1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam ( Trường hợp điển hình làng Mộc Kim Bổng và Làng Rau Trà Quế)

149 1,3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

Những MH DLDVCĐ tại thành phố Hội An thành công, không chỉ thu hút được nhiều khách du lịch tham quan, tìm hiểu và khám phá; đem lại nhiều hiệu quả đáng kể cho CĐĐP và hoạt động du lịch

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

ĐOÀN THỊ THU THƯƠNG

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN, QUANG NAM (TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH LÀNG MỘC KIM BỒNG

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

ĐOÀN THỊ THU THƯƠNG

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN, QUANG NAM (TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH LÀNG MỘC KIM BỒNG

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1 MỘT SÔ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 12

1.1 Du lịch dựa vào cộng đồng 12

1.1.1 Khái niệm 12

1.1.2 Đặc điểm 14

1.1.3 Nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng 15

1.1.4 Các hình thức du lịch dựa vào cộng đồng 16

1.2 Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng 16

1.2.1 Các thành phần tham gia vào mô hình 16

1.2.2 Vai trò của các thành phần tham gia vào mô hình DLDVCĐ 18

1.2.3 Các điều kiện để phát triển mô hình 21

1.2.4 Quy trình xây dựng mô hình du lịch dựa vào cộng đồng 23

1.2.5 Tác động của mô hình du lịch dựa vào cộng đồng 26

1.3 Kinh nghiệm phát triển mô hình DLDVCĐ trên thế giới và ở Việt Nam 28

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển mô hình DLDVCĐ trên thế giới 28

1.3.2 Kinh nghiệm phát triển MH DLDVCĐ ở Việt Nam 31

Tiểu kết chương 1 36

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN (TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH: LÀNG MỘC KIM BỒNG VÀ LÀNG RAU TRÀ QUẾ) 37

2.1 Tổng quan về du lịch Hội An 37

Trang 4

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 37

2.1.2 Hiện trạng phát triển du lịch Hội An 40

2.1.3 Sự tham gia của cộng đồng vào du lịch 46

2.2 Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An 49

2.2.1 Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại làng mộc Kim Bồng 49

2.2.2 Mô hình DLDVCĐ tại làng rau Trà Quế 75

2.3 Tác động của mô hình DLDVCĐ tại thành phố Hội An 89

2.3.1 Tác động của mô hình DLDVCĐ đến kinh tế - xã hội 89

2.3.2 Tác động của mô hình DLDVCĐ đến các giá trị văn hóa 93

2.3.3 Tác động của mô hình DLDVCĐ đến các giá trị tự nhiên 95

2.4 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển MH dựa vào CĐ tại thành phố Hội An 95

Tiểu kết chương 2 97

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN 98

3.1 Nhóm giải pháp chung 98

3.1.1 Giải pháp về chính sách 98

3.1.2 Giải pháp về tăng cường sự tham gia và nâng cao năng lực CĐ 100

3.1.3 Giải pháp về sản phẩm 105

3.1.4 Giải pháp về quảng bá 107

3.1.5 Giải pháp về nâng cấp hạ tầng du lịch 108

3.1.6 Giải pháp về bảo tồn và phát huy các giá trị của CĐ 111

Trang 5

3.2 Nhóm giải pháp cụ thể 115

3.3 Các đề xuất 119

3.3.1 Đối với Bộ văn hóa thể thao và du lịch 119

3.3.2 Đối với UBND tỉnh Quảng Nam và UBND thành phố Hội An 120

3.3.3 Đối với các DN và nhà đầu tư 120

Tiểu kết chương 3 122

KẾT LUẬN 123

TÀI LIỆU THAM KHẢO 124

PHỤ LỤC 13828

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 2.1: Thời gian lưu trú trung bình năm 2009 – 2012 41

Bảng 2.2: Số liệu tổng lượt khách tham quan di tích từ năm 2009 - 2012 42

Bảng 2.3: Cơ cấu khách theo quốc tịch năm 2009 – 2012 42

Bảng 2.4: Cơ cấu doanh thu du lịch phân theo loại hình kinh doanh 2009-2012 43

Bảng 2.5: Số lượng cơ sở lưu trú tại Hội An từ năm 2009 – 2012 44

Bảng 2.6: Số lượng phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch 45

Bảng 2.7: Số lượng các hộ kinh doanh cửa hàng, dịch vụ du lịch năm 2012 46

Bảng 2.8: Số lượng lao động phục vụ trong ngành dịch vụ 46

Bảng 2.9: Ban quản lý HTX DV – DL Kim Bồng qua các thời kỳ 58

Bảng 2.10: Thị trường khách đến với làng mộc Kim Bồng 59

Bảng 2.12: Các dịch vụ DLDVCĐ tại làng mộc Kim Bồng 62

Bảng 2.13: Nội dung đánh giá sản phẩm và thái độ phục vụ tại Kim Bồng 64

Bảng 2.14 : Sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch tại làng mộc 65

Bảng 2.15: Đánh giá ô nhiễm môi trường tại làng mộc Kim Bồng 67

Bảng 2.16: Lượt khách đến Kim Bồng và Hội An giai đoạn 2005 -2009 69

Bảng 2.17: Lượt khách đến các điểm DLDVCĐ năm 2009 69

Bảng 2.18: Doanh thu du lịch giai đoạn 2007 – 2009 70

Bảng 2.19: Lượt khách đến Kim Bồng giai đoạn 2005 – 2013 71

Bảng 2.20: Doanh thu du lịch tại làng mộc Kim Bồng 71

Trang 8

Bảng 2.21: Thị trường khách đến làng rau Trà Quế 81

Bảng 2.22: Sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch tại làng rau 83

Bảng 2.23: Đánh giá ô nhiễm môi trường tại làng rau Trà Quế 84

Bảng 2.24: Lượt khách đến Trà Quế và Hội An qua các năm 85

Bảng 2.25: Doanh thu làng rau Trà Quế qua các năm 86

Bảng 2.26: Lượt khách đến Trà Quế và Kim Bồng qua các năm 86

Bảng 2.27: Số lượng lao động tại các điểm du lịch 90

Bảng 2.28: Số hộ nghèo tại các điểm du lịch 90

Bảng 2.29: Lợi ích của mô hình DLDVCĐ tại các địa phương 91

Bảng 2.30: Cơ cấu GDP toàn thành phố và GDP ngành du lịch 2009- 2013 92

Bảng 2.31: Số hộ tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp qua các năm 92

Bảng 2.32: Số lượng hộ cá thể trong lĩnh vực thương mại dịch vụ qua các năm 93

Bảng 2.33: Số lượng hộ đạt gia đình văn hóa qua các năm 94

Bảng 3.1: Khả năng tham gia của CĐ tại các điểm DLDVCĐ ở Hội An 100

Bảng 3.2: Nhu cầu đào tạo của người dân ĐP 103

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, khái niệm DLDVCĐ dường như không còn xa lạ với tất cả mọi người và nó có xu hướng được biết đến nhiều hơn trong hoạt động du lịch ở tương lai Nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Việt Nam đã triển khai rất nhiều MH DLDVCĐ tại các ĐP trên lãnh thổ của mình Ở Việt Nam, tiêu biểu tại khu vực miền Bắc có bản Lác ở Mai Châu, bản Hồ ở Sa Pa; miền Trung có thôn Dỗi ở Huế; miền Nam có cù lao Thới Sơn ở Tiền Giang,….Hầu hết các MH được triển khai và được nhận thức là “chỉ thành công” tại những khu vực xa xôi, có địa hình hấp dẫn, tài nguyên tự nhiên phong phú hay tại những nơi có nhiều giá trị truyền thống văn hóa độc đáo còn được bảo tồn của các đồng bào dân tộc còn điều kiện kinh tế khó khăn Hình thức phát triển MH có thể khởi nguồn từ các dự án tài trợ hoặc do người

dân ĐP, công ty lữ hành đứng ra tổ chức thực hiện và mở rộng

Hội An là một thành phố di sản văn hóa thế giới nổi bật với các công trình kiến trúc cổ và những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, hấp dẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay Bên cạnh thương hiệu là một “phố cổ”, Hội

An còn được du khách trong và ngoài nước biết đến với loại hình DLDVCĐ nổi bật với MH du lịch làng rau Trà Quế với tour “ Một ngày làm cư dân làng rau Trà Quế”

và du lịch làng mộc “ Một thoáng Kim Bồng” Những MH DLDVCĐ tại thành phố Hội An thành công, không chỉ thu hút được nhiều khách du lịch tham quan, tìm hiểu

và khám phá; đem lại nhiều hiệu quả đáng kể cho CĐĐP và hoạt động du lịch của thành phố mà còn khẳng định sự thành công của loại hình DLDVCĐ không chỉ ở những nơi xa xôi, hẻo lánh mà nó có thể phát triển rực rỡ ở ngay các trung tâm đô thị, nơi thuận tiện giao thông và các hoạt động dịch vụ khác

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về loại hình DLDVCĐ, tuy nhiên những công trình này mới tập trung chủ yếu vào mảng khai thác các giá trị của điểm đến

để phát triển MH du lịch này Những công trình nghiên cứu về quá trình hình thành, điều kiện phát triển, cách thức triển khai MH và cách thức nâng cao hiệu quả của

MH đối với sự phát triển CĐĐP còn rất hạn chế; đặc biệt là ở những nơi có MH

Trang 10

DLDVCĐ đã hình thành Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu mô hình du

lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam” đã đƣợc lựa chọn với

ƣu tiên tập trung nghiên cứu hai MH du lịch ở làng rau Trà Quế và làng mộc Kim Bồng để có cái nhìn cận cảnh hơn về MH hoạt động du lịch đang diễn ra, tác động của nó đối với đời sống và những bài học hữu ích từ việc triển khai MH cho chính CĐĐP và các địa bàn khác học tập

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là nghiên cứu cách thức hình thành, quá trình triển khai hoạt động và hiệu quả của MH DLDVCĐ tại thành phố Hội An, để từ đó đƣa ra những giải pháp khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả MH DLDVCĐ

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống những vấn đề lý luận về MH DLDVCĐ

- Nghiên cứu điều kiện phát triển, quá trình hình thành và thực trạng triển khai MH, các tác động của MH đến kinh tế - xã hội, tự nhiên và văn hóa và những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức tại hai điểm đến du lịch là làng rau Trà Quế và làng mộc Kim Bồng

- Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động của MH DLDVCĐ tại địa bàn nghiên cứu

