Thực trạng thoát nước

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước mặt tại khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên. (Trang 62)

Theo điều tra khu trung tâm phắa Bắc thành phố Thái Nguyên đang sử dụng 2 mạng lưới thoát nước đó là mạng lưới thoát nước tự nhiên và mạng lưới thoát nước chung của toàn thành phố. Trong đó mạng lưới thoát nước tự nhiên là các ao hồ, sông suối, kênh mương, ruộng trũng ngày càng suy giảm về diện tắch hiện không có số liệu thống kê cụ thể nhưng biểu hiện là nhiều diện tắch đất đã chuyển vào mục đắch sử dụng khác như xây dựng nhà cửa, cơ sở sản xuất kinh doanh,...

- Hệ thống thoát nước chung ( nước mưa và nước thải thoát chung). Hiện có khoảng 39,7km kênh mương,tại đây 60% hộ gia đình đã có cống thoát từ nhà thoát ra cống thành phố. Sau đó toàn bộ lượng nước thải này được thoát ra các suối Mỏ Bạch, Xương Rồng và suối Cống Ngựa. Hiện nay hệ thống thoát nước mưa và nước thải của khu trung tâm phắa Bắc thành phố Thái Nguyên được chia thành 5 lưu vực:

+ Khu Quang Vinh, Quan Triều phắa Bắc đường Dương Tự Minh: nước thoát xuống suối Mỏ Bạch và một phần ven sông thì thoát thẳng xuống Sông Cầu.

+ Khu Hoàng Văn Thụ và Quan Triều phắa Tây Nam đường Dương Tự Minh, Lương Ngọc Quyến: nước thoát xuống thượng lưu suối Mỏ Bạch.

+ Khu phường Hoàng Văn Thụ, giới hạn bởi đường Lương Ngọc Quyến, Dương Tự Minh, Hoàng Văn Thụ: nước thoát xuống suối Cống Ngựa.

+ Khu phường Đồng Quang, Phan Đình Phùng , Gia Sàng (phắa Tây đường Cách Mạng tháng 8), Trưng Vương: nước thoát xuống các suối Xương Rồng.

+ Khu Túc Duyên và Gia Sàng phắa Đông đường Cách Mạng tháng 8: nước thoát xuống đường thoát ra sông Cầu của suối xương Rồng.

- Hiện tại, trên thực tế có thể xác định được 5 vùng ngập úng:

+ Khu vực ngập úng gần ngã ba Mỏ Bạch (đương Lương Ngọc Quyến)- đối diện trường Đại học Sư Phạm: Nguyên nhân ngập úng do cống xả bị nghẽn dòng chảy do rác của chợ, lớp bùn dưới cống dày trên 40cm, điểm xả vào suối Cống Ngựa không đủ kắch thước để thoát.

+ Khu vực gần bệnh viện Đa khoa (đường Lương Ngọc Quyến): Ngập úng do cốt mặt đất quá thấp.

+ Khu vực gần cầu Trắng (đường Lương Ngọc Quyến): Ngập úng do điểm xả của mương bị các mạng hạ tầng chiếm một nửa, mặt cắt tự nhiên của suối cho phép nước chảy bị thu hẹp đáng kể.

+ Khu vực ngập úng trên đường Hoàng Văn Thụ (gần Minh Cầu): Ngập úng do tiết diện cho phép bị thu hẹp đáng kể, hơn nữa mức nước đầu ra cao hơn khoảng 60cm so với mức nước đầu vào.

+ Khu vực ngập úng đối diện nhà máy Z127, phường Quan Triều: Ngập úng do hiện nay đoạn đường này của đường Dương Tự Minh chưa có hệ thống thoát nước. Việc thoát nước rất khó khăn và dẫn đến ngập úng mặt đường.

(Nguồn: Công ty thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên)

Bảng 4.12: Hiện trạng cống thải của một số hộ trong khu vực nghiên cứu

TT Loại cống Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Cống thải có nắp đậy 147 98 2 Cống thải lộ thiên 3 2 3 Không có cống thải 0 0 Tổng 150 100 (Nguồn: Tự điều tra, 2013)

Qua bảng 4.12 ta thấy thực trạng thoát nước của các hộ gia đình trên địa bàn tương tốt. Trong 150 hộ được điều tra thì tất cả các hộ đều có cống thải trong đó có 147 hộ chiếm 98% cống thải có nắp đậy, còn 3 hộ chiếm 2% cống thải lộ thiên.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước mặt tại khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên. (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)