Các giải pháp chính sách

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý lò giết mổ tập trung gia súc, gia cầm tại Thành Phố Tuyên Quang. (Trang 47)

B ảng 4.13 Tổng hợp ý kiến của người dân

4.3.1. Các giải pháp chính sách

a. Giải pháp quy hoạch phát triển sản xuất

- Lập qui hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển theo hướng hình thành điểm công nghiệp và dịch vụ của làng. Đầu tư chiều sâu xây dựng mặt bằng và hệ thống cấp thoát nước để tránh ô nhiễm môi trường sinh thái.

- Sau khi quy hoạch tốt hạ tầng cơ sở của khu đất sản xuất, dần di chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư theo thứ tự ưu tiên về tiềm năng kinh tế cũng như khả năng gây ô nhiễm.

- Mở rộng và phát triển đồng bộ các loại thị trường (nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, thị trường công nghệ) cho làng nghề, trong đó chú ý việc

47

khuyến khích, giúp đỡ để nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi về mẫu mã, kiểu cách bao bì sản phẩm.

- Đa dạng hoá các hình thức sản xuất kinh doanh trong hoạt động giết mổ như hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân ...

- Đổi mới và chuyển giao công nghệ thích hợp bằng cách chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp ở thành thị đi đôi với việc cải tiến công nghệ truyền thống.

b. Giải pháp quản lý Nhà nước

- Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với hoạt động giết mổ, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường sinh thái và chống ô nhiễm môi trường trong công tác giết mổ.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý môi trường.

c. Giải pháp giáo dục môi trường

Tuyên truyền giáo dục để người dân nhận thức rõ việc bảo vệ và cải thiện môi trường là một vấn đề lớn có ảnh hưởng tới phúc lợi của mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi địa phương. Suy giảm môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và tuổi thọ của chính bản thân và gia đình. Người dân cần tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như sau:

- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi sản xuất, nơi sinh hoạt và đường làng ngõ xóm.

- Tổ chức hoạt động nạo vét, khai thông cống rãnh định kỳ hàng tuần. - Tham gia chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. - Thu gom và đổ rác đúng nơi quy định.

d. Giải pháp xây dựng hệ thống quản lý môi trường giết mổ

- Công tác giết mổ cần có các bộ phận chuyên trách về môi trường đảm nhiệm việc giám sát và quản lý về chất lượng môi trường.

- Đề ra những quy định về quản lý, BVMT và an toàn lao động trong các cơ sở giết mổ; định mức và thu lệ phí môi trường đối với các hộ, tổ hợp sản xuất để triển khai và duy trì các hoạt động quản lý và BVMT của thôn, xã.

- Giảm thuế, phí đối với những cơ sở thực hiện tốt các quy định Nhà nước về môi trường và các cơ sở có đầu tư cải thiện môi trường. Khuyến khích các cơ sở sử dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn.

- Thành lập đội vệ sinh môi trường để kiểm tra thường xuyên tình trạng môi trường trong khu vực sản xuất, thu gom chất thải; xử lý bụi giao thông v.v...

48

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm BVMT và sức khoẻ cộng đồng cho các chủ sản xuất, người lao động và nhân dân;

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong môi trường giết mổ; xử phạt thích đáng đối với các trường hợp vi phạm các quy định về môi trường.

- Triển khai áp dụng các công nghệ tiến bộ trong sản xuất (sử dụng loại than tốt, loại lò có hiệu suất cao), giảm lượng phát thải, áp dụng biện pháp quản lý và xử lý chất thải đơn giản, rẻ tiền, để các hộ tư nhân có thể sử dụng.

- Từng bước hoàn phục môi trường ở khu dân cư, trả lại cảnh quan sạch đẹp cho làng, xã như vấn đề vệ sinh chuồng trại là một yêu cầu cần phải đặt ra hàng ngày vì hoạt động này không những hạn chế ô nhiễm môi trường khu vực chăn nuôi mà còn giữ cho chuồng trại được thông thoáng; Vệ sinh cống rãnh: định kỳ hàng tuần vệ sinh nạo vét bùn cống, hố ga để hạn chế mùi hôi thối.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý lò giết mổ tập trung gia súc, gia cầm tại Thành Phố Tuyên Quang. (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)