Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 55 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
55
Dung lượng
745,13 KB
Nội dung
0 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VŨ TUẤN ANH Tên đề tài: “HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LÒ GIẾT MỔ TẬP TRUNG GIA SÚC, GIA CẦM TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khoá học : 2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Thanh Thủy Thái Nguyên, năm 2014 1 LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả hoàn thiện cho đề tài ngiên cứu sau một thời gian thực tập tại địa phương, trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông lâm thái nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường, các thầy cô giáo trong trường đã giảng dạy, giúp đỡ chúng em trong suốt quãng thời gian học tập Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo T.S Vũ Thị Thanh Thủy đã ân cần chỉ dậy, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của công ty TNHH một thành viên dịch vụ môi trường & quản lý đô thị tỉnh Tuyên Quang cùng các phòng, sở, ban ngành và cán bộ và nhân dân phường Tân Hà đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài tại địa phương. Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên để hoàn thành đề tài. Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng, song do trình độ có hạn và thời gian có hạn, bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu, nên khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè động viên để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Vũ Tuấn Anh 2 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề: Xã hội ngày một phát triển, kéo theo những nhu cầu về thực phẩm cũng ngày một tăng theo. Những tiêu chí về chọn lựa thực phẩm hàng ngày ( thịt bò, thịt trâu, thịt lợn, ) cần phải sạch, đảm bảo chất lượng về sức khỏe cũng như dinh dưỡng đang được người tiêu dùng vô cùng chú trọng.Mặt khác, nhà nước ta lại rất cần xây dựng một khu tập trung tất cả các nguồn gia súc, gia cầm thành một điểm để tiến hành xử lý, kiểm tra, kiểm định trước khi giết mổ nhằm quản lý chặt chẽ việc tiêu thụ gia súc cũng như kiểm soát được dịch bệnh lây lan một cách dễ dàng hơn, đóng góp đáng kể doanh thu cho ngân sách nhà nước. Đó chính là nguyên nhân ra đời của hàng loạt các lò mổ trên toàn quốc cũng như trên khắp thế giới Nhưng tồn tại song song với nó là những điểm giết mổ không hợp vệ sinh phân bố rải rác khắp các khu dân cư, đặc biệt là ở khu vực ven thành phố và vùng nông thôn làm cho lực lượng cán bộ thú y gặp nhiều khó khăn khi thực hiện kiểm soát giết mổ. Các địa điểm giết mổ này không đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, không quan tâm đến nguồn gốc của gia súc gia cầm, không có điều kiện giết mổ đảm bảo, không có hệ thống thu gom và xử lí chất thải do quá trình giết mổ nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các chất thải được xả tràn lan trong khi giết mổ hay được đổ thẳng xuống sông, cống thoát nước. Có hàng trăm lò giết mổ trên khắp các tỉnh thành cả nước và Tp Tuyên Quang cũng là một trong số đó. Vậy đằng sau những hoạt động giết mổ đó là gì ? Ảnh hưởng đến môi trường sống, con người và sinh vật ra sao ? Thấy được sự cấp thiết của việc bảo về môi trường, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : " Hiện trạng và giải pháp quản lý lò giết mổ tập trung gia súc, gia cầm tại Thành Phố Tuyên Quang" 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đánh giá được mức độ ô nhiễm của các cơ sở giết mổ trên địa bàn TP Tuyên Quang và cơ sở giết mổ tập trung gia súc gia cầm phường Tân Hà 3 - Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước thải và chất thải rắn từ các cơ sở giết mổ trên địa bàn TP Tuyên Quang, đặc biệt là cơ sở giết mổ tập trung phường Tân Hà - Lấy ý kiến của người dân về ảnh hưởng của công tác giết mổ đến môi trường xung quanh - Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm và cải thiện nâng cao chất lượng cho công tác giết mổ trên toàn địa bàn thành phố. