1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực hành chính công, tỉnh quảng nam

26 330 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 460,71 KB

Nội dung

Đảng và Nhà nước ta đã phát động công cuộc cải cách hành chính nhà nước với mục đích làm cho bộ máy hành chính ở nước ta từ trung ương đến cơ sở ngày càng hoàn thiện, có đủ năng lực, quy

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ DUY HIỆP

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO KHU VỰC HÀNH CHÍNH CÔNG

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS NINH THỊ THU THỦY

Phản biện 1: PGS TS BÙI QUANG BÌNH

Phản biện 2: TS LÂM MINH CHÂU

Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 04 tháng 9 năm 2012

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mở cửa và hội nhập nền kinh tế thế giới là đường lối đổi mới đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là một yêu cầu khách quan đối với đất nước ta trong giai đoạn hiện nay Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế

- xã hội thì cần phải khai thác và phát huy mọi nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực (NNL), nguồn vốn, khoa học-công nghệ…Trong đó, cùng với nguồn vốn và khoa học - công nghệ thì NNL giữ vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Đảng và Nhà nước ta đã phát động công cuộc cải cách hành chính nhà nước với mục đích làm cho bộ máy hành chính ở nước ta

từ trung ương đến cơ sở ngày càng hoàn thiện, có đủ năng lực, quyền lực và hiệu quả; một trong những nội dung trọng tâm của chương trình cải cách hành chính là xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CB, CC) từ Trung ương đến cơ sở có phẩm chất,

có năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Đội ngũ CB, CC có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp nói chung

và chính quyền cấp cơ sở nói riêng Hiệu lực quản lý nhà nước được thực hiện bởi số lượng và chất lượng của đội ngũ CB, CC

Trong thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã không ngừng đầu

tư, củng cố bộ máy quản lý hành chính ở các huyện, thành phố cũng

Trang 4

như ở các xã, phường, thị trấn với mục tiêu làm cho NNL trở thành nguồn động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Tuy nhiên, qua quá trình học tập và công tác tại địa phương cho thấy bộ máy quản lý hành chính ở các cấp vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục, đội ngũ CB, CC phần lớn đã lớn tuổi, đội ngũ

CB, CC kế cận có trình độ chuyên môn hạn chế, một số vị trí công tác không đáp ứng được yêu cầu công việc

Do vậy, đánh giá đúng thực trạng của đội ngũ CB, CC của tỉnh Quảng Nam hiện nay là yếu tố cơ bản có tính quyết định góp phần đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC nhằm đạt được hiệu quả cao của bộ máy chính quyền từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Chính

vì vậy tôi chọn đề tài: “ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO KHU VỰC HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH QUẢNG NAM” làm

luận văn tốt nghiệp

2 Tổng quan nghiên cứu đề tài

2.1 Nghiên cứu của nước ngoài

2.2 Các nghiên cứu trong nước

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá đúng đắn hiện trạng chất lượng NNL khu vực hành chính công (HHC) và chất lượng công tác đào tạo (ĐT) và tạo nguồn CB, CC hiện nay ở tỉnh Quảng Nam, đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả ĐT CB, CC nhằm góp phần nâng cao chất lượng NNL khu vực HHC trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ĐT NNL quản

lý hành chính nhà nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế ở nước ta

- Đánh giá thực trạng NNL khu vực HHC ở tỉnh Quảng Nam

Trang 5

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo NNL khu vực HHC ở tỉnh Quảng Nam, chỉ ra những thành công và những mặt còn tồn tại trong công tác này

- Dự báo các yêu cầu đối với công tác ĐT và phát triển đội ngũ CB, CC từ nay đến năm 2020

- Đề xuất các giải pháp ĐT nhằm phát triển NNL khu vực HHC tỉnh Quảng Nam

4 Câu hỏi nghiên cứu

+ Giải pháp hoàn thiện công tác ĐT NNL khu vực HHC tỉnh Quảng Nam?

