Công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo đang diễn ra sâu sắc và toàndiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện thắng lợi mụctiêu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hoá
Trang 1-& -NGUYỄN QUỐC ANH
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CẤP ỦY XÃ, THỊ
TRẤN
Ở HUYỆN VŨ QUANG, TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ HỌC
Trang 2Nghệ An - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -& -
NGUYỄN QUỐC ANH
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CẤP ỦY XÃ, THỊ
TRẤN
Ở HUYỆN VŨ QUANG, TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
MÃ SỐ: 60.31.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thái Sơn
Trang 3Nghệ An - 2014 LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được thực hiện dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Phó
giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Thái Sơn cùng với sự góp ý của các giáo sư - tiến sỹ
phản biện và các bạn đồng nghiệp Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡchân tình và quý báu đó
Quá trình nghiên cứu đề tài cũng là quá trình vận dụng giữa lý luận vàthực tiễn trong công tác cán bộ cấp xã, thị trấn ở huyện Vũ Quang Đây là kếtquả học tập nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng song bản thân vẫn còn nhiều bănkhoăn về nhiều vấn đề trong công tác cán bộ chưa đi sâu nghiên cứu được Dovậy trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sựgiúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và hội đồng bảo vệ luận án để bản thân bổcứu, hoàn chỉnh đề tài được tốt hơn nhằm vận dụng vào thực tiễn ở địa phươngcông tác./
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
Trang
A Mở đầu 5
B Nội dung 13
Chương 1: Những vẫn đề lý luận về xây dựng đội ngũ bí thư cấp uỷ xã, thị trấn 13
1.1 Lý luận chung về đội ngũ Bí thư cấp ủy xã, thị trấn 13
1.2 Sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ Bí thư cấp ủy xã, thị trấn 22
Kết luận chương 1 33
Chương 2: Thực trạng xây dựng đội ngũ bí thư cấp uỷ xã, thị trấn ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 34
2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh 34
2.2 Công tác xây dựng đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn ở huyện Vũ Quang hiện nay 37
Kết luận chương 2 59
Chương 3: Mục tiêu, phương hướng và một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ bí thư cấp uỷ xã, thị trấn ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 60
3.1 Mục tiêu, phương hướng xây dựng đội ngũ bí thư cấp uỷ xã, thị trấn ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 60
3.2 Một số giải pháp xây dựng đội ngũ Bí thư cấp ủy xã, thị trấn ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 65
Kết luận chương 3 91
C Phần kết luận 91
D Danh mục tài liệu tham khảo 93
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số lượng bí thư cấp uỷ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh tínhđến tháng 7 năm 2014 37Bảng 2.2: Độ tuổi bí thư cấp uỷ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh tínhđến tháng 7 năm 2014 38Bảng 2.3: Thâm niên công tác của bí thư cấp uỷ xã, thị trấn huyện Vũ Quang,tỉnh Hà Tĩnh tính đến tháng 7 năm 2014 39Bảng 2.4: Trình độ văn hoá của bí thư cấp uỷ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh
Hà Tĩnh tính đến tháng 7 năm 2014 39Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn của bí thư cấp uỷ xã, thị trấn huyện Vũ Quang,tỉnh Hà Tĩnh tính đến tháng 7 năm 2014 40Bảng 2.6: Trình độ chính trị của bí thư cấp uỷ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh
Hà Tĩnh tính đến tháng 7 năm 2014 40Bảng 2.7: Trình độ quản lý hành chính của bí thư cấp uỷ xã, thị trấn huyện VũQuang, tỉnh Hà Tĩnh tính đến tháng 7 năm 2014 41Bảng 2.8: Trình độ ngoại ngữ, tin học của bí thư cấp uỷ xã, thị trấn huyện VũQuang, tỉnh Hà Tĩnh tính đến tháng 7 năm 2014 41
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- CNH-HĐH: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
- HĐND: Hội đồng nhân dân
- UBMTTQ: Uỷ ban mặt trận tổ quốc
- UBND: Uỷ ban nhân dân
Trang 7A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
V.I Lênin đã khẳng định: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nàogiành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ củamình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức
và lãnh đạo phong trào” [42; 473]
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Muốn việc thành công haythất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [48; 273], “Cán bộ là cái gốc của mọi côngviệc”[48; 269] Kế thừa tư tưởng của Người Đảng ta cũng khẳng định: “Cán bộ
là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh củaĐảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác Xây dựngĐảng” Là một chính đảng tiên phong cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sánglập và rèn luyện, hơn 84 năm qua, thấm nhuần lời dạy của Người Đảng ta luôncoi trọng vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng, nhất là đội ngũ cán