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là MH DLDVCĐ

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian lãnh thổ: địa bàn thành phố Hội An, tập trung ở là hai điểm

đến du lịch: làng mộc Kim Bồng và làng rau Trà Quế

Về thời gian: các thông tin, số liệu liên quan đƣợc cập nhật đến năm 2012

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về DLDVCĐ trên thế giới và ở Việt Nam

Trang 11

“Community – based tourism for conservation and development” do Viện Mountain Institute xuất bản năm 2001, đề án “Relationship between tourism and community,

social, economic and environment cost – benefit of Community based on tourism “

(2004) và tài liệu hướng dẫn “Community – based on tourism Handbook” của tổ

chức REST nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc phát triển DLDVCĐ (2001),

Commuinity – based on tourism in Thai Lan” của Viện DLDVCĐ Thái Lan,

“Community – based tourism in the Asia Pacific” của tiến sĩ Micheal J Hatton đưa

ra những nhận định về DLDVCĐ tại Châu Á Thái Bình Dương

Tại Việt Nam, các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và các đề tài nghiên cứu phát

triển DLDVCĐ cho một địa phương cụ thể được tác giả sử dụng như: “ Hội thảo

chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLDVCĐ ở Việt Nam” (2003), “ Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phát triển DLDVCĐ tại SaPa” (2004), đề tài nghiên cứu: “ Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển DLDVCĐ tại chùa Hương – Hà Tây”

(2003) của Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, đề tài: “ Nghiên cứu mô hình

DLDVCĐ” (2006) của Khoa du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

Công trình “ DLDVCĐ – Lý thuyết và vận dụng” (2006) của Tiến sĩ Võ Quế

(Viện NCPTDL) đã tổng hợp lý thuyết và nghiên cứu về mô hình phát triển DLDVCĐ, song hiện nay tài liệu này không được phổ biến Ngoài ra còn có công

trình nghiên cứu mới “ Du lịch cộng đồng” của tác giả Bùi Thị Hải Yến, tuy nhiên

công trình này chú trọng vào quy hoạch phát triển DLDVCĐ

Để hỗ trợ công tác quản lý hoạt động DLDVCĐ từ cấp dư án đến cấp quốc

gia, tổ chức SNV tại Việt Nam cũng như TCDL Việt Nam đã cho biên dịch: “ Bộ

công cụ quản lý và giám sát DLDVCĐ” (2007) và “ Du lịch và phát triển cộng đồng

ở Châu Á” (2009) Đây vừa là tài liệu hướng dẫn thực hành đồng thời cũng góp

phần làm dày thêm hệ thống lý thuyết về DLDVCĐ đang còn rất hạn chế ở nước ta Ngoài ra gần đây nhiều luận văn thạc sĩ cũng đã nghiên cứu về việc ứng

dụng mô hình DLDVCĐ ở các địa phương như: “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh

thái dựa vào CĐ tại các làng chài trên vịnh Hạ Long” của Hà Thị Hương (Đại học

KHXH&NV Hà Nội), “Du lịch CĐ ở vùng núi phía Bắc Việt Nam (nghiên cứu

Trang 12

trường hợp bản Sả Séng, Lào Cai và bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình”) của Nguyễn

Thị Hường (Đại học KHXH&NV Hà Nội), “Nghiên cứu phát triển du lịch ở CĐ

người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình)” của Nguyễn

Thị Thu Huyền (Đại học KHXH&NV Hà Nội), “Nghiên cứu phát triển DLDVCĐ

vùng ven biển Nam Định” của Trần Thị Lan (Đại học KHXH&NV Hà Nội),…

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở tất cả các công trình nghiên cứu khoa học Việc vận dụng phương pháp này đảm bảo tính kế thừa các công trình trước đó, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và giúp học viên có cái nhìn tổng thể về

đề tài nghiên cứu

Sau khi thu thập đủ các tài liệu, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp và xử lý

để phục vụ cho việc phân tích, suy luận và đánh giá của mình trên cơ sở lý luận khoa học và kết hợp thực tiễn để tìm ra giải pháp

5.2 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được sử dụng nhằm thu thập những số liệu và thông tin thực tế về nhận thức, suy nghĩ của những nhà hoạch định chính sách, từ đó sẽ giúp hình thành bức tranh thực tế của vấn đề nghiên cứu, đưa ra những giải pháp mang tính khả thi hơn

5.3 Phương pháp khảo sát thực địa: bao gồm phỏng vấn và điều tra xã hội học

- Tiến hành phỏng vấn chuyên sâu các thành viên trong CĐ, các nhà quản

lý, lãnh đạo tại ĐP, các DN du lịch, hướng dẫn viên du lịch và du khách

- Lập phiếu điều tra thu thập ý kiến đánh giá của người dân và du khách

về mô hình DLDVCĐ ở Hội An tại hai điểm đến là làng mộc Kim Bồng và làng rau Trà Quế Trong 400 bảng hỏi phát ra (200 bảng tiếng Anh và 200 bảng tiếng Việt) thì thu được 339 phiếu, trong đó có 198 phiếu tiếng Việt và 141 phiếu tiếng Anh Nội dung điều tra người dân liên quan đến việc tìm hiểu ảnh hưởng của mô hình DLDVCĐ đến cuộc sống của họ, các hoạt động người dân tham gia,… Nội dung

Trang 13

điều tra du khách bao gồm các hoạt động du khách có sự tham gia của CĐ, đánh giá

của du khách về mô hình DLDVCĐ,…

5.4 Phương pháp SWOT: đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

của với mô hình DLDVCĐ tại hai điểm đến làng mộc Kim Bồng và làng rau Trà

Quế

6 Cấu trúc của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,

phần nội dung chính của công trình này bao gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về MH DLDVCĐ

Chương 2 Thực trạng MH DLDVCĐ tại thành phố Hội An (trường hợp điển hình: làng mộc Kim Bồng và làng rau Trà Quế)

Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả MH và bài học kinh nghiệm

Trang 14

CHƯƠNG 1 MỘT SÔ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ MÔ HÌNH DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

1.1 Du lịch dựa vào cộng đồng

1.1.1 Khái niệm

Nguồn gốc của thuật ngữ DLDVCĐ phát sinh từ các thuật ngữ có trước như

“du lịch nông thôn”, “du lịch làng bản” vốn là những MH phát triển kinh tế nông thôn từ những năm 1970 ở các nước du lịch phát triển như châu Âu, châu Mỹ,… Do nhu cầu ngày càng tăng về sự tham gia hiệu quả của CĐ vào những MH du lịch nói trên nên “DLDVCĐ” ngày càng phát triển và lan rộng sang các nước ở khu vực châu Á, trong đó có các nước khu vực ASEAN như Indonexia, Phillipin, Thái Lan, Việt Nam và các khu vực khác như Ấn Độ, Nepan,…Hiện nay, DLDVCĐ đang dần trở nên quen thuộc và được xem là một bộ phận của phát triển bền vững

Mặc dù có nhiều nghiên cứu cũng như chương trình và dự án được triển khai nhưng cho đến nay vẫn chưa có một quan điểm thống nhất về khái niệm DLDVCĐ Các khái niệm về DLDVCĐ được sử dụng khá linh hoạt và được thay đổi tùy thuộc vào tác giả, địa điểm và các dự án cụ thể, song vấn đề bền vững và CĐĐP (điển hình là khu vực nông thôn, những người nghèo, và ở vùng sâu vùng xa) là những nội dung chính được đề cập và xem xét

Theo Nicole Hausle và Wolffang Strasdas: “ DLDVCĐ là một hình thái du

lịch trong đó chủ yếu là người dân ĐP đứng ra phát triển và quản lý Lợi ích kinh tế

có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế ĐP”.[9, 20]

Theo Hsien Hue Lee, Đại học CĐ Hsin – Hsing, Đài Loan: “ DLDVCĐ là

nhằm bảo tồn TNDL tại các điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn Đồng thời khuyến khích và tạo ra các cơ hội tham gia của người dân

ĐP trong du lịch”.[9,20]

Viện nghiên cứu phát triển Miền Núi (Mountain Institues) đưa ra khái niệm

về du lịch CĐ như sau: “DLDVCĐ là nhằm bảo tồn TNDL tại điểm du lịch đón

khách vì sự phát triển du lịch bền vững, dài hạn DLDVCĐ khuyến khích sự tham

Trang 15

Tại Việt Nam, khái niệm về DLDVCĐ lần đầu tiên được đề cập đến trong Hội thảo Chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLDVCĐ được Tổng cục Du lịch

tổ chức tại Hà Nội năm 2003 đã xác định: “Phát triển du lịch có sự tham gia của

CĐ nhằm đảm bảo văn hóa, thiên nhiên bền vững; nâng cao nhận thức và tăng quyền lực cho CĐ CĐ được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức quốc tế”

Theo PGS TS Phạm Trung Lương:“ DLDVCĐ là loại hình du lịch mang lại

cho du khách những trải nghiệm về bản sắc CĐĐP, trong đó CĐĐP tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, được hưởng lợi ích kinh tế - xã hội từ hoạt động du lịch

và có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường, bản sắc văn hóa của CĐ” [17,16]

Mức độ tham gia của CĐ vào hoạt động du lịch khác nhau tùy thuộc vào vai trò của CĐ:

- Mức độ thụ động : theo đó CĐ chỉ được xem là đối tượng du lịch (tài

nguyên) và hầu như không có vai trò gì đối với hoạt động phát triển du lịch Trong trường hợp này các công ty du lịch sẽ đưa điểm quần cư CĐ với những yếu tố chính

là con người, lối sống CĐ, văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc quần cư, v.v.) vào chương trình du lịch và coi đó là một điểm đến để đưa khách đến tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm về con người, văn hóa, lối sống của CĐ CĐ không có vai trò gì (tham gia thụ động) đối với kế hoạch phát triển du lịch và hầu như không được hưởng lợi ích

từ hoạt động du lịch Hoạt động du lịch trong trường hợp CĐ tham gia một cách thụ

động thường được gọi là “Du lịch tham quan cộng đồng”

- Mức độ tham gia: theo đó CĐ tham gia cung cấp một số dịch vụ (bán hàng

lưu niệm, dịch vụ ăn uống, v.v.) tại điểm du lịch nơi CĐ sinh sống và qua đó được hưởng một số lợi ích về vật chất Trong trường hợp này, ngoài vai trò là “tài nguyên” như trên, CĐ đã có vai trò nhất định trong hoạt động du lịch và được hưởng một phần lợi ích trong chuỗi giá trị du lịch Hoạt động du lịch trong trường

hợp này thường được gọi là “Du lịch có sự tham gia của cộng đồng”

