7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chính xác)
4.2.6. Cơ sở phát triển dul ịch trong mô hình
4.2.6.1. Phương tiện vận chuyển
Tuyến tham quan sẽ lần lượt đi qua 6 điểm như trên. A và B lần lượt là đường
đi đến Hậu Giang bằng đường thủy và đường bộ.
Du khách sẽđi bằng hai phương tiện chính để di chuyển giữa các điểm du lịch như sau:
- Bằng tàu: sau khi tham quan vườn bưởi ở Phú Hữu, khách du lịch sẽ dọc theo kênh Xáng Cái Côn để đến chợ nổi Ngã Bảy, sau đó đi theo kênh Lái Hiếu đến Lung Ngọc Hoàng.
- Bằng ôtô: từ Lung Ngọc Hoàng du khách chuyển sang xe ôtô để đến rừng tràm Vị Thủy, rồi đến Vị Thanh vui chơi giải trí tại HồĐại Hàn và tham quan làng khóm Cầu Đúc.
Ngoài hai loại phương tiện vận chuyển chính trên, du khách còn có thểđi bằng xe bò hoặc xe lôi trong khu vực để đi sâu vào những ruộng lúa bạt ngàn, được đi xuồng ba lá dọc theo các con rạch đi bắt cá, hái rau cùng người dân. Khi dừng chân tại HồĐại Hàn, du khách có thể tự túc dùng xe đạp đi vòng quanh thị xã Vị Thanh.
Hình 4.3: Bơi xuồng tham quan rừng tràm
4.2.6.2. Cơ sở lưu trú, ăn uống
Tất cả các nơi lưu trú cho khách trong mô hình này đều là dạng “Homestay”, nhà nghỉ sinh thái tại khu du lịch và cấm trại ngoài trời. Để tăng
Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
ta sẽ xây dựng những khu nhà nghỉ với kiến trúc dân dã với vật liệu chủ yếu là gỗ
và tre nứa để không phá hủy cảnh quan khu vực, cần lưu ý trang bị đầy đủ tiện nghi cho khách sinh hoạt như chỗ ngủ, điện thoại, nước sạch, nhà vệ sinh… nhưng vẫn đảm bảo được nét đặt trưng của ngôi nhà. Có thể trồng những liếp rau xung quanh ngôi nhà để khách có thể tự tay chăm sóc để tăng tính đặc sắc. Các nhà nghỉ sẽ được xây sát nhau theo từng cụm và được nối với nhau bằng những lối đi lót đá cuội. Khu vực nhà nghỉ sẽđược cách biệt với các khu khác bằng các hàng rào dâm bụt được tỉa xén đẹp mắt
Tập trung thật nhiều món ăn dân dã để giới thiệu cho du khách và hướng dẫn khách ăn theo đúng kiểu của người nông dân như cá lóc nướng trui ngoài đồng ruộng hay ăn bánh xèo bằng tay với nhiều loại rau trồng trong vườn…
4.2.7. Dịch vụ du lịch và các dịch vụ bổ sung 4.2.7.1. Phát triển các làng nghề thủ công
Các khu sẽ liên kết với nhau thành một làng nghề chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống. Du khách có thể vừa tham quan, học hỏi, vừa mua sắm tại đây.