bộ chủ chốt của hệ thống chính trị ở các cấp đáp ứng yêu cầu của cách mạng
Công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo đang diễn ra sâu sắc và toàndiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện thắng lợi mụctiêu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, tiến đến mụctiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, đòi hỏi phải
có đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị các cấp có chất lượng tốt
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộchủ chốt các cấp là nhân tố quyết định sự thành bại trên con đường phát triển củađất nước Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đòi hỏi đội ngũ cán bộphải có trí tuệ, kiến thức và năng lực cũng như trong sáng về đạo đức, lối sống để
có thể đáp ứng tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới
Trang 8Cán bộ và đội ngũ cán bộ mang tính chiến lược, không chỉ là vấn đềtrước mắt mà là còn vấn đề lâu dài Đất nước muốn thực hiện thắng lợi sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì chúng ta phải tiến hành nâng cao nănglực cán bộ và đội ngũ cán bộ các cấp Trong đó, xây dựng đội ngũ cán bộ chủchốt của hệ thống chính trị cấp xã là vấn đề rất quan trọng Trong đội ngũ cán bộ
đó thì bí thư đảng ủy xã có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định mọi hoạt độngcủa hệ thống chính trị cấp xã và các lĩnh vực của đời sống xã hội Vì thế, xâydựng đội ngũ bí thư đảng ủy xã có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu công cuộc đổimới trong những năm tới là vấn đề rất cấp thiết
Xác định được tậm quan trọng của công tác cán bộ nhất là đội ngũ bí thưcấp uỷ xã, trong những năm qua, các cấp ủy đảng huyện Vũ Quang, tỉnh HàTĩnh luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ và coi đó là nhiệm vụ trọng tâmcủa công tác cán bộ và công tác xây dựng Đảng Nhờ đó, đã xây dựng được độingũ cán bộ có bản lĩnh chính trị, vững vàng trước những khó khăn và thử tháchmới, dần dần thích ứng với cơ chế thị trường, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ đượcgiao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương nói riêng và huyệnnhà nói chung
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh thì đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thịtrấn ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn một số cán bộ đang hạn chế vềtrình độ, năng lực lãnh đạo, chưa tận tâm, trách nhiệm và tâm huyết với côngviệc, thiếu gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ nên chưa đáp ứng được yêu cầucủa công cuộc đổi mới Để góp phần khắc phục những hạn chế nêu trên nhằmxây dựng đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đápứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tôi đã chọn và thực hiện đề tài luận
văn cao học thạc sĩ: “Xây dựng đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn ở huyện Vũ
Quang, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay”
2 Tình hình nghiên cứu
Trang 9Cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề được Đảng ta quan tâm chú trọng vàđược nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả nghiên cứu và đã được các cấp ủy tổngkết rút kinh nghiệm Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên các phương tiệnthông tin đại chúng, trên sách, báo, tạp chí, hội thảo khoa học và trong các báocáo tại các cuộc hội thảo khoa học, các luận án tiến sĩ, thạc sĩ
Một số công trình đã xuất bản:
- Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (Đồng chủ biên) (2001), Luận cứ
khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn
sách đã phân tích, lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học cho việc nâng caođội ngũ cán bộ, công chức các cấp, từ đó đưa ra những kiến nghị về phươnghướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ này cả về số lượng và chấtlượng, cơ cấu cho phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
- Nguyễn Phú Trọng (1999), Sự lãnh đạo và hoạt động của Đảng trong
điều kiện cơ chế thị trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách đã đề
cấp đến vai trò lãnh đạo của đảng trong điều kiện cơ chế thị trường
- Học viện Nguyễn Ái Quốc (1992), Mẫu hình và con đường hình thành
người cán bộ lãnh đạo chính trị chủ chốt cấp cơ sở, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội Cuốn sách đã nêu ra các yêu cầu, nhiệm vụ và các tố chất để hình thànhngười cán bộ lãnh đạo chính trị ở cơ sở
- Cao Khoa Bảng (2008) Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt
của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Cuốn sách đã trình bày những kinh nghiệm trong việc xây dựng đội ngũ cán bộlãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ quản lý, thực trạng, kinh nghiệm và nhữngyêu cầu đặt ra
- Đào Duy Quát (2005), Về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách đã tập hợp các bài viết của tác
giả về công tác tư tưởng và vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tư
Trang 10tưởng; kiên định những quan điểm có tính nguyên tắc trong công tác tư tưởngvới việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới.
