Thực trạng quản lý nước thải

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước mặt tại khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên. (Trang 65)

Trong những năm gần đây cùng với sự nỗ lực của các ban ngành về cơ bản vấn đề Môi trường của thành phốđã được quan tâm, chú ý và có những chuyển biến rõ rệt trong đó có môi trường nước và xử lý nước thải. Cụ thể như:

- Địa bàn nghiên cứu là trung tâm của thành phố nên không tập trung nhiều nhà máy công nghiệp. Chỉ có nhà máy giấy Hoàng Văn thụ và một số cơ sở sản xuất nhỏ, tuy nhiên nhà máy này đã có hệ thống xử lý nước thải.

- Nước thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên đã được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.

- Nước thải sinh hoạt của hầu hết các hộ gia đình đã được xử lý qua hệ thống bể tự hoại.

- Nhận thức của người dân về môi trường đã được nâng cao.

- Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng môi trường được tiến hành thường xuyên.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: - Hệ thống mương thoát nước chưa đồng bộ.

- Các hệ thống xử lý nước thải được xây dựng đã lâu nên chất lượng đã xuống cấp và đôi khi chúng được xây dựng không đạt QCVN.

4.3.4. Công tác truyền thông môi trường

Truyền thông là một công tác không thể thiếu trong công tác Quản lý Nhà nước về môi trường. Nó là con đường gần gũi và thường xuyên nhất với người dân và đem lại kết quả to lớn nhất.

Theo kết qua điều tra ta có bảng sau:

Bảng 4.13: Công tác truyền thông vệ sinh môi trường Ý kiến về thông tin VSMT Số hộ

(h)

Tỷ lệ

(%)

Không nhận được thông tin 3 2

Thỉnh thoảng 40 26,7

Thường xuyên 107 71,3

Tổng 150 100

Hình 4.4: Biu đồ công tác truyn thông v sinh môi trường

(Nguồn: Tự điều tra, 2014)

Qua bảng 4.13 và hình 4.4 ta thấy nhờ sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, đặc biệt là Đài Truyền thanh - Truyền hình thành phố mà công tác này đã được tuyên truyền rộng rãi khắp cộng đồng dân cư trên địa bàn. Trong 150 hộ được điều tra, phỏng vấn thì có 107 hộ chiếm 71,3% thường xuyên nhận được các thông tin về vệ sinh môi trường, có 40 hộ chiếm 26,7% đã nhận được các thông tin về vệ sinh môi trường và chỉ có 3 hộ chiếm 2% chưa nhận được các thông tin vệ sinh môi trường. Kết quả trên cho thấy công tác tuyên truyền về vệ vinh môi trường đến người dân được thực hiên tương đối tốt. Quá trình điều tra, phỏng vấn người dân cũng cho thấy các phường, tổ dân phố thường xuyên tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường như dọn vệ sinh đường phố, khơi thông cống rãnh...đa số người dân đều tham gia tắch cực.

71.3

26.7 2

Không nhận được thông tin

Thỉnh thoảng Thường xuyên

4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI TỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT KHU TRUNG TÂM PHÍA BẮC THÀNH PHỐ THÁI MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT KHU TRUNG TÂM PHÍA BẮC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của khu vực nghiên cứu tôi xin đề xuất một số giải pháp góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải tới môi trường nước mặt khu trung tâm phắa Bắc thành phố Thái Nguyên.

4.4.1. Giải pháp đối với công tác thoát nước

Quy hoạch chung trong quản lý, thoát và xử lý nước thải trên địa bàn khu trung tâm phắa Bắc thành phố Thái Nguyên. Tiến hành thống kê, phân loại và xác định vị trắ các nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện. Triển khai công nghệ thu gom, xử lý nước thải đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường.