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận liên quan đến

công tác đào tạo NNL khu vực HHC nói chung và thực tiễn ở tỉnh Quảng Nam nói riêng

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác đào tạo NNL trong khu vực hành chính

ở tỉnh Quảng Nam từ đó đề xuất các giải pháp ĐT NNL khu vực HHC của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020

6 Phương pháp nghiên cứu

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài

Trang 6

8 Bố cục của đề tài: Luận văn được kết cấu theo 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực khu vực hành chính công

Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực khu vực hành chính công tỉnh Quảng Nam

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực khu vực hành chính công tỉnh Quảng Nam

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

KHU VỰC HÀNH CHÍNH CÔNG 1.1 NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NGUỒN NHÂN LỰC KHU VỰC HÀNH CHÍNH CÔNG

1.1.1 Khái niệm, vai trò của nguồn nhân lực

1.1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực

NNL là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi các nhân và của đất nước

1.1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực

- Vai trò của nguồn nhân lực đối với xã hội:

Thứ nhất: NNL là nguồn lực chính quyết định quá trình

tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội

Thứ hai: NNL là một trong những yếu tố quyết định sự

thành công của sự nghiệp CNH, HĐH

Thứ ba: NNL là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu,

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nhằm phát triển bền vững

Thứ tư: NNL là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Quá trình

hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, NNL đặc biệt là NNL

Trang 7

chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn

1.1.2 Nguồn nhân lực trong khu vực hành chính công

Trước hết để hiểu được NNL trong HHC thì ta phải hiểu được HHC là gì và các yếu tố tạo nên HHC

1.1.2.1 Khái niệm về hành chính công

HHC là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến cơ

sở tiến hành để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự an ninh, thoả mãn

nhu cầu hợp pháp của công dân

1.1.2.2 Cơ quan hành chính nhà nước

Đó là cơ quan trong hệ thống chính trị của một quốc gia, do

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy nhằm thực hiện chức năng chuyên môn và quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, có tư cách

pháp nhân đầy đủ (trụ sở, con dấu, kinh phí)

1.1.2.3 Cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính

Tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XII đã thông qua luật CB,

CC và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010

1.1.3 Đặc điểm của nguồn nhân lực trong khu vực hành chính công

a Là những người thực thi công vụ

b Là người cung cấp dịch vụ công

c Hoạt động chuyên nghiệp

d Được Nhà nước đảm bảo lợi ích khi thực thi công vụ

e Điều kiện làm việc

1.1.4 Tính cấp thiết và vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực trong khu vực hành chính công

Trang 8

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng luôn tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng nhiều thách thức cho từng quốc gia Một trong những thách thức đặt ra đó là chất lượng NNL, trong đó, chất lượng NNL khu vực hành chính công là yêu cầu số một

1.1.4.2 Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực trong khu vực hành chính công

- Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực đối với các tổ chức, đơn vị:

- Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực đối với CB, CC:

- Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực đối với xã hội:

1.2 ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH CÔNG

1.2.1 Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực khu vực hành chính công

Chúng ta có thể khái quát khái niệm ĐT CB, CC là quá trình truyền thụ kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ dưới các hình thức khác nhau cho CB, CC phù hợp với yêu cầu giải quyết có chất lượng công việc được Đảng, Nhà nước giao, do các cơ sở ĐT

CB, CC thực hiện

1.2.2 Nội dung công tác đào tạo cán bộ, công chức

1.2.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo

Xác định nhu cầu ĐT là xác định khi nào, ở đơn vị nào cần phải ĐT, ĐT chuyên môn, kỹ năng nào, bao nhiêu người

Trang 9

1.2.2.2 Xác định mục tiêu đào tạo

Xác định mục tiêu ĐT là xác định các đích đến, tiêu chuẩn cần đạt, những kết quả cần đạt được của người tham gia ĐT khi kết thúc quá trình đó

1.2.2.3 Xây dựng kế hoạch đào tạo

Xây dựng kế hoạch ĐT là dự báo nhu cầu và khả năng sẵn

có về NNL trên cơ sở đó xác định sự dư thừa hay thiếu hụt về số lượng, chất lượng lao động, từ đó tiến hành xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng, đối tượng tham gia ĐT và thời gian cụ thể để tiến hành ĐT

1.2.2.4 Xây dựng nội dung đào tạo

Nội dung của việc xây dựng chương trình ĐT là chúng ta phải xác định kiến thức cần ĐT cho người lao động

Cụ thể đối với lao động làm việc trong khu vực HHC hay nói một cách khác là CB, CC thì khối kiến thức cần đào tạo đối với đội ngũ này là:

- Đào tạo về lý luận chính trị

- Đào tạo về quản lý nhà nước

- Đào tạo kiến thức pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ

- Đào tạo về ngoại ngữ, tin học, hội nhập kinh tế quốc tế và

các kiến thức bổ trợ khác

1.2.2.5 Xác định phương pháp đào tạo

Phương pháp ĐT là cách thức để tiến hành ĐT Hay nói cách khác, đó là phương thức cụ thể để truyền tải kiến thức cần ĐT cho người được ĐT để đạt được mục tiêu cho trước một cách hiệu quả

1.2.2.6 Xác định kinh phí đào tạo

Kinh phí ĐT là toàn bộ những khoản chi phí cho quá trình ĐT, những khoản chi phí này có thể do tổ chức hoặc do cá nhân người lao động bỏ ra

Trang 10

1.2.2.7 Đánh giá kết quả đào tạo

Đánh giá công tác ĐT nhằm xác định những kết quả đạt được so với mục tiêu ĐT mà tổ chức, đơn vị đặt ra, những tồn tại trong quá trình ĐT để điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu ĐT và qua đó có thể rút kinh nghiệm cho công tác ĐT sau này

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

1.3.1 Nhân tố thuộc cơ chế chính sách của nhà nước

+ Định hướng về công tác đào tạo

+ Chính sách hỗ trợ đào tạo

+ Chính sách đối với các cơ sở đào tạo

1.3.2 Nhân tố thuộc hệ thống cơ sở đào tạo

+ Năng lực của các tổ chức thực hiện công tác đào tạo:

+ Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật:

1.3.3 Nhân tố thuộc về người học

- Trình độ của người lao động:

- Ý thức, mong muốn của người lao động:

1.4 KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KHU VỰC HÀNH CHÍNH CÔNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

1.4.1 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

1.4.2 Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế

Kết luận chương 1

Như vậy với quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì vai trò của người CB, CC, CC ngày càng trở nên vô cùng quan trọng, bởi vì người CB, CC là người chèo lái vận mệnh của quốc gia Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng

và nhà nước ta trong những năm qua đã xây dựng và thực hiện rất nhiều chương trình, đề án nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội

Trang 11

ngũ CB, CC trong cả nước mà trọng tâm là công tác ĐT Trong quá trình ĐT, phải quan tâm đến các nội dung ĐT: lý luận chính trị để nhằm nâng cao nhận thức, giữ vững lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; về kiến thức về quản lý nhà nước nhằm tăng cường khả năng thích ứng trước yêu cầu của nhiệm vụ mới, năng lực quản lý nhà nước trong cơ chế mới; về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để nâng cao năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà nước

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KHU VỰC HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH QUẢNG NAM 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KHU VỰC HÀNH CHÍNH CÔNG

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung

Bộ, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và có lực lượng lao động dồi dào Có diện tích tự nhiên 10.438,37 Km2, dân số 1.423.537 người (năm 2009) với 18 đơn vị cấp huyện, 244 đơn vị hành chính cấp xã Với lợi thế về điều kiện tự nhiên này, kèm với sự phát triển của NNL nói chung và NNL khu vực HHC của tỉnh Quảng Nam nói riêng thì tỉnh Quảng Nam có đủ điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Những năm qua Quảng Nam có nền kinh tế phát triển ổn định Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn trong năm năm 2005 -

