KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận:

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý lò giết mổ tập trung gia súc, gia cầm tại Thành Phố Tuyên Quang. (Trang 51)

B ảng 4.13 Tổng hợp ý kiến của người dân

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận:

5.1. Kết luận:

Trên toàn địa bàn TP Tuyên Quang có rất nhiều cơ sở giết mổ gia súc-gia cầm nhưng vấn đề an toàn về an toàn vệ sinh môi trường thực sự chưa hiệu quả. Với 24 điểm giết mổ lớn nhỏ trên 6 phường xã việc xả thải ra môi trường là vô cùng lớn mặt khác các hoạt động giết mổ thường kéo dài suốt đêm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các hộ dân sống xung quanh.

Đối với môi trường nước : Các chỉ tiêu phân tích về COD, BOD5 , Colifom so với quy chuẩn về nước mặt thì cao hơn rất nhiều. Qua phân tích 3 mẫu nước hàm lượng Colifom vượt quá QCCP là 1,542 lần, các hàm lượng khác như sunfua, COD, BOD5 cũng tăng vượt so với QCCP từ 1,15 đến 1,46 lần. Điều này đã nói lên được phần nào thực trạng ô nhiễm môi trường nước nơi đây

Đối với môi trường Không Khí: Mức độ ô nhiễm đã kéo theo hang loạt những mùi khó chịu mà những người phải hít thở bầu không khí, là nguyên nhân phát sinh các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chân tay miệng… Đây cũng là một thực trạng đáng báo động đến tình hình sức khỏe của người dân xung quanh.

Đối với môi trường Đất: Việc xả thải ra môi trường cũng phần nào gây tác động đến môi trường đất. Các chất thải và nước thải từ hoạt động giết mổ không thông qua hệ thống thu gom và xử lý mà đổ thẳng ra vườn và ao hồ xung quanh gây ô nhiễm nước. Nước này trực tiếp thải ra các đồng ruộng gây cản trở sinh trưởng tới cây trồng và làm thay đổi tính kết cấu, ảnh hưởng tới hoạt động vi sinh vật của đất, khiến cho khả năng sản xuất ở trong khu vực này bị suy giảm.

5.2. Đề nghị:

* Đối với lò giết mổ và các hộ dân giết mổ trên toàn thành phố: - Tăng cường quản lí giám sát chặt chẽ các địa điểm giết mổ

- Phải thường xuyên kiểm tra hệ thống xử lý nước thải thay các lớp vật liệu lọc và nạo vét cống rảnh dẫn nước thải định kỳ để hệ thống xử lý đạt hiệu quả.

- Phải tiến hành khử trùng tiêu độc toàn bộ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm chờ giết mổ ngay sau khi động vật được đưa đi giết mổ.

51

- Nước thải sau quá trình giết mổ phải xử lý bằng hóa chất trước khi thải ra môi trường bên ngoài, thường xuyên phun thuốc phòng chống dịch bệnh cho các gia súc, gia cầm chờ giết mổ và thu gom, xử lý các chất thải rắn như: lông, phân, vỏ bao nilon….

*Đối với các cơ quan chức năng:

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị, thành phố phối hợp với các đơn vị Y tế, thú y tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các lò giết mổ tập trung xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường và báo cáo kết quả về sở Tài nguyên và Môi trường.

- Tiến hành xử phạt răn đe đối với các đối tượng là chủ các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tự phát xả thải gây ảnh hưởng đến môi trường.

- Kiểm soát thịt tại các chợ, hàng quán lề đường, điều tra nguồn gốc dẫn đến truy tìm các đối tượng.

- Mở ra nhiều cơ sở giết mổ đảm bảo đầu vào và đầu ra hợp vệ sinh đáp ứng nhu cầu thịt của người dân thành phố.

- Tăng cường kiểm tra chặt chẽ với các trạm kiểm dịch.

52

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý lò giết mổ tập trung gia súc, gia cầm tại Thành Phố Tuyên Quang. (Trang 51)