Đối với nguồn nước thải công nghiệp phải được quy hoạch xử lý riêng theo quy định. Các cơ sở tập trung có thể sử dụng mô hình thu gom, xử lý và quản lý như đối với khu công nghiệp; các cơ sở riêng lẻ bắt buộc phải xử lý nước thải của cơ sở mình đạt tiêu chuẩn mới được xả thải. Đối với nước thải sinh hoạt, nước thải được thu gom vào hệ thống cống thu nước thải và được đưa về trạm xử lý nước thải của thành phố trước khi xả ra sông Cầu.

Thường xuyên tiến hành nạo vét, khơi thông dòng chảy kênh mương, tăng cường đầu tư cho công tác thoát nước.

4.4.2. Giải pháp kỹ thuật

+ Đối với khu dân cư: Xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý nước thải. Các công trình xử lý gồm:

Hình 4.5 Sơđồ h thng x lý nước thi sinh hot Song chắn rác thô Song chắn rác tinh Bể khử cát, dầu mỡ

Kênh oxy hoá

Bể lắng II Bể khử trùng Xả ra sông Cầu Làm khô rác Chôn lấp Bể tách cát Chôn lấp Tái tuần hoàn và trục bùn Trục bùn sinh học Bùn thải Bể chứa mỡ Mỡ thải DD khử trùng (javel) Rác Váng mỡ Nước rỉ Nước rỉ N ướ c r ỉ Cát, cặn B ù n tu ầ n h o àn

+ Đối với các cơ sở công nghiệp: Tùy thuộc vào đặc điểm của nước thải mà lựa chọn công nghệ xử lý cho phù hợp. Trường hợp nước thải có chứa nhiều chất vô cơ (thường chứa nhiều các muối kim loại, axit hoặc kiềm) nên áp dụng các phương pháp xử lý: Lắng cơ học - trung hòa - kết tủa - lọc - hấp phụ; đối với nước thải hữu cơ nên áp dụng phương pháp xử lý tổng hợp: Cơ học - hóa lý - sinh học.

+ Đối với nước thải bệnh viện: Nước thải chuyên môn của bệnh viện cần được thu gom, xử lý ở trạm xử lý nước thải tập trung sau mới đưa vào hệ thống nước thải chung cùng với nước mưa và nước thải sinh hoạt thông thường của bệnh viện.

4.4.3. Giải pháp quản lý nước thải

4.4.3.1. Gii pháp nước sch cho người dân

* Đẩy mạnh công tác thông tin Ờ giáo dục- tuyên truyền rộng rãi một cách thường xuyên

Giải pháp này đóng vai trò quan trọng trong cuộc vận động để thực hiện nhiệm vụ của chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, quá trình thực hiện cần xây dựng một chương trình cụ thể. Cần tuyên truyền cho người dân thấy rõ được mối quan hệ chặt chẽ giữa nước sạch và môi trường sức khỏe. Từng bước thay đổi dần tập quán sinh sống và sử dụng nguồn nước của nhân dân. Tuyên truyền gắn với việc đưa ra các dự án đã triển khai, dựa vào đó đi đến quyết định đóng góp để thực hiện dự án cấp nước sạch trên địa bàn.

Nâng cao hiểu biết của người dân về mối quan hệ giữa vệ sinh cấp nước và sức khỏe.

* Chắnh sách

- Nhà nước cần quan tâm thỏa đáng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ cung cấp nước sạch sinh hoạt, mở các lớp tập huấn tại huyện nhằm nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ cũng như công nhân bảo dưỡng, sửa chữa các công trình cấp nước, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kĩ thuật để phục vụ cho việc cấp nước.

- Phát triển nguồn nhân lực: Biện pháp có tắnh chiến lược lâu dài, bền vững là việc đầu tư vào con người, con người có kiến thức từ giáo dục, kinh nghiệm từ hoạt động thực tế. Vậy phát triển nguồn nhân lực là hết sức

quan trọng và không thể thiếu trong chiến lược quốc gia về cung cấp nước sạch sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn cho công tác quản lý và thực hiện dự án.