Trang 16

- Mức độ chủ động: theo đó CĐ là chủ thể tổ chức và cung cấp dịch vụ và

qua đó sẽ đêm đến cho du khách những trải nghiệm tốt về CĐ, về những giá trị tự nhiên và văn hóa nơi CĐ sinh sống Trong trường hợp này các công ty du lịch sẽ chỉ đóng vai trò là đối tác của CĐ CĐ vừa có vai trò là “tài nguyên” vừa đóng vai trò là người tổ chức khai thác chính các giá trị “tài nguyên” đó Trong trường hợp này

hoạt động du lịch thường được gọi là “Du lịch dựa vào cộng đồng” hay “Du lịch

cộng đồng” DLDVCĐ chính là hình thức nơi đảm bảo mức độ tham gia cao nhất

của CĐ vào hoạt động du lịch

Tên gọi “DLDVCĐ” thường được sử dụng trong trường hợp muốn nhấn mạnh đến hình thái tổ chức hoạt động du lịch, theo đó CĐ là chủ thể tổ chức và cung cấp dịch vụ du lịch; còn tên gọi “Du lịch cộng đồng” thường được sử dụng trong trường hợp chủ thể tổ chức và đối tượng du lịch trung tâm (tài nguyên chính tại điểm đến) là CĐ [18,16]

1.1.2 Đặc điểm

- DLDVCĐ được tổ chức tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của CĐĐP, nơi

mà có TNDL Những khu, điểm tổ chức DLDVCĐ phải có khả năng thu hút khách,

đủ các tiện nghi như cơ sở lưu trú, ăn uống, các điểm vui chơi, giải trí, cơ sở hạ tầng

cơ bản và đặc biệt phải đảm bảo điều kiện về an toàn để thu hút khách đến thăm quan CĐ và hỗ trợ các hoạt động phục vụ cho CĐ

- Nguồn lực tham gia vào phát triển loại hình DLDVCĐ chủ yếu là người

dân ĐP, người sinh sống và làm ăn trong hoặc liền kề với các điểm tài nguyên đang

khai thác, phục vụ cho du lịch Họ tham gia trên cơ sở tự nguyện, với tinh thần hợp tác làm việc với nhau vì các lợi ích chung về kinh tế và xã hội

- DLDVCĐ là một công cụ hiệu quả để bảo tồn các giá trị văn hóa, tự nhiên

của CĐĐP thông qua việc cung cấp các khuyến khích về lợi ích kinh tế và giáo dục

ý thức bảo tồn cho CĐĐP cũng như khách du lịch Hoạt động khai thác và tiêu dùng

du lịch luôn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững nhằm hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến TNDL, đồng thời nâng cao số lượng, chất lượng TNDL từ

Trang 17

chính các hoạt động kinh doanh du lịch, kinh tế - xã hội của CĐ, hoạt động của du khách và các bên tham gia vào hoạt động du lịch nói chung

- Phát triển DLDVCĐ là thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch gắn liền

với việc thực hiện các mục tiêu phát triển CĐ vì sự phát triển của CĐ Từ hoạt động

du lịch, CĐĐP được hưởng những lợi ích về mặt kinh tế, văn hóa và công bằng trong xã hội Ngoài ra, CĐ còn được đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật

để phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày và cho hoạt động phục vụ du lịch

- DLDVCĐ luôn cần sự trợ giúp của các bên tham gia du lịch, bao gồm các

cá nhân, các công ty du lịch, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cấp quản lý

nhà nước,…Tuy nhiên các tổ chức này chỉ có vai trò giúp đỡ, hỗ trợ làm du lịch chứ

không tham gia vào công tác quản lý, điều hành và thay thế cho CĐĐP

1.1.3 Nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Một số nguyên tắc chủ yếu đối với phát triển DLDVCĐ được xác định dựa trên bản chất của DLDVCĐ bao gồm:

- Công bằng về mặt xã hội: các thành viên của CĐ sẽ tham gia vào việc lên

kế hoạch, triển khai, kiểm soát các hoạt động du lịch tại CĐ, ở đây cần nhấn mạnh

sự tham gia của CĐ dân cư ĐP vào quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt dộng du lịch Từ đó lợi ích kinh tế sẽ được chia sẻ công bằng và rộng khắp, không chỉ riêng cho các công ty du lịch mà còn dành cho các thành viên của CĐ

- Tôn trọng các giá trị văn hoá của CĐ: thực tế cho thấy chương trình du

lịch nào cũng ảnh hưởng ít nhiều đến CĐĐP Điều quan trọng là các giá trị văn hoá của CĐ phải được bảo vệ và giữ gìn với sự đóng góp tích cực của tất cả các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch, đặc biệt là cư dân ĐP bởi không đối tượng nào

có khả năng bảo vệ và duy trì các giá trị văn hoá tốt hơn chính họ CĐĐP phải nhận thức được vai trò và vị trí của mình cũng như những lợi, hại mà việc phát triển du lịch mang đến

- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho CĐ: Theo nguyên tắc này CĐ cùng được

hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào các hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch Nguồn thu từ hoạt động du lịch được phân chia

Trang 18

công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời lợi ích đó cũng được trích một phần thông qua “Quỹ CĐ” để sử dụng cho lợi ích chung của CĐ: tái đầu

tư cho CĐ xây dựng đường sá, cầu cống, điện và chăm sóc sức khoẻ giáo dục v.v

- Xác lập quyền sở hữu và tham gia của CĐ đối với việc bảo vệ tài nguyên

thiên nhiên và văn hoá hướng tới sự phát triển bền vững.[19,16]

1.1.4 Các hình thức du lịch dựa vào cộng đồng

Loại hình DLDVCĐ quan trọng nhất là sự tham gia của người dân ĐP vào hoạt động du lịch Có một số hình thức du lịch phù hợp loại hình DLDVCĐ như hình thức du lịch gắn với nông nghiệp hay các hình thức của loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa,…

Bảng các hình thức DLDVCĐ: xem phụ lục 05 trang 128

1.2.1 Các thành phần tham gia vào mô hình

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, vì vậy các thành phần tham gia hoạt động phát triển du lịch, trong đó bao gồm cả DLDVCĐ, là khá đa dạng Để có thể xác định được đầy đủ và có tính

hệ thống về các đối tác tham gia hoạt động du lịch cần được xem xét từ mối quan hệ cung - cầu, mối quan hệ nền tảng của ngành kinh tế trong cơ chế thị trường

 Các thành phần tham gia hoạt động du lịch từ góc độ “cung” du lịch :

Các thành phần này là những chủ thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình khai thác tài nguyên, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách cũng như xây dựng “môi trường” để thực hiện quá trình này (ví dụ: xây dựng chính sách; hỗ trợ tư vấn, v.v.) Các thành phần chủ yếu ở đây bao gồm:

 Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: bao gồm các nhà quản lý nhà nước về

du lịch ở trung ương và ĐP

 Các cơ quan/tổ chức tư vấn phát triển du lịch: bao gồm các tổ chức (viện, trường, v.v.) nghiên cứu, tư vấn các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch

Trang 19

v.v.), quy hoạch phát triển du lịch, v.v.; Các tổ chức này có thể là tổ chức nhà nước, tư nhân hoặc phi chính phủ;

 Các DN du lịch: có thể là DN nhà nước, DN tư nhân hoặc DN cổ phần/liên doanh trong các lĩnh vực dịch vụ du lịch như lưu trú, lữ hành, vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ có liên quan khác

 Các chủ sở hữu/chủ quản lý TNDL: là các tổ chức, cá nhân có quyền quản lý hoặc sở hữu các TNDL bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn (vật thể

và phi vật thể) Trong thực tế có những dạng tài nguyên rất có giá trị, hấp dẫn khách du lịch như các sinh hoạt (văn hóa hoặc đời sống) truyền thống, các lễ hội truyền thống, v.v do CĐ tự quản lý (theo nghĩa duy trì và phát triển)

 Các thành phần tham gia hoạt động du lịch từ góc độ “cầu” du lịch

Khách du lịch là thành phần tham gia hoạt động du lịch với tư cách là những người “tiêu thụ” sản phẩm du lịch tại những nơi những sản phẩm này được xây dựng và “bán” Đây là thành phần tham gia có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động du lịch bởi nếu thiếu thành phần này, hoạt động du lịch sẽ không tồn tại

 Các thành phần có liên quan tham gia hoạt động du lịch

Ngoài những đối tác thuộc 2 nhóm đối tác chính tham gia hoạt động du lịch, một số đối tác có liên quan:

 Các cơ quan quản lý nhà nước ở các lĩnh vực có liên quan đến phát triển du lịch như giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên

và môi trường, văn hóa, v.v

 Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP), v.v

 Các tổ chức phi chính phủ (NGO) : thường là các tổ chức hỗ trợ cho các nước đang phát triển các dịch vụ tư vấn về kinh nghiêm, phát triển các MH

về phát triển du lịch bền vững Những tổ chức hiện đang có những đóng góp tích cực cho phát triển du lịch ở Việt Nam bao gồm : Tổ chức Phát triển Hà

Trang 20

Lan (SNV), Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã (WWF), v.v

1.2.2 Vai trò của các thành phần tham gia vào mô hình DLDVCĐ

Tùy thuộc vào vị trí của mình trong hoạt động phát triển du lịch, mỗi đối tác tham gia hoạt động phát triển DLDVCĐ đều có vai trò nhất định Vai trò này cũng

có thể sẽ có những thay đổi phụ thuộc vào hoàn cảnh phát triển chung của du lịch Việt Nam cũng như hoàn cảnh cụ thể của từng ĐP

Vai trò cụ thể của từng thành phần bao gồm :

- Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Vai trò chủ yếu của thành phần này

đối với phát triển DLDVCĐ là hoạch định chính sách, tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho DLDVCĐ phát triển Các chính sách này có thể là các chính sách ở tầm vĩ mô mang tính quốc gia, song cũng có thể là các chính sách đặc thù mang tính ĐP, phù hợp với chủ trương, định hướng chung của Đảng và Nhà nước

về phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của đất nước

Bên cạnh vai trò xây dựng chính sách, môi trường pháp lý cho phát triển DLDVCĐ, thành phần này cũng sẽ thực hiện chức năng giám sát, quản lý đối với các hoạt động phát triển của DLDVCĐ, đảm bảo những hoạt động này phù hợp với những quy định hiện hành của nhà nước không chỉ trong lĩnh vực du lịch mà còn trong những lĩnh vực có liên quan khác mà hoạt động phát triển DLDVCĐ có khả năng gây ra những tác động như tài nguyên, môi trường, văn hóa, xã hội, v.v