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Số liệu thu thập cần bao quát , trung thực và chính xác - Điều tra thực tế các hộ với số liệu sơ cấp- thứ cấp - Nắm vững luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2005, luật tài nguyên Nước, các tiêu chuẩn Việt Nam và các văn bản dưới luật của nhà nước và tỉnh ủy TP Tuyên Quang . - Đề xuất giải pháp khả thi để phù hợp với tình hình của địa phương 1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu * Ý nghĩa thực tiễn: - Đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường và công tác triển khai thực hiện việc Bảo vệ Môi trường tại địa phương - Đề xuất ra được những biện pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng môi trường tại phường Tân Hà nói riêng và toàn địa bàn thành phố nói chung *Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Nâng cao kiến thức toàn diện, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác chuyên môn cho sự nghiệp công tác sau này; vận dụng và phát huy những kiến thức đã học tập và nghiên cứu vào thực tiễn. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Khái quát chung 2.1.1 Tình hình giết mổ trên thế giới Thế giới có rất nhiều lò giết mổ gia súc - gia cầm. Phần nhiều là được hiện đại hóa trên máy móc nhưng cũng có 1 số nơi vẫn tiến hành giết mổ theo phương pháp thủ công. Đối với các nước Châu Á việc những lò giết mổ mọc lên đi đôi với việc tăng trưởng kinh tế xã hội nông thôn đặc biệt là tạo cơ hội việc làm cho những người thất nghiệp. Đặc biệt là những nước : " Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ,Ấn Độ, Thái Lan, ". Với quốc gia lớn mạnh như Trung Quốc, sau thời kỳ cải cách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì những lò giết mổ hay nói đúng hơn là làng nghề giết mổ đã tăng doanh thu lên tới tốc độ 20-30 %, giải quyết được 12 triệu lao động dư thừa ở nông thôn. Hay như quốc gia Nhật Bản được mệnh danh " Đất nước Mặt Trời Mọc" không chỉ dừng lại ở việc xây dựng ra những lò giết mổ , sự thành lập " Hiệp hội khôi phục và phát triển làng nghề giết mổ truyền thống " là hạt nhân cho sự nghiệp khôi phục và phát triển nền kinh tế đất nước hay tăng đáng kể GDP cho quốc gia Ngành công nghiệp thực phẩm Thụy Điển, trong đó có ngành giết mổ gia súc. Gần đây đã tiến hành hợp lý hóa cơ cấu toàn bộ, vấn đề giết mổ gia súc đang là tâm điểm của ngành công nghiệp thực phẩm nơi đây. Với hơn 50 cơ sở giết mổ gia súc quy mô lớn, việc cung cấp sản phẩm thịt cho thị trường chủ yếu nhờ vào các cơ sở hợp tác nông nghiệp vốn chiếm 75% thị phần. Con số này không nhỏ, nó phục vụ nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng nên việc đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm của các lò mổ cũng đang là vấn đề cần lưu ý. Một số quốc gia đã thực hiện thành công cách quản lý đầu ra-đầu vào với lượng gia súc-gia cầm như: Côlômbia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Băng- la-đét, Malaysia, In-đô-nê-xia…Với phương pháp cho điểm đơn giản để dân chúng nhận rõ cơ sở nào tuân thủ các tiêu chuẩn chống ô nhiễm của quốc gia và địa phương; cơ sở nào không tuân thủ. Trung Quốc đã cho phép tính các loại phí ô nhiễm dựa trên sự thảo luận của cộng đồng. Mức định giá phí ô nhiễm dựa trên mức độ ô nhiễm, mức dân cư phải hứng chịu hậu quả của ô nhiễm, mức thu nhập bình 5 quân… Cùng với đó, chính phủ nước này cũng thường xuyên nâng cao năng lực của cộng đồng trong nhận thức và hành động giải quyết các vấn đề môi trường địa phương. Như vậy, cần thiết có sự phối hợp giữa Nhà nước, Xã hội dân sự và cộng đồng trong quản lý môi