Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 84 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
84
Dung lượng
608,42 KB
Nội dung
ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HẢI YẾN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI KHU TRUNG TÂM PHÍA BẮC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ÐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HẢI YẾN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI KHU TRUNG TÂM PHÍA BẮC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ÐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Lớp : K42 - Môi trường (N03) Khóa học : 2010 - 2014 GV hướng dẫn : Th.s Nguyễn Lê Duy Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là nhằm thực hiện tốt phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn” của các trường chuyên nghiệp nước ta nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là giai đoạn quan trọng nhằm giúp cho sinh viên củng cố lại kiến thức đã học trên ghế nhà trường, đồng thời nâng cao kỹ năng thực hành, vận dụng vào thực tế để giải quyết vấn đề cụ thể. Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô giáo khoa Môi Trường, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng như tạo môi trường thuận lợi nhất trong suốt thời gian em theo học ở Trường. Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo Th.s Nguyễn Lê Duy người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt và luôn động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: các bác, các cô, các chú, các anh chị trong Công ty Thoát nước và Phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và viết báo cáo. Cuối cùng, em chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và những người thân, những người đã luôn động viên, tạo điều kiện, góp ý và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận. Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, do kinh nghiệm và kiến thức thực tế còn hạn chế nên chắc chắn em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn nữa. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Hải Yến DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài nguyên & Môi trường BVMT : Bảo vệ Môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật BOD 5 : Nhu cầu ôxi hóa 5 ngày CEETIA : Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đô thị và khu công nghiệp COD : Nhu cầu ôxi hóa học DDT : Gồm Neocid, Pentachlor, Cholorophenothane…. ĐTM : Đánh giá tác động môi trường ĐCTV : Địa chất thủy văn IWMI : Viện Quản lý nguồn nước Quốc tế KCN : Khu công nghiệp LHQ : Liên Hợp Quốc NĐ/CP : Nghị định Chính phủ MNP/100ml : Số lượng vi sinh vật trong 100 ml QĐ : Quyết định QCMT : Quy chuẩn Môi trường SS : Chất rắn lơ lửng TCMT : Tiêu chuẩn Môi trường TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TN & MT : Tài nguyên và Môi trường TP : Thành phố TSS : Tổng chất rắn lơ lửng UBND : Ủy ban nhân dân UNICEF : Tổ chức Nhi đồng Liên Hợp Quốc WHO : Tổ chức Y tế thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Lượng nước thải và tải lượng BOD 5 trong nước thải sinh hoạt từ các nguồn khác nhau của Mỹ 17 Bảng 2.2: Mức nước thải từ mỗi người dân tới hệ thống cống thải 29 Bảng 3.1: Các thông số được phân tích theo các TCVN hiện hành 34 Bảng 4.1: Lượng nước thải của một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn trung tâm phía Bắc thành phố thái Nguyên 44 Bảng 4.2: Quy mô bệnh viện tương ứng với lượng nước thải trên địa bàn trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên 45 Bảng 4.3: Lượng nước thải sinh hoạt của một số khách sạn, ký túc xá sinh viên tại khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên 46 Bảng 4.4: Kết quả phân tích nước thải của hộ kinh doanh Trần Vĩ Đại ( sản xuất bia) 47 Bảng 4.5: Kết quả phân tích nước thải của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ (Công ty đã áp dụng hệ thống xử lý nước thải) 48 Bảng 4.6: Kết quả phân tích mẫu nước thải tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên(nước thải đã qua xử lý) 49 Bảng 4.7: Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt của khách sạn Thái Nguyên 50 Bảng 4.8: Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt tại phường Hoàng Văn Thụ 51 Bảng 4.9: Nồng độ các chất ô nhiễm trong mẫu phân tích nước mặt trên suối Xương Rồng 52 Bảng 4.10: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước sông Cầu- cách điểm tiếp nhận nước suối Xương Rồng 150m về phía hạ lưu 53 Bảng 4.11: Biến động chất lượng nước mặt trên sông Cầu- cách điểm xả suối Xương Rồng 150m và nước mặt trên suối Xương Rồng 53 Bảng 4.12: Hiện trạng cống thải của một số hộ trong khu vực nghiên cứu 55 Bảng 4.13: Công tác truyền thông vệ sinh môi trường 57 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Sơ đồ hành chính khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên 38 Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế thành phố Thái Nguyên năm 2013 39 Hình 4.3: Biểu đồ lượng nước thải sinh hoạt của một số khách sạn, ký túc xá sinh viên tại khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên 46 Hình 4.4: Biểu đồ công tác truyền thông vệ sinh môi trường 1 Hình 4.5 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 60 MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2 1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2 1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ 4 2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5 2.2.1 Một số khái niệm cơ bản 5 2.2.2. Một số đặc điểm về nước thải, nguồn thải 8 2.2.3. Một số ảnh hưởng của nước thải đến môi trường và sức khỏe con người 11 2.2.4. Một số phương pháp xử lý nước thải 12 2.3. THỰC TRẠNG NƯỚC THẢI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 13 2.3.1. Thực trạng nước thải trên thế giới 13 2.3.2. Thực trạng nước thải ở Việt Nam 18 2.3.3. Một số vấn đề liên quan tới nước thải tỉnh Thái Nguyên và khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên 27 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 32 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 32 3.