Giải pháp quản lý nước thải

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước mặt tại khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên. (Trang 69)

4.4.3.1. Gii pháp nước sch cho người dân

* Đẩy mạnh công tác thông tin Ờ giáo dục- tuyên truyền rộng rãi một cách thường xuyên

Giải pháp này đóng vai trò quan trọng trong cuộc vận động để thực hiện nhiệm vụ của chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, quá trình thực hiện cần xây dựng một chương trình cụ thể. Cần tuyên truyền cho người dân thấy rõ được mối quan hệ chặt chẽ giữa nước sạch và môi trường sức khỏe. Từng bước thay đổi dần tập quán sinh sống và sử dụng nguồn nước của nhân dân. Tuyên truyền gắn với việc đưa ra các dự án đã triển khai, dựa vào đó đi đến quyết định đóng góp để thực hiện dự án cấp nước sạch trên địa bàn.

Nâng cao hiểu biết của người dân về mối quan hệ giữa vệ sinh cấp nước và sức khỏe.

* Chắnh sách

- Nhà nước cần quan tâm thỏa đáng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ cung cấp nước sạch sinh hoạt, mở các lớp tập huấn tại huyện nhằm nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ cũng như công nhân bảo dưỡng, sửa chữa các công trình cấp nước, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kĩ thuật để phục vụ cho việc cấp nước.

- Phát triển nguồn nhân lực: Biện pháp có tắnh chiến lược lâu dài, bền vững là việc đầu tư vào con người, con người có kiến thức từ giáo dục, kinh nghiệm từ hoạt động thực tế. Vậy phát triển nguồn nhân lực là hết sức

quan trọng và không thể thiếu trong chiến lược quốc gia về cung cấp nước sạch sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn cho công tác quản lý và thực hiện dự án.

- Cung cấp nước sạch kết hợp với vệ sinh môi trường trước hết là chống ô nhiễm nguồn nước, thực hiện tốt chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Sử dụng tiết kiệm, duy trì và phát triển nguồn nước bằng các biện pháp khả thi.

- Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn nước. Thay đổi căn bản phong tục tập quán của người dân về việc sử dụng nước sinh hoạt coi đây là công việc cấp bách, thường xuyên và lâu dài của các cấp ngành, tổ chức xã hội

- Xây dựng các hệ thống lọc nước đúng kỹ thuật và hợp vệ sinh.

4.4.3.2. Gii pháp khc phc ô nhim nước

- Tập trung chỉ đạo các cơ sở gây ô nhiễm. Tiếp tục kiểm tra các nguồn thải gây ô nhiêm môi trường nước trên địa bàn thành phố.

- Thu gom rác thải, không đổ rác ra ao hồ, sông suối.

- Bảo vệ các nguồn nước, tiến hành cải tạo, nạo vét hệ thống kênh mương thoát nước, tưới tiêu hợp lý.

- Xây dựng nhà vệ sinh đảm bảo môi trường.

- Xây dựng quy chế bảo vệ môi trường đến cấp xã, phường và tổ dân phố. - Không dùng phân tươi để bón cho cây trồng.

- Tắch cực tuyên truyền cho người dân biết được tầm quan trọng của nước sạch để từ đó có cách dùng hợp lý.

4.4.3.3 Qun lý và x lý vi phm

- Cần sử dụng các biện pháp mạnh, tắch cực để các biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án, các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp... được thực thi.

- Kiểm soát việc sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp theo đúng quy định của nhà nước và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến chất lượng nước của các con sông dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt.

- Các đơn vị liên quan cần phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng luật bảo vệ môi trường, theo các

quy định về việc xả thải vào nguồn nước dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt...

- Có chương trình theo dõi, giám sát và kiểm tra thường xuyên công tác bảo vệ an ninh nguồn nước; đề ra các giải pháp ứng phó kịp thời với các biến động.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước mặt tại khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên. (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)