- Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về môi trường từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Bố trí đủ biên chế công tác, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ môi trường.
- Các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở y tế cần thành lập các phòng, ban, bộ phận hoặc cử cán bộ chuyên trách về môi trường.
- Tăng cường pháp chế về bảo vệ môi trường bao gồm các nội dung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
* Đầu tư tài chính cho bảo vệ môi trường
- Phân bổ hợp lý, đầy đủ và sử dụng có hiệu quả 1% kinh phí ngân sách chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường.
- Vận động nhân dân tham gia đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, tạo điều kiện đẩy mạnh các dịch vụ về môi trường.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
- Đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, bãi rác.
* Tăng cường các hoạt động quan trắc, giám sát môi trường và công tác thanh kiểm tra trong lĩnh vực môi trường
- Xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc chất lượng môi trường khoa học, hợp lý, đảm bảo tính đại diện.
- Thực hiện hoạt động giám sát môi trường định kỳ đối với cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ có phát sinh chất thải nhằm kiểm soát các nguồn phát thải, tình trạng phát thải, mức độ ảnh hưởng đến môi trường.
* Nâng cao nhận thức và giáo dục bảo vệ môi trường
- Nâng cao nhận thức và giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các lớp học, tập huấn nâng cao nhận thức về môi trường và các hoạt động cộng đồng khác.
- Tổ chức các hoạt động thực tiễn liên quan đến vệ sinh môi trường, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nơi sống với nhiều thành phần tham gia trong cộng đồng như: Đoàn Thanh niên, Học sinh,…
Bên cạnh các hoạt động trên, huyện cũng cần tăng cường các biện pháp cụ thể giải quyết triệt để nhất các loại chất thải và nguy cơ ô nhiễm phát sinh, bảo vệ môi trường nước sông Cầu.
* Bảo vệ môi trường trong hoạt động sinh hoạt
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cùng với mạng lưới thu gom và thoát nước thải hợp lý, tách riêng với hệ thống thoát nước mưa hiện tại.
* Bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải
- Lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với quy hoạch phát triển công nghiệp, xây dựng, giao thông.
- Đổi mới công nghệ và thiết bị sản xuất thân thiện với môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường hiệu quả sử dụng các nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng, chọn lựa các nhiên liệu phù hợp trong sản xuất.
* Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp
- Quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư và nguồn nước
- Tiêu huỷ gia súc, gia cầm bị dịch bệnh đúng quy cách
- Ứng dụng, triển khai mô hình Biogas xử lý chất thải chăn nuôi
- Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp canh tác nông nghiệp bền vững
4.3.3. Các giải pháp khác
* Cải tạo, bảo vệ môi trường nước :
+ Cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh mương thoát nước và thu gom nước thải của các đô thị và khu dân cư tập trung.
+ Nạo vét, cải tạo hệ thống các nhánh sông.
+ Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường nước bán tự động, thành lập đội ngũ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giám sát thường xuyên.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu các tài liệu liên quan đến Chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Hiệp Hòa để làm tài liệu tốt nghiệp, em rút ra một số kết luận sau:
- Năm 2011 có các chỉ tiêu phân tích: TSS, NH4+, NO2-, Fe tại các vị trí Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cẩm đã vượt quá quy chuẩn cho phép. Còn lại các chỉ tiêu khác đều năm trong QCVN 08: 2008/BTNMT cột B1.
- Năm 2012 các chỉ tiêu phân tích tại các vị trí Hoàng Vân, Hợp Thịnh Xuân Cẩm và Mai Đình đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08: 2008/BTNMT cột B1
- Năm 2013 có các chỉ tiêu phân tích: BOD5,COD, NO2-,tại các vị trí Hoàng Vân, Xuân Cẩm, Mai Đình đã vượt quá quy chuẩn cho phép. Còn lại các chỉ tiêu khác đều nằm trong QCVN 08: 2008/BTNMT cột B1.
- Chất luợng nước sông Cầu chảy qua huyện Hiệp Hòa không bị ô nhiễm và đảm bảo các yêu cầu sử dụng nguồn nước theo QCVN 08:2008/BTNMT.
5.2. Kiến nghị
Để phòng ngừa ô nhiễm cho đoạn sông Cầu chảy qua huyện Hiệp Hòa nói riêng và lưu vực sông Cầu nói chung chúng ta cần đề ra một số giải pháp và phương hướng phòng ngừa ô nhiễm, em có kiến nghị như sau:
- Năng cao hệ thống xử lí nước thải tại các khu vực thị trấn đông dân cư. - Phải thường xuyên thực hiện công tác quan trắc môi trường để nhanh chóng phát hiện và xử lý các sự cố liên quan đến ô nhiễm môi trường , các cơ sở không tuân thủ công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.
- Đề ra biện pháp quản lí nguồn nước mặt hợp lí đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm. - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
- Phòng Tài nguyên Môi trường huyện phối hợp vớ các cơ quan ban ngành khác tạo điều kiện giúp đỡ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Lan Anh (2002), “Nước và môi trường” Tạp chí Thông tin khoa học công nghệ nông nghiệp, số (1), Tr 11-12.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Báo cáo hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường (DCE) 2005 – 2010, Việt Nam - Đan Mạch.
3. Hoàng Văn Hùng (2008), Ô nhiễm môi trường, Đại học Nông lâm
Thái Nguyên.
4. Luật bảo môi trường Việt Nam 2005 ngày 29/11/2005
5. Nguyễn Thị Lợi (2006), Cơ sở khoa học môi trường đại cương, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
6. Phòng Tài nguyên và Môi trườnghuyện Hiệp Hòa, Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang đợt ,đợt 2năm 2013.
7. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa, Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Hiệp Hòa đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030.
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia Hà Nội.
9. Số liệu thống kê huyện Hiệp Hòa(2012), Tổng hợp về tình hình kinh tế xã hội huyện Hiệp Hòa.
10. Sở tài nguyên và môi trường Bắc Giang (2012), báo cáo chuyên đề hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Cầu tỉnh Bắc Giang.
11. Dư Ngọc Thành (2006), bài giảng Quản lý tài nguyên nước, Đại học Nông
Lâm.
12. Lê Trình (1997), Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, NXB khoa học – kỹ thuật, Hà Nội.
II. Tiếng anh
13.Andrew D. Eaton (2009), water-scarcity-and-global-warming
14.Tyson, J. M. and House M.A (1989). The application of a water quality Index toriver management.Water Science & Technology 21: 1149-1159.
III. Tài liệu từ Internet
15.Thanh Huyền, Thuỳ Dung, 2012 “ Tiểu luận thực trạng ô nhiễm nước trên thế giới và Việt Nam”.http://baigiang.violet.vn, ngày truy cập: 20/04/2014.
16. Nước mặt Việt Nam và thách thức trong tương lai, Tổng cục môi trường, http://vea.gov.vn, ngày truy cập 22/4/2014.
17.Kỳ Sơn (2011), Báo động đỏ ô nhiễm nguồn nước, Cục quản lý tài nguyên nước http://dwrm.gov.vn
18. Tác hại của ô nhiễm nước 2012, http://www.aquastar.com.vn
19.Phạm Văn Tú (2012), “Các thông số đánh giá chất lượng nước’’
Baigiang.violet.vn, ngày truy cập 23/04/2014.
20. Tô Uyên, “Ô nhiễm môi trường nước 3 lưu vưc sông Cầu, Đồng Nai, Nhuệ-Đáy” http://diendanmoitruong.com, ngày truy cập 20/04/2014.