Vai trò của đối tác này còn được thể hiện ở trách nhiệm tạo dựng hình ảnh của DLDVCĐ ở Việt Nam trên thị trường quốc tế Nói một cách khác cơ quan quản

lý nhà nước về du lịch có vai trò rất quan trọng trong hoạt động xúc tiến điểm đến của du lịch Việt Nam, trong đó có DLDVCĐ, để thu hút khách du lịch quốc tế

- Các cơ quan/tổ chức tư vấn phát triển du lịch: là thành phần có vai trò quan

trọng đối với hoạt động phát triển DLDVCĐ bởi những đối tác này giúp cụ thể hóa các chính sách, định hướng phát triển thông qua việc xây dựng các đề án/dự án quy hoạch, phát triển các sản phẩm DLDVCĐ và tiếp cận với thị trường

Trang 21

Các cơ quan/tổ chức này luôn cập nhật những thông tin, quan điểm phát triển

để chuyển thành những phương án cụ thể trong phát triển DLDVCĐ đối với từng lãnh thổ địa lý, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng miền, từng ĐP cụ thể

Các cơ quan/tổ chức tư vấn còn thực hiện các nghiên cứu đánh giá các giá trị tài nguyên, thực trạng môi trường và tác động môi trường cho từng phương án phát triển DLDVCĐ trên những địa bàn cụ thể, góp phần đảm bảo phát triển DLDVCĐ bền vững Đây là những vấn đề mà các đối tác tham gia khác ít có năng lực để thực hiện

- Các DN du lịch: là thành phần quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển

các sản phẩm DLDVCĐ, cung cấp các dịch vụ DLDVCĐ có liên quan nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách

Các DN lữ hành, ngoài chức năng cung cấp các dịch vụ lữ hành còn có chức năng quan trọng là quảng bá các sản phẩm DLDVCĐ tới khách hàng (khách du lịch) thông quan văn phòng đại diện, các đại lý lữ hành của mình Đây là vai trò quan trọng có tính “kết nối” giữa “cung” và “cầu” tạo ra một công đoạn liên tục trong hoạt động phát triển du lịch CĐ

- Các chủ sở hữu/chủ quản lý TNDL : về bản chất đây chính là CĐ nơi phát

triển loại hình DLDVCĐ Đây thực sự là các “đối tác” của các DN du lịch bởi việc xây dựng, phát triển các sản phẩm chỉ có thể thực hiện trên cơ sở khai thác các giá trị TNDL

Tính đa dạng của các các TNDL cũng cho thấy sự đa dạng của các đối tác chủ sở hữu/chủ quản lý TNDL Mặc dù vậy vai trò của các đối tác này cũng tương

tự và quan trọng từ góc độ bảo tồn những giá trị tài nguyên này cho phát triển du lịch nông thôn lâu dài và bền vững Quan điểm và mức độ hợp tác của những đối tác này với các DN du lịch sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và chất lượng các sản phẩm du lịch nông thôn được tạo ra và như vậy sẽ ảnh hưởng toàn cục đến hoạt động phát triển DLDVCĐ

Trang 22

- Khách du lịch: được xem là một trong hai “vế” của hoạt động phát triển

DLDVCĐ Vai trò chính của khách du lịch là “tiêu thụ” các sản phẩm du lịch được tạo ra phù hợp với nhu cầu của bản thân mình

Tuy nhiên một vấn đề quan trọng cần được đề cập bên cạnh vai trò trên là vai trò “phản biện” đối với các sản phẩm và các dịch vụ bổ sung có liên quan được tạo

ra trong quá trình hoạt động phát triển DLDVCĐ Nếu thiếu sự phản biện của đối tác này, các sản phẩm du lịch và các dich vụ có liên quan khác không thể hoàn thiện

và tiệm cận với nhu cầu của thị trường và vì vậy sẽ không thể phát triển được như mong muốn Nói một cách khác khách du lịch có vai trò quan trọng trọng việc góp phần đảm bảo sự phát triển DLDVCĐ bền vững thông qua vai trò “phản biện” của mình

- Các cơ quan quản lý nhà nước ở các lĩnh vực có liên quan đến phát triển

du lịch: hoạt động du lịch sẽ không thể phát triển nếu thiếu sự tham gia của các đối

tác có liên quan như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, v.v Vai trò của các đối tác này lại càng trở nên quan trọng đối với hoạt động phát triển DLDVCĐ bởi thông thường loại hình này phát triển trên những địa bàn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong phát triển Nói một cách khác vai trò của các đối tác

có liên quan, đặc biệt là các ngành hạ tầng cơ sở, là rất quan trọng, không chỉ trực tiếp góp phần tạo ra các sản phẩm du lịch mà còn góp phần thu hút đầu tư cho phát triển DLDVCĐ

- Các Tổ chức quốc tế: hoạt động du lịch không thể thiếu sự hợp tác, hỗ trợ

và chia sẻ kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) Điều này là thực tế bởi hoạt động phát triển du lịch không thể “bó” trong một quốc gia, một vùng mà hoạt động này luôn có tính liên vùng, liên quốc gia Điều này sẽ còn có ý nghĩa hơn khi du lịch Việt Nam đang hội nhập đầy đủ hơn với khu vực và quốc tế, khi hoạt động du lịch Việt Nam sẽ phải tuân thủ đầy đủ hơn những quy định mang tính quốc tế để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động du lịch

Trang 23

- Các tổ chức phi chính phủ: cũng có vai trò rất quan trọng đối với phát triển

du lịch Việt Nam Khác với vai trò mang tính vĩ mô của các tổ chức quốc tế đã đề cập, các tổ chức phi chính phủ thường giúp du lịch Việt Nam trong phát triển các

MH cụ thể, thực hiện những vấn đề cụ thể mang tính vi mô Đặc biệt, các tổ chức này rất quan tâm hỗ trợ phát triển du lịch ở những vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn với những dự án về đào tạo, nâng cao nhận thức kỹ năng của CĐ trong phát triển du lịch sinh thái, DLDVCĐ, bảo vệ môi trường du lịch, v.v

1.2.3 Các điều kiện để phát triển mô hình

DLDVCĐ được phát triển tại những nơi có TNDL, bao gồm TNDL tự nhiên

và nhân văn Nhóm TNDL nhân văn thông thường là các bản làng hoặc cụm dân cư còn lưu giữ những nét đặc trưng về văn hóa truyền thống như kiến trúc nhà cửa, phong tục tập quán, ẩm thực,… hoặc đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân…Nhóm TNDL tự nhiên được khai thác phát triển DLDVCĐ thường gắn với các hệ sinh thái đặc sắc như các vườn quốc gia, các khu rừng nguyên sinh có hệ động thực vật phong phú, độc đáo, có khí hậu dễ chịu,…

Như vậy, để phát triển MH DLDVCĐ cần phải có tài nguyên Tuy nhiên có tài nguyên vẫn chưa đủ, địa điểm tổ chức DLDVCĐ phải là nơi tồn tại một CĐ có tính gắn kết cao, có truyền thống, tập quán sinh hoạt, sản xuất độc đáo, hấp dẫn du lịch, có lòng hiếu khách và mong muốn tham gia chuỗi cung cấp dịch vụ du lịch

Trang 24

Việc đầu tư về cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước,… sẽ giúp cho khả năng tiếp cận của ĐP triển khai MH DLDVCĐ được

dễ dàng hơn Trước đây, từ năm 2000 trở về trước, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng của các ĐP còn rất hạn chế do ngân sách nhà nước chưa bố trí cho hạng mục này, nhưng từ năm 2001 đến nay, thực hiện chủ trương tập trung cho phát triển du lịch tại Công văn số 1095/CP – KTTH, ngày 28/11/2000 của Chính phủ, ngân sách nhà nước đã được bố trí hỗ trợ đầu tư vào cơ sở hạ tâng du lịch của các ĐP Đây là điều kiện thuận lợi để các ĐP triển khai các dự án phát triển du lịch, đặc biệt là DLDVCĐ

1.2.3.3 Quy hoạch

Điểm đến DLDVCĐ cần được quy hoạch và đưa vào hệ thống tuyến điểm du lịch của lãnh thổ Đây là điều kiện chung để phát triển bất kỳ một điểm đến du lịch nào, trong đó có điểm đến DLDVCĐ Tuy nhiên trong trường hợp DLDVCĐ điều kiện này trở nên quan trọng hơn bởi bản thân CĐ thường không có khả năng tự tổ chức quy hoạch và kết nối với hệ thống tuyến điểm du lịch của lãnh thổ

1.2.3.4 Mong muốn của CĐ

MH DLDVCĐ muốn triển khai được phải có sự ủng hộ của CĐ, bao gồm CĐĐP nơi triển khai dự án, chính quyền ĐP – những người quản lý xã hội, các tổ chức đoàn thể, các công ty, DN du lịch,…

1.2.3.5 Năng lực quản lý và kỹ năng tham gia dịch vụ du lịch của CĐ

Một trong những điểm khác biệt của loại hình DLDVCĐ với các loại hình du lịch khác là CĐĐP đóng vai trò chủ thể trong quá trình hoạt động và phát triển kinh doanh du lịch Do đó, để MH DLDVCĐ được triển khai và đạt kết quả thì không chỉ CĐ có mong muốn tham gia là đủ, mà CĐ cần phải có năng lực để quản lý, hoạt động và điều hành

Năng lực của CĐĐP thể hiện ở:

- Về kiến thức: có hiểu biết về văn hóa bản địa nhất nên bảo tồn được văn hóa

dân tộc

Trang 25

- Về tài nguyên: có các TNDL, CĐ là chủ thể bảo vệ môi trường tài nguyên

thiên nhiên CĐ đoàn kết trong việc bảo vệ tài nguyên

- Về tổ chức: quản lý, vận hành các điểm DLDVCĐ trực triếp phân công lao

động trong CĐ theo khả năng của mỗi hộ dân Có trách nhiệm của CĐ về quản lý và bảo vệ khi họ tham gia đầu tư

