Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh hậu giang.pdf (Trang 43 - 46)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chính xác)

3.2.1. Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

3.2.1.1. Tên gi và lch s

Gọi là Lung Ngọc Hoàng bởi vì đây là một vùng đất trũng, ngập nước quanh năm nên gọi là “lung”. Còn “Ngọc Hoàng” là do nó quá rộng lớn và hoang dã, chỉ

có trời và nước, chỉ có Ngọc Hoàng mới sống nơi đó nên người ta mới gọi là Lung Ngc Hoàng. Nó còn có một cái tên khác là Nông trường Phương Ninh.

Xa xưa , Lung Ngọc Hoàng rộng tới 30.000 ha là một vùng thiên nhiên hoang dã phần lớn là tràm và rất nhiều sinh vật quý, nhiều nhất là cá đồng và nhiều loại chim thú quý hiếm. Vào những đám mưa đầu mùa, cá đổ dồn về các con đập dài đến cả chục mét. Người dân không có cách nào bắt xuể, phải dùng phảng chém cho cá chết. Khi nước rút, cá xuống lung không kịp, nằm tràn cả cánh đồng. Mùa giáp hạt thì rủ nhau đi phan chim . Dụng cụ là một cây tre dài và có nhiều người xếp hàng ngang nhau đi. Chim giật mình bay lên thì dùng cây quất mạnh, con gãy cánh, con gãy cổ rồi mang về ăn vài ba ngày vì bán chẳng ai mua. Trong những năm kháng chiến , do địa thế của Lung Ngọc Hoàng hiểm trở, rậm rạp nên nơi đây được chọn là vùng căn cứ cách mạng an toàn đồng thời cũng là kho lương thực tươi sống phong phú để nuôi quân ta đánh giặc. Căn cứ tỉnh uỷ Cần Thơ từng được Lung Ngọc Hoàng bao bọc, che chở và nuôi sống bằng nguồn thực phẩm phong phú này. Không

Đề tài: “Xây dng mô hình du lch sinh thái – văn hóa kết hp hc tp, nghiên cu trong phát trin bn vng tnh Hu Giang”

những thế mà nơi đây còn cung cấp thực phẩm cho cả những đơn vị bộđội ở các khu vực xung quanh.

Sau ngày giải phóng với chủ trương đẩy mạnh phát triển lương thực , Lung Ngọc Hoàng được đưa vào khai thác nên diện tích Lung ngày càng thu hẹp lại nhanh chóng . Hiện tại, Lung Ngọc Hoàng chỉ rộng chưa bằng 1/10 trước kia với diện tích khoảng 2.800 ha. Tuyến kênh Hậu Giang 3 nhằm đưa nước ngọt từ sông Hậu để rửa phèn , xả mặn cho một vùng đất rộng lớn của Phụng Hiệp, Long Mỹ ... được đào mới chạy qua giữa Lung và một hệ thống kênh mương xẻ dọc, xẻ ngang để cải tạo vùng đất trồng lúa nhưng không ngờ phèn lại tác động ngược lại cây lúa làm cây lúa cũng không sống nổi. Không chỉ vậy mà nhiều loại động thực vật cứ bỏđi hoặc chết dần. Thấy trồng lúa không được nên địa phương tiếp tục chuyển nơi đây thành lâm trường vừa trồng mới vừa khai thác tràm, một phần tiếp tục cho nông dân sản xuất nông nghiệp.

Đến ngày 14/01/2002 , Thủ tướng Chính phủđã ra quyết định thành lập “Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng” với tổng diện tích 2.805 ha. Rừng tràm bắt đầu được trồng lại thẳng hàng ngay lối và được bảo vệ. Hệ thống kênh mương xẻ dọc, xẻ ngang xuất hiện phục vụ công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Mục đích chính của việc thành lập khu bảo tồn này là nhằm tạo ra một môi trường du lịch hấp dẫn để cho nhân dân có chỗ nghỉ ngơi và vui chơi giải trí, kế đến là nghiên cứu môi trường đa dạng sinh học để đưa vào quản lý, sử dụng tài nguyên theo hướng phát triển bền vững.

3.2.1.2. V trí địa lý và phân khu

Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN ) đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng là di sản cuối cùng của hệ sinh thái tự nhiên nổi tiếng thuộc huyện Phụng Hiệp. Là KBTTN theo quy chế quản lý của 3 loại rừng của Việt Nam theo tiêu chuẩn của công ước Ramsar. Tọa độ 9041’- 9045’N, 105039’- 10543’E .

Đề tài: “Xây dng mô hình du lch sinh thái – văn hóa kết hp hc tp, nghiên cu trong phát trin bn vng tnh Hu Giang”

Hình 3.2: V trí KBTTN Lung Ngc Hoàng trên bn đồ

Tổng diện tích của khu bảo tồn là 2805,48 ha và được quy hoạch thành 4 phân khu:

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 976,28ha;

- Phân khu phục hồi sinh thái tự nhiên 963,45ha; - Phân khu hành chính dịch vụ du lịch là 404,72ha; - Phân khu thực nghiệm nghiên cứu khoa học 461,03ha.

Với tổng số vốn đầu tư cho các hoạt động của khu bảo tồn từ năm 2002 đến 2006 là 73,960 tỷđồng. 3.2.1.3. H sinh thái Lung Ngọc Hoàng có 3 kiểu thảm thực vật chính: rừng tràm, đầm lầy và trảng cỏ. Rừng tràm có diện tích lớn nhất, hầu hết diện tích này là rừng trồng tràm thương mại, có giá trị đa dạng sinh học không cao. Diện tích còn lại là đầm lầy và trảng cỏ có giá trịđa dạng sinh học cao hơn mặc dù nhiều nơi đang được trồng

tràm non. Khoảng 1/3 diện tích là đất canh tác lúa và mía.

Các trảng cỏ có diện tích lớn và loài cỏ Năng ngọt mọc hỗn giao với cỏ Chỉ và rải rác có tràm tái sinh. Có 3 loại hình trảng cỏ khác nhau trong khu vực là: các bãi

Đưng Scleria poafearmis, gồm có cỏ Năng và các loài thuộc họ cỏ Poaceae; bãi cỏ

Mỡ Hymenachne acutigluma chiếm ưu thế ở các bờ kênh; và bãi sậy Phragmites vallataria xuất hiện thành từng đám cao và dày.

Đề tài: “Xây dng mô hình du lch sinh thái – văn hóa kết hp hc tp, nghiên cu trong phát trin bn vng tnh Hu Giang”

Quần xã thực vật thủy sinh ở các kênh đào chủ yếu là các loài Lục bình, bèo Cái, bèo Ong (bèo Tai Chuột), rau muống, rau mương, cỏ sước nước, bèo Dâu, bèo Trống và bèo Cám.

Khu bảo tồn còn là nơi quy tụ 206 loài động vật quý, phong phú, nhiều chủng loại, trong sốđó có 9 loài chim quý hiếm là bạc má, cá đãy, cà cuốc, cò ốc, giang sen, cò lạo xám, Le khoang cổ, ác là… Có 5 loài thú quý hiếm là dơi chó, rái cá, rái móng, chồn mực, cáo mèo, 10 loài bò sát tiêu biểu là rắn mái gầm, rắn cạp nong (bungarus fasciatus), rùa nắp (Cuora amboinensis), Rùa vàng (Testudo elongata, và một loài ếch giun (lchthyophis glutinous) rất quý. Ngoài ra còn có 77 loài thuỷ sản, trong đó có 2 loài cá quý: cá Còm (Notopterus chilata) và cá Trê trắng (Clarias batrachus).

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh hậu giang.pdf (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)