phố Thái Nguyên
4.2.2.1 .Chất lượng nước thải công nghiệp
Hầu hết các nhà máy, xắ nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố đều xử lý hoặc xử lý sơ bộ nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường xung quanh.
Bảng 4.4: Kết quả phân tắch nước thải của hộ kinh doanh Trần Vĩ Đại ( sản xuất bia) STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT (B) 1 PH - 7,3 5,5 Ờ 9 2 BOD5 mg/l 33 50 3 COD mg/l 61,9 150 4 TSS mg/l 44 100 5 Cl- mg/l 76,6 1000 6 S2- mg/l <0,04 0,5 7 NH+-N mg/l 1,33 10 8 Tổng N mg/l 3,1 40 9 Tổng P mg/l 0,324 6 10 Coliform mg/l 5800 5000
(Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường- Phòng Tài nguyên Môi trường, 2012)
Kết quả phân tắch cho thấy chất lượng nước thải sản xuất tại hộ kinh doanh Trần VĩĐại hầu hết các chỉ tiêu chất lượng đã đạt QCVN 40:2011/BTNMT mức B. Tuy nhiên chỉ tiêu Coliform vượt tiêu chuẩn 1,16 lần.
Bảng 4.5: Kết quả phân tắch nước thải của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ (Công ty đã áp dụng hệ thống xử lý nước thải) STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT A B 1 PH - 7,4 6 Ờ 9 5,5 Ờ 9 2 BOD5 mg/l 50,1 30 50 3 COD mg/l 102,5 75 150 4 N ts mg/l 12,8 20 40 5 P ts mg/l 0,45 4 6 6 TSS mg/l 24 50 100 (Nguồn: kết quả phân tắch)
Theo kết quả phân tắch cho thấy chất lượng nước thải tại nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ sau khi áp dụng hệ thống xử lý nước thải thì một số chỉ tiêu chất lượng nước vẫn vượt QCVN 40:2011 mức A như BOD5( vượt 1,67 lần), COD (vượt 1,36 lần). Các chỉ tiêu này đều nằm trong QCVN 40:2011 mức B.
4.2.2.2. Chất lượng nước thải bệnh viện
Các thành phần chắnh gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là các chất hữu cơ; các chất dinh dưỡng của nitơ (N) , phốt pho (P); các chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnhẦ
Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là nguồn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, tả, lỵ,... làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước khi sử dụng nguồn nước này vào mục đắch tưới tiêu, ăn uống....
Bảng 4.6: Kết quả phân tắch mẫu nước thải tại Bệnh viện Đa khoa trung
ương Thái Nguyên(nước thải đã qua xử lý)
TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 28:2010/BTNMT A B 1 pH - 7,8 6,5 Ờ 8,5 6,5 Ờ 8,5 2 BOD5 mg/l 96,7 30 50 3 COD mg/l 149,8 50 100 4 NO3 - mg/l 0,32 30 50 (Nguồn: Kết quả phân tắch)
Kết quả sau hệ thống xử lý nước thải cho thấy nước thải tại bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên mang đặc tắnh kiềm, chỉ tiêu BOD5 vượt tiêu chuẩn mức B 1,9 lần, chỉ tiêu COD vượt tiêu chuẩn mức B 1,5 lần. Sẽ đáng lo ngại nếu như các chỉ tiêu trên tiếp tục tăng mà không có xu hướng giảm xuống. Vì vậy cần có các biện pháp cải thiện, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tại đây trước khi xảy ra các tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người.
4.2.2.3. Chất lượng nước thải sinh hoạt
Hầu như toàn bộ nước thải sinh hoạt tại các nguồn phát sinh chỉ xử lý sơ bộ tại chỗ thông qua hệ thống bể tự hoại, sau đó đổ thẳng vào nguồn tiếp nhận (các ao, hồ, kênh, mương thoát nước của thành phố). Tuy nhiên, các bể tự hoại sử dụng trên địa bàn được xây dựng từ lâu chưa đạt tiêu chuẩn cao do đó hàm lượng các chất ô nhiễm vẫn ở mức tương đối cao.
