Sơ đồ 2 dây chuyền giết mổ Trâu, Bò
4.2.4. Ảnh hưởng tới môi trường Không khí:
Những hoạt động giết mổ luôn đi kèm với những ô nhiễm , chất thải rắn và nước thải không được xử lý dẫn đến lượng không khí tại các nơi giết mổ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hầu hiết những hoạt động của tất cả nơi giết mổ đều gây mùi khó chịu, vấn đề ô nhiễm không khí tại những nơi giết mổ chủ yếu phát ra từ các nguồn sau:
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí dễ phát hiện nhất tại Lò mổ là mùi phân heo, bò từ chuồng trại và từ dây chuyền giết mổ. Lượng phân này tại Lò mổ khá lớn, khoảng 1,3 tấn/1 ngày đêm. Với lượng thải lớn như vậy, nếu không được thu gom xử lý hàng ngày thì đây là nguồn có khả năng gây ô nhiễm cao, là môi trường dễ sinh ra ruồi, muỗi, lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến môi trường không khí, nước, đất và sức khỏe con người.
Từ khu nhốt gia súc, gia cầm mùi hôi đặc trưng từ biểu bì động vật, phân, và nước tiểu thường xuyên khuyếch tán vào môi trường không khí, mùi hôi bốc lên khi xối nước nóng , chất thải rắn đọng lại trên bệ mổ do làm vệ sinh không tốt Từ khu làm lòng mùi hôi chủ yếu từ thức ăn gia súc bị lên men, lây lan các vi khuẩn gây bệnh. Mùi hôi từ nước thải được thải trực tiếp xuống cống, rãnh không được xử lý.
Qua khảo sát thực tế tại lò giết mổ và những hoạt động giết mổ xung quanh thì mùi hôi thối của rác thải và nước thải của hoạt động giết mổ ảnh hưởng tới môi trường không khí. Mùi hôi là do sự phân hủy các chất hữu cơ dạng rắn và chất hữu cơ tồn đọng trong nước thải sinh ra (khí ô nhiễm chính là khí H2S). Đặc biệt khi vào mùa hè, thời tiết nóng bức thì mùi hôi thối lại nặng hơn. Nếu tình trạng này vẫn còn kéo dài thì ảnh hưởng đến sức khỏe người dân là rất lớn.
4.2.5.Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn sinh ra từ hoạt động của lò giết mổ chủ yếu là lượng phân heo, bò, gà... sinh ra từ chuồng trại và từ dây chuyền giết mổ, ngoài ra cũng còn một ít chất thải khác như da bò, lông lợn, lông gà, vịt... và một phần lòng không sử dụng được...từ dây chuyền giết mổ. Thành phần các chất thải rắn này chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, và có xu hướng nhanh chóng bị axit hóa và lên men. Đây cũng là mầm mống dễ sinh ra ruồi muỗi, lan truyền dịch bệnh.
43
Rác thải sinh hoạt tại lò mổ chủ yếu là các mảnh thức ăn thừa, bao bì, nylon, giấy loại… từ hoạt động của con người. Thành phần rác thải này cũng chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.
Chất thải của cơ sở giết mổ không chỉ là những chất thải của hợp chất hữu cơ, các chất vô cơ mà còn có cả vi sinh vật gây hại cho động vật và con người sống tiềm ẩn trong cơ thể động vật. Khi gặp nhiệt độ phù hợp, các chất thải này mau chóng bị phân hủy lên men, thối rữa sinh ra các chất vô cơ H2S, NH3, CO2…, các chất hữu cơ như axit axetic và các bazo hữu cơ khác… Các chất hỗn hợp này sẽ bốc mùi, phân tán vào môi trường và gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí… không những thế, những chất thải rắn chứa nhiều mầm bệnh dễ lây nhiễm sang con người và GSGC vật nuôi khác.
Các nguồn phát sinh ra chất thải rắn rất đa dạng, nhưng chủ yếu chính vẫn là giai đoạn làm lông, làm long, phân thải ra từ các gia súc-gia cầm, vỏ bao nilong và các hoạt động khác,….
Sơ đồ 4: Các nguồn phát sinh ra CTR
Tải lượng chất thải rắn được tổng hợp thành bảng sau: CHẤT THẢI RẮN Giai đoạn làm lông, da Giai đoạn làm lòng Phân của GSGC Bao nilon….. Các hoạt động khác
44
Bảng 4.12. Tải lượng chất thải rắn tại lò giết mổ phường Tân Hà
STT Loại Chất thải rắn/ngày Đơn vị tính Tổng 1 Lông , da kg 83 2 Lượng phân thải ra kg 220 3 Vỏ bao nilong kg 22 4 Ống nhựa Gây mê kg 14 5 Lòng, mề thừa kg 180 6 Các hoạt động khác (răng,xương vụn,…) kg 20 Nhận xét:
Lượng chất thải rắn thải ra môi trường khá lớn, gây ô nhiễm môi trường nước ao cũng như môi trường sống xung quanh của người dân. Vậy, cách xử lý nào là tối ưu cho việc xử lý chất thải rắn.
*Cách xử lý ô nhiễm chất thải rắn từ các hoạt động giết mổ
+ Tại chuồng trại nhốt lơn, trâu- bò: Đẩy toàn bộ lượng phân trong chuồng theo mương dẫn vào hầm biogas đã thiết kế và xây dựng sẵn. Như vậy, cả lượng phân và lượng nước vệ sinh chuồng đều được thu vào hầm biogas. Do lượng phân sinh ra mỗi ngày khá lớn, vì vậy để giảm lượng phân thải ra môi trường mỗi ngày nên thực hiện 3 lần vệ sinh như vậy. 1 lần vào buổi sáng, 1 lần vào buổi trưa và 1 lần vào chiều tối.
+ Tại dây chuyền giết mổ: Khi tiến hành làm lòng gia súc-gia cầm, lượng phân thải từ lòng, bao tử sẽ được công nhân súc đổ vào các thùng đặc chủng bằng inox đặt tại các vị trí làm lòng. Sau khi thùng đầy sẽ có công nhân đẩy các thùng đến vị trí mương thu của hầm biogas và đổ xuống. Tại dây chuyền giết mổ còn có lông, da và tiết rơi vãi, sau khi chấm dứt ca hoạt động, công nhân vệ sinh tiến hành vệ sinh nhà xưởng, thu gom vào các bao tải để xử lý riêng hạn chế thải trực tiếp lượng chất thải rắn ra môi trường
45
Trên địa bàn tp Tuyên Quang , các ban ngành đã bàn giao cho hội phụ nữ trong các xã , phường chỉ đạo đến từng hộ dân thu gom, vệ sinh môi trường. Đặc biệt, tuyên truyền đến các hộ dân trực tiếp giết mổ gia súc- gia cầm phải thực hiện đúng việc thu gom chất thải rắn đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như bảo vệ môi trường. Tỉnh cũng triển khai đầu tư xử lý chất thải ngay tại hộ gia đình song vẫn cần sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước. Mặc dù theo quy định của pháp luật, hộ gia đình phải tựđầu tư xử lý chất thải là chủ yếu