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 32 3.2. NÔI DUNG NGHIÊN CỨU 32 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 32 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 33 3.3.3. Phương pháp lấy mẫu nước, bảo quản và phân tích 33 3.3.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu 34 3.3.5. Phương pháp chuyên gia 35 3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 35 3.3.7. Phương pháp đánh giá nhanh 35 3.3.8. Phương pháp khảo sát thực địa 35 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 36 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 36 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 39 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 44 4.2. THỰC TRẠNG NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN KHU TRUNG TÂM PHÍA BẮC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 44 4.2.1. Nguồn phát sinh nước thải 44 4.2.2. Đánh giá chất lượng nước thải tại khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên 47 4.2.3. Ảnh hưởng của nước thải tới chất lượng nước mặt tại khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên…………………………… 51 4.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI KHU TRUNG TÂM PHÍA BẮC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 54 4.3.1. Thực trạng thoát nước 54 4.3.2. Thực trạng xử lý nước thải 56 4.3.3. Thực trạng quản lý nước thải 57 4.3.4. Công tác truyền thông môi trường 57 4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI TỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT KHU TRUNG TÂM PHÍA BẮC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 59 4.4.1. Giải pháp đối với công tác thoát nước 59 4.4.2. Giải pháp kỹ thuật 59 4.4.3. Giải pháp quản lý nước thải 61 4.4.4. Giải pháp nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng 63 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64 5.1. KẾT LUẬN 64 5.2. KIẾN NGHỊ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước ta đã đem lại những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng trong việc phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, ổn định tình hình kinh tế xã hội, góp phần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng có tác động tiêu cực đáng báo động, đó là sự tác động của con người đối với môi trường ngày càng gia tăng về quy mô cũng như cường độ. Hoạt động của con người, nhất là hoạt động trong sản xuất công nghiệp đã để lại hậu quả khó lường đối với môi trường. Vì vậy bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm bởi các loại chất thải như nước thải, chất thải rắn, khí thải là mối quan tâm của toàn xã hội. Trước những tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tăng trưởng kinh tế cao cùng với sự gia tăng dân số, lao động khu vực thành thị, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng nông thôn và miền núi đã tạo nên những áp lực làm cho môi trường khu vực tỉnh Thái Nguyên nói chung và khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên nói riêng ngày càng suy giảm, đặc biệt là môi trường nước. Môi trường ở một số khu vực bị ô nhiễm, suy thoái đã trở thành vấn đề bức xúc của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm, suy thoái môi trường nước không những chưa được kiềm chế, giảm thiểu mà còn có xu hướng gia tăng gây tác động rất lớn tới môi trường nước toàn tỉnh. Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại 1, với hơn 250 ngàn dân cũng đang đứng trước thách thức của sự mâu thuẫn giữa phát triển và các vấn đề môi trường. Thành phố thái Nguyên có dân số lớn, mỗi ngày ước tính có khoảng 20-30 ngàn m 3 nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, chứa một lượng rất lớn các chất ô nhiễm trong đó có các chất hữu cơ 2 và vi sinh vật đổ vào nguồn tiếp nhận. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây suy thoái chất lượng nước sông Cầu- một trong ba con sông có lưu vực lớn và đóng vai trò quan trọng trong cả nước. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, hầu hết các nơi trên địa bàn trung tâm phía Bắc thành phố như ao, hồ, sông, suối, kênh, mương… là nơi tiếp nhận nguồn nước thải từ các nhà máy, bệnh viện, và nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình hầu hết không được xử lý theo tiêu chuẩn. Do vậy yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm do nguồn nước thải trên địa bàn. Xuất phát từ thực tế đó và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS Nguyễn Lê Duy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước mặt tại khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên” 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá được các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các nguồn tài nguyên của thành phố Thái Nguyên. - Đánh giá thực trạng nước thải (gồm nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt) tại trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên - Xác định mức độ ảnh hưởng của nước thải tới môi trường nước. - Đề xuất các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải tới môi trường và nâng cao chất lượng môi trường nước. 1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố. - Xác định được các nguồn chính phát sinh nước thải trên địa bàn khu vực nghiên cứu. - Đánh giá được chất lượng nước thải trên địa bàn khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên. - Đánh giá được ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước trên địa bàn khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên. [...]