- Cung cấp nước sạch kết hợp với vệ sinh môi trường trước hết là chống ô nhiễm nguồn nước, thực hiện tốt chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Sử dụng tiết kiệm, duy trì và phát triển nguồn nước bằng các biện pháp khả thi.

- Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn nước. Thay đổi căn bản phong tục tập quán của người dân về việc sử dụng nước sinh hoạt coi đây là công việc cấp bách, thường xuyên và lâu dài của các cấp ngành, tổ chức xã hội

- Xây dựng các hệ thống lọc nước đúng kỹ thuật và hợp vệ sinh.

4.4.3.2. Gii pháp khc phc ô nhim nước

- Tập trung chỉ đạo các cơ sở gây ô nhiễm. Tiếp tục kiểm tra các nguồn thải gây ô nhiêm môi trường nước trên địa bàn thành phố.

- Thu gom rác thải, không đổ rác ra ao hồ, sông suối.

- Bảo vệ các nguồn nước, tiến hành cải tạo, nạo vét hệ thống kênh mương thoát nước, tưới tiêu hợp lý.

- Xây dựng nhà vệ sinh đảm bảo môi trường.

- Xây dựng quy chế bảo vệ môi trường đến cấp xã, phường và tổ dân phố. - Không dùng phân tươi để bón cho cây trồng.

- Tắch cực tuyên truyền cho người dân biết được tầm quan trọng của nước sạch để từ đó có cách dùng hợp lý.

4.4.3.3 Qun lý và x lý vi phm

- Cần sử dụng các biện pháp mạnh, tắch cực để các biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án, các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp... được thực thi.

- Kiểm soát việc sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp theo đúng quy định của nhà nước và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến chất lượng nước của các con sông dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt.

- Các đơn vị liên quan cần phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng luật bảo vệ môi trường, theo các

quy định về việc xả thải vào nguồn nước dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt...

- Có chương trình theo dõi, giám sát và kiểm tra thường xuyên công tác bảo vệ an ninh nguồn nước; đề ra các giải pháp ứng phó kịp thời với các biến động.

4.4.4. Giải pháp nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng

- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền qua hệ thống thông tin đại chúng như đài phát thanh truyền hình, báo chắ Trung ương, địa phương. Tổ chức kỷ niệm và phát động quần chúng tham gia các ngày lễ về môi trường, tuần lề môi trường, nước sạch, giờ Trái đất.

- Cơ quan chức năng hướng dẫn, chỉ đạo, đào tạo cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan, đơn vị về các phương pháp, công nghệ, kiến thức về bảo vệ môi trường.

- Tăng cường mối quan hệ giữa các chủ doanh nghiệp, các tổ chức công đoàn, các trường học, Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn với cộng đồng xung quanh thực hiện bảo vệ môi trường chung của toàn thành phố.

- Xây dựng khu phố, khu tập thể và khu dân cư tự quản về môi trường. Giữ gìn vệ sinh nguồn nước, không vứt rác xuống ao, hồ, cống rãnh, không xả nước thải chưa qua xử lý vào trực tiếp nguồn tiếp nhận. Tăng cường công tác hoạt động bảo vệ môi trường có sự tham gia của cộng đồng như tổng vệ sinh đường, ngõ phố, thu dọn rác thải, khơi thông cống rãnh.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, trong những năm qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn trung tâm phắa Bắc thành phố Thái Nguyên nói riêng và thành phố Thái nguyên nói chung đang từng bước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được về kinh tế, xã hội thì trung tâm phắa Bắc thành phố còn chịu nhiều ảnh hưởng của vấn đề gia tăng chất thải và lượng nước thải từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Môi trường nước chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn thải khác nhau như công nghiệp, sinh hoạt, bệnh viện và một lượng nhỏ từ nông nghiệp, chăn nuôi... Trong đó nước thải từ sinh hoạt và nước thải bệnh viện chiếm tỷ lệ lớn nhất. Qua quá trình nghiên cứu, khóa luận có một số kết luận sau:

Đối với nước thải công nghiệp: Nhà máy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên qua kết quả phân tắch cho thấy một số chỉ tiêu vẫn vượt quy chuẩn cho phép. Cần có các biện pháp quản lý và kiểm soát nước thải của các nhà máy này trước khi thải ra sông Cầu.