- Nguyễn Minh Phương (2003), Đổi mới chính sách, chế độ đối với đội
ngũ cán bộ cơ sở, Tạp chí Quản lý Nhà nước Tác giả đã nêu lên thực trạng
chính sách, chế độ đối với cán bộ cơ sở hiện nay và phương hướng đổi mớichính sách, chế độ đối với đội ngũ cán bộ cơ sở
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứngyêu cầu của tình hình mới (nguồn xaydungdang.org.vn) Tác giả đã đưa ra các
giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đápứng yêu cầu của tình hình mới
- Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
(nguồn xaydungdang.org.vn) Tác giả đã đư ra các giải pháp nhằm xây dựng độingũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
Các luận văn, luận án:
- Mai Đức Ngọc (2007), Vai trò của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã
trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay (qua
thực tế vùng đồng bằng sông Hồng) Luận án tiến sỹ được bảo vệ thành côngnăm 2007 tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Đây làmột công trình giúp tham khảo những khía cạnh lý luận và thực tiễn về vai tròcủa cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xãhội ở nông thôn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
- Hồ Bá Thâm (1994), Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay Luận án tiến sỹ được bảo vệ thành công
năm 1994 tại Học Viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh Đây là một công trìnhgiúp tham khảo những giải pháp nhắm nâng cao năng lực tư duy của cán bộ chủchốt cấp xã
- Nguyễn Mậu Dựng (1996), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt của Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay Luận án tiến sỹ được bảo vệ
Trang 11thành công tại Học Viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh Đây là công trìnhnghiên cứu mà tác giả đã đi sâu vào việc nghiên cứu các thực trạng của đội ngũcán bộ chủ chốt các cấp từ đó đề ra những giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộchủ chốt đáp ứng yêu cầu trong công cuộc đổi mới
- Phạm Công Khâm (2001), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay Luận án Tiến sỹ Chính trị
học, chuyên ngành Xây dựng Đảng Luận án đã làm rõ cơ sở khoa học về vai tròđội ngũ cán bộ, công chức và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấpxã; đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra cho việc xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long; chỉ ra mụctiêu, quan điểm và đề xuất những giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức theo yêu cầu mới trong điều kiện hiện nay
- Lê Hanh Thông (2003), Đổi mới giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ
chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã các tỉnh khu vực Nam Bộ Luận án Tiến
sỹ Triết học chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học Luận án đã nghiên cứumột cách cơ bản và có hệ thống về công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộchủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã các tỉnh khu vực Nam Bộ; trên cơ sở đó
đề xuất một hệ thống các giải pháp tác động phù hợp và kiến nghị những đổimới nội dung, chương trình, phương thức giáo dục lý luận chính trị, góp phầnnâng cao vai trò, phẩm chất và năng lực của cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước tatrong quá trình đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Giao Thị Châu (2005), Chất lượng Bí thư đảng ủy xã ở tỉnh Hà Tĩnh
trong giai đoạn hiện nay Luận văn Thạc sỹ Xây dựng Đảng mà tác giả đã đề
cập và kế thừa những thành quả nghiên cứu về việc đào tạo, bồi dưỡng nâng caochất lượng đội ngũ Bí thư đảng ủy xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- Trần Ngọc Danh (2005), Chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ
thống chính trị ở cơ sở tỉnh Nghệ An Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Chính trị
học này đã đi sâu bàn về chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính
Trang 12trị ở cơ sở ở tỉnh Nghệ An giúp tham khảo khi bàn về chính sách, đãi ngộ vớiđội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở ở Thạch Hà, Hà Tĩnh.