... mặt; mẫu nước ngầm có 30% số mẫu có chỉ tiêu pH, Cd, Mn vượt quy chuẩn chất lượng nước ngầm từ 1,2 đến 1,96 lần; có tới 83,3% số mẫu nước thải có chỉ tiêu pH, TSS, Zn, Mn, Fe vượt quy chuẩn môi trường về nước thải từ 1,05 đến 435,5 lần 2.3.3.2.Tình hình nước thải khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên Nước thải trên địa bàn trung tâm phía Bắc thành phố chủ yếu từ hoạt động công nghiệp, nước thải. .. tới nước thải khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên Nguồn nước thải làm suy giảm chất lượng nước trên địa bàn thành phố chủ yếu phát sinh từ nước thải công nghiệp, bệnh viện, sinh hoạt Theo phương pháp dự báo và tải lượng ô nhiễm từ nước thải (qua giá trị nhu cầu ôxi hóa BOD5) của nhiều tác giả trên thế giới và các dự án ở Việt Nam thì tổng lượng nước thải được ước tính như sau: - Tổng lượng nước. .. trường nước chính là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng tới hoạt động sống của con người và sinh vật Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt qua một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh (Lê Văn Khoa, 2000) [20] Một số ảnh hưởng của nước thải tới môi trường nước, nguồn nước và sức khỏe là: * Ảnh hưởng tới môi trường nước: Nước thải. .. Phần lớn nước thải sinh hoạt sau khi thải ra môi trường thường bị thối rữa và có tính axit Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt thường chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao, các chất này chứa nhiều hợp chất của Nitơ 2.2.3 Một số ảnh hưởng của nước thải đến môi trường và sức khỏe con người Ảnh hưởng lớn nhất của nước thải là gây ô nhiễm môi trường nước dẫn tới sự suy giảm tài nguyên nước Theo... đảo - Nước ngầm: Là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất 2.2.1.2 Khái niệm nước thải, nguồn thải * Khái niệm nước thải Nước thải được định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau như: - Nước thải công nghiệp: Là nước thải từ các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải - Nước thải bệnh viện: Là nước thải từ các cơ sở y tế - Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ các hộ gia đình,... thải được ước tính như sau: - Tổng lượng nước thải sinh hoạt đưa vào cống, rãnh, sông, hồ tính bằng 80% lượng nước cấp - Tổng lượng nước thải công nghiệp bằng 80% lượng nước cấp 2.3.3.3 Đặc điểm nước thải khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên * Nguồn nước thải công nghiệp Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm thay đổi diện mạo thành phố Thái Nguyên, nhiều nhà máy, cơ sở công nghiệp... hoặc thực hiện chưa triệt để * Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng lượng nước thải ở các thành phố, khu dân cư, thành phần chất ô nhiễm mà nước thải sinh hoạt đưa vào nguồn nước khá lớn Theo Bộ TN & MT (2006) [2], thì: - Lưu vực sông Đồng Nai: Tiếp nhận khoảng 992.000 m3 nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị Tải lượng các chất ô nhiễm do do nước thải đô thị trong một ngày đưa... thải bệnh viện, nước thải từ hoạt động vui chơi giải trí, sinh hoạt của người dân, sinh viên, học sinh và một lượng nhỏ nước thải nông nghiệp (các hộ, trang trại chăn nuôi trên địa bàn) * Tình hình cấp nước của thành phố Thái Nguyên Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt cùng các hoạt động khác trong khu vực trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên chủ yếu là do Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên cung... (chủ yếu là vi khu n); trong nước thải sinh hoạt, 10 nước thải từ các trại chăn nuôi, nước từ đồng ruộng bón phân chưa ủ có nhiều giun sán, vi khu n 2.2.2.2 Đặc điểm nguồn thải Hiện nay, người ta quan tâm nhiều nhất tới ba nguồn nước thải đó là nguồn nước thải công nghiệp, nguồn nước thải bệnh viện, và nguồn nước thải sinh hoạt Chúng là một trong ba nguồn nước thải gây ô nhiễm nhất và ảnh hưởng lớn nhất... trạng thoát nước thải Đây là một trong những nguyên nhân góp phần làm gia tăng lượng nước thải ở các tỉnh /thành phố trong cả nước Hệ thống thoát nước ở các đô thị nước ta đều là hệ thống thoát chung cho cả thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt, thoát nước thải công nghiệp và không được xử lý trước khi đổ thải vào nguồn nước Tỷ lệ dân số được sử dụng các hệ thống thoát nước tại các trung tâm đô thị còn . TRẠNG NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN KHU TRUNG TÂM PHÍA BẮC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 44 4.2.1. Nguồn phát sinh nước thải 44 4.2.2. Đánh giá chất lượng nước thải tại khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái. Nguyên 47 4.2.3. Ảnh hưởng của nước thải tới chất lượng nước mặt tại khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên ………………………… 51 4.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI KHU TRUNG TÂM PHÍA BẮC THÀNH. sinh nước thải trên địa bàn khu vực nghiên cứu. - Đánh giá được chất lượng nước thải trên địa bàn khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên. - Đánh giá được ảnh hưởng của nước thải đến