- Hiếu khách: sự nhiệt tình, niềm nở, thái độ phục vụ tốt

- Các mặt khác: có tính dân tộc độc đáo, có mong muốn đảm bảo tính bền

vững cho thế hệ tương lai

Việc phát triển năng lực ĐP là một quá trình dài và chậm chạp, do đó, các tổ chức phi chính phủ và chính quyền ĐP nên tổ chức các chương trình đào tạo, hỗ trợ

tư vấn kinh doanh, hỗ trợ phát triển các kỹ năng, nghiệp vụ,… để giúp CĐ nâng cao kiến thức và năng lực, nâng cao tính tự tin để sẵn sàng tham gia dự án, cải thiện năng lực quản lý và điều hành,…

1.2.3.6 Nhu cầu đối với sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng

Phát triển du lịch nói chung và DLDVCĐ nói riêng phải phù hợp với quy luật “ Cung – Cầu” Thị trường khách về DLDVCĐ cần đủ lớn về số lượng và đảm bảo chất lượng (khả năng chi trả), ổn định cho vùng, từ đó đảm bảo khối lượng công ăn việc làm, tạo thu nhập đều đặn cho CĐ

1.2.4 Quy trình xây dựng mô hình du lịch dựa vào cộng đồng

1.2.4.1 Các bước xây dựng mô hình du lịch dựa vào cộng đồng

Du lịch vì lợi ích CĐ hay DLDVCĐ là loại hình du lịch do CĐ tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hóa ĐP với mục tiêu bảo vệ môi trường Phát triển

DLDVCĐ không chỉ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho cả nước mà còn giúp tạo việc làm, tăng thu nhập nhằm cải thiện cuộc sống cho CĐ các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch, hạn chế việc khai thác tài nguyên vào phát triển sinh kế một cách không bền vững

Để một sản phẩm DLDVCĐ thu hút được khách du lịch, khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm là vấn đề đầu tiên cần được những người thực hiện chú ý

Để việc xác định tiềm năng được thực hiện một cách hiệu quả, quá trình phát triển

Trang 26

sản phẩm được thực hiện đúng với mục tiêu bảo vệ môi trường bao gồm nhiều vấn

đề liên quan như việc tìm đối tác hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng năng lực cho CĐ và tăng cường sự tham gia của các bên liên quan, sử dụng các công cụ truyền thông nhằm quảng bá và tiếp thị cho sản phẩm du lịch là những vấn đề khác cần được những người thực hiện quan tâm tiếp theo

Các bước xây dựng MH DLDVCĐ bao gồm các bước:

a) Xây dựng sản phẩm:

- Tham vấn chuyên gia và các bên liên quan, định hướng sản phẩm;

- Đánh giá tiềm năng DLST có sự tham gia của CĐ;

- Xác định sản phẩm, xây dựng kế hoạch thực hiện dự án;

- Hội thảo giới thiệu dự án có sự tham gia của các bên liên quan

b) Nâng cao nhận thức

- Đối thoại CĐ về phát triển DLDVCĐ và trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường, văn hoá ĐP;

- Tham quan học tập các điểm DLDVCĐ;

- Hội thảo lập kế hoạch và phát triển DLDVCĐ;

- Chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường và phát triển du lịch;

- Xây dựng tổ nhóm và quy tắc hoạt động DLDVCĐ

c) Phát triển sản phẩm

Xây dựng tuyến tham quan có sự tham gia của CĐ;

- Tập huấn kỹ năng cung cấp dịch vụ du lịch (phục vụ nhà nghỉ, lễ tân, nấu ăn,

Trang 27

- Giới thiệu sản phẩm qua các kênh truyền thông công cộng, đài - báo…

1.2.4.2 Mô hình kinh doanh du lịch dựa vào cộng đồng

Ngoài yếu tố tài nguyên, giá trị nổi trội của điểm thu hút du lịch, và thị trường, một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của DLDVCĐ là cơ chế tổ chức, quản lý để thúc đẩy phát triển sản phẩm, dịch vụ và chia sẻ lợi ích, trách nhiệm minh bạch và công bằng trong CĐ

DLDVCĐ đòi hỏi sự năng động và tích cực của CĐ, và sự tham gia tích cực của các bên có liên quan Trong giai đoạn đầu, cần thiết phải xây dựng một cơ chế quản lý đơn giản để tiết kiệm chi phí và có thể ra quyết định nhanh mà vẫn đảm bảo

sự chính xác Điều này rất quan trọng bởi vì CĐ phải hợp tác với DN để đón khách

vì thế CĐ phải có tổ chức và năng lực để phối hợp có hiệu quả

Theo quy định của luật pháp Việt Nam, MH kinh doanh DLDVCĐ có thể áp dụng các hình thức như sau: DN kinh doanh theo hộ gia đình, tổ hợp tác/tổ dịch vụ, ban quản lý, hợp tác xã, DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần

Thứ tự của các MH tăng dần theo điều kiện pháp lý và khả năng kinh doanh Khi chọn lựa MH quản lý và kinh doanh DLDVCĐ cần phân tích cụ thể các điều kiện của ĐP Đặc biệt cần phải quan tâm các yếu tố sau:

- Trình độ văn hóa của ĐP, phần lớn là thấp, rất ít người có trình độ văn bậc phổ thông trung học và cơ sở;

- Người dân phần lớn làm nông nghiệp, không có kinh nghiệm kinh doanh và

tổ chức dịch vụ Phần lớn chưa hề biết về du lịch và kinh doanh du lịch

Trang 28

- Tính CĐ, bình đẳng khá cao, người dân thường tin tưởng và những người

có uy tín và có khả năng vận động, thuyết phục

1.2.5 Tác động của mô hình du lịch dựa vào cộng đồng

1.2.5.1 Tác động của mô hình DLDVCĐ đến kinh tế - xã hội

a, Tác động của mô hình DLDVCĐ đến phát triển kinh tế

- MH DLDVCĐ được triển khai tại ĐP sẽ góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt tại những ĐP ở vùng xa xôi, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn CĐĐP sẽ tham gia vào các hoạt động cung cấp dịch vụ phục vụ cho du khách như hướng dẫn, bán vé tham quan, bán hàng lưu niệm, cung cấp hoặc làm việc tại các cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển hoặc các dịch vụ bổ sung khác như giặt ủi, bán các đồ uống giải khát,…

- MH DLDVCĐ được triển khai hiệu quả sẽ góp phần tăng thêm nguồn thu nhập cho các hộ gia đình, giảm tỷ lệ hộ đói, hộ nghèo, góp phần phát triển kinh tế của ĐP và từ đó tăng thêm nguồn thu nhập từ du lịch và đóng góp nhiều hơn cho ngân sách của quốc gia

- Hoạt động DLDVCĐ thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế, đặc biệt

là đối tượng khách thuộc các nước phát triển, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho

ĐP và quốc gia

- Ngành du lịch có quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành kinh tế khác, việc phát triển du lịch, đặc biệt là DLDVCĐ sẽ thúc đẩy nhiều ngành kinh tế - xã hội khác phát triển như nông, lâm, ngư nghiệp,…

- Khi triển khai MH DLDVCĐ tại ĐP sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước về đầu tư tại ĐP, từ đó tạo thêm nhiều công ăn việc làm, phát triển kinh tế và xã hội

b, Tác động của mô hình DLDVCĐ đến xã hội

- MH DLDVCĐ được triển khai tại ĐP sẽ thu hút một lượng lớn lao động

tham gia vào hoạt động phục vụ khách cùng với việc thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển sẽ góp phần nâng cao thu nhập, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống

Trang 29

- Thông qua việc tiếp xúc với du khách cùng với chất lượng cuộc sống và giáo dục ngày càng được cải thiện, nhận thức của người dân được nâng thì nhiều tục

lệ lạc hậu được loại trừ như các tục lệ ma chay, đối xử không tốt với phụ nữ,…

- Để đảm bảo môi trường trật tự an toàn cho du khách, vấn đề an ninh được đầu tư nhiều hơn, nhiều băng nhóm tội phạm được các lực lượng cảnh sát triệt phá

góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội cho CĐĐP

- Thông qua việc thu hút lao động, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống CĐ, MH DLDVCĐ đã góp phần ổn định dân số, phân bố dân cư lao động hợp

lý ở những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế còn khó khăn, làm giảm bớt việc di

cư tự do, nhất là giảm bớt việc thanh niên đi tìm việc làm ở các thành phố lớn

- Khi MH DLDVCĐ được triển khai tại ĐP thì các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng như đường sá, điện nước, công trình công cộng,…được thực hiện, các dịch vụ

y tế được tăng cường, vấn đề xử lý rác và nước thải được quan tâm từ đó tạo điều

kiện thuận lợi cho sinh hoạt của CĐĐP, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

1.2.5.2 Tác động của mô hình DLDVCĐ đến bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

- DLDVCĐ là một công cụ bảo tồn các giá trị văn hóa Các giá trị văn hóa của ĐP như lễ hội, các di tích lịch sử, các trò chơi dân gian,…thông qua hoạt động

du lịch ngày càng được khôi phục và phát huy, đem lại nhiều lợi ích cho CĐ Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và các thành viên của CĐ ngày càng khắng khít hơn, đoàn kết hơn, tương thân, tương ái hơn, từ đó họ sẽ không ngần ngại trong việc chung tay, chung sức làm các công việc có lợi cho CĐ như khôi phục lại một số lễ hội, trò chơi dân gian, tổ chức tu bổ các điểm di tích lịch sử, giữ lại các bí quyết gia truyền của tổ tiên,…

- DLDVCĐ khơi dậy niềm tự hào của CĐ trong việc sở hữu một di sản văn hóa quý giá, họ càng trân trọng và quý báu hơn những giá trị mà mình đang lưu giữ,

từ đó họ sẽ nhận thức được và có những hành động đúng đắn trong việc khai thác niềm tự hào của họ thành những giá trị có ích, đem lại lợi ích to lớn cho chính bản thân họ và cho cả CĐ đồng thời họ cũng có biện pháp để có thể gìn giữ và bảo tồn tốt nó để còn lại cho con cháu đời sau

Trang 30

- DLDVCĐ tạo điều kiện thuận lợi để CĐ có thể tiếp cận, giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau, từ đó CĐ có thể tiếp thu những tinh hóa văn hóa của các dân tộc khác để bổ sung cho vốn văn hóa của mình, đồng thời loại bỏ những giá trị văn hóa lạc hậu, những phong tục cổ hũ mà từ trước đến nay CĐ vẫn còn lưu giữ

