7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chính xác)
5.1.1. Về mặt vật chất, cơ sở kỹ thuật
Vì là tỉnh mới được hình thành không lâu nên cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh nói chung và trong ngành kinh doanh du lịch nói riêng còn rất yếu kém, sơ sài, chủ
yếu dựa vào cơ sở cũ đã được đầu tư từ trước. Thậm chí, vào năm 2004, toàn địa bàn chỉ có một khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu và đến cuối năm 2007 thì có được 7 khách sạn bao gồm đạt chuẩn có sao và không đạt chuẩn, không đáp ứng được việc phục vụđối với các đoàn khách có số lượng lớn; số phòng, giường chất lượng cao phục vụ khách quốc tế có rất ít. Nhìn chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ
cho ngành du lịch của tỉnh Hậu Giang còn yếu, chủ yếu chỉđể phục vụăn uống với chất lượng không cao.
Trong thời gian qua Hậu Giang vẫn chưa xây dựng được hệ thống cửa hàng lưu niệm. Du khách đến Hậu Giang du lịch thường ra về với những túi quà hoa quả đã chứng minh cho điều này. Sự nghèo nàn và không có tính độc đáo, phong phú của sản phẩm du lịch sẽ góp phần làm giảm lượng khách du lịch đến Hậu Giang, không khuyến khích khả năng chi tiêu của du khách.
Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
Hệ thống giao thông những năm đầu chỉ có đoạn thuộc Quốc lộ 1A là tốt, và
đến năm 2007 mới hoàn thành tuyến Quốc lộ 61 đi về Vị Thanh. Đa số những tuyến
đường dẫn đến các huyện, xã còn gồ ghề khó đi. Điều này làm ảnh hưởng đến việc
đi lại của du khách, làm cho du khách ái ngại khi quyết định đi du lịch ở Hậu Giang. Mặc dù đã được quan tâm nhưng nguồn vốn dành cho du lịch còn thiếu trầm trọng so với nhu cầu phát triển. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư không đa dạng, chủ yếu là từ nguồn ngân sách Nhà nước. Vốn đầu tư tư nhân và nước ngoài còn rất hạn chế, không đáng kể. Đầu tư nhỏ lẻ, cá nhân, không đồng bộ.
Thiết chế văn hóa (như rạp chiếu bóng, nhà văn hóa, trung tâm thể dục thể
thao…) còn rất thiếu, thậm chí có nhiều huyện còn chưa có.
5.1.2. Về yếu tố con người
Theo thống kê của năm 2004 của tỉnh thì tổng số lao động của ngành du lịch là 189 người, rất ít so với các tỉnh lân cận. Về tình hình đào tạo, số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước chỉ được đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, trình độ
nghiệp vụ thấp, ít kinh nghiệm, trình độ kiến thức chưa tương xứng với nhu cầu. Số
lao động qua đào tạo đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hầu như không qua đào tạo, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm tự phát, không có chuyên môn. Các cán bộ có trình độ và có trình độ chuyên môn du lịch thiếu, đội ngũ quản lý chưa có nhiều kinh nghiệm. Về phần đội ngũ
hướng dẫn viên du lịch có trình độ chuyên môn cao, am hiểu lịch sử hầu như không có.
Về công tác quản lý Nhà nước về du lịch từ khi tách tỉnh, Sở Thương mại – Du lịch đã được thành lập và đang được kiện toàn về bộ máy tổ chức cũng như trình độ
quản lý. Tuy nhiên, hiện nay công tác phân công, giám sát các hoạt động du lịch ở
các huyện, thị trong tỉnh chưa thật sự mạnh và sát sao để có thể giúp cho Sở quản lý tốt hơn về các hoạt động du lịch ở địa phương. Bên cạnh đó cũng chưa có công ty chuyên kinh doanh về lĩnh vực du lịch. Những tồn tại trên đã gây nhiều khó khăn cho công tác điều hành, quản lý du lịch.
Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
5.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO BAN QUẢN LÝ DU LỊCH VÀ CÁC CƠ SỞ
KINH DOANH DU LỊCH
Hiện nay ngành du lịch Hậu Giang hoạt động theo lối hợp tác xã nhưng mạnh ai nấy làm mà không có sự quản lý, điều hành theo hệ thống. Phải bắt tay chấn chỉnh vào những việc nhỏ nhất, từ đào tạo, xây dựng lực lượng đến việc thay đổi tư tưởng cục bộđịa phương, tư duy lạc hậu ăn cây nào rào cây ấy để có một chiến lược phát triển thống nhất.
5.2.1. Phân tích các cơ hội, đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu cho ngành du lịch tỉnh Hậu Giang
1) Cơ hội
- Do đời sống kinh tế của người dân ngày càng tăng cao nên nhu cầu đi du lịch, học tập cũng tăng theo đáng kể.
- Chính sách “đổi mới, mở cửa và hội nhập” của Đảng và Nhà nước tiếp tục phát huy có hiệu quảđã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tếđối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Đặc biệt Đảng và Nhà nước đã khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, phát triển du lịch tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo việc làm và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển…” và những năm gần đây thực sựđã quan tâm đầu tư cho du lịch phát triển.
- Du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển nhanh và trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu của thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế
giới (WTO) năm 2004 trên thế giới có khoảng 763 triệu người đã đi du lịch và thu nhập từ du lịch đạt 622 tỷ USD, tương đương trên 6,67% tổng sản phẩm quốc dân (GDP) trên thế giới. Du lịch là ngành kinh tế tạo nhiều việc làm cho người lao động và hiện đang thu hút trên 230 triệu lao động trực tiếp, chiếm 10,87% lực lượng lao
động trên toàn thế giới, như vậy nếu tính trung bình cứ 9 người lao động có 1 người làm du lịch.
- Việt Nam là đất nước có chếđộ chính trị hòa bình, ổn định; công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội luôn được đảm bảo là nhân tố quan trọng đảm bảo cho phát triển du lịch. Theo đánh giá, Việt Nam là một điểm du lịch rất an toàn trong khu vực. Nền chính trị ổn định là một thuận lợi lớn, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi nạn khủng bố toàn cầu làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý đi du lịch của du khách.
Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
- Qua cuộc phỏng vấn với 65 khách du lịch nội địa thì có đến hơn 40% nhận xét hình thức du lịch sinh thái miệt vườn ởĐBSCL là hấp dẫn và hơn 26% là rất hấp dẫn. Điều này cho thấy ngành du lịch sinh thái ở ĐBSCL nói chung và du lịch Hậu Giang nói riêng còn rất nhiều cơ hội để phát triển mạnh hơn nữa.
2) Đe dọa
- Cạnh tranh gây gắt: Du lịch trong khu vực cũng như trên thế giới ngày càng cạnh tranh gây gắt, đặc biệt sẽđẩy lên ở mức cao trong điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa và biến động khó lường của khủng hoảng tài chính, năng lượng, thiên tai… Trong khi đó khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hậu Giang nói riêng còn rất hạn chế. Ngay cả trong vùng ĐBSCL cũng sẽ diễn ra cuộc cạnh tranh gây gắt các sản phẩm du lịch của các địa phương vì nhìn chung các sản phẩm du lịch trong vùng đều tương đối giống nhau. Với Hậu Giang, việc xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù có khả năng cạnh tranh cao sẽ là một thách thức lớn
đối với ngành du lịch của tỉnh.
- Thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường. Những trận thiên tai (bão tố, lũ lụt, hạn hán…) hay dịch bệnh (SARS và bệnh cúm gia cầm H5N1) đang diễn biến rất phức tạp và với tần số lặp lại ngày càng nhiều đã hạn chế và phong tỏa các luồng khách đến một số quốc gia.. Ngành du lịch thế giới đang phải đối mặt với những thử
thách mới trong mối quan hệ cung cầu. Du lịch Hậu Giang cũng không nằm ngoài những bất lợi đó.