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là hàm lượng chất hữu cơ lớn (từ 50 đến 55%), chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có vi sinh vật gây bệnh. Đồng thời trong nước thải còn có nhiều vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ, cần thiết cho các quá trình chuyển hoá chất bẩn trong nước. Trong nước thải đô thị còn có vi khuẩn gây bệnh phát triển, tổng số coliform từ 106đến 109 MPN/100ml, fecal coliform từ 104đến 107 MPN/100ml
Bảng 4.7: Kết quả phân tắch nước thải sinh hoạt của khách sạn Thái Nguyên
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
QCVN 14:2008/BTNMT (B) 1 pH - 7,6 5-9 2 BOD5 mg/l 78 50 3 TSS mg/l 102,6 100 4 TDS mg/l 486 1000 5 S2- mg/l 0,145 4 6 NO3-N mg/l 0,5 50 7 NH4-N mg/l 34,3 10 8 PO4 3- - P mg/l 1,2 10 9 Dầu mỡ mg/l 3,99 20 10 Coliform MPN/100ml 48000 5000
(Nguồn: Đề án bảo vệ môi trường của khách sạn Thái Nguyên- Phòng Tài nguyên Môi trường, 2013)
Qua kết quả phân tắch nước thải sinh hoạt của khách sạn Thái Nguyên cho thấy chit tiêu BOD5, TSS, Coliform, Amoni vượt quy chuẩn cho phép. Cụ thể chỉ tiêu BOD5 vượt quy chuẩn 1,56 lần; Chỉ tiêu TSS vượt quy chuẩn 1,02 lần; Chỉ tiêu Amoni vượt quy chuẩn 3,43 lần; Chỉ tiêu coliform vượt quy chuẩn 9,6 lần.
Nước thải sinh hoạt của khách sạn thải ra do các hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên khách sạn và khách nghỉ dưỡng như nước thải từ quá trình tắm rửa, nước thải từ nhà vệ sinh, nước thải từ nhà ăn. Hệ thống bể phốt của khách sạn được xây dựng và đi vào sử dụng từ năm 1979 nên hệ thống xử lý đã bị xuống cấp.
Bảng 4.8: Kết quả phân tắch nước thải sinh hoạt tại phường Hoàng Văn Thụ
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân
tắch QCVN 14:2008/BTNMT (B) 1 pH mg/l 7,1 5-9 2 BOD5 mg/l 112,8 50 3 NO3- mg/l 1,3 50 4 TSS mg/l 134 100 (Nguồn: Kết quả phân tắch)
Nước thải sinh hoạt tại khu vực này có biểu hiện ô nhiễm nặng, màu nước chuyển sang đen và đục, có mùi hôi thối. Ngoài ra còn có rác thải sinh hoạt do người dân vứt bừa bãi gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước và mỹ quan nơi đây. Theo kết quả phân tắch, hầu hết các chỉ tiêu đều vượt quy chuẩn 14:2008/BTNMT mức B nhiều lần. Cụ thể BOD5 vượt 2.3 lần, TSS vượt 1,34 lần.
Như vậy nước thải sinh hoạt của đô thị, các khu dân cư và các cơ sở dịch vụ, công trình công cộng có khối lượng lớn, hàm lượng chất bẩn cao, nhiều vi khuẩn gây bệnh là một trong những nguồn gây ô nhiễm chắnh đối với môi trường nước.
4.2.3. Ảnh hưởng của nước thải tới chất lượng nước mặt tại khu trung tâm phắa Bắc thành phố Thái Nguyên
Hiện nay thành phố Thái Nguyên chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải chung cho cả thành phố. Toàn bộ nước thải ở khu vực nghiên cứu mới chỉ xử lý qua bể tự hoại, sau đó đổ vào các nguồn tiếp nhận. Vì vậy chất lượng nước mặt tại một sốđiểm tiếp nhận trong khu vực thành phốđang đứng trước nguy cơ suy giảm cả về số lượng và chất lượng.
Bảng 4.9: Nồng độ các chất ô nhiễm trong mẫu phân tắch nước mặt trên suối Xương Rồng STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 08:2008/BTNMT A2 B1 1 PH - 7,2 6 Ờ 8,5 5,5-9 2 DO mg/l 3,1 ≥5 ≥4 3 BOD5 mg/l 19,4 6 15 4 COD mg/l 46,7 15 30 5 TSS mg/l 42,1 30 50 6 Pb mg/l 0,0093 0,02 0,05 7 Zn mg/l 0,015 1 1,5 8 Fe mg/l 1,5 1 1,5 9 NO3- mg/l 0.32 5 10 (Nguồn: Kết quả phân tắch)
Chất lượng nước mặt trên suối Xương Rồng hầu hết các chỉ tiêu phân tắch đều vượt QCVN 08:2008 mức A2, có một số chỉ tiêu vượt mức B1 như BOD5 (vượt 1,3 lần),COD ( vượt 1,6 lần).
Các chỉ tiêu trên vượt quy chuẩn do suối Xương Rồng là điểm tập trung của phần lớn nước thải trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Điều này cũng phản ánh phần nào hiệu quả xử lý của hệ thống bể tự hoại gia đình hiện nay còn yếu kém.
Các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong mức B1, với chất lượng nước như vậy chỉ phù hợp cho giao thông thuỷ và các mục đắch khác với yêu cầu chất lượng nước thấp. Không phù hợp cho hoạt động tưới tiêu.