1.2.5.3 Tác động của mô hình DLDVCĐ đến bảo tồn, phát huy các giá trị tự nhiên

- Khi CĐĐP tham gia vào hoạt động du lịch với tư cách là người chủ sở hữu các loại tài nguyên này hợp pháp, họ sẽ biết vận dụng nhiều kiến thức văn hóa bản địa, truyền thống văn hóa ĐP như các luật tục, hương ước vào việc bảo vệ tài nguyên tự nhiên, từ đó giúp các loại tài nguyên này được bảo vệ tốt hơn, đồng thời cũng làm phong phú thêm những kiến thức văn hóa bản địa để hấp dẫn du khách

- Khi phát triển DLDVCĐ tại khu, điểm du lịch sẽ nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ, cá nhân, tổ chức, các cơ quan về tài chính, cơ chế, chính sách, kinh nghiệm, công nghệ, nhân lực Nhờ vậy nguồn TNDL sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt

và phát triển đa dạng hơn Các tài nguyên sẽ được lập hồ sơ, ra quyết định công nhận, thành lập các cơ quan chức năng nhằm tổ chức và quản lý, bảo vệ và khai thác hiệu quả hơn, được xếp hạng, giá trị của TNDL nhờ vậy được tôn vinh

- Khi phát triển DLDVCĐ, thông qua giáo dục du lịch, đào tạo, tập huấn nguồn lao động du lịch, thông qua việc tiếp xúc với du khách, nhận thức của người dân sẽ được nâng cao, họ sẽ năng động hơn, kỹ năng sản xuất cũng như tổ chức cuộc sống sẽ tốt hơn, giúp cho chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện, họ sẽ giảm được phương thức sống dựa vào tự nhiên, biết cách khai thác, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên lâu bền và hiệu quả

- Khi phát triển DLDVCĐ có kế hoạch đúng đắn thông qua việc xúc tiến, quảng bá du lịch, giáo dục du lịch được thực hiện với các bên tham gia du lịch như:

du khách, nguồn lao động du lịch, chính quyền ĐP, các nhà nghiên cứu, các tổ chức, cơ quan, cá nhân,… nhận thức của họ được nâng cao, tài nguyên và môi trường du lịch cũng sẽ được bảo vệ, tôn tạo tốt hơn

Trang 31

1.3.1.1 Kinh nghiệm phát triển DLDVCĐ tại làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn

Annapurna – ACAP (Nepal)

Annapurna là khu bảo tồn thiên nhiên tại Nepal, có hệ động thực vật phong phú, có khu rừng cây Đỗ Quyên lớn nhất thế giới và rất nhiều núi cao, hiểm trở, nổi bật nhất là đỉnh Hymalaya Trong khu bảo tồn Annapurna có làng Ghandruk sống chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có trong khu bảo tồn Họ sử dụng gỗ làm nhiên liệu để đun nấu và thắp sáng hàng ngày Nhà ở của họ làm bằng cây đỗ quyên

và hàng năm họ đốn gần 01 ha rừng cho việc xây cất nhà cửa Vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giáo dục, huy động CĐ vào việc quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên trở nên cấp thiết tại khu bảo tồn Annapurna nói riêng và Nepal nói chung

Các hoạt động du lịch do CĐ tổ chức thực hiện: Dự án huy động người dân

ĐP tham gia vào cung cấp dịch vụ du lịch như cung cấp dịch vụ lưu trú, hướng dẫn cho khách đi bộ tham quan rừng, dãy Hymalaya, leo núi và thám hiểm; khuân vác hành lý; nấu ăn, giặt quần áo cho khách du lịch; tổ chức quán trà, nhà hàng phục vụ

ăn uống,….Nhiều chương trình của dự án được đưa vào thực thi với mục tiêu giám sức ép đối với các nguồn tài nguyên rừng, cải thiện chất lượng cuộc sống và làm cho ngành du lịch có trách nhiệm hơn

Bài học kinh nghiệm:

- Nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ về tài chính, kinh nghiệm tổ chức và chú trọng công tác đào tạo hướng dẫn cho CĐ ngay từ khi triển khai các vấn đề của dự án

- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch và bảo tồn thông qua các lớp tập huấn, báo cáo chuyên đề và tổ chức tham gia học tập cho CĐ

- Trong quá trình tổ chức và tham gia với CĐ cần tôn trọng những tri thức truyền thống bản địa của CĐ trong quá trình triển khai dự án từ việc hỏi ý kiến, bàn bạc, vạch kế hoạch và triển khai

- Có sự cam kết với CĐ để đảm bảo quyền lợi và chia sẻ lợi ích được hưởng

từ du lịch để đảm bảo lòng tin cho CĐ

- Tăng quyền lực cho CĐ trong quá trình thực hiện các kế hoạch

Trang 32

1.3.1.2 Kinh nghiệm phát triển DLDVCĐ tại bản Huay Hee – Thái Lan

Bản Huay Hee nằm trên sườn núi thuộc đỉnh Doi Pui, đỉnh cao nhất trong khuôn viên Vườn quốc gia (VQG) Mã Hồng Sơn Họ sống chủ yếu bằng nghề canh tác nương rẫy và khai thác sản phẩm từ rừng, săn bắt các loài động vật để bán,…Đời sống kinh tế của họ còn rất khó khăn

Để quản lý tài nguyên, Chính phủ Thái Lan đã thành lập Ban quản lý Vườn quốc gia Mã Hồng Sơn Nhưng từ khi đi vào hoạt động thì thường xuyên xảy ra mẫu thuẫn giữa BQL và CĐĐP, đặc biệt là sau khi BQL có ý định dời toàn bộ làng

ra khỏi Vườn quốc gia Kế hoạch đó không thực hiện được do không được sự đồng

ý của người dân và sau đó dẫn đến một số phản ứng tiêu cực của CĐ áp lực lên tài nguyên thiên nhiên như đốt rừng, khai thác tài nguyên tăng lên,…

Để hạn chế tiêu cực trong CĐ, BQL VQG đã phối hợp với các tổ chức phi chính phủ, chính quyền ĐP và các công ty lữ hành thành lập dự án phát triển du lịch nhằm động viên CĐĐP tham gia vào cung cấp dịch vụ

Các hoạt động du lịch do CĐ tổ chức thực hiện:

- Tổ chức các chương trình du lịch sinh thái như đi bộ xuyên rừng, chinh phục đỉnh Mã Hồng Sơn, tìm hiểu động thực vật, tham quan nơi nuôi trồng cây phong lan

- Tổ chức các chương trình du lịch văn hóa như tham quan tìm hiểu về cuộc sống của CĐ, tham quan tìm hiểu kiến trúc nhà sàn cổ, tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng, xem giao lưu văn nghệ

- Tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm như leo núi, thám hiểm

- Tổ chức các dịch vụ lưu trú tại nhà dân, cung cấp phương tiện đi lại, hướng dẫn viên,…

Bài học kinh nghiệm: CĐĐP sẽ không chấp nhận việc họ bị quản lý bởi một

tổ chức, cá nhân nào nằm ngoài CĐ mà không đem lại lợi ích hoặc gây ảnh hưởng tới đời sống của họ Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa thì không ai thực hiện tốt bằng chính người dân ĐP ở nơi đó Vì vậy, muốn bảo vệ

Trang 33

tham gia thì phải cho họ thấy những lợi ích mà họ sẽ đạt được Các tổ chức phi chính phủ và những cơ quan, tổ chức khác chỉ hỗ trợ và phối hợp cùng với CĐĐP thực hiện

1.3.1.3 Kinh nghiệm phát triển DLDVCĐ ở Kustan – Selangor – Malaysia

MH xem đom đóm ở Kustan – Selangor – Malaysia được khởi đầu từ những năm 1980 Việc đi xem đom đóm đã thu hút một số lượng lớn du khách đến đây Viêc thuê thuyền bè để đi xem đom đóm cũng tăng lên, đem lại thu nhập đáng kể Tuy nhiên từ nguồn lợi nhuận to lớn này đã phát sinh mâu thuẫn trong CĐ Vì lợi nhuận mang lại là rất lớn nên những người dân làng phụ cận và một số cư dân sống ven sông đã dùng thuyền gắn máy chở du khách tới khu vực bờ đê để xem đom đóm, làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, vỡ đe, mọi nỗ lực của người dân trực tiếp sinh sống ở đây nhằm quản lý và bảo vệ rừng đước đã bị xâm phạm, ảnh hưởng tới hoạt động xem đom đóm

1.3.2 Kinh nghiệm phát triển MH DLDVCĐ ở Việt Nam

1.3.2.1 Kinh nghiệm từ MH DLDVCĐ ở Lào Cai

Những năm gần đây huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã chú trọng phát triển "du lịch CĐ", gắn liền khai thác với tôn tạo, bảo tồn vẻ đẹp thiên nhiên cùng các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc Mông, Dao, Tày Cũng từ hoạt động này, đời sống người dân từng bước nâng cao, góp phần thiết thực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở ĐP

Bắc Hà là huyện vùng cao nằm ở hướng đông bắc của tỉnh Lào Cai, có hơn

52 nghìn dân, thuộc 14 dân tộc, trong đó người Mông, Dao, Phù Lá, La Chí chiếm hơn 80% số dân, cư trú ở 236 thôn, bản của 21 xã, thị trấn Mỗi dân tộc, bản, làng nơi đây đều có những nét văn hóa riêng Chính bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng và bản sắc văn hóa độc đáo, tinh tế đã tạo điều kiện để vùng đất này phát triển du lịch Thực hiện Chương trình phát triển dịch vụ-du lịch giai đoạn 2006-

2010, huyện Bắc Hà hướng trọng tâm hoạt động vào "DLDVCĐ" Trong giai đoạn này, Bắc Hà huy động hơn 100 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển dịch vụ-du lịch khu vực trung tâm huyện và các điểm du lịch vệ tinh là các

Trang 34

làng, bản; xây dựng làng, bản văn hóa gắn với phát triển du lịch CĐ và tổ chức các chương trình lễ hội văn hóa du lịch hằng năm Huyện cũng đầu tư phát triển và xây dựng thương hiệu cho các làng nghề truyền thống ở xã Bản Phố và Tả Van Chư, như nấu rượu ngô đặc sản, rèn đúc nông cụ, dệt thổ cẩm dân tộc Mông; đầu tư hơn

10 tỷ đồng để mở và nâng cấp, đưa vào sử dụng hai tuyến đường du lịch: Bắc

Hà-Na Hối-Bản Phố và Bắc Hà-Tả Chải-Bản Phố tới xã Bản Phố, xây dựng tuyến đường du lịch Tả Van Chư-Hang Rồng Nhù - Cồ Ván trị giá hơn năm tỷ đồng; hơn