- Trần Trung Trực (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ
thống chính trị cấp xã ở huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học cũng đã phân tích thực trạng,phương hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trịcấp xã ở huyện Bình Chánh
- Lê Văn Tam (2006), Xây dựng đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã của tỉnh
Bạc Liêu trong giai đoạn hiện nay Luận văn Thạc sỹ Xây dựng Đảng cũng đã
phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ bí thư đảng
ủy cấp xã của tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn hiện nay
- Tăng Nghĩa (2006), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống
chính trị cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay Luận văn thạc sỹ
Xây dựng Đảng này đã đi sâu nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốtcủa hệ thống chính trị cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh
- Nguyễn Văn Côi (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ
thống chính trị cấp xã ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Học Viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh cũng
đã khái quát được thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp
xã ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên từ đó đưa ra các giải pháp nhằm xây dựngđội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới
Các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến đội ngũ bí thư cấp ủy xã,thị trấn ở những địa phương, huyện, tỉnh khác nhau, thời gian khác nhau và cácphương pháp nghiên cứu khác nhau Nhưng cho đến nay chưa có công trìnhkhoa học nào nghiên cứu về xây dưng đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn ở huyện
Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích của luận văn
Trang 13Trên cơ sở vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và đường lối của Đảng, luận văn tập trung đưa ra mục tiêu, phương hướng
và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thịtrấn ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng đội ngũ bí thư cấp ủy xã,thị trấn hiện nay
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn củahuyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh và thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộtrong giai đoạn vừa qua, chỉ ra những ưu khuyết điểm, nguyên nhân và bài họckinh nghiệm trong xây dựng đội ngũ cán bộ
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp, để xây dựng đội ngũ bí thưcấp ủy xã, thị trấn của huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu của côngcuộc đổi mới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Với phạm vi đề tài thì luận văn chỉ nghiên cứu đội ngũ bí thư cấp ủy và côngtác xây dựng đội ngũ bí thư cấp uỷ xã, thị trấn ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
4.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn và hoạt động xâydựng đội ngũ cán bộ bí thư cấp ủy từ năm 2000 đến nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về Xây dựng Đảng và các quan điểm đường lối, chỉ thị,Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ
và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 14Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận mác - xít (duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử) kết hợp chặt chẽ phương pháp lôgíc và lịch sử,điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp và thống kê so sánh
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Rút ra được những kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp phù hợp vớitình hình thực tiễn trên địa bàn huyện để từng bước xây dựng đội ngũ bí thưcấp ủy xã, thị trấn của huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đủ về số lượng, đảm bảochất lượng
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu để thựchiện tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn nói chung vàđội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn nói riêng và còn có thể được dùng làm tài liệutham khảo phục vụ cho việc giảng dạy và học tập bộ môn Xây dựng Đảng chocán bộ ở trường Chính trị Trần Phú tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vàphục vụ đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong công tác cán bộ của huyện
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kiến nghị, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệutham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương 6 tiết
Trang 15B NỘI DUNGChương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ
