tài liệu ôn thi tuyển công chức cấp tỉnh, huyện năm 2015 nghiệp vụ chuyên ngành kiểm lâm viên trung cấp

22 741 0
tài liệu ôn thi tuyển công chức cấp tỉnh, huyện năm 2015 nghiệp vụ chuyên ngành kiểm lâm viên trung cấp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập Trang 0 HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2015 TÀI LIỆU ÔN TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH KIỂM LÂM VIÊN TRUNG CẤP (Dành cho thí sinh dự tuyển vào ngạch Kiểm lâm viên trung cấp Mã số ngạch:10.228) Kon Tum, tháng 6 năm 2015 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập Trang 1 ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH CHUYÊN NGÀNH KIỂM LÂM Ngạch: Kiểm lâm viên trung cấp I. NỘ I DUNG VỀ TIÊU CHUẨ N NGHIỆ P VỤ , CHƢ́ C TRÁ CH CỦA NGCH CÔNG CHỨC D TUYỂN: Các ni dung v tiêu chun nghip v ca ngch Kim lâm viên , Kiể m lâm viên trung cấ p : Quy đị nh tại Quyết định Số 09/2006/QĐ-BN, ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Kiểm lâm. 1.1. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch Kiể m lâm viên trung cấ p: a. Chức trách: Là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan Kiểm lâm cấp huyện thực hiện một số công việc thuộc lĩnh vực bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật. b. Nhim v: - Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng rừng của chủ rừng theo dự án quy hoạch, quy trình kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Thực hiện tuần tra, kiểm tra các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn được giao theo dõi. - Tiến hành điều tra, thu thập tình hình và báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp về các hành vi hoạt động phá hoại rừng và buôn lậu lâm sản trên địa bàn được giao theo dõi. - Tuyên truyền và tham gia vận động quần chúng nhân dân thực hiện các quy định về pháp luật về lâm nghiệp. - Ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, lập biên bản, hồ sơ ban đầu về các vụ vi phạm, bảo vệ hiện trường, tang vật, phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép. c. Tiêu chun v phm chất: - Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói chung. - Có tinh thần dũng cảm mưu trí đấu tranh chống lâm tặc để bảo vệ rừng. - Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật trong thực thi công vụ. Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập Trang 2 - Thận trọng trong công việc, không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân. - Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, luôn bám cơ sở, lắng nghe ý kiến của nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hoàn thành nhiệm vụ. - Có tinh thần chí công, vô tư, trung thực. Có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân. d. Tiêu chun v năng lực: - Độc lập thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, điều tra nắm tình hình về công tác quản lý rừng, quản lý lâm sản, phá hoại rừng, buôn lậu lâm sản. - Có phương pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia quản lý rừng, quản lý lâm sản. - Thành thạo nghiệp vụ Kiểm lâm và quản lý lâm sản. - Thành thạo các nguyên tắc, các thủ tục hành chính trong xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý rừng, quản lý lâm sản. e. Tiêu chun v trình đ: - Tốt nghiệp trung học chuyên ngành Lâm nghiệp. - Qua lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch Kiểm lâm 3 tháng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. - Sử dụng được một trong năm ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) ở trình độ A. Hoặc sử dụng một ngôn ngữ dân tộc thiểu số. - Biết sử dụng vi tính văn phòng. 1.2. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch Kiểm lâm viên: (tham khảo) a. Chức trách: Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc địa phương thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công. b. Nhim v: - Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. - Theo dõi,báo cáo kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi được phân công. - Xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng, phát triển rừng và kinh doanh lâm sản. - Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trong địa bàn được phân công. Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập Trang 3 - Hướng dẫn xây dựng và giám sát việc thực hiện quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng trong địa bàn được phân công. - Tham gia cùng địa phương và các lực lượng bảo vệ pháp luật khác phòng, chống các biểu hiện chặt, phá rừng trong địa bàn được phân công. - Kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo đúng nhiệm vụ được phân công, đúng thẩm quyền. c. Tiêu chun v phm chất: - Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói chung. - Có tinh thần dũng cảm mưu trí đấu tranh với lâm tặc để bảo vệ rừng. - Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ. - Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân. - Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hoàn thành nhiệm vụ. - Có tinh thần chí công vô tư, trung thực. Có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân. d. Tiêu chun v năng lực. - Có khả năng độc lập chủ động làm việc. - Thực hiện được công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra trong công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. - Tập hợp và tổ chức phối hợp được với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. - Có khả năng giao tiếp ứng xử tốt khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công. - Tổ chức và phối hợp giải quyết được các vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật. e. Tiêu chun v trình đ. - Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên chuyên ngành Lâm nghiệp. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải được bổ sung kiến thức về quản lý Lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. - Tốt nghiệp khoá bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch Kiểm lâm viên. Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập Trang 4 - Thông thao một trong năm ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) ở trình độ B. Hoặc sử dụng một ngôn ngữ dân tộc thiểu số. - Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng. II. CC VĂN BN QUY PHM PHP LUẬT CỦA NGÀNH , LNH VƢ̣ C ĐƢỢ C QUY ĐỊ NH , PHÂN CẤ P QUẢ N LÝ NHÀ NƢỚ C TƢ̀ TRUNG ƢƠNG ĐẾ N ĐỊ A PHƢƠNG. 1. Cc nội dung về phân loại rng, công tc bảo vệ rng, những hành vi bị nghiêm cấm : Quy đị nh trong Luậ t Bả o vệ và Pht triển rng năm 2004. 1.1. Định nghĩa v rừng Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. 1.2. Phân loi rừng: Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại sau đây: * Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: - Rừng phòng hộ đầu nguồn; - Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; - Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; - Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường; * Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: - Vườn quốc gia; - Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; - Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; - Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập Trang 5 * Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: - Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; - Rừng sản xuất là rừng trồng; - Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận. 1.3. Điu 12. Những hành vi bị nghiêm cấm - Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép. - Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép. - Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng. - Huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng. - Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng. - Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng. - Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép. - Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp. - Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. - Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng, trong rừng mới trồng, rừng non. - Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang trái phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng. - Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trái pháp luật. - Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng. - Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng. 2. Khi niệm vi phạm hành chính; xử phạt vi phạm hành; cc hình thức xử phạt và nguyên tắc p dụng: Quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập Trang 6 2.1. Khi niệm: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. 2.2. Cc hình thức xử phạt và nguyên tắc p dụng: 1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); đ) Trục xuất. 2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 nói trên chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 nói trên có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. 3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 nói trên. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. 2.3. Lập biên bản vi phạm hành chính: 1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản (trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định) Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm. Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga. Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập Trang 7 2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến. 3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt. Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó. 3. Cc nội dung về quản lý thực vật rng , động vật rng nguy cấp , quý, hiếm: Quy đị nh tạ i Nghị đị nh số 32/2006/NĐ-CP ngà y 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rng, độ ng vậ t rƣ̀ ng nguy cấ p, quý, hiế m. 3.1. Khi niệm: Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định. 3.2. Phân loại: Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm như sau: Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập Trang 8 * Nhóm I: nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao . Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I được phân thành: . Nhóm I A, gồm các loài thực vật rừng. Nhóm I B, gồm các loài động vật rừng. * Nhóm II: hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II được phân thành. Nhóm II A, gồm các loài thực vật rừng. Nhóm II B, gồm các loài động vật rừng. 3.3. Nội dung quản lý thực vật rng, động vật rng nguy cấp, quí hiếm: - Theo dõi diễn biến thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm - Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm - Phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 4. Cc nội dung về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm lâm tƣ̀ trung ƣơng đế n đị a phƣơng : Quy đị nh tạ i Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm. 4.1. Kiểm lâm: là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. - Lực lượng kiểm lâm được tổ chức theo hệ thống thống nhất, bao gồm: + Kiểm lâm trung ương; + Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; + Kiểm lâm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. * Ở Trung ương: Cục Kiểm lâm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. * Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh): Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập Trang 9 *. Ở huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Huyện): Hạt Kiểm lâm huyện trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Hạt Kiểm lâm huyện quản lý công chức kiểm lâm địa bàn xã. * Ở Vườn Quốc gia có diện tích từ 7.000 ha trở lên, Khu Bảo tồn thiên nhiên, Khu rừng đặc dụng khác có diện tích từ 15.000 ha trở lên, Khu rừng