Bảng 4.10: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước sông Cầu- cách điểm tiếp nhận nước suối Xương Rồng 150m về phắa hạ lưu
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 08:2008/BTNMT A1 A2 1 PH - 7,4 6 Ờ 8,5 6 Ờ 8,5 2 DO mg/l 5,0 ≥6 ≥5 3 BOD5 mg/l 5,6 4 6 4 COD mg/l 17,4 10 15 5 TSS mg/l 20,3 20 20 6 Pb mg/l 0,0081 0,02 0,02 7 Zn mg/l 0,017 0,5 1 8 Fe mg/l 0,21 0,5 1 9 NO3 - mg/l 0,66 2 5 (Nguồn: Kết quả phân tắch )
Kết quả phân tắch cho thấy một số chỉ tiêu vượt QCVN 08:2008/BTNMT mức A1 như BOD5 (vượt 1,4lần), COD (vượt 1,7 lần), các chỉ tiêu này vượt tiêu chuẩn do nước thải đô thị và sinh hoạt của thành phố Thái Nguyên chứa hàm lượng BOD, COD và các chất hữu cơ rất cao, không qua xử lý, thải trực tiếp ra sông Cầu. Với chất lượng nước như vậy chỉ phù hợp cho mục đắch tưới tiêu, giao thông thuỷ.
Bảng 4.11: Biến động chất lượng nước mặt trên sông Cầu- cách điểm xả
suối Xương Rồng 150m và nước mặt trên suối Xương Rồng
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Vị trắ 1 Vị trắ 2 Độ chênh lệch (lần) 1 PH - 7,4 7,2 1,02 2 DO mg/l 5,0 3,1 1,6 3 BOD5 mg/l 5,6 19,4 3,5 4 COD mg/l 17,4 46,7 2,6 5 Fe mg/l 0,21 1,5 7,1 6 NO3- mg/l 0,66 0,32 2,0 (Nguồn: Kết quả phân tắch)
Vị trắ 1: Nước mặt sông Cầu- sau điểm xả suối Xương Rồng 150m về phắa hạ lưu
Vị trắ 2: Nước mặt suối Xương Rồng
Các chỉ tiêu có độ chênh lệch khá lớn. Hàm lượng BOD5 tại vị trắ 2 khá cao, gấp 3,5 lần so với vị trắ 1; COD tại vị trắ 2 cao gấp 2,6 lần so với vị trắ 1. Nguyên nhân do tại suối đã tiếp nhận một lượng lớn nước thải của thành phố, thành phần chủ yếu là nước thải sinh hoạt, điều này cho thấy nguồn nước ở đây đã bị ô nhiễm so với vị trắ nước mặt trên sông Cầu.
4.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI KHU TRUNG TÂM PHÍA BẮC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
4.3.1. Thực trạng thoát nước
Theo điều tra khu trung tâm phắa Bắc thành phố Thái Nguyên đang sử dụng 2 mạng lưới thoát nước đó là mạng lưới thoát nước tự nhiên và mạng lưới thoát nước chung của toàn thành phố. Trong đó mạng lưới thoát nước tự nhiên là các ao hồ, sông suối, kênh mương, ruộng trũng ngày càng suy giảm về diện tắch hiện không có số liệu thống kê cụ thể nhưng biểu hiện là nhiều diện tắch đất đã chuyển vào mục đắch sử dụng khác như xây dựng nhà cửa, cơ sở sản xuất kinh doanh,...
- Hệ thống thoát nước chung ( nước mưa và nước thải thoát chung). Hiện có khoảng 39,7km kênh mương,tại đây 60% hộ gia đình đã có cống thoát từ nhà thoát ra cống thành phố. Sau đó toàn bộ lượng nước thải này được thoát ra các suối Mỏ Bạch, Xương Rồng và suối Cống Ngựa. Hiện nay hệ thống thoát nước mưa và nước thải của khu trung tâm phắa Bắc thành phố Thái Nguyên được chia thành 5 lưu vực:
+ Khu Quang Vinh, Quan Triều phắa Bắc đường Dương Tự Minh: nước thoát xuống suối Mỏ Bạch và một phần ven sông thì thoát thẳng xuống Sông Cầu.
+ Khu Hoàng Văn Thụ và Quan Triều phắa Tây Nam đường Dương Tự Minh, Lương Ngọc Quyến: nước thoát xuống thượng lưu suối Mỏ Bạch.
+ Khu phường Hoàng Văn Thụ, giới hạn bởi đường Lương Ngọc Quyến, Dương Tự Minh, Hoàng Văn Thụ: nước thoát xuống suối Cống Ngựa.
