi khai thác

* Tài nguyên rừng

Hiệp hòa không còn rừng tự nhiên, rừng trồng rải rác ở các xã phía bắc huyện và được giao cho các hộ, các tổ chức quản lý Tổng diện tích rừng toàn huyện là 167ha

* Tài nguyên nhân văn

Hiện nay huyện có 26 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn ( trong đó có

25 xã và 1 thị trấn Thắng Với số dân là 213.358 người, mật độ 1.050,8 người/km2., trong đó 97,5% số dân sống ở nông thôn Huyện chỉ có dân tộc Kinh, mọi người dân sống đùm bọc yêu thương nhau Phong tục tập quán được thế hệ con cháu duy trì và phát huy theo truyền thống của cha ông

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Kinh tế

• Sản xuất Công nghiệp - TTCN và nghành nghề nông thôn

Năm 2012 được xác định là năm tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và TTCN UBND đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tình hình hoạt động, sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện để tham mưu cho UBND tỉnh có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp duy trì, ổn định sản xuất Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng ước đạt 174,3 tỷ đồng, đạt 41,5% kế hoạch, tăng 2,0% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp – TTCN 151,6 tỷ đồng, tăng 5%

so với cùng kỳ Một số ngành nghề đã và đang có sản lượng chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong giá trị tổng sản lượng như: sản xuất bia hơi tăng 492%

Trang 37

so với cùng kỳ, hàng may mặc tăng 20% so cùng kỳ, sản xuất tái chế nhựa tăng 68,94% so với cùng kỳ, chế biến gỗ tăng 71,52% so với cùng kỳ Tuy nhiên 1 số doạnh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn đã tạm dừng sản xuất như: Công ty cổ phần gạch Minh Phú (Đông Lỗ) và tiến độ xây dựng cơ sở sản xuất chậm: Công ty Việt Ngọc (Hợp Thịnh), Công ty gạch Ngân Hà (Đoan Bái), Công ty Thiên Hoàng (Hùng Sơn)…

•Thương mại và dịch vụ

Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội Tổng mức lưu chuyển hàng hóa ước đạt 410 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ Tình hình phân phối và giá cả 1

số mặt hàng chủ yếu như xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón ổn định Dịch vụ vận tải hành khách vẫn duy trì sự phát triển ổn định , đầu xe tiếp tục tăng, lưu lượng phương tiện qua địa bàn tăng Dịch vụ nước sạch được đảm bảo, sản lượng nước sạch bình quân đạt 23.000m3

/tháng, tăng 5000m3/tháng so với cùng kỳ

•Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng nông thôn mới Sản xuất nông nghiệp tiếp tục có bước tăng trưởng; diện tích lúa lai đạt 1.450 ha, tăng 11,5% so với kế hoạch năm, tăng 3,6% so với cả năm 2011 Năng suất lúa lai ước đạt 70 tạ ha

Chăn nuôi phát triển cơ bản ổn định không có dịch bệnh lớn xảy ra Tổng đàn trâu 4.286 con, đạt 95,2% kế hoạch và tỉnh giao, bằng 98, 9% so với cùng kỳ; đàn bò 35.300 con, đạt 98,1% kế hoạch, tăng 1% so với cùng

kỳ, đạt 98,1% tỉnh giao; đàn lợn 140.000 con, đạt 107,7% kế hoạch, bằng 99,6% so với cùng kỳ đạt 107,7% tỉnh giao; đàn gia cầm 1,150 triệu con, đạt 72,3% kế hoạch năm và tỉnh giao, tăng 11,1% so với cùng kỳ Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước 17,300 tấn đạt 73,1% kế hoạch năm và tỉnh giao bằng 98,8% so với cùng kỳ

• Kinh tế trang trại được duy trì ổn định, các trang trại chăn nuôi vẫn duy trì được sản lượng và làm ăn có lãi Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản cơ bản không tăng 924 ha, sản lượng 1.850 tấn đạt 92,5% kế hoạch, tăng 6,9% so với cùng kỳ

Trang 38

• Công tác xây dựng nông thôn mới

Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 145/NQ – TW về xây dựng nông thôn mới; cho đến nay quy hoạch xong nông thôn mới 9 xã, các xã còn lại đang chỉnh sửa để hoàn thành quy hoạch, xây dựng xong đề án xây dựng NTM 4/5 xã điểm

4.1.2.2 Cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục

* Giao thông

Đường bộ của Hiệp hòa khá thuận tiện, có ba tuyến chính: quốc lộ 37

từ Đình Trám qua Thắng (huyện Hiệp Hòa) dài 17 km), đường 295(chuẩn bị khởi công) nối bến đò Đông Xuyên qua Thắng lên Cao Thượng (đoạn qua huyện dài 20 km), đường 296 nối Thắng qua cầu Vát tới phố Nỉ (đoạn qua huyện dài 9,5 km) Ngoài ra còn hai tuyến chỉ ở trong nội huyện: từ Thắng đi

