Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 71 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
71
Dung lượng
5,11 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ DIỆU Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI MỘT SỐ ĐIỂM THUỘC VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ, BẮC KẠN” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: THS. TRƯƠNG THÀNH NAM Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm THÁI NGUYÊN - 2014 69 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một quá trình hoàn thiện kiến thức, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn công việc, năng lực công tác thực tế của mỗi sinh viên sau khi ra trường nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nghiên cứu khoa học. được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên em đã thực tập tốt nghiệp tại Phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn để hoàn thiện và nâng cao kiến thức của bản thân. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, với lòng biết ơn chân thành em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Ths. Trương Thành Nam, giảng viên khoa Quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên người đã định hướng, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn tập thể các cô, chú, anh chị cùng toàn thể các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Bể, Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn, các cán bộ Kiểm lâm đã tạo mọi điều kiện, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Bể, Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn. Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô giáo khoa Quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em những kiến thức, tạo mọi điều kiện học tập trong suốt thời gian thực tập cũng như trong suốt khóa học vừa qua. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những người thân đã động viên khuyến khích trong suốt quá trình học tập để em có thể hoàn thành tốt 4 năm học. Thái Nguyên, tháng 05, năm 2014 Sinh viên Hoàng Thị Diệu 70 DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT KBT Khu bảo tồn ĐDSH Đa dạng sinh học VQG Vườn quốc gia KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên BTNMT Bộ tài nguyên và môi trường BTTN Bảo tồn thiên nhiên LSNG Lâm sản ngoài gỗ IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế UNDP Quỹ môi trường UBND Uỷ ban nhân dân ĐTQH Điều tra quy hoạch UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc NT Sắp bị đe dọa VU Sắp nguy cấp EN Nguy cấp VU Cấp sẽ bị nguy cấp LC Ít được biết đến 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Tài nguyên sinh học - một bộ phận của đa dạng sinh học có hoặc có thể có giá trị sử dụng cho con người - đã từng được khai thác tự do cho quá trình phát triển của loài người. Vào đầu thế kỷ 21, chúng ta đã nhận thấy tài nguyên sinh học là có giới hạn, và chúng ta đang khai thác vượt quá những giới hạn này, do đó đang làm giảm tính đa dạng sinh học. Vì vậy, đã đến lúc phải có sự thay đổi triệt để trong mối quan hệ giữa con người và tài nguyên sinh học mà đời sống của con người phụ thuộc vào. Ba Bể vừa là một vườn quốc gia, rừng đặc dụng, vừa là khu du lịch sinh thái của Việt Nam, nằm ở tỉnh Bắc Kạn, với trung tâm là hồ Ba Bể. Không chỉ được công nhận là khu bảo tồn tự nhiên từ năm 1977, Ba Bể còn được công nhận là Vườn Quốc gia (VQG) Ba Bể theo quyết định số 83/TTg ngày 10/11/1992 của Chính phủ với diện tích 7.610 ha, trong đó có 3.226 ha là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và hơn 300 ha diện tích mặt hồ. Những nghiên cứu khoa học khẳng định đây là khu vực giàu có về đa dạng sinh học, có nhiều nét đặc trưng của hệ sinh thái điển hình rừng thường xanh trên núi đá vôi và hồ trên núi, rừng thường xanh đất thấp. Vườn có tọa độ là 105°36′55″ kinh đông, 22°24′19″ vĩ bắc. Nó nằm trên địa bàn 6 xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thương, Quảng Khê, Cao Trĩ, Hoàng Trĩ thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vườn quốc gia này cách thị xã Bắc Kạn 50 km và Hà Nội 250 km về phía bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vườn quốc gia Ba Bể là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với phong cảnh kỳ thú và sự đa dạng sinh học. Năm 2004, Ba Bể đã được công nhận là một di sản thiên nhiên của ASEAN. Đồng thời VQG Ba Bể còn lọt vào danh sách 12 địa bàn được ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam. Hiện tại, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đa dạng sinh học bị ảnh hưởng như ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết; nuôi loài động vật mới, trồng loài cây mới, khai thác khoáng sản, khai thác lâm sản, phá rừng làm nương rẫy … Đặc biệt, đó là những tác động tiêu cực của một số người dân địa phương và các vùng lân cận đã và đang tàn phá khu rừng, những mối đe dọa không ngừng gia tăng làm cho nguy cơ mất đi một trong những hệ sinh thái rừng đặc thù và còn tính chất đa dạng sinh học cao là một thực tế khó tránh khỏi. Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu trường Đai học Nông lâm, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S. Trương Thành Nam - giảng viên khoa Quản lý tài nguyên, trường 2 Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học tại một số điểm thuộc Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn". 1.2. Mục tiêu , yêu cầu và ý nghĩa của đề tài 1.2.1. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, những thông tin về sự đa dạng loài, mức độ đồng đều, mức độ phong phú của Vườn quốc gia Ba Bể. - Hiện trạng công tác quản lý của Vườn quốc gia Ba Bể. - Xác định và làm rõ những nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Ba Bể. - Đề xuất giải pháp tạo cân bằng hệ sinh thái nhằm phát triển bền vững trên nguyên tắc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân nhưng vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái và đa dạng sinh học. 1.2.2.Yêu cầu của đề tài - Phản ánh đúng hiện trạng đa dạng thực vật của của Vườn quốc gia Ba Bể. - Đảm bảo tài liệu , số liệu đầy đủ khách quan. - Kết quả nghiên cứu các thông số về điều tra chính xác. - Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị đưa ra có tính khả thi, phù hợp với điều kiện địa phương và cơ quan quản lý của Vườn quốc gia Ba Bể. 1.2.3. Ý nghĩa của đề tài 1.2.3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học - Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu. - Là tài liệu phục vụ cho công tác quản lý môi trường ở cấp cơ sở. 1.2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá vấn đề thực tế và vai trò của công tác quản lý đối với Vườn quốc gia. - Từ việc đánh giá hiện trạng, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân tại khu vực. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Cơ sở khoa học - Khái niệm môi trường: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). - Hệ sinh thái: “Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển có tác động qua lại với nhau” (Theo khoản 15, Ðiều 3, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). - Đa dạng sinh học: Trong công ước về đa dạng sinh học, thuật ngữ đa dạng sinh học được dùng để chỉ sự phong phú và đa dạng của giới sinh vật từ mọi nguồn trên trái đất, nó bao gồm sự đa dạng trong cùng một loài, giữa các loài và sự đa dạng hệ sinh thái (Gaston and Spicer, 1998). Theo Công ước về Bảo tồn đa dạng sinh học đã thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro năm 1992, "Ða dạng sinh học" (ĐDSH) có nghĩa là tính (đa dạng) biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thuỷ vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh học. - Vườn Quốc gia: Vườn Quốc gia là một diện tích trên đất liền hoặc trên biển, chưa hoặc mới bị tác động nhẹ do các hoạt động của con người, có các loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu hoặc có các cảnh quan đẹp có tầm cỡ quốc gia hoặc quốc tế. - Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của một loài cũng như đối với quần thể của các loài khác nhau. - Đa dạng hệ sinh thái là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi quá trình sinh thái khác nhau, cũng như sự biến đổi trong từng hệ sinh thái. 2.1.2. Các văn bản pháp luật liên quan - Luật bảo vệ môi trường 2005. - Luật đa dạng sinh học năm 2008 quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. - Luật bảo vệ và phát triển rừng (có hiệu lực từ 1-4-2005). 4 - Nghị định số 65/2010/NĐ- CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học 2008. - Nghị định 80/2003/NĐ - CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường. - Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. - Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 sửa đổi bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm. - Quyết định 126/QĐ- TTG năm 2012 của thủ tướng chính phủ về thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng. - Thông tư 18/2004/TT- BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường của Bộ Tài Nguyên về việc bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước Việt Nam. - Thông tư 18/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lí nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen. - Quyết định số 1896/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lại xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020. - Thông tư số 22/2011//TT- BTNMT, ngày 01/07/2011 Quy định tiêu chí xác định loài sinh vật ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lại xâm hại. - Sách Đỏ Việt Nam. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2 1. Tình hình nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học trên Thế Giới Đa dạng sinh học là sự phong phú và đa dạng của sự sống, có vai trò sống còn đối với Trái đất. Đa dạng sinh học có nhiều giá trị to lớn, tập trung vào 3 nhóm: giá trị kinh tế, giá trị nhân văn và giá trị sinh thái. Giá trị kinh tế là cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm duy nhất cho con người. Theo tính toán của các nhà khoa học trên thế giới, hàng năm ĐDSH cung cấp cho con người một lượng sản phẩm trị giá khoảng 33.000 tỷ USD. Giá trị nhân văn của ĐDSH là tính phong phú, vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên, cung cấp giá trị thẩm mỹ. Giá trị sinh thái là vai trò duy trì cân bằng sinh học, bảo vệ các nguồn tài nguyên, điều hoà khí hậu và phát triển bền vững. Khí hậu thay đổi dẫn tới môi trường sống thay đổi và các loài động thực vật cũng phải thay đổi chu kì sinh trưởng và các đặc điểm cơ thể hoặc thay đổi đường 5 di cư để thích nghi với môi trường mới, làm mất ĐDSH. Theo một nghiên cứu mới đây về ĐDSH quốc tế, các nhà khoa học cảnh báo, hơn một phần ba loài động vật trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng và các nhà thực vật học dự đoán số loài thực vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 - 600.000 loài. Bảng 2.1: Thực vật có số lượng loài còn nhiều trên Thế giới Thực vật Số lượng Tổng số Thực vật có hoa 281.821 312.212 Thực vật hạt trần 1.021 Dương xỉ 12.000 Rêu 16.236 Tảo đỏ, Tảo lục 10.134 Các loài khác Số lượng Tổng số Địa y 17.000 51.563 Nấm 31.496 Tảo nâu 3.067 Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của tình trạng tuyệt chủng và suy giảm về loài. Theo số liệu thống kê mới nhất của IUCN, có 17.291 trong tổng số 47.677 loài trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng. Trong đó gồm 21% động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 35% động vật không xương sống và 70% loài thực vật. Các nhà khoa học cảnh báo, thế giới không những lo ngại số loài vật có nguy cơ tuyệt chủng cao mà còn bị đe dọa phá vỡ hoàn toàn hệ sinh thái. Trước sự suy giảm nhanh của đa dạng sinh học các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra các phương thức bảo tồn đa dạng sinh. Trong số những phương thức bảo tồn đó có hai phương thức được sử dung chủ yếu là: bảo tồn tại chỗ (In-situ) và bảo tồn chuyển vị (Ex-situ).Trong khi phương thức bảo tồn tại chỗ là nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khôi phục quần thể các loài trong môi trường tự nhiên của chúng, phương thức bảo tồn chuyển vị bao gồm các hoạt động nhằm bảo tồn các loài mục tiêu bên ngoài nơi phân bố hay môi trường tự nhiên của chúng như xây dựng các vườn thú, bể nuôi,vườn thực vật và vườn ươm. Hai phương thức bảo tồn này có tính chất bổ sung cho nhau. Những cá thể từ các quần thể dược bảo tồn Ex-situ có thể được đưa vào thiên nhiên nơi có phân bố tự nhiên của chúng để tăng cường cho các quần thể đang được bảo tồn In-situ và việc nghiên cứu các quần thể được bảo tồn Ex-situ có thể cung cấp cho chúng ta 6 những hiểu biết về các đặc tính sinh học của loài và từ đó hỗ trợ cho việc hình thành các chiến lược bảo tồn hiệu quả hơn cho các quần thể được bảo tồn In-situ. Tuy nhiên, dưới áp lực ngày càng tăng của sự thay đổi khá nhanh các điều kiện môi trường, đặc biệt do sự nóng lên toàn cầu, mục tiêu của một chiến lược bảo tồn nguồn gen thực vật là không chỉ bảo tồn các khác biệt di truyền hiện có mà còn tạo ra các điều kiện phù hợp cho việc tăng sự thích nghi và sự tiến hóa tương lai của loài. Vì vậy, các nhà khoa học bảo tồn đã đề xuất khái niệm bảo tồn nguồn gen động cho thực vật. Điều cốt lỏi của khái niệm này là khuyến khích tính thích nghi của loài bằng cách đặt các quần thể bảo tồn trong quá trình chọn lọc tự nhiên và rồi trong quá trình tiến hóa theo các hướng khác biệt để đa dạng hóa nguồn gien của loài, chuẩn bị cho việc thích nghi rộng hơn của loài đối với các điều kiện môi trường khác nhau. Theo cách thức bảo tồn này, nguồn gen của các loài thực vật sẽ được bảo tồn trong một quá trình động thay vì chỉ được duy trì như đúng tình trạng di truyền mà chúng vốn có. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Với tư cách là nước thành viên chính thức của Công ước về Đa dạng sinh học từ năm 1994, Việt Nam sẽ tổ chức Năm quốc tế đa dạng sinh học với nhiều hoạt động hưởng ứng như tổ chức lễ mitting, các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học, các hoạt động phổ biến, tuyên truyền… Ngoài ra, Việt Nam sẽ tham gia sáng kiến "Ngày hành động toàn cầu về đa dang sinh học vào ngày 22 tháng 5 năm 2010", đây cũng là Ngày quốc tế về đa dạng sinh học. Sáng kiến này do Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân Đức, Bộ Hợp tác và Phát triển Đức, Tạp chí GEO, Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học, Chương trình môi trường Liên hợp quốc, Ban thư ký nghiên cứu tính kinh tế của hệ sinh thái và đa dạng sinh học cùng phối hợp tổ chức. Các hoạt động kỷ niệm ngày đa dạng sinh học quốc tế (22/5) sẽ được tổ chức tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, đây là khu di sản thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam. Để thực hiện thành công Năm quốc tế đa dạng sinh học tại Việt Nam, cần có sự tham gia không chỉ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên mà còn cần nỗ lực của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường - với tư cách Đầu mối quốc gia thực hiện Công ước đa dạng sinh học, là đơn vị chủ trì, phối hợp với các 7 cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện Năm quốc tế đa dạng sinh học tại Việt Nam. Trong gần 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã phê duyệt và triển khai 02 Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH; đó là Kế hoạch hành động bảo vệ ĐDSH năm 2007 (QĐ phê duyệt số 845/1997/TTg ngày 22/12/1997) và Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước ĐDSH và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học (QĐ phê duyệt số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007). Đến nay, Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong công tác quản lý ĐDSH.Theo báo cáo tổng kết, năm 2012, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học được giao triển khai 17 nhiệm vụ, chủ trì xây dựng và hoàn thiện 09 văn bản quy phạm pháp luật, tiếp tục hoàn thiện 02 dự thảo văn bản Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được trình từ năm 2011 và 01 dự thảo Nghị định của Chính phủ, tiếp tục triển khai xây dựng các văn bản trình Thủ tướng Chính phủ vào năm 2013. Năm 2012, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động hợp tác quốc tế; tiếp tục thực hiện tốt vai trò đầu mối các Công ước quốc tế về Đa dạng sinh học, tham gia tích cực các cuộc họp đàm phán trong khuôn khổ các Công ước, Nghị định thư và các thoả thuận hợp tác song phương, đa phương tăng cường, mở rộng các đối tác là các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế trong lĩnh vực đa dạng sinh học và an toàn sinh học, tiếp tục triển khai thực hiện Dự án quốc tế: Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia (Dự án JICA do JICA tài trợ); Dự án Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn (Dự án PA do GEF tài trợ và UNDP Việt Nam điều hành) Song do nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, những năm gần đây, ĐDSH của nước ta tiếp tục suy giảm về lượng và suy thoái về chất với tốc độ cao (rừng giàu và rừng kín chỉ chiếm 4,6% (2004), rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 0,57 triệu ha và khả năng hoàn toàn phục hồi rất thấp), đang đối mặt với những đe dọa và thách thức nghiêm trọng. Dân số tăng nhanh, từ dưới 73 triệu năm 1995 lên trên 87,84 triệu trong năm 2011, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đông dân nhất trong khu vực châu Á, đã tạo ra sức ép rất lớn về tiêu thụ tài nguyên và sử dụng đất. Cùng với sự gia tăng dân số,việc diện tích rừng bị thu hẹp,việc khai thác quá mức tài nguyên sinh vật biển và áp dụng các giống mới trong sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp, nền kinh tế tăng trưởng nhanh của nước ta đã đem lại nhiều lợi thế cho quá trình phát triển đất nước, nhưng cũng tạo ra áp lực lớn lên ĐDSH. [...]... của Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế - xã hội 3.3.2 Tìm hiểu đa dạng sinh học và sử dụng tài nguyên sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn * Tìm hiểu biến động đa dạng sinh học Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn * Tìm hiểu việc sử dụng tài nguyên trong Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn 3.3.3 Nguyên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc. .. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Cộng đồng dân cư sống trong Vườn quốc gia mà nguồn sinh kế phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tài nguyên sẵn có tại Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn - Cộng đồng dân cư sống xa Vườn quốc gia - Các sinh cảnh sống của các loài động thực vật sống trong Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Nguồn sinh kế chủ yếu của... hội của khu vực Một số chương trình đầu tư đã được đề xuất Nhiều chương trình dự án đã và đang được đâu tư xây dựng để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đi đôi với bảo vệ môi trường 4.2 Hiện trạng đa dạng sinh học và sử dụng tài nguyên sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn 4.2.1 Hiện trạng đa dạng sinh học trong Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn hiện đang quản lý... yếu của cộng đồng dân cư sống ở 6 xã Khang Ninh, Cao Thượng, Cao Trĩ, Quảng Khê, Hoàng Trĩ, Nam Mẫu thuộc vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn - Địa điểm thực tập: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - Thời gian nghiên cứu: Từ 06/01/2014 đến tháng 04/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Điều kiện tự nhiên... lí số liệu Các số liệu thu thập tại Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn được tổng hợp xử lý trên phần mềm: word 2003, Ecxel 2003 18 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của các địa phương nằm trong Vườn quốc gia 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Vườn quốc gia Ba Bể cách thị xã Bắc Kạn 70 km và cách Hà Nội 250 km về phía Bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể,. .. của Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn - Các tài liệu về đa dạng sinh học của Thế giới, Việt Nam, Vùng núi phía bắc, Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn - Các thông tin liên quan đến đề tài thông qua sách báo, mạng internet và các nghiên cứu trước đây 3.4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp a) Phương pháp khảo sát thực địa Khảo sát thực tế theo các trục đường chính và đường mòn có sẵn hoặc mới có của Vườn quốc. .. nhân Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp này áp dụng cho việc đưa ra: + Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học chủ yếu ở Vườn quốc gia + Các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Để phục vụ cho công tác thu thập thông tin đầu đủ chính xác, Trong quá trình thực tập tại Vườn quốc gia Ba Bể tôi tiến hành phát phiếu điều tra phỏng vấn các đối tượng với số lượng như sau: 3.4.2 Phương... xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp 16 Thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp phổ biến thường được dùng khi thực hiện một đề tài Đây là phương pháp tham khảo những số liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu Với phương pháp này có thể áp dụng nghiên cứu các nội... cho các KBT Phần lớn LCKT được xây dựng bởi các cơ quan chuyên môn, các Viện nghiên cứu, các trường đại học như Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trường đại học Lâm nghiệp Ngoài các nghiên cứu liên quan đến LCKT còn phải kể đến các nghiên cứu chuyên sâu của các cơ quan nghiên cứu, Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia- Đại học QG Hà Nội, các tổ chức trong và ngoài nước Các. .. 4.3.Tìm hiểu các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn Qua công tác điều tra phỏng vấn người dân địa phương, cán bộ kiểm lâm, du khách, cán bộ công chức trong Vườn quốc gia cùng với việc kế thừa số liệu và sự tham vấn của cán bộ thuộc Ban quản lý Vườn quốc gia, trạm kiểm lâm và chính quyền tôi thấy các nguyên nhân do tự nhiên gây ra không ảnh hưởng nhiều đến việc suy . cứu các yếu tố ảnh hưởng tới đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn 3.3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn 3.4. Phương pháp nghiên. nguyên sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn * Tìm hiểu biến động đa dạng sinh học Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn * Tìm hiểu việc sử dụng tài nguyên trong Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn 3.3.3 2 Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: " ;Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học tại một số điểm thuộc Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn& quot;.