800 triệu đồng xây dựng Làng văn hóa-du lịch đồng bào Mông xã Tả Van Chư Thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai, một thôn có 82 hộ dân tộc Tày, 427 nhân khẩu hiện đang lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống giàu bản sắc, điển hình là lễ hội Lồng tồng, nơi đây còn có Đền thờ quốc công Vũ Văn Mật - di tích lịch sử, văn hóa quốc gia, tới nay, thôn Trung Đô đã có 35 hộ gia đình người Tày làm du lịch CĐ rất hiệu quả

Các hộ gia đình làm nhà sàn phục vụ du khách nghỉ ngơi tại nhà, làm dịch vụ

ẩm thực tại chợ văn hóa, thành lập các đội văn nghệ biểu diễn phục vụ khách du lịch Điển hình là nghệ nhân Vàng Seo Pao (thôn Na Kim) đã truyền dạy cho thanh niên nam nữ những điệu múa, điệu trống, kèn, hát giao duyên, thành lập đội xòe chuyên biểu diễn phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ của ĐP và phục vụ khách du lịch vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, đem lại thu nhập ổn định

Sa Pa (Lào Cai) cũng là một trong những ĐP phát triển mạnh du lịch CĐ với các điểm du lịch bản làng được du khách tham quan nhiều như bản Cát Cát, Sín Chải, Lao Chải, Tả Van… Sự phát triển của du lịch CĐ ở Sa Pa đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc các làng bản Điển hình như bản Sín Chải, năm 2000 có tới 68% số hộ đói nghèo, đến nay chỉ còn 26% Các bản khác tỷ lệ đói nghèo cũng giảm khá nhanh nhờ phát triển du lịch

1.3.2.2 Kinh nghiệm từ MH DLDVCĐ ở Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn

Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể nằm trong địa phận huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách khoảng 150 km về phía tây bắc Hà Nội Ba Bể là một trong huyện nghèo

Trang 35

với nhiệm vụ phát triển một loạt các hoạt động du lịch như xây dựng các tuyến đi

bộ leo núi, các homestay ở các bản làng người dân tộc ở các bản Pác Ngòi và Bó

Lù Năm 2002, khoảng 28.500 du khách trong đó có 8.500 khách du lịch nước ngoài đã lựa chọn nghỉ đêm tại một trong những bản này Bản người Tày ở Pác Ngòi, và bản người Dao ở Bó Lù cùng có 111 hộ gia đình, mười trong số này có dịch vụ nhà nghỉ tại gia; rất nhiều các hộ gia đình khác có kinh doanh đồ ăn và đồ uống, tổ chức các chuyến tham quan bằng thuyền trong khu vực hồ, hay các buổi trình diễn văn hoá và mô phỏng các hoạt động làm đồ mỹ nghệ Khoảng hai mươi nhăm người dân tộc thiểu số làm hướng dẫn viên cho Vườn Trong mỗi làng có rất nhiều các nhóm hoạt động, ví dụ như: nhóm hướng dẫn, nhóm biểu diễn văn nghệ

và nhóm bảo vệ khu vực với nhiệm vụ theo dõi, giám sát các hoạt động trong phạm

vi làng Đội trưởng của mỗi nhóm này sẽ phải làm việc với những người có trách nhiệm trong Phòng Du lịch của Vườn để trao đổi ý kiến

Sáng kiến DLDVCĐ tại khu vực Vườn quốc gia Ba Bể hỗ trợ rất nhiều cho công tác bảo tồn thiên nhiên và các bản sắc văn hóa Bản thân các thành viên trong

CĐ được hưởng lợi ích kinh tế lớn từ hoạt động du lịch, họ đã có ý thức chịu trách nhiệm về các chương trình vệ sinh môi trường cảnh quan, gìn giữ bản làng rất sạch

sẽ và du lịch CĐ đã thực sự trở thành loại hình du lịch giữ vai trò chủ chốt và mang lại lợi ích cho CĐ

1.3.2.3 Kinh nghiệm từ MH DLDVCĐ ở Thừa Thiên Huế

"Nâng cấp" xích lô thành sản phẩm du lịch Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) đang hỗ trợ cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức lại xích lô du lịch trên địa bàn theo MH DLDVCĐ, nhằm nâng xích lô du lịch thành một sản phẩm du lịch đậm bản sắc văn hoá Huế Theo thống kê của L iên đoàn lao động (LĐLĐ) TP Huế, hiện trên địa bàn TP có 232 chiếc xích lô (XL) thuộc 21 tổ tham gia dịch vụ vận chuyển khách du lịch Việc hình thành các tổ XL ban đầu là do một nhóm người thông qua quen biết tập hợp, hoạt động theo từng địa bàn riêng Các nhóm này hoạt động tự phát và độc lập, tự bảo vệ quyền lợi trong

Trang 36

cạnh tranh với các tổ XL khác theo nguyên tắc XL ở địa bàn này không được dừng đón khách ở địa bàn khác

Những năm qua, ngành du lịch đã phối hợp với UBND TP Huế và các ngành liên quan nhiều lần tổ chức lại đội ngũ XL du lịch như: Mở các khoá tập huấn cho người lao động; thiết kế các mẫu XL du lịch mang đậm dấu ấn văn hoá Huế; cung cấp trang phục và vận động các DN kinh doanh du lịch hỗ trợ kinh phí sửa chữa, nâng cấp chất lượng XL theo mẫu thiết kế; bố trí bến bãi đậu xe Đặc biệt năm

2004, Sở Du lịch phối hợp với LĐLĐ Huế thành lập Nghiệp đoàn Xích lô du lịch

Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã giao cho Sở Văn hoá, Thể thao và

Du lịch xây dựng đề án "Tổ chức XL du lịch theo MH du lịch CĐ" để chấn chỉnh hoạt động của các tổ XL tự quản, tiến tới hình thành những tổ XL chuyên phục vụ khách du lịch

1.3.2.4 Kinh nghiệm từ MH DLDVCĐ ở Kon Tum

Ở Kon Tum, chỉ có một số làng được phép cho du khách được nghỉ qua đêm

và phát triển du lịch CĐ như: Kon Kơ Tu, Kon Jơ Ri, Kon Klor 2 (thị xã Kon Tum), Kon Bil, Kon Du, Kon Vi Vang (huyện Kon Rẫy); Kon Tu Ran, Kon Vong, Kon Sut, Kon Ke, Kon Chốt, Đăk Sô (huyện Kon Plông); Đắk Răng (huyện Ngọc Hồi); Kon Pin (huyện Đăk Tô) Vì vậy muốn tăng doanh thu, cần phải tạo ra nhiều loại hình vui chơi giải trí ở bản làng để níu chân du khách, mặt khác cần tăng cường đầu

tư sản xuất các mặt hàng lưu niệm, hàng đặc sản mang thương hiệu Kon Tum Vấn

đề cấp bách là xây dựng MH làng du lịch văn hóa - sinh thái

Chính quyền tại các điểm du lịch đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch

CĐ Ban này xây dựng các chỉ tiêu cụ thể để phát triển du lịch đúng hướng Tổ chức cho cán bộ đi tham quan học hỏi kinh nghiệm một số điểm du lịch trong tỉnh, trong nước, nơi thành công trong phát triển du lịch CĐ Sở Văn hóa thông tin tổ chức các lớp tập huấn cho từng đối tượng làm du lịch cụ thể Chọn các nhà rông văn hóa tiêu biểu, hội đủ các yếu tố về cảnh quan sinh thái, hoạt động văn hóa văn nghệ, gần đường giao thông, an toàn, an ninh để du khách có thể lưu trú qua đêm Mặt khác

Trang 37

phải bảo tồn một số nhà sàn cổ truyền với cảnh quan tự nhiên để làm nơi lưu trú và sinh hoạt cho du khách khi đến tham quan

Bên cạnh đó, chính quyền các cấp tranh thủ các nguồn vốn 134, 135 để xây dựng các cơ sở hạ tầng Ngân sách ĐP cũng nên dành một khoản cho người dân vay, thực hiện các dự án nhỏ như: xây dựng nhà vệ sinh, hệ thống nước sạch, phát triển nghề thổ cẩm, đan lát, hàng lưu niệm… Ngành quản lý du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch đưa khách đến các điểm du lịch CĐ cần có các cam kết thỏa thuận rõ ràng về trách nhiệm của mỗi bên, giá cả các dịch vụ… tạo điều kiện cho CĐ dân cư nơi có điểm du lịch có nguồn thu nhập chính đáng đồng thời học tập được cách làm

du lịch bài bản Một điều hết sức cơ bản để phát triển bền vững hoạt động du lịch và giúp người dân sở tại được hưởng lợi từ việc khai thác bản sắc văn hóa ĐP phục vụ

du lịch; trong quá trình khai thác du lịch ngành Du lịch khi tuyển dụng cần dành ưu tiên một phần nguồn nhân lực là người ĐP để tạo công ăn việc làm cho họ, đồng thời, gián tiếp đào tạo họ về chuyên môn để làm hạt nhân cho công cuộc phát triển

du lịch, nâng cao thu nhập, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho CĐ dân cư nơi có điểm du lịch

1.3.2.5 Kinh nghiệm từ MH DLDVCĐ ở Vĩnh Long

Hiện Vĩnh Long có 20 điểm du lịch vườn theo MH du lịch CĐ cùng với mạng lưới 9 DN lữ hành, 45 khách sạn, nhà nghỉ phục vụ đón khách du lịch Sự phát triển của những điểm tham quan kiểu này là tiềm năng lớn để Vĩnh Long có thể phát triển mạnh mẽ du lịch CĐ Du lịch CĐ được hiểu như là một loại hình du lịch mà trong đó, mọi hoạt động của nó gắn liền với CĐ dân cư Mục đích là tạo điều kiện cho mọi thành viên trong CĐ, trong cụm dân cư được tham gia hoạt động

du lịch, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần Khách du lịch CĐ được sống với thiên nhiên, cảm nhận sự trong lành của cảnh quan thiên nhiên, nhận thức sâu sắc về những giá trị nhân văn của văn hóa truyền thống vùng, miền Phát triển du lịch CĐ

là sự phát triển bền vững nếu đừng bao giờ phá vỡ những giá trị nguyên sơ đó và khi đó nó cũng chính là thế mạnh của du lịch vùng miệt vườn sông nước