trường cũng như giải quyết xung đột môi trường. Đây là giải pháp mang tính bền vững cho sự phát triển của xã hội. 2.1.2 Tình hình giết mổ ở Việt Nam Hiện trên cả nước có tất cả 28.285 điểm Giết mổ gia súc , gia cầm nhỏ lẻ. Trong đó, 12 tỉnh trọng điểm phía bắc( Tổng cộng 11544 cơ sở , điểm giết mổ), mới chỉ có 59 cơ sở giết mổ tập trung( chiếm 0,51%). Tại nhiều địa phương, tình trạng giết mổ lưu động ngay tại hộ chăn nuôi diễn ra phổ biến, gây không ít khó khăn cho công tác quản lý việc Giết mổ gia súc, gia cầm. Có rất nhiều dự án về giết mổ gia súc, gia cầm đang trong quá trình hoàn thiện mong rằng trong tương lai sẽ phần nào giúp được những khó khăn về quản lý giết mổ cũng như bảo vệ được môi trường sống. Các tỉnh miền bắc theo thống kê, việc giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ còn rất lỏng lẻo, chưa được sự quan tâm lớn của các cấp chính quyền địa phương. Như tỉnh Hải Dương, hiện có hơn 1600 điểm giết mổ nhỏ lẻ, trong đó có 20 điểm giết trâu - bò và hơn 680 điểm giết mổ lợn nhỏ lẻ cùng 530 điểm giết mổ gia cầm. Nhưng số cơ sở được kiểm soát giết mổ chỉ đạt khoảng 50%. Vậy câu hỏi đặt ra là việc thiếu quan tâm trong công tác giết mổ sẽ gây ra những hậu quả gì ? Câu trả lời sẽ được giải đáp theo thời gian khi mà hàng ngày, hàng giờ môi trường đang bị đe dọa đến sự sống bởi những sản phầm dư thừa, những hóa chất hay lượng nước thải ra thiếu tiêu chuẩn chất lượng được cấp phép. Với các tỉnh miền Nam, tình hình cũng không khá lên được là bao. Điển hình là tỉnh Đồng Nai, việc hàng trăm cơ sở giết mổ trái phép ( giết mổ lậu) gia súc - gia cầm vẫn ngang nhiên tồn tại và kéo dài khiến người dân nơi đây hết sức lo ngại. Theo sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, đến thời điểm hiện tại vẫn còn hơn 261 cơ sở giết mổ trái phép, trong đó tồn tại nhiều nhất ở địa bàn TP Biên Hòa, các huyện Trảng Bom, Thống Nhất và Tân Phú, còn lại nằm rải rác ở các địa phương khác. Trong khi các lò giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) thủ công gây mất vệ sinh nhưng vẫn hoạt động bình thường thì một số lò giết mổ có công nghệ hiện 6 đại đang rơi vào cảnh “sống dở chết dở”, buộc phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp (DN) rao bán nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm bởi không thể cạnh tranh được với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Những doanh nghiệp từng tiên phong trong lĩnh vực này đang rơi vào tình trạng hết sức khó khăn, cần sự hỗ trợ từ nhiều phía. Trong khi đó giá giết mổ trong nhà máy cao hơn giết mổ lậu vì thế mọi người thường đem ra các khu vực giết mổ để tiết kiệm chi phí, thời gian…. Giết mổ nhỏ lẻ ngoài đường, chợ không ai hỏi về giấy tờ kiểm dịch, đầu vào, đầu ra, nhưng đưa vào nhà máy cơ quan thú y yêu cầu đầy đủn giấy tờ. Nghịch lý này diễn ra từ nhiều năm nay, song các ngành chức năng vẫn chưa có biện pháp xử lý hiệu quả. Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), hiện nay, cả nước mới chỉ kiểm soát được 45% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm có giấy phép của các cơ sở thú y. Ngoài ra, có 65% cơ sở không có vệ sinh tiêu độc khử trùng sau giết mổ, số cơ sở sử dụng nước máy chỉ chiếm 25%. Hầu hết các cơ sở buôn bán thịt của tư nhân chưa có thiết bị bảo quản lạnh, quầy lạnh. Trong khi đó, theo con số giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, số lượng gia súc, gia cầm giết mổ mới kiểm soát được hơn 58%, đặc biệt có tới 16.512 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương ở một số nơi buông lỏng quản lý, chưa tổ chức chỉ đạo quyết liệt, xử lý các trường hợp vi phạm. Do vậy, tư thương đã lợi dụng, giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm lậu, chết, bị bệnh làm lây lan dịch bệnh động vật và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, tại