+ Khu phường Đồng Quang, Phan Đình Phùng , Gia Sàng (phắa Tây đường Cách Mạng tháng 8), Trưng Vương: nước thoát xuống các suối Xương Rồng.
+ Khu Túc Duyên và Gia Sàng phắa Đông đường Cách Mạng tháng 8: nước thoát xuống đường thoát ra sông Cầu của suối xương Rồng.
- Hiện tại, trên thực tế có thể xác định được 5 vùng ngập úng:
+ Khu vực ngập úng gần ngã ba Mỏ Bạch (đương Lương Ngọc Quyến)- đối diện trường Đại học Sư Phạm: Nguyên nhân ngập úng do cống xả bị nghẽn dòng chảy do rác của chợ, lớp bùn dưới cống dày trên 40cm, điểm xả vào suối Cống Ngựa không đủ kắch thước để thoát.
+ Khu vực gần bệnh viện Đa khoa (đường Lương Ngọc Quyến): Ngập úng do cốt mặt đất quá thấp.
+ Khu vực gần cầu Trắng (đường Lương Ngọc Quyến): Ngập úng do điểm xả của mương bị các mạng hạ tầng chiếm một nửa, mặt cắt tự nhiên của suối cho phép nước chảy bị thu hẹp đáng kể.
+ Khu vực ngập úng trên đường Hoàng Văn Thụ (gần Minh Cầu): Ngập úng do tiết diện cho phép bị thu hẹp đáng kể, hơn nữa mức nước đầu ra cao hơn khoảng 60cm so với mức nước đầu vào.
+ Khu vực ngập úng đối diện nhà máy Z127, phường Quan Triều: Ngập úng do hiện nay đoạn đường này của đường Dương Tự Minh chưa có hệ thống thoát nước. Việc thoát nước rất khó khăn và dẫn đến ngập úng mặt đường.
(Nguồn: Công ty thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên)
Bảng 4.12: Hiện trạng cống thải của một số hộ trong khu vực nghiên cứu
TT Loại cống Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Cống thải có nắp đậy 147 98 2 Cống thải lộ thiên 3 2 3 Không có cống thải 0 0 Tổng 150 100 (Nguồn: Tự điều tra, 2013)
Qua bảng 4.12 ta thấy thực trạng thoát nước của các hộ gia đình trên địa bàn tương tốt. Trong 150 hộ được điều tra thì tất cả các hộ đều có cống thải trong đó có 147 hộ chiếm 98% cống thải có nắp đậy, còn 3 hộ chiếm 2% cống thải lộ thiên.
4.3.2. Thực trạng xử lý nước thải
Thành phố Thái Nguyên chưa xây dựng được trạm xử lý nước thải chung cho cả thành phố. Tuy nhiên, hiện nay một số nhà máy lớn và bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra sông Cầu hoặc hệ thống thoát nước chung của thành phố.
- Đối với nước thải công nghiệp: Hầu hết cơ sở sản xuất công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tuy nhiên nhiều cơ sở hệ thống còn lạc hậu, nước thải qua xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép mà vẫn thải trực tiếp ra ao hồ, sông suối, kênh rạch
- Đối với nước thải bệnh viện: Trên địa bàn khu trung tâm phắa Bắc thành phố Thái Nguyên hiện có 1 bệnh viện lớn đó là Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên. Tại bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải hoàn thành từ năm 1997. Đây là hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, được thiết kế với công suất 360m3/ ngày đêm. Tuy nhiên hiện nay do quy mô của bệnh viện ngày càng được mở rộng để đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân trong tỉnh và khu vực miền núi phắa Bắc cho nên trạm xử lý nước thải đã không đáp ứng được nhu cầu hiện tại.
- Đối với nước thải sinh hoạt: Chủ yếu nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ thông qua các bể tự hoại tại các hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp. Tuy nhiên, các bể này hoạt động còn kém hiệu quả do đýợc xây dựng đã lâu và không đúng quy chuẩn kỹ thuật.
Như vậy, có thể nói hoạt động xử lý nước thải trên địa bàn khu trung tâm phắa Bắc thành phố Thái Nguyên chưa thực sự tốt. Các nguồn phát sinh nước thải trên địa bàn chưa được xử lý triệt để, vẫn còn ảnh hưởng đến môi trường nước đặc biệt là môi trường nước mặt.
4.3.3. Thực trạng quản lý nước thải
Trong những năm gần đây cùng với sự nỗ lực của các ban ngành về cơ bản vấn đề Môi trường của thành phốđã được quan tâm, chú ý và có những chuyển biến rõ rệt trong đó có môi trường nước và xử lý nước thải. Cụ thể như:
- Địa bàn nghiên cứu là trung tâm của thành phố nên không tập trung nhiều nhà máy công nghiệp. Chỉ có nhà máy giấy Hoàng Văn thụ và một số