Đối với nước thải bệnh viện: Tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên kết quả phân tắch cho thấy nước thải mặc dù đã qua xử lý nhưng có nhiều chỉ tiêu vẫn vượt quy chuẩn BOD5 vượt 1,9 lần; COD vượt 1,5 lần do hệ thống xử lý hiện nay không còn phù hợp với quy mô của bệnh viện. Mặt khác cũng cần đặc biết chú ý tới nguồn nước thải phát sinh từ các phòng khám tư nhân, trung tâm y tế trên địa bàn trung tâm phắa Bắc thành phố Thái Nguyên.

Đối với nước thải sinh hoạt: Do chưa được kiểm soát và xử lý đồng bộ nên chất lượng nước thải sinh hoạt tại khu vực này còn thấp.

Đối với nguồn nước mặt và thủy vực: Qua kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nước ở suối Xương Rồng có nồng độ các chất ô nhiễm vượt quy chuẩn như BOD5 vượt 1,3 lần; COD vượt 1,6 lần, và cao hơn nước mặt sông Cầu.

5.2. KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trên, để nâng cao hiệu quả quản lý cũng như bảo vệ nguồn nước khu vực, trong thời gian tới thành phố cần có những phương hướng tắch cực cho quản lý nguồn nước thải trên toàn địa bàn.

- Xây dựng trạm xử lý nước thải tập chung cho khu trung tâm phắa Bắc thành phố Thái Nguyên.

- Hoàn thiện hệ thống kênh mương kiên cố hóa và đồng bộ.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng cho người dân và cán bộ, công nhân viên các công ty, nhà máy, cơ sở sản xuất,...

- Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về môi trường. Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2005), Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945 Ờ 2005, Nước thải công nghiệp Ờ Tiêu chuẩn chất lượng. 2. Bộ Tài Nguyên & Môi trường (2006), Báo cáo hiện trạng môi trường

Quốc Gia - Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông.

3. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2008), QCVN 08:2008/BTNMT, để đánh giá mức độảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước mặt.

4. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2008), QCVN 09:2008/BTNMT, để đánh giá mức độảnh hưởng của nước thải tới nguồn nước ngầm.

5. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2008), QCVN 14:2008/BTNMT, để đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt.

6. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2008), Tiêu chuẩn Việt Nam.

7. Bộ Tài Nguyên & Môi trường (2009), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc Gia Ờ Môi trường khu công nghiệp Việt Nam.

8. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2009), QCVN 24:2009/BTNMT, để đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp.

9. Bộ Tài Nguyên & Môi trường (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc Gia Ờ Tổng quan môi trường Việt Nam.

10.Bộ Tài nguyên & Môi trường (2010), QCVN 28:2010/BTNMT, để đánh giá chất lượng nước thải bệnh viện.

11.Cục Bảo vệ môi trường (2004), môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý chất thải, Nxb thế giới.

12.Dư Ngọc Thành (2009), Bài giảng Quản lý Tài nguyên Nước, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

13.Dư Ngọc Thành (2012) Bài giảng kỹ thuật xử lý nước thải và chất thải rắn, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

14.Hà Bạch Đằng, Lê Trình (2003), Dự án nghiên cứu Quy hoạch môi trường và xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ môi trường thành phố Hải Dương giai đoạn 2002 Ờ 2010.

15.Hoàng Văn Hùng (2009), Bài giảng Ô nhiễm Môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

16.Hoàng Văn Vy (2007), ỘMôi trường các khu công nghiệp ở thành phố Hồ

Chắ Minh còn nhiều việc phải làmỢ, Tạp chắ Bộ Tài nguyên & Môi

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước mặt tại khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên. (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)