xã là cấp gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thìmọi công việc đều xong xuôi" [48; 371] Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sungnăm 2013 của nước ta cũng xác định rõ: "Nước chia thành tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương; tỉnh chia thành huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và thị xã;huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã chia thànhphường và xã; quận chia thành phường" Như vậy, xã, thị trấn là đơn vị hànhchính cuối cùng trong hệ thống hành chính bốn cấp ở nước ta Xã, thị trấn là nơi
tổ chức thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước và biến nghị quyết thành hiện thực sinh động
- Bí thư cấp uỷ xã, thị trấn
Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn (gọi chung là Bí thư cấp uỷ xã) làngười đứng đầu đảng bộ được Ban chấp hành Đảng bộ tín nhiệm bầu ra và đượccấp ủy Đảng quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh chuẩn y Bí thư cấp uỷ làcán bộ chuyên trách công tác Đảng ở Đảng bộ, chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng
Trang 16bộ) xã, phường, thị trấn, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, cùng tập thể đảng uỷ, chi uỷ lãnh đạotoàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lối, chủtrương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã, phường, thịtrấn; đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp trên
và cấp mình, kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ, Quy định của Đảng và chịutrách nhiệm trước đảng bộ cấp trên Có mối quan hệ thường xuyên, chặt chẽ vớinhân dân Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong cấp uỷ và đảng bộ
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ xã, thị trấn
Trong hệ thống tổ chức chính trị của đảng thì đảng bộ cấp xã, thị trấn cực
kỳ quan trọng đó là nền tảng, nền móng, vì không có đảng bộ cơ sở thì khônghình thành nên cả tòa nhà xã hội, nền móng có vững thì tòa nhà mới mạnh Kếtluận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương, khoá IX về tiếp tục thực
hiện tốt nghị quyết Trung ương ba (khoá VII) về công tác tổ chức và cán bộ chỉ
rõ: “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thốngấy” [32; 21] Trong hệ thống chính trị ở xã, thị trấn đảng bộ xã, thị trấn là một
bộ phận, đồng thời lãnh đạo hệ thống chính trị, cấp xã, thị trấn là một loại hình
tổ chức cơ sở đảng
Trang 17Đảng bộ xã, thị trấn là người trực tiếp đưa đường lối, nghị quyết, chủtrương của cấp trên đến với nhân dân và lãnh đạo nhân dân tổ chức thực hiệnthắng lợi đường lối, chủ trương, nghị quyết ấy; lãnh đạo toàn bộ các hoạt động ở
xã, thị trấn nhằm bảo đảm cho các hoạt động đi đúng với đường lối, quan điểmcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, Nghị quyết củacác cấp đề ra; đồng thời phản ánh kịp thời những tâm tư nguyện vọng chínhđáng của nhân dân với Đảng Thông qua các hoạt động của đảng bộ xã, thị trấnnhân dân tin tưởng chấp hành tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bảo vệ Đảng
Là hạt nhân chính trị, đảng bộ xã, thị trấn luôn vận dụng sáng tạo đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho phù hợp vớiđịa phương mình; cụ thể thành nhiệm vụ, những mục tiêu, chương trình hànhđộng, bảo đảm cho các hoạt động đó đúng với đường lối, quan điểm của Đảng,pháp luật của Nhà nước Các đảng bộ xã, thị trấn trực tiếp lãnh đạo xây dựngchính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, uốnnắn kịp thời những lệch lạc trong xây dựng, tổ chức và hoạt động của những tổchức đó Đồng thời lãnh đạo chính quyền xã, thị trấn tham gia giám sát hoạtđộng của các cơ quan, văn phòng đại diện, các tổ chức kinh tế đóng trên địa bàncủa xã, thị trấn
Là cấp cơ sở, các đảng bộ xã, thị trấn là cấp chấp hành nghị quyết của cấptrên, ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết ở cấp mình Đảng bộ xã, thịtrấn xác định nhiệm vụ trọng tâm của xã, thị trấn mình, xác định những vấn đề
gì cần tập trung giải quyết trong nhiệm kỳ, trong đó chú ý những vấn đề có tínhmũi nhọn, những vấn đề cần tập trung cho quy hoạch chiến lược, những vấn đề
có tính đột phá để phát triển kinh tế, như xác định những đột phá trong chuyểnđổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xâydựng nông thôn mới; lãnh đạo nhân dân xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn,
Trang 18chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, lồng ghép các chương trìnhkinh tế với thực hiện chính sách xã hội ở nông thôn.