4.2.7.2. Sản phẩm lưu niệm
Tạo nhiều chủng loại quà lưu niệm do chính tay người dân trong vùng làm để
tăng chi tiêu của du khách như: các sản phẩm gia dụng bằng tre, lục bình, gỗ tràm…
4.2.7.3. Cơ sở chăm sóc sức khỏe
Mở thêm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như tắm hơi, thẩm mỹ, thể thao giải trí…
4.2.7.4. Dịch vụ khác
Dịch vụ karaoke, dịch vụ vận chuyển riêng, dịch vụ chuyển đổi và rút tiền, dịch vụ tổ chức tiệc liên hoan theo yêu cầu…
4.3. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN THIẾT KẾ CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO MỖI ĐIỂM DU LỊCH
4.3.1. Tại vườn bưởi Năm Roi xã Phú Hữu
Vì đây là điểm tham quan đầu tiên nên ta không cần xây dựng nhà nghỉ cho khách mà chỉ chú trọng công việc mở rộng các vườn bưởi và chăm sóc thật tốt sản phẩm. Xây dựng điểm nghỉ chân giữa những khu vườn. Tại đó du khách có thể dùng
Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
nước giải khát và ăn trái cây, chè bưởi, vừa được hái trong vườn, được nghe người dân kể chuyện trồng bưởi, cách chăm sóc cây, chiết cành… Xây thêm nhiều gian bán trái cây tại chỗ, những sản phẩm làm từ bưởi (như nước bưởi ép…) để khách mua về làm quà và bán những cây giống cho những khách nào muốn mua về trồng. Tuy là nhà vườn nhưng cần chú trọng xây dựng khu vực vệ sinh thật tốt. Khai thông mương, rãnh không để rác ứđộng để tạo thiện cảm và giúp cho môi trường tại
điểm tham quan trong sạch hơn
4.3.2. Tại chợ nổi Ngã Bảy
Đặc trưng của điểm du lịch này là mọi hoạt động đều thực hiện trên sông nên ta không xây dựng gì nhiều ở đây. Chỉ mở khu vực nghỉ đêm cho khách để thuận tiện cho việc tham quan chợ nổi lúc sáng sớm. Và mở một điểm ăn điểm tâm đủ tiêu chuẩn, hợp vệ sinh cho du khách.
4.3.3. Tại khu BTTN Lung Ngọc Hoàng
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng có hình dạng gần như một hình chữ nhật. Nó được phân định bởi những con kênh lớn nhỏ bao quanh. Ta có thể hình dung cách thức quy hoạch toàn thể KBT cho khai thác du lịch như sau:
Hình 4.4: Quy hoạch khu BTTN Lung Ngọc Hoàng và vùng phụ cận
1.Vùng thổ cư
cư
2.Rừng cho dân có quyền khai thác
4.Phần lõi thuộc quốc gia
3.Vùng khai thác du lịch
Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
Thành lập Phòng bảo vệđộng, thực vật, đây là nơi làm công tác bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học cho khu bảo tổn. Hướng dẫn khách biết cách đi tham quan, khám phá mà không làm ảnh hưởng đến những con vật bên trong. Mở trại nuôi dưỡng những giống động vật đang được quan tâm trong khu bảo tồn như rắn, rùa, cua đinh, chim, cò…
4.3.4. Tại rừng tràm Vị Thủy
Nơi đây thích hợp cho việc tổ chức cắm trại, picnic, vui chơi tập thể nên ta sẽ
xây dựng 2 loại nhà nghỉ. Một khu vực dành cho xây phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn với
đầy đủ tiện nghi, khu này sẽđặt cạnh nhà hàng và có một khu vực nữa dùng để dựng những túp lều cho khách thuê (hình thức này sẽđược tham khảo thêm ở khu du lịch Madagui – Lâm Đồng). Kiến trúc được thiết kế hiện đại bên trong cái hoang sơ, tự
nhiên.
Nơi đây thích hợp phát triển khu nuôi ong mật nên ta sẽ tổ chức thành một làng nghề nuôi ong cạnh khu rừng tràm. Mở khu bán mật ong và những sản phẩm khác làm từ mật ong.
4.3.5. Tại HồĐại Hàn
Bản chất của khu này là ao hồ nhân tạo, bên trong nuôi cá và trồng sen. Ta sẽ
dựa vào đấy để xây dựng thành một khu du lịch ẩm thực nổi trên hồ với những sàn
đạo giao nhau trên hồ sen. Khi du khách đến đây, họ đều phải đi trên sàn đạo để
tham quan và ăn uống. Vì đây là làng ẩm thực nên chủng loại món ăn phải vừa ngon vừa phong phú. Lập khu biểu diễn chế biến món ăn cho du khách thưởng thức. Có thêm khu câu cá giải trí.
4.3.6. Tại làng khóm Cầu Đúc
Đây là điểm tham quan cuối cùng trong tuyến và cũng là điểm gần với HồĐại Hàn, gần trung tâm thị xã Vị Thanh nên ta không xây nhà nghỉ tại đây, chỉ tổ chức cho du khách tham quan và vui chơi. Kết hợp với một số hộ dân sử dụng một phần
đất làm nơi nghỉ chân giữa khu trồng khóm và khu trồng mía. Vì khu trồng khóm và
điểm tập trung khóm ở tại cầu Cái Tư cách nhau hơi xa nên ta phải lập điểm tập trung khóm khác tại điểm dừng chân của khách để có thể bán cho du khách. Tuy khóm là loại trái cây không quý hiếm và có thể mua ở bất cứ nơi đâu nhưng riêng khóm Cầu Đúc xưa nay nổi tiếng có hương vị ngon hơn do thổ nhưỡng tại đây. Vì thế khóm và mía sẽ là sản phẩm có thể bán cho khách tham quan.
Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
Xây dựng mô hình du lịch là điều tất yếu nhưng để có thểđưa vào hoạt động hiệu quả thì không thể thiếu hoạt động marketing. Bất kỳ một sản phẩm nào cũng cần đến marketing và trong du lịch nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng.
4.4. CÔNG TÁC MARKETING CHO MÔ HÌNH
Thời gian qua ngành du lịch Hậu Giang còn rất yếu kém trong công việc quảng bá sản phẩm của mình và thông tin liên quan còn rất thiếu. Bằng chứng là qua cuộc phỏng vấn với 65 du khách ở khắp nơi đang đi du lịch ở các tỉnh lận cận thì có tới 90% là không có thông tin gì về du lịch Hậu Giang, còn 10% còn lại thì có phân nữa nhầm lẫn Hậu Giang chính là thành phố Cần Thơ bây giờ. Khi hỏi về đề xuất của cá nhân để du lịch Hậu Giang phát triển hơn thì có tới 22% trên tổng số 14 ý kiến đại diện nhất cho rằng nên đẩy mạnh công tác thông tin, quảng cáo ra bên ngoài, nhất là bằng phương tiện internet.
Khắc phụ khuyết điểm của mình, ban quản lý và những người có chức trách nên chú trọng đến công tác truyền thông, nên thành lập đội, nhóm hoặc tổ phụ trách riêng lĩnh vực này. Thiết kế nhiều trang web có chất lượng và đưa hình ảnh Hậu Giang đến với công chúng. Tạo đường link đến nhiều trang web phổ biển khác. Thực hiện chính sách khuyến mại trong việc chọn mua tour của du khách tại các công ty lữ hành.
Đưa sản phẩm du lịch Hậu Giang có mặt trong những buổi triển lãm hay hội chợ du lịch.
Áp dụng “Tiếp thị xanh” trong hoạt động lữ hành. Du lịch bền vững là hướng phát triển tất yếu của du lịch hiện đại, tích hợp cùng lúc 3 lợi ích chính:
1) Phúc lợi kinh tế của ngành du lịch. 2) Bình đẳng xã hội
3) Bảo vệ môi trường du lịch
Cả 3 lợi ích này đều dựa trên cơ sởđáp ứng tối đa nhu cầu chính đáng của du khách. Tiếp thị xanh là cầu nối đầu tiên của doanh nghiệp du lịch và du khách, quyết
định việc du khách lựa chọn điểm/tour du lịch, thời gian lưu trú và việc quay trở lại
Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” 0 5 10 15 20 25
Có thêm nhiều hoạt động vui chơi, giải trí
Xây dựng tốt nơi lưu trú Trồng nhiều vườn cây ăn trái Có nhiều sinh hoạt bản địa Phải dựa vào cộng đồng Tổ chức nhiều tour tham quan hơn
HDV giỏi, nhân viên phục vụ tốt
Đầu tư tốt cơ sở hạ tầng Tăng cường thông tin, quảng cáo
Tạo thêm nhiều nét riêng cho điểm
Giá cả hợp lý
Tái hiện lại lịch sử chiến tranh Liên kết vùng
Giữ môi trường trong sạch
14 ý kiến đại diện nhất
Biểu đồ 4.3: Đề xuất của du khách giúp du lịch Hậu Giang phát triển hơn
4.5. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ TRỌNG NHẤT TRONG CÔNG TÁC XÂY
DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH
Từ những phản ánh thiết thực của du khách và của chính người dân trong tỉnh, cần phải chú trọng điều chỉnh những điểm sau:
4.5.1. Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp
Vì mô hình được xây dựng trong phát triển bền vững nên môi trường là yếu tố
quan trọng nhất cần được chú trọng. Phải trồng nhiều cây xanh vừa tạo cảnh quan vừa giữ cho hệ sinh thái phát triển tốt hơn. Đẩy mạnh công tác vận động người dân và du khách giữ gìn vệ sinh chung.
Áp dụng sát sao những phương thức sản xuất sạch, đáp ứng đầy đủ 10 tiêu chuẩn của phát triển bền vững (xem trang 13).