nhiều tỉnh, thành còn tồn tại phổ biến hình thức giết mổ lưu động. Giết mổ ngay cạnh sông, xả trực tiếp chất thải xuống sông gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước và sử dụng ngay nước sông đó để rửa thịt trong quá trình giết mổ. 2.1.3 Tình hình giết mổ gia súc - gia cầm Tp Tuyên Quang Tp Tuyên Quang hiện nay có tất cả 1 cơ sở lớn nhất toàn tp về giết mổ gia súc – gia cầm tập trung và 24 điểm giết mổ gia súc thủ công nhỏ lẻ tại 6 phường xã : Tràng Đà, Nông Tiến, Tân Quang, Minh Xuân, Tân Hà, Ỷ La. Và 1 số điểm giết mổ nhỏ lẻ nhưng ở quy mô thấp như các xã : An Khang, Đội Cấn, An Tường,… Với tổng số gần 500 hộ tham gia giết mổ, thu hút khoảng gần 7 1000 nhân khẩu tham gia, trong đó độ tuổi lao động chiếm khá cao ( khoảng 69,2%). Thu nhập đạt mức ổn định và chiếm hơn 80% tổng thu nhập. Với cơ sở giết mổ tập trung gia súc gia cầm phường Tân Hà là cơ sở lớn thứ nhất trên địa bàn tp. Từ đầu năm 2013 đến nay, lò giết mổ đã thu nhận và sơ chế hàng chục ngàn con gia súc- gia cầm Tính trong khoảng từ tháng 2/2013 đến cuối năm 2013. Ước tính được 36000 con gia súc- gia cầm được vận chuyển đến lò để tiến hàng giết mổ. Với 43 chuyến ngoại tỉnh và 13 chuyến nội tỉnh vận chuyển số lượng lớn (trên 500 con). Với gần 2000 quầy bán sản phẩm gia súc- gia cầm được lấy từ lò giết mổ phân bố rải rác toàn thành phố đã vẽ lên một bức tranh toàn cảnh về công tác giết mổ cũng như nhu cầu thực phẩm của toàn tỉnh, TP Tuyên Quang nói chung và lò giết mổ gia súc gia cầm phường Tân Hà nói riêng. Trên toàn Tp đã tiến hành thực hiện tốt việc kiểm soát giết mổ và kiểm dịch vận chuyển động vật. Ngay từ những thời gian đầu năm, nhà nước kết hợp với chính quyền đã mạnh tay bài trừ những tồn đọng còn thiếu sót trong việc giết mổ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như bảo vệ môi trường. Với những điểm giết mổ nhỏ lẻ, tự phát thì ngoài việc kỷ luật, phạt tiền thì các đại diện cho xóm, xã cũng tuyên truyền cho người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm. Người kinh doanh giết mổ cần nắm rõ, hiểu sâu về tác hại - hậu quả của việc giết mổ đến người tiêu dùng. Cơ quan Thú Y trên địa bàn tỉnh luôn trong tình trạng túc trực 24/24 trong việc đóng dấu, kiểm dịch, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh giết mổ động vật. Tỉnh – thành phố cũng cần có kế hoạch để quy hoạch chăn nuôi gắn với từng địa bàn, có chính sách hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở giết mổ tập trung (hạ tần cơ sở, trang thiết bị kỹ thuật) để đưa hoạt động này vào nền nếp, góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như an toàn trong kiểm dịch thú y chăn nuôi. Nâng cao chất lượng cuộc sống và kinh tế của Thành phố trong thời gian tới. 2.2. Cơ sở pháp lý 2.2.1.Các văn bản liên quan đến tài nguyên nước của nhà nước và địa phương - Luật Bảo vệ môi trường Được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005. 8 - Nghị định 80/2006/NĐ-CP của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ xung nghị định 80/2006/NĐ- CP của Chính phủ quy định các danh mục dự án phải đánh giá tác động môi trường. - Chỉ thị số 36/2008/ CT – BNNPTNT ngày 20/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường trong Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. - Thông tư số 07/2007/TT – BTNMT ngày 03/7/2007 của bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm cần xử lý. - Nghị định 127/ 2007/NĐ – CP, ngày 01/08/2007 của chính phủ quy định chi tiết thi hành tại một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. 2.2.2. Những nội dung trong công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam Hiện nay nước ta đang thực hiện Luật Môi trường sửa đổi được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa 11 kỳ họp thứ 8 đã thông qua. Bộ luật này được sửa đổi dựa trên cơ sở của hiến pháp 1992 và tham khảo luật BVMT của các nước tiên tiến trên thế giới, bắt đầu có hiệu lực từ 29/11/2005. 1. Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về BVMT, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường. 2. Xây dựng chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường , kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. 3. Xây dựng, quản lý công trình liên quan đến bảo vệ môi trường, các công trình liên quan đến BVMT. 4. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kì đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường. 5. Thẩm định, báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh. 6. Cấp và thu hồi giấy chứng nhận để đạt tiêu chuẩn môi trường. 7. Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 9 8. Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường. 9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 10. Thiết lập các quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường( PGS. TS Lưu Đức Hải – TS. Nguyễn Ngọc Sinh,1999). 2.3 Ô nhiễm môi trường từ hoạt động giết mổ 2.3.1 Mức độ ô nhiễm Theo thống kê mới nhất từ Sở Công Thương, mỗi ngày ở mỗi thành phố lớn tiêu thụ hơn 450 tấn thịt gia súc, gia cầm, với nguồn cung ứng từ hàng trăm điểm giết mổ thủ công tập trung, 5 cơ sở giết mổ công nghiệp (CN) và khoảng 3.725 lò mổ tại các hộ gia đình. Tuy nhiên, vấn đề đáng bàn là sản phẩm từ các cơ sở giết mổ thủ công tập trung và hộ gia đình thường hình thành tự phát, không theo quy định và không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, mặc dù đang cung cấp trên 80% nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm cho toàn TP. Các công đoạn thường được tiến hành trên nền đất, nền bê tông không đảm bảo vệ sinh, và người dân rất thiếu ý thức về vệ sinh giết mổ. Tại khu vực giết mổ, máu, nội tạng gia cầm chảy lênh láng hòa lẫn trong nước thải. Gia cầm chưa và đã được giết mổ nằm lẫn lộn, la liệt từ trong ra ngoài.Chung quanh khu vực giết mổ, máu, nội tạng gia cầm lênh láng hòa lẫn cùng nước thải . Gia cầm chưa và đã được giết mổ nằm la liệt, lẫn lộn từ trong ra ngoài. Kinh khủng nhất là vịt được cắt tiết ngay cạnh bên các xô chất thải lềnh bềnh ruồi nhặng và những bát tiết này sẽ được dùng để chế biến món tiết canh. Máu, lông gia cầm, nước thải vương vãi khắp mặt đường gây mùi hôi tanh. Tình trạng mua bán, giết mổ gia cầm diễn ra tấp nập trên các tuyến đường Đối với các cơ sở giết mổ nhỏ ở nông thôn diện tích đất rộng thường làm hệ thống xử lý tự chảy qua hầm kỵ khí( kiểu hầm tự hoại) hoặc túi biogas. Nước thải sau khi xử lý chảy ra hồ tự thấm. Nhiều chủ cơ sở không nhận thức được sự nguy hại của chất thải lò mổ, chỉ xây dựng hệ thống xử lý chất thải để đối phó, không vận hành, không kiểm tra, không tu bổ, sửu chữa [...]... 38% là loại hình giết mổ Trâu-Bò 4.2.2 Đánh giá hiện trạng giết mổ tại lò giết mổ gia súc -gia cầm phường Tân Hà Trên địa bàn Tp Tuyên Quang có nhiều cơ sở giết mổ gia súc gia cầm nhưng lớn nhất đó là cơ sở giết mổ tập trung gia súc -gia cầm phường Tân Hà Với quy mô lớn cùng một hệ thống dây chuyền giết mổ, cơ sở đang là nguồn cung cấp chính về thực phẩm cho người dân và cung cấp lượng gia súc đã kiểm... quyền quan tâm và chỉ đạo Từ năm 2004 đến nay, cùng với cơ chế thị trường, nghề giết mổ gia súc -gia cầm mới có điều kiện phát triển mạnh mẽ Lò giết mổ tập trung tại phường Tân Hà hiện nay đang cung ứng khoảng 1000 con gia súc cùng 500 con gia cầm mỗi ngày cùng với 100 hộ thường xuyên tham gia giết mổ gia súc- gia cầm Vào mùa giết mổ, số hộ tham gia lại khá cao kéo theo công suất hoạt động của lò đạt mức... soát giết mổ, không rõ nguồn gốc, bệnh, chết, các hộ chăn nuôi không chấp hành quy định phòng, chống dịch 12 