1.2.2.2 Nhiệm vụ
Quy định số 94 - QĐ/TW, ngày 3 tháng 3 năm 2004 của Ban Bí thư, cácđảng bộ xã, thị trấn có nhiệm vụ sau:
* Lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng
Lãnh đạo thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội - xãhội theo nghị quyết đại hội của đảng bộ xã, thị trấn và của cấp trên, tạo mọi điềukiện thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế và hộ gia đình sản xuất,kinh doanh đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo việc làm cho người laođộng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dânlàm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, xây dựng địa phương giàu đẹp, văn minh
Lãnh đạo chính quyền thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrong nông nghiệp, quản lý và sử dụng tốt các nguồn vốn, xây dựng cơ sở hạtầng theo quy hoạch, chăm lo phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, bảo
vệ môi trường, thực hiện tốt các chính sách xã hội, xóa đói, giảm nghèo
Lãnh đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ, thực hiện tốt phươngchâm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, giám sát mọi hoạt động ở cơ sở theođúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mở rộng dân chủ
đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kịp thời giải quyết những vướng mắcphát sinh trong cộng đồng dân cư ở cơ sở theo đúng pháp luật, không để tích tụmâu thuẫn trở thành điểm nóng, không để xẩy ra tình trạng khiếu kiện tập thể, vượtcấp hoặc lợi dụng dân chủ để làm mất ổn định chính trị trên địa bàn
Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, và chính sách hậuphương quân đội, giữ vững an ninh chính trị và trật an toàn xã hội, đề cao tinhthần cảnh giác cách mạng, bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tậpthể, tính mạng và tài sản của nhân dân, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội,nhất là ma túy, mại dâm
Trang 19* Lãnh đạo công tác tư tưởng
Thường xuyên giáo dục bồi dưỡng, chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng, đạođức, tác phong Hồ Chí Minh và phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, thiếu niên, xây dựng tìnhđoàn kết gắn bó thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng môi trường văn hóalành mạnh ở thôn, bản, trong từng gia đình, chú trọng, tuyên truyền, nhân rộnggương người tốt, việc tốt, các nhân tố tích cực trong mọi lĩnh vực
Tuyên truyền vận động làm cho nhân dân hiểu và làm đúng đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ củađịa phương, kịp thời nắm bắt những tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhândân để giải quyết và báo cáo lên cấp trên
Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân đấu tranh chống các quan điểmsai trái, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước, chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bèphái, gia trưởng, bảo thủ và các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, phòng chống sựsuy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên
Cấp ủy xây dựng quy chế về công tác tổ chức, cán bộ, nhận xét, đánh giá,
bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đãi ngộ đối với cán bộ thuộc quyềnquản lý và kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với cán bộ ở cơ sở theo phâncấp, giới thiệu người đủ tiêu chuẩn, có tín nhiệm trong tổ chức đảng và nhân dân
để bầu vào các chức danh chủ chốt của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Mặttrận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân theo luật định và điều lệ của mỗi tổ chức
Trang 20Cấp ủy đề xuất ý kiến trong việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ tham gia vàocác cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân ở cấp trên
và cán bộ chủ chốt ở cơ sở do cấp trên quản lý
* Lãnh đạo mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
Lãnh đạo xây dựng Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở xã, thịtrấn vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệcủa mỗi đoàn thể Thực hiện tốt chính sách về dân tộc, tôn giáo của Đảng vàNhà nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của cáctầng lớp nhân dân, thi đua thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao
Lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cácnhiệm vụ của địa phương, trước hết là chủ trương, chính sách về nông nghiệp,nông thôn và các chính sách xã hội khác
* Xây dựng tổ chức đảng
Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trongsạch vững mạnh, gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở Nâng caonăng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên,nhất là việc phát hiện và đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vàcác biểu hiện tiêu cực khác, chú trọng củng cố, xây dựng và nâng cao chất lượnglãnh đạo của các chi bộ, tổ đảng ở thôn, bản thực hiện đúng nguyên tắc tậptrung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, thực hiện có nền nếp và nâng caochất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tínhgiáo dục và tính chiến đấu
Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiền phong, gươngmẫu, phấn đấu trở thành người lao động giỏi, công dân mẫu mực, nghiêm chỉnhchấp hành và vận động, thuyết phục nhân dân chấp hành nghị quyết của tổ chứcđảng, quyết định của chính quyền và chương trình hành động của các đoàn thể
Trang 21nhân dân Cấp ủy xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện cho đảng viên thực hiệnnhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt.