Trang 38

Tiểu kết chương 1

DLDVCĐ là loại hình du lịch quan tâm đến sự phát triển bền vững, được rất nhiều các cá nhân, tổ chức nghiên cứu và đưa ra các định nghĩa khác nhau Một trong những điểm khác biệt của loại hình DLDVCĐ chính là việc khai thác các giá trị của CĐ như sức lao động, các giá trị văn hóa, các giá trị tài nguyên thiên nhiên

mà CĐ sở hữu, … để phục vụ cho du lịch và lợi ích từ du lịch phải được quay lại để phục vụ cho CĐ

Để triển khai MH DLDVCĐ cần có rất nhiều bên tham gia, trong đó quan trọng nhất vẫn là thành phần CĐĐP Họ tham gia vào các mức độ khác nhau, từ thụ động đến cung cấp thông tin, tư vấn, khuyến khích, chức năng, tương tác và tự vận động Điều kiện để phát triển MH DLDVCĐ tại một điểm, một ĐP bao gồm TNDL, khả năng tiếp cận thuận lợi, có quy hoạch phát triển du lịch, CĐ có mong muốn, có năng lực quản lý và kỹ năng tham gia dịch vụ du lịch Để triển khai một MH DLDVCĐ cần điều tra, đánh giá địa điểm, xác định thị trường, xác định mục tiêu, xác định cơ cấu tổ chức, phát triển sản phẩm, marketing, triển khai thực hiện và theo dõi, đánh giá

Từ kinh nghiệm của một số quốc gia đi đầu trong việc phát triển loại hình DLDVCĐ như Nepal, Thái Lan, Malaysia hoặc các ĐP khác trong cả nước như Lào Cai, Huế, Vĩnh Long,…tác giả tổng hợp và đưa ra những bài học kinh nghiệm cho thành phố Hội An học hỏi Nhìn chung, MH DLDVCĐ muốn triển khai và đạt hiệu quả thì cần:

- Thứ nhất: phù hợp với mong muốn của CĐ

- Thứ hai: đem lại lợi ích thiết thực cho CĐ như lợi ích về kinh tế, về môi trường hoặc về các giá trị văn hóa,…

- Thứ ba: cần có sự hỗ trợ, tư vấn của các tổ chức có chuyên môn, chính quyền ĐP và các DN du lịch

Trang 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN (TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH:

LÀNG MỘC KIM BỒNG VÀ LÀNG RAU TRÀ QUẾ) 2.1 Tổng quan về du lịch Hội An

Thế kỷ thứ XVI – XVII Hội An là một thương cảng nổi tiếng ở Đàng Trong,

nơi tụ hội nhiều thương nhân ở các nước đến buôn bán Trong thời gian này người Nhật, người Trung Quốc bắt đầu mua đất xây nhà, lập phố, mở kho hàng, bến bãi, hiệu buôn…biến Hội An trở thành thương cảng sầm uất, mang dáng dấp một đặc khu kinh tế phát triển nhất Đông Nam Á Với các công trình kiến trúc cổ để lại, đặc biệt là nhà cổ mang giá trị lịch sử và văn hóa, Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 4.12.1999 của tổ chức UNESSCO

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

b) Điều kiện tự nhiên

Khí hậu Hội An chịu khí hậu chung của tỉnh Quảng Nam, khí hậu nhiệt đới

gió mùa Gió mùa Tây Nam xuất hiện vào các tháng 5, 6, 7 mang theo hơi nóng Gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào các tháng 12, 1, 2, 3 mang theo hơi lạnh

Tài nguyên nước Hội An có các sông chảy qua như sông Thu Bồn, Vu Gia,

Trường Giang, Đế Võng chảy qua, trong đó sông Thu Bồn là một trong những con sông lớn nhất Hàng năm các sông cung cấp hàng tỷ mét khối nước cho sinh hoạt của người dân đồng thời khung cảnh hữu tình, nên thơ bên bờ các dòng sông cũng

là nơi lý tưởng cho các hoạt động tham quan, chụp hình và nghĩ dưỡng

Biển Hội An chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều của biển miền Trung Trung

Bộ, mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần ( chế độ bán nhật triều) Dao động của triều

Trang 40

trung bình là 0,6m Vào mùa khô, do nước sông xuống thấp, nước biển thâm nhập sâu vào lục địa gây mặn ảnh hưởng lớn cho vấn đề sinh hoạt của người dân cũng như hoạt động du lịch phục vụ khách

Rừng và hệ sinh thái Hội An chủ yếu trồng các cây chắn gió bão, hệ sinh

thái rừng không thật phong phú, rừng tập trung chủ yếu tại xã Đảo Cù Lao Chàm Ngoài hệ thống rừng tự nhiên, rừng trồng trong đất liền chủ yếu các loại cây lấy gỗ, tre vườn, dừa nước, một số cây lâm nghiệp khai thác để lấy củi

2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

a) Về kinh tế

Tổng GDP của thành phố năm 2012 đạt 2.701.515 triệu đồng (tính theo giá hiện hành), trong đó ngành du lịch – thương mại – dịch vụ chiếm 66,59% tăng 1,47% so với năm 2009, ngành công nghiệp xây dựng chiếm 20,04%, nông lâm – ngư nghiệp chiếm 13,37% Nhìn chung tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong thời gian qua ở Hội An có sự tăng trưởng đáng kể, với tốc độ tăng bình quân là 11,65%

b) Về xã hội

 Dân số: toàn thành phố có 91.993 người, trong đó nội thị là 70.516

người, ngoại thị là 21.477 người Mật độ dân số là 1.491người / km2

 Về y tế: Mạng lưới các cơ sở y tế của Hội An bao gồm bệnh viện đa khoa

với quy mô 130 giường và 2 bệnh viện tư nhân Có 12 trạm y tế xã phường, có 1 đội

vệ sinh phòng dịch và một trung tâm y tế ở xã Tân Hiệp đầu tư xây dựng với quy

mô 50 giường

 Về giáo dục: Hầu hết trên địa bàn các xã, phường đều có trường mầm

non, mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở Trong đó có 13 trường tiểu học, THCS

có 10 trường, THPT có 3 trường Ngoài ra còn có 1 trường THPT nội trú dân tộc, 2 trường Cao đẳng: điện lực và thủy lợi II và 1 trường Đại học Phan Châu Trinh

Ngoài ra thành phố Hội An còn đạt được những thành quả quan trọng như: 50% dân số được dùng nước sạch, 100% các hộ có tivi, radio, 92,31% thôn xã có đường ô tô đến tận nơi, 100% xã có đài truyền thanh xã Tình hình an ninh xã hội

Ngày đăng: 21/07/2015, 13:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Văn An (2005), Di sản văn hóa văn nghệ dân gian Hội An, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản văn hóa văn nghệ dân gian Hội An
Tác giả: Trần Văn An
Năm: 2005
2. Nguyễn Đình An, Hội An chung quy là chuyện con người, Văn hóa Quảng Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội An chung quy là chuyện con người
3. Trần Ánh, Giao lưu văn hóa quốc tế, nhìn từ lễ hội ở Hội An, Văn hóa Quảng Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao lưu văn hóa quốc tế, nhìn từ lễ hội ở Hội An
4. Trương Văn Bay, Xây dựng Hội An – thành phố sinh thái, Văn hóa Quảng Nam 5. Cục thống kê tỉnh Quảng Nam, Niên giám thống kê thị xã Hội An năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, NXB Hội An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Hội An – thành phố sinh thái", Văn hóa Quảng Nam 5. Cục thống kê tỉnh Quảng Nam", Niên giám thống kê thị xã Hội An
Nhà XB: NXB Hội An
6. Trần Xuân Cường, Nhân rộng mô hình du lịch CĐ, DLVN số 11/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân rộng mô hình du lịch CĐ
7. Phạm Hữu Đăng Đạt (2002), Chuyện làng nghề đất Quảng, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyện làng nghề đất Quảng
Tác giả: Phạm Hữu Đăng Đạt
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2002
8. Thu Hằng, Du lịch kết hợp từ thiện, DLVN số 11/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch kết hợp từ thiện
9. Mai Hồng, Để phát triển du lịch cộng đồng đạt hiệu quả, DLVN số 02/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để phát triển du lịch cộng đồng đạt hiệu quả
10. Hà Thị Hương (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào CĐ tại các làng chài trên vịnh Hạ Long, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào CĐ tại các làng chài trên vịnh Hạ Long
Tác giả: Hà Thị Hương
Năm: 2013
11. Th. S Bùi Thanh Hương và nnk (2007), Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng tại Việt Nam, Bản tóm tắt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng tại Việt Nam
Tác giả: Th. S Bùi Thanh Hương và nnk
Năm: 2007
12. Nguyễn Thị Hường (2011), “Du lịch CĐ ở vùng núi phía Bắc Việt Nam (nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình”), Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch CĐ ở vùng núi phía Bắc Việt Nam (nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình
Tác giả: Nguyễn Thị Hường
Năm: 2011
13. Nguyễn Thị Thu Huyền (2012), Nghiên cứu phát triển du lịch ở CĐ người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình), Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển du lịch ở CĐ người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình)
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền
Năm: 2012
14. Trần Thị Lan (2011), Nghiên cứu phát triển DLDVCĐ vùng ven biển Nam Định, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển DLDVCĐ vùng ven biển Nam Định
Tác giả: Trần Thị Lan
Năm: 2011
15. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái – những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái – những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
17. Nguyễn Quốc Nghi (chủ biên), Phát triển du lịch cộng đồng ở Tiền Giang, DLVN số 12/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch cộng đồng ở Tiền Giang
19. Thảo Phương, Phát triển nguồn nhân lực gắn với giảm nghèo, DLVN số 10/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực gắn với giảm nghèo
20. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng, NXB Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng
Tác giả: Võ Quế
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2006
21. Trương Thanh, Vận dụng tính liên kết trong phát triển du lịch , DLVN số 12/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng tính liên kết trong phát triển du lịch
22. Bùi Quang Thắng (chủ biên) (2005), Di sản văn hóa phi vật thể ở Hội An, NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản văn hóa phi vật thể ở Hội An
Tác giả: Bùi Quang Thắng (chủ biên)
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2005
23. Lê Văn Thắng, A Lưới phát triển du lịch sinh thái tiếp cận CĐ, DLVN số 12/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Lưới phát triển du lịch sinh thái tiếp cận CĐ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w