2010 đạt bình quân 12,8%/năm; GDP năm 2010 tăng gấp 1,8 lần so

với năm 2005; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hường tích cực

Trang 12

Tính đến ngày 31/12/2011, tỉnh Quảng Nam có 33.682 CB,

CC, viên chức Trong đó có 3.845 CB, CC làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh; 1.903 CB, CC làm việc trong các

cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh, huyện; 4.547

CB, CC cấp xã Ngoài ra còn có 4.272 người hoạt động không chuyên trách cấp xã

CB, CC hành chính có 5.748 (3.845 + 1.903) người làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Đảng và tổ chức chính trị xã hội ở tỉnh, huyện

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tính đến ngày 31 tháng 12 năm

2011 số lượng CB, CC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh và huyện ở tỉnh Quảng Nam là 2.532 người

2.2.2 Độ tuổi, chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực khu vực hành chính công

2.2.2.1 Độ tuổi nguồn nhân lực khu vực hành chính công tỉnh Quảng Nam

Đối với độ tuổi của cán bộ công chức cấp tỉnh và huyện ở tỉnh Quảng Nam hiện nay thì có sự chênh lệch rất lớn CB, CC có độ tuổi dưới 30 tuổi chỉ chiếm 10,61%, CB, CC có độ tuổi từ 36 đến 55 tuổi chiếm đến 53,08% Vì vậy không đảm bảo yếu tố kế thừa

Độ tuổi của CB, CC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh

và huyện có độ tuổi dưới 30 tuổi chỉ chiếm 1,74% trong khi đó độ tuổi từ 36 đến 55 tuổi chiếm trên 75%

Ở cấp xã, phường, thị trấn, độ tuổi CB, CC và CB, CC giữ chức vụ lãnh đạo quản lý cũng có sự mất cân đối rất lớn giữa các độ

Trang 13

tuổi Đồng thời nhóm tuổi trên 30 ở CB, CC cấp xã phường, thị trấn cũng chiếm tỷ lệ cao (trên 78%)

2.2.2.2 Trình độ chuyên môn và trình độ chính trị của Cán bộ, công chức khu vực hành chính tỉnh Quảng Nam

Trình độ chuyên môn và trình độ chính trị của CB, CC khu vực HHC tỉnh Quảng Nam ở cấp tỉnh và huyện thì số lượng CB, CC

có trình độ đại học là 63,92% , cao đẳng là 8,45% nhưng số lượng

CB, CC có trình độ sau đại học rất thấp (1,79%)

Trình độ lý luận chính trị ở cấp của CB, CC ở cấp phó phòng

và tương đương ở cấp tỉnh và huyện đã được tỉnh Quảng Nam đặc biệt chú trọng quan tâm, thể hiện số lượng CB, CC đã qua ĐT lý luận chiếm tỷ lệ cao Về trình độ chuyên môn thì CB, CC trưởng, phó phòng có trình độ sau đại học ở cấp huyện vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp (3%) thể hiện công tác quy hoạch ĐT sau đại học ở cấp huyện vẫn chưa được đẩy mạnh, trong khi đó thì tỷ lệ CB, CC ở cấp tỉnh thì rất cao (17,1%) Cũng qua đó thể hiện sự chưa đồng bộ trong định hướng

ĐT CB, CC có trình độ sau đại học giữa cấp tỉnh và cấp huyện

Trong khi đó đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và trình dộ lý luận chính trị của CB, CC cấp xã chỉ mới đạt 51,84 % so với quy định

3 chuẩn của Trung ương, đó là chuẩn về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và trình độ chính trị Như vậy trong thời gian tới, tỉnh Quảng Nam cũng cần phải đẩy mạnh ĐT cho những đối tượng này

Theo Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy Quảng Nam ngày 5/12/2006 thì phấn đấu đến năm 2011, 100% cán bộ, công chức cơ

sở đạt chuẩn theo quy định, nhưng đến nay sau 4 năm thì chỉ mới có 51,84% số cán bộ công chức cơ sở đạt chuẩn theo quy định

Trong 4.547 cán bộ, công chức cấp xã cán bộ, công chức có trình độ đại học là 705 người chiếm 15,5%

2.2.2.3 Trình độ Quản lý nhà nước của CB, CC tỉnh Quảng Nam

Ngày đăng: 22/07/2015, 15:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w