phòng hộ đầu nguồn có diện tích từ 20.000 ha rừng trở lên và có nguy cơ bị xâm hại cao, có thể thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật. 4.2. Nhiệm vụ của Kiểm lâm: - Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. - Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án bảo vệ rừng; bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủ rừng. - Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. - Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng. - Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị người khác xâm hại. - Tổ chức việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm. - Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm soát kinh doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng. 4.3. Quyền hạn và trch nhiệm của Kiểm lâm: - Trong khi thi hành nhiệm vụ, kiểm lâm có các quyền sau đây: + Yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra và điều tra; tiến hành kiểm tra hiện trường, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật; + Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự; + Được sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. [...]... nhiêm vu công ̀ ̣ ̣ chƣc kiêm lâm đị a ban câp xa ́ ̉ ̀ ́ ̃ 5.1 Kiểm lâm địa bàn cấp xã: là công chức nhà nước thuộc biên chế của Hạt Kiểm lâm huyện, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ (dưới đây gọi chung là Hạt Kiểm lâm) phân công về công tác tại địa bàn xã, phường, thị trấn có rừng (sau đây gọi chung là Kiểm lâm địa bàn) chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm 5.2... hành kèm theo Thông tư này + Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông báo bằng văn bản lý do cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ - Cách thức trả kết quả: trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày giấy chứng nhận trại nuôi được cấp, cơ quan Kiểm lâm sở tại giao trả cho tổ chức được cấp Trang 20 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập TÀI LIỆU ÔN TÂP ̣ 1 Luât...Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Kiểm lâm không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, để xảy ra phá rừng, cháy rừng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật 5 Nhiêm vu , trách nhiệm của công chƣc Kiêm lâm đị a ban : Qui định ̣ ̣ ́ ̉ ̀ tại Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN ngày 04 tháng 10 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn quy đị... quyền xác nhận lâm sản: - Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở những địa phương không có Hạt Kiểm lâm cấp huyện xác nhận lâm sản trong các trường hợp sau: + Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung trong nước của tổ chức xuất ra; + Lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu chưa qua chế biến ở trong nước của tổ chức, cá nhân... đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập quy định + Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu Uỷ ban nhân dân cấp huyện không có ý kiến thì hộ gia đình được khai thác theo hồ sơ đăng ký 14 Hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản: Quy định tại thông tƣ 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 và thông tƣ số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2012 của Bộ Nông nghiệp. .. sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 9 Quyết định 83/2007/QĐ-BNN ngày 04/10/2007 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiêp va Phat triên nông thôn quy đị nh vê nhiêm vu công chưc kiêm lâm đị a cấp ̣ ̀ ́ ̉ ̀ ̣ ̣ ́ ̉ àn b xã 10 Quyết định Số 09/2006/QĐ-BNV, ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Kiểm lâm 11 Quyết định... phục vụ phòng cháy và chữa cháy rừng; - Chòi quan sát phát hiện cháy rừng; - Hệ thống biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy rừng; - Hệ thống thông tin liên lạc; Trang 11 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Trạm bơm, hệ thống cấp nước chữa cháy - Các công trình khác phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy rừng 6.3 Các biện pháp chữa cháy rừng: Trong công tác... Hạt trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ngăn chặn, xử lý kịp thời; + Thống kê, kiểm kê rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn được phân công; + Kiểm tra hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Trang 10 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập + Hướng dẫn và giám sát các chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng, gây... vị nói trên khi nhận được tin báo về vụ cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thi t khác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy rừng xảy ra ngoài Trang 13 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin... của tổ chức xuất ra; + Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên trong nước, rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra 14.2 Trình tự, hồ sơ đề nghị xác nhận lâm sản: - Chủ lâm sản nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ (bản chính) đề nghị xác nhận lâm Trang 18 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập sản . đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập Trang 0 HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2015 TÀI LIỆU ÔN TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH KIỂM LÂM VIÊN. chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Kiểm lâm. 1.1. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch Kiể m lâm viên trung cấ p: a. Chức trách: Là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm, giúp. CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH CHUYÊN NGÀNH KIỂM LÂM Ngạch: Kiểm lâm viên trung cấp I. NỘ I DUNG VỀ TIÊU CHUẨ N NGHIỆ P VỤ , CHƢ́ C TRÁ CH CỦA NGCH CÔNG CHỨC D TUYỂN:

Ngày đăng: 22/07/2015, 09:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan