Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hiệp Hòa – tinh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. (Trang 34)

Giang

4.1.1.Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hiệp Hòalà một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Giang gồm 26 vị trí hành chính gồm 25 xã và 1 thị trấn,có diện tích tự nhiên là 203,05 km2

Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau: - Phía Đông Bắc giáp huyện Tân Yên.

- Phía Đông giáp huyện Việt Yên

- Phía Nam giáp vùng đồng bằng châu thổ Yên Phong của Bắc Ninh - Phía Tây Nam giáp huyện Sóc Sơn của Hà Nội

- Phía Tây Bắc giáp các huyện Phổ Yên và phú Bình của tỉnh Thái Nguyên

4.1.1.2. Địa hình

Hiệp Hòa là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, độ nghiêng theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, đồi núi và gò thấp ở một số xã phía Bắc, vùng đồng bằng tập trung ở phía Đông Nam và giữa huyện.

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình 23- 240C, lượng mưa trung bình mỗi năm 1.650 - 1.700mm, nhiệt lượng bức xạ mặt trời khá lớn khoảng 1.765 giờ nắng một năm.

4.1.1.4. Thủy văn

Sông Cầu là con sông duy nhất chảy qua địa phận huyện Hiệp Hòa .Dòng sông Cầu có chiều dài 50 km ôm lấy phía Tây và phía Nam của huyện Hiệp Hòa có giá trị kinh tế rất lớn, tạo luồng chuyên chở khách và hàng hóa khá thuận tiện. Nước của dong sông Cầu qua hệ thống mương máng tưới cho các cánh đồng trong huyện. Thuyền bè có thể theo sông Cầu lên Thái Nguyên, về Đáp Cầu, Phả Lại và ra biển. Sông Cầu bồi đắp phù xa màu mỡ cho các bãi ven sông và có trữu lượng các sỏi hàng triệu mét khối cung cấp cho các công trình xây dựng.

4.1.1.5. Một số tài nguyên chính

* Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.305 ha ( tức 20.305 km2 ) ( Theo niên giám thống kê 2010) . Trong đó đất nông nghiệp là 13.479 ha chiếm 67%, đất lâm nghiệp 190,3 ha chiếm 0,9%, đất chưa sử dụng 1.653,2 ha chiếm 8,2%. Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp.

* Tài nguyên nước

Được phân làm 2 loại chính như sau:

- Nước mặt: Qua phân tích chế độ mưa, lưu lượng các sông, hồ nước cho thấy nguồn nước mặt ở Hiệp Hòa khá là phong phú, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất và sử dụng trên địa bàn.

- Nước ngầm: Qua khảo sát một số giếng đào tại các khu vức định canh định cư lượng nước ngầm trên địa bàn huyện khá lớn đủ để phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân

* Tài nguyên khoáng sản

-Đất sét chịu lửa ở Đức Thắng có chất lượng tốt, trắng mịn, có thể làm đồ sứ. Đất sét dùng làm gốm sành ở xã Châu Minh, xã Lương Phong có trữ lượng lớn. Cát sỏi dọc sông Cầu.

- Vùng đồi núi có đá ong làm vật liệu xây dựng. Qua khảo sát địa chất có than và sắt nhưng chưa đến tuổi khai thác.

* Tài nguyên rừng

Hiệp hòa không còn rừng tự nhiên, rừng trồng rải rác ở các xã phía bắc huyện và được giao cho các hộ, các tổ chức quản lý. Tổng diện tích rừng toàn huyện là 167ha.

* Tài nguyên nhân văn

Hiện nay huyện có 26 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn ( trong đó có 25 xã và 1 thị trấn Thắng. Với số dân là 213.358 người, mật độ 1.050,8 người/km2., trong đó 97,5% số dân sống ở nông thôn. Huyện chỉ có dân tộc Kinh, mọi người dân sống đùm bọc yêu thương nhau. Phong tục tập quán được thế hệ con cháu duy trì và phát huy theo truyền thống của cha ông.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)