4.5.2. Hoạt động vui chơi, giải trí đặc trưng, lôi cuốn (% ý kiến) (% ý kiến)
Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
Hoạt động vui chơi, giải trí chính là điểm thu hút sự chú ý của du khách khắp nơi. Phải tạo nhiều loại hình vui chơi hơn nữa và phải thật hấp dẫn hơn nữa. Phải biết cập nhật các công nghệ mới về các loại hình tiêu khiển, giải trí. Cố gắng không
để du khách cảm thấy nhàm chán khi đến từng điểm tham quan bằng cách tạo nét
đặc trưng riêng, không trùng lắp.
4.5.3. Ẩm thực phong phú, đặc sắc, an toàn
Việt Nam được xem là đất nước của những món ăn ngon. Mỗi vùng có phong cách ẩm thực riêng, rất đặc sắc và được rất nhiều khách du lịch quốc tếđánh giá cao. Hậu Giang cũng không ngoại lệ, cần phải có thật nhiều món ăn ngon mang phong cách Nam bộ để thay đổi trong nhiều ngày cho bảng thực đơn của khách. Điều vô cùng quan trọng là phải đảm bảo yếu tố an toàn thực phẩm.
4.5.4. Trình độ hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ cao
Hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ chính là “bộ mặt” của các cơ sở kinh doanh du lịch. Chính vì vậy cần phải đào tạo thật kỹđội ngũ này về trình độ ngoại ngữ, kiến thức lịch sử, kiến thức giao tiếp, kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành v.v…
Đây cũng là yếu tố còn rất thiếu và yếu của ngành du lịch Hậu Giang.
Nói chung, mô hình phát triển du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập và nghiên cứu được đề xuất xuất phát từ những thực trạng và tiềm năng mà bản thân mỗi điểm có được. Không phát triển đơn lẻ, nó cần phải được kết hợp với loại hình du lịch về nguồn, nghỉ dưỡng để tăng tính phong phú và lôi cuốn, hấp dẫn du khách gần xa.
Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO MÔ HÌNH VÀ CHO NGÀNH DU LỊCH HẬU GIANG
5.1. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG TỔ CHỨC DU LỊCH
CỦA TOÀN TỈNH HẬU GIANG TRONG THỜI GIAN QUA
Yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp ngành du lịch Hậu Giang hội nhập với khu vực và cả nước là phải hình thành công nghệ du lịch với các nội dung cần thiết: lực lượng, thương hiệu, sản phẩm du lịch. Việc xây dựng các thương hiệu cần phải có bàn tay điều phối, hỗ trợ của Nhà nước trong những chiến lược phát triển lâu dài, căn cơ để bảo trợ và khuếch trương thương hiệu du lịch Hậu Giang. Về sản phẩm du lịch phải tìm ra được sản phẩm mà "khách cần chứ không phải bán cái mình đang có". Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành để sản phẩm du lịch là sản phẩm chung trong xã hội chứ không phải là sản phẩm riêng của ngành du lịch.
5.1.1. Về mặt vật chất, cơ sở kỹ thuật
Vì là tỉnh mới được hình thành không lâu nên cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh nói chung và trong ngành kinh doanh du lịch nói riêng còn rất yếu kém, sơ sài, chủ
yếu dựa vào cơ sở cũ đã được đầu tư từ trước. Thậm chí, vào năm 2004, toàn địa bàn chỉ có một khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu và đến cuối năm 2007 thì có được 7 khách sạn bao gồm đạt chuẩn có sao và không đạt chuẩn, không đáp ứng được việc phục vụđối với các đoàn khách có số lượng lớn; số phòng, giường chất lượng cao phục vụ khách quốc tế có rất ít. Nhìn chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ
cho ngành du lịch của tỉnh Hậu Giang còn yếu, chủ yếu chỉđể phục vụăn uống với chất lượng không cao.
Trong thời gian qua Hậu Giang vẫn chưa xây dựng được hệ thống cửa hàng lưu niệm. Du khách đến Hậu Giang du lịch thường ra về với những túi quà hoa quả đã chứng minh cho điều này. Sự nghèo nàn và không có tính độc đáo, phong phú của sản phẩm du lịch sẽ góp phần làm giảm lượng khách du lịch đến Hậu Giang, không khuyến khích khả năng chi tiêu của du khách.