- Lạm phát tăng cao: trong vài năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao dẫn đến tình trạng lạm phát mạnh. Vật giá ngày càng tăng cao khiến cho chi phí trong tất cả các mặt đều tăng theo, khó khăn cho việc đầu tư du lịch, nhất là du lịch Hậu Giang vì xuất phát từđiểm rất thấp nên nhu cầu xây dựng rất cao. - Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Hậu Giang chưa cao, mức sống của người dân nhìn chung còn rất thấp so với mặt bằng chung của cả nước do đó đã ảnh hưởng đến quan hệ“cung-cầu” đối với phát triển du lịch. Trong khi đó, nền kinh tế
thế giới đang có chiều hướng phát triển trì trệ (đặc biệt là ở những nước có nguồn khách du lịch ra nước ngoài lớn), tốc độ tăng trưởng thấp, không được thúc đẩy phát triển như ý muốn, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển.
Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
3) Điểm mạnh
- Môi trường trong sạch: Do tràm và bạch đàn được trồng khắp nơi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, hơn nữa còn có khu bảo tồn thiên làm “lá phổi” cho môi trường của tỉnh nên Hậu Giang được xem là nơi có khí hậu tốt, trong lành, là thế mạnh để
phát triển du lịch sinh thái.
- Như đã phân tích thực trạng ở trên, Hậu Giang có nhiều tài nguyên thiên nhiên, phong phú về số lượng lẫn chủng loại. Lợi thế này sẽ giúp cho việc khai thác du lịch thuận tiện hơn.
- Toàn tỉnh Hậu Giang với tổng dân số là 772.000 người, đây chính là một nguồn lao động dồi dào nếu nhưđược đào tạo đúng cách và kịp lúc.
- Hậu Giang nằm ở vị trí trung tâm của ĐBSCL nên có lợi thế thu thút du khách nội địa ở các tỉnh lận cận, và lại nằm kề thành phố Cần Thơ nên có thế tận dụng được nguồn khách từ TP. HCM đến Cần Thơ du lịch.
4) Điểm yếu
- Vốn đầu tư cho du lịch còn rất thiếu, trong khi đó đầu tư lại chưa đồng bộ, chưa tạo được những sản phẩm du lịch đặc trưng có chất lượng cao của Hậu Giang, dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả. Đầu tư cho công tác bảo tồn, phát triển các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch còn rất thiếu.
- Trình độ quản lý ngành còn thấp, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm tay nghề chưa cao. Các nhà quản lý chưa kết hợp được với nhau để cùng tìm ra hướng
đi tốt.
- Đầu tư công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch còn yếu. Thông tin về du lịch Hậu Giang vô cùng khan hiếm trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Hạ tầng cơ sởđơn sơ, lạc hậu, chỉ tận dụng những gì còn lại của Cần Thơ cũ để lại. Giao thông đường bộ phát triển trễ và chậm.
Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
Bảng 5.1: MA TRẬN TỔNG HỢP CÁC CƠ HỘI, ĐE DỌA, ĐIỂM MẠNH,
ĐIỂM YẾU CỦA NGÀNH DU LỊCH HẬU GIANG
Những điểm mạnh (S) Những điểm yếu (W)
1. Môi trường trong sạch 2. Tài nguyên thiên nhiên phong phú
3. Nguồn lao động dồi dào 4. Vị trí địa lý trung tâm của vùng 5. Có nhiều cơ hội đầu tư 1. Cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ 2. Vốn đầu tư ít 3. Trình độ quản lý thấp 4. Chất lượng sản phẩm du lịch còn kém 5. Marketing còn yếu
Các cơ hội (O) Chiến lược SO Chiến lược WO
1. Nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng 2. Chính sách mở cửa, hội nhập và khuyến khích phát triển du lịch của Nhà nước 3. Tốc độ tăng trưởng ngành du lịch cao 4. Nền chính trịổn định 5. Nền giáo dục đang được chú trọng 1. Phát triển thị trường (S1,2,5+O1) 2. Đa dạng hóa đồng tâm (S3,4+O2,3) 3. Liên doanh (S3,4,5+O2,4) 1. Kết hợp theo chiều ngang (W1,2+O2,3) 2. Thâm nhập thị trường (W3,5+O2,5)
Các mối đe dọa (T) Chiến lược ST Chiến lược WT
1. Cạnh tranh gây gắt trong và ngoài khu vực 2. Thiên tai, dịch bệnh diễn ra khó lường 3. Lạm phát trong nước tăng cao 1. Khai thác thị trường (S2,4+T1) 2. Hợp nhất phía trước (S1,2+T2) 3. Hợp nhất phía sau (S5+T3) 1. Liên kết (W4,5+T1) 2. Cắt giảm (W3+T3)
Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
5.2.2. Đề xuất giải pháp
Hình ảnh du lịch Hậu Giang còn chưa đến nhiều với du khách trong và ngoài nước là do cách tuyên truyền, quảng bá và làm du lịch của tỉnh còn quá lạc hậu, manh mún, thiếu đầu tư chiều sâu, chiến lược lâu dài. Đơn cử như các địa điểm tham quan của tỉnh không hềđược bổ trợ, tái tạo thường xuyên, do vậy không hấp dẫn và lôi cuốn du khách. Nói một cách nôm na là chúng ta chỉ mới biết lấy đi mà không biết trả lại.
Căn cứ vào những phân tích và ma trận SWOT, để giúp cho ngành du lịch Hậu Giang phát triển tốt hơn ta có những giải pháp như sau:
- Nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng tăng, thuận lợi cho việc khai thác nguồn khách. Cần phải thiết lập ra nhiều loại hình du lịch khác nhau để cho du khách thay đổi “khẩu vị” đồng thời cũng tránh sự trùng lắp giữa các điểm du lịch trong khu vực. Mạnh dạng vươn ra thị trường mới, liên kết với nhiều công ty lữ
hành để tìm được nhiều nguồn khách khác nhau. Đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng biệt của tỉnh Hậu Giang, không bị trùng lắp với các tỉnh khác ở ĐBSCL. Phấn đấu xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm du lịch để cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Những sản phẩm như du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch sinh thái – văn hóa, du lịch về nguồn… cần được xây dựng hoàn chỉnh. Thúc
đẩy các loại hình du lịch cùng phát triển (du lịch đường bộ, du lịch đường thuỷ). - Tận dụng các tài nguyên vốn có để kêu gọi đầu tư nhất là về cơ sở hạ tầng như nhà nghỉ, số giường, số bàn trong nhà hàng... Cần hoàn thiện cơ sở vật chất thật tốt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách và số lượng ngày càng đông. Nâng cấp hạ tầng du lịch tại các khu du lịch, các điểm có tiềm năng du lịch. Tập trung đầu tư một số khu du lịch trọng điểm để làm hạt nhân thu hút khách và tạo ra các điểm kinh tế mạnh, thúc đẩy sự phát triển chung của cả vùng.
- Điều chỉnh giá cả hợp lý cho từng phần. Vì cơ sở vật chất chưa kịp hoàn chỉnh nên ta phải áp dụng chiến lược giá thấp cho mỗi loại hình vui chơi để giành lấy thị phần. Tại các khu du lịch sinh thái, nên dành một vài hình thức giải trí không tiêu hao vốn đầu tư hay nhiêu liệu nhiều để cho khách sử dụng không thu phí, ví dụ:
đạp vịt, bắn súng gỗ… Giới hạn phạm vi kinh doanh của các quán nước để dành một phần cho khách tự do ngồi nghỉ (như tại khu du lịch sinh thái Tây Đô, tất cả du khách đều phải dùng nước nếu muốn ngồi trong các chồi lá để nghỉ chân).
Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
- Phát triển du lịch là phải phát triển đồng bộ tất cả các ngành, vì vậy áp dụng chiến lược hợp nhất phía sau là vô cùng cần thiết. Tất cảđều có mối liên hệ mật thiết