Lữ và bến Gầm dài 9 km, từ Thắng đi bến đò Quế Sơn dài 5 km Năm tuyến đường trên đều đã rải nhựa Nhược điểm lớn nhất của hệ thống giao thông đường bộ là tại bến phà Đông Xuyên qua sông Cầu trên quốc lộ 295 (Đang Xây dựng cầu)

* Thủy lợi

Hệ thống mương máng tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn chưa được kiên cố hóa tại một số xã người dân vẫn phải lấy nước phục vụ cho sản xuất thông qua các đập dâng tự tạo và mương đất

*Điện lưới

Tính đến năm 2007 điện lưới quốc gia đã đến tất cả các xã, mọi hộ gia đình được sử dụng điện Toàn huyện hiện có 124 máy biến áp Điện lưới ở Hiệp Hòa rất hay bị cắt, từ năm 2013 đến nay điện thường bị cắt đúng lúc dân cần điện sinh hoạt từ 17h đến 20h30, nhất là vào tháng 5, 6 - lúc các học sinh chuẩn bị ôn thi tốt nghiệp và đại học

* Giáo dục

Đào tạo Đội ngũ cán bộ quản lý ngành giáo dục và giáo viên tiếp tục được chuẩn hóa, 100% cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn trở lên Toàn huyện có 54/95 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 56,8% Tỷ lệ phòng học kiên cố toàn huyện đạt 60,1%, tăng 2,5% sơ với cùng kỳ, trong đó bậc mầm

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lan Anh (2002), “Nước và môi trường” Tạp chí Thông tin khoa học công nghệ nông nghiệp, số (1), Tr 11-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước và môi trường
Tác giả: Lan Anh
Năm: 2002
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Báo cáo hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi tr ườ ng (DCE) 2005 – 2010, Vi ệ t Nam - Đ an M ạ ch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường" (DCE) 2005 – 2010
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2011
3. Hoàng Văn Hùng (2008), Ô nhi ễ m môi tr ườ ng, Đại học Nông lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô nhiễm môi trường
Tác giả: Hoàng Văn Hùng
Năm: 2008
5. Nguyễn Thị Lợi (2006), Cơ sở khoa học môi trường đại cương, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học môi trường đại cương
Tác giả: Nguyễn Thị Lợi
Năm: 2006
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2005
11. Dư Ngọc Thành (2006), bài giảng Quản lý tài nguyên nước, Đại học Nông Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), bài giảng Quản lý tài nguyên nước
Tác giả: Dư Ngọc Thành
Năm: 2006
14. Tyson, J. M. and House M.A (1989). The application of a water quality Index toriver management.Water Science & Technology 21: 1149-1159 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). The application of a water quality Index toriver management
Tác giả: Tyson, J. M. and House M.A
Năm: 1989
15. Thanh Huyền, Thuỳ Dung, 2012 “ Ti ể u lu ậ n th ự c tr ạ ng ô nhi ễ m n ướ c trên thế giới và Việt Nam”.http://baigiang.violet.vn, ngày truy cập:20/04/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu luận thực trạng ô nhiễm nước trên thế giới và Việt Nam
16. Nước mặt Việt Nam và thách thức trong tương lai, Tổng cục môi trường, http://vea.gov.vn, ngày truy cập 22/4/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước mặt Việt Nam và thách thức trong tương lai
17. Kỳ Sơn (2011), Báo độ ng đỏ ô nhi ễ m ngu ồ n n ướ c, C ụ c qu ả n lý tài nguyên nước http://dwrm.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo động đỏ ô nhiễm nguồn nước, Cục quản lý tài nguyên nước
Tác giả: Kỳ Sơn
Năm: 2011
19. Phạm Văn Tú (2012), “Các thông số đánh giá chất lượng nước’’ Baigiang.violet.vn, ngày truy cập 23/04/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các thông số đánh giá chất lượng nước’’
Tác giả: Phạm Văn Tú
Năm: 2012
20. Tô Uyên, “Ô nhiễm môi trường nước 3 lưu vưc sông Cầu, Đồng Nai, Nhuệ-Đáy” http://diendanmoitruong.com, ngày truy cập 20/04/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô nhiễm môi trường nước 3 lưu vưc sông Cầu, Đồng Nai, Nhuệ-Đáy”
18. Tác hại của ô nhiễm nước 2012, http://www.aquastar.com.vn Link
4. Lu ậ t b ả o môi tr ườ ng Vi ệ t Nam 2005 ngày 29/11/2005 Khác
6. Phòng Tài nguyên và Môi trườnghuyện Hiệp Hòa, Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang đợt ,đợt 2năm 2013 Khác
7. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa, Quy ho ạ ch b ả o v ệ môi trường huyện Hiệp Hòa đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 Khác
9. Số liệu thống kê huyện Hiệp Hòa(2012), Tổng hợp về tình hình kinh tế xã h ộ i huy ệ n Hi ệ p Hòa Khác
10. Sở tài nguyên và môi trường Bắc Giang (2012), báo cáo chuyên đề hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Cầu tỉnh Bắc Giang Khác
12. Lê Trình (1997), Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, NXB khoa học – kỹ thuật, Hà Nội.II. Tiếng anh Khác
13. Andrew D. Eaton (2009), water-scarcity-and-global-warming Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w