Cấp ủy xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý, phân công nhiệm vụ và tạođiều kiện để đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao Làm tốt công tác độngviên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên, xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ, đảngviên vi phạm điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước
Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêuchuẩn và quy trình, chú trọng đối tượng là đoàn viên, thanh niên cộng sản HồChí Minh và những người lao động giỏi, có uy tín trong quần chúng
Xây dựng cấp ủy và bí thư cấp ủy bảo đảm tiêu chuẩn về phẩm chất nănglực, thực sự là trung tâm đoàn kết, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên vànhân dân tín nhiệm Định kỳ hàng năm, cấp uỷ tổ chức để nhân dân tham gia,góp ý kiến xây dựng Đảng, bí thư cấp uỷ cơ sở, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủtịch uỷ ban nhân dân tự phê bình trước đại diện của nhân dân và chịu tráchnhiệm khi để xẩy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí ở địa phương
Cấp uỷ thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều
lệ Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của BộChính trị về những điều đảng viên không được làm Phối hợp với các tổ chức cơ
sở đảng trên địa bàn và các tổ chức cơ sở đảng có đảng viên, cán bộ, công chứcđang cư trú trên địa bàn thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của bí thư đảng uỷ xã, thị trấn
1.1.3.1 Chức năng
Theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ quy định về chức năng của Bí thư Đảng uỷ là cán bộ chuyên tráchcông tác Đảng ở Đảng bộ, chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng bộ) xã, phường, thịtrấn, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa đảng bộ, chi bộ, cùng tập thể đảng uỷ, chi uỷ lãnh đạo toàn diện đối với hệ
Trang 22thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách,pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
1.1.3.2 Nhiệm vụ của Bí thư
Theo Quyết định Số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ quy định về nhiệm vụ của Bí thư là nắm vững Cương lĩnh, Điều lệĐảng và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,nghị quyết và chỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộcấp mình; nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc độtxuất; nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhândân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ
Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và chỉ đạo việcchuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ
và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động
và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các
cá nhân phụ trách Nhiệm vụ cụ thể của người bí thư:
Trang 23Nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, các nghị quyết đại hội của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và của cấp trên để quán triệt trong cấp uỷ
và chủ trì xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng,
đề xuất với tập thể xác định đúng đắn, chính xác các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong từng thời gian.
Nắm vững nhiệm vụ chính trị, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm, các nhiệm vụ mới nảy sinh, các khâu then chốt, khó khăn, phức tạp trong từng thời gian, chủ trí việc tổ chức chỉ đạo thực hiện nghị quyết và trực tiếp phụ trách các vấn đề cơ mật về an ninh, quốc phòng.
Chủ động chuẩn bị và chỉ đạo nội dung, chương trình hoạt động của cấp uỷ, chuẩn bị các quyết định của tập thể, chủ trì các kỳ họp của cấp uỷ, chuẩn bị kết luận những vấn đề đã được tập thể thảo luận; chỉ đạo nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm các điển hình tiên tiến, nơi làm điểm, làm thử và các mặt công tác trọng yếu.
Chăm lo đổi mới cán bộ và công tác cán bộ, xây dựng cho được đội ngũ cán bộ vững mạnh và đồng bộ, bao gồm cán bộ lãnh đạo chính trị, cán
bộ quản lý nhà nước, cán bộ kinh doanh, chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới Thực hiện quy hoạch cán bộ, bảo đảm sự chuyển tiếp vững vàng các thế hệ cán bộ; thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của cấp uỷ Thực hiện tốt các nguyên tắc tâp trung dân chủ, tập thể lãnh đạo,
cá nhân phụ trách; giữ vững đoàn kết nội bộ cấp ủy, trước hết là trong cấp
uỷ chủ chốt.