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Hiện trạng môi trường và công tác Bảo vệ Môi trường tại các cơ sở giết mổ gia súc- gia cầm trên địa bàn TP Tuyên Quang và đặc biệt là cơ sở giết mổ tập trung gia súc gia cầm phường Tân Hà - Các hộ tham gia giết mổ ,... tỉnh thành lân cận khác như : Hà Giang , Yên Bái , Việt Trì,… Mùa giết mổ thường tập trung đỉnh điểm từ tháng 10 năm trước đến khoảng cuối tháng 3- đầu tháng 4 năm sau Bảng 4.7 Quy mô lò giết mổ gia súc gia cầm phường Tân Hà-Tp Tuyên Quang STT Đơn vị tính Quy mô lò giết mổ m2 Tổng 1 Diện tích lò giết mổ 10.095 2 Số hộ kinh doanh giết mổ Hộ gia đình 350 3 Số hộ kinh doanh giết mổ thường xuyên Hộ gia. .. trật tự an toàn xã hội 4.2 Đánh giá hiện trạng của các lò giết mổ trên địa bàn TP Tuyên quang 4.2.1 Đánh giá hiện trạng chung của hoạt động giết mổ gia súc -gia cầm TP Tuyên Quang: Trong địa bàn Tp Tuyên Quang hiện nay có tất cả 6 phường xã có cở sở giết mổ gia súc- gia cầm, đó là các phường xã : Tràng Đà, Nông Tiến, Tân Quang, Minh Xuân, Tân Hà, Ỷ La Và 1 số điểm giết mổ nhỏ lẻ nhưng ở quy mô thấp như... Quang (nay là UBND thành phố Tuyên Quang) giao cho Công ty Quản lý và Xây dựng phát triển đô thị Tuyên Quang (nay là Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ môi trường và Quản lý đô thị Tuyên Quang) quản lý và thực hiện dịch vụ phục vụ công tác giết mổ gia súc tập trung trên địa 29 bàn Trước những năm đó việc giết mổ được thực hiện tại nhiều hộ gia đình kinh doanh chưa được cấp phép nên việc đảm bảo an... thường xuyên Hộ gia đình 100 4 (Số gia súc cung ứng) /ngày Con 5 (Số gia cầm cung ứng) /ngày Con 6 Số lao động túc trực 24/24 Người 1000 500 6 4.2.2.1 Các công đoạn giết mổ gia súc gia cầm tại Lò giết mổ tập trung phường Tân Hà- tp Tuyên Quang 30 Các công đoạn giết mổ gia súc -gia cầm tại đây được thực hiện theo một sơ đồ hoàn chỉnh, các công đoạn này liên quan đến nhau và được sắp xếp theo một thứ tự... cơ sở giết mổ khác trên toàn địa bàn TP Lò giết mổ tập trung gia súc -gia cầm được đặt tại phường Tân Hà- TP Tuyên Quang và được đưa vào vận hành vào năm 2004.Với tổng diện tích 10.905 m2, theo quy hoạch của địa phương và được UBND tỉnh phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch xây dựng tại Quyết định số 629/2002/QĐ-UB ngày 29/12/2002.Năm 2004 UBND thị xã Tuyên Quang (nay là UBND thành phố Tuyên Quang) giao... động giết mổ gia súc – gia cầm ở các phường, xã trên địa bàn tp Tuyên Quang - Người dân xung quanh các cơ sở giết mổ bán kính 2km 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa bàn Tp Tuyên Quang bao gồm Phường Tân Hà và 6 phường xung quanh Tp nơi có các điểm giết mổ tập trung khác (Tràng Đà, Nông Tiến, Tân Quang, Minh Xuân, Tân Hà, Ỷ La) - Công ty TNHH một thành viên Dịch Vụ Môi Trường & Quản Lý Đô Thị Tuyên. .. đến nội tạng và cuối cùng là da và xương Đối với các điểm giết mổ tư nhân ở ngoài, Trạm Thú y thành phố thống kê và theo dõi hoạt động của từng điểm từ đó cử cán bộ của Trạm phối hợp với UBND các xã, phường tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động giết mổ gia súc gia cầm Xã An Khang là một trong những điểm giết mổ nhỏ lẻ trong địa bàn tp Tuyên Quang có khoảng 15 hộ giết mổ gia súc nhỏ lẻ tại nhà rồi mang . LÂM NGUYỄN VŨ TUẤN ANH Tên đề tài: “HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LÒ GIẾT MỔ TẬP TRUNG GIA SÚC, GIA CẦM TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC . giá hiện trạng của các lò giết mổ - Hiện trạng hoạt động giết mổ gia súc- gia cầm trên địa bàn TP Tuyên Quang và đặc biệt trên địa bàn phường Tân Hà - Các công đoạn giết mổ gia súc -gia cầm. cơ sở giết mổ trên địa bàn TP Tuyên Quang và cơ sở giết mổ tập trung gia súc gia cầm phường Tân Hà 3 - Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước thải và chất thải rắn từ các cơ sở giết mổ trên