1.2 Sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ Bí thư cấp ủy xã, thị trấn
1.2.1 Quan điểm của Đảng, nhà nước về xây dựng đội ngũ bí thư cấp ủy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Luận bàn về vị trí, vai trò của cán bộ lãnh đạo đối với sự nghiệp cáchmạng, C.Mác và Ph Ăngghen là người đầu tiên nêu ra quan điểm khoa học về
Trang 24cán bộ Hai ông khẳng định: "Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những conngười sử dụng lực lượng thực tiễn" [19; 184] Theo quan điểm của hai ông, cán
bộ là những người tiêu biểu cho phong trào cách mạng; có tri thức và trình độnhận thức cao, biết kết hợp vận dụng lý luận cách mạng với thực tiễn để tổ chứcphong trào cách mạng của quần chúng, lãnh đạo quần chúng thực hiện các cuộccải cách có ý nghĩa cách mạng Họ phải là những người tuyệt đối trung thànhvới lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, có trách nhiệm cao và đượcquần chúng noi theo
Kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng của Mác và Ăngghen về Đảng củagiai cấp công nhân, V.I Lênin đã đề ra những quan điểm quan trọng về cán bộtrong quá trình xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Theo V.I Lênin,vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trước hết là ở chỗ đảm bảo tổ chức thực hiệnthắng lợi đường lối chính trị của Đảng Bởi vì họ vừa là người xây dựng đườnglối, vừa tiến hành lựa chọn phương pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm traquá trình vận động cách mạng, hướng tới mục tiêu đã đề ra Vì thế, Người nhấnmạnh: "Mấu chốt là vấn đề người, vấn đề lựa chọn người" [42; 132] và "tronglịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó khôngđào tạo ra được, trong hàng ngũ của mình, những lãnh tụ chính trị, những đạibiểu tiên phong có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào" [42; 473] Để cóđược đội ngũ cán bộ am hiểu nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực quản lý nhà nước,quản lý kinh tế, quản lý xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, mộtnhiệm vụ lâu dài, khó khăn và phức tạp, V.I Lênin đã coi trọng công tác đàotạo, bồi dưỡng, lựa chọn, đề bạt cán bộ vào các cương vị công tác, thường xuyênkiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của họ, chú ý giáo dục, rèn luyện, nâng caophẩm chất đạo đức cách mạng và năng lực công tác cho cán bộ, chống bệnhquan liêu, xa dân, kiêu ngạo, thoái hóa biến chất
Theo Hồ Chí Minh, làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hộimới, đây là nhiệm vụ rất vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề, là một cuộc đấu tranh
Trang 25lâu dài, gian khổ, phức tạp Để hoàn thành nhiệm vụ đó đòi hỏi Đảng phải xâydựng được một đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài, trong đó đức là quan trọnghàng đầu Người chỉ rõ, đạo đức là “gốc”, nền tảng của người cách mạng Ngườinhấn mạnh: “Cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thìsông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải cóđạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"
[48; 252-253].
Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đềcán bộ, trong suốt 84 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chútrọng và đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với đòi hỏi củatừng thời kỳ cách mạng, đó chính là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cáchmạng Việt Nam Đảng ta xác định phải "có một đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất vànăng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợiđường lối, đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, là sinh mệnh của Đảng cầm quyền"[25; 27] Trong công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá, Đảng ta nhấn mạnh vai trò của cán bộ trong chiến lược cán bộ thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thànhbại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, làkhâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng" [25; 66] Theo quan điểm củaĐảng, trong khi phải xây dựng đội ngũ cán bộ một cách đồng bộ, đáp ứng với yêucầu của từng giai đoạn cách mạng toàn Đảng phải hết sức chăm lo xây dựng thậttốt đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp Để đạt được điều
đó cần nhận thức sâu sắc những điểm sau:
- Đảng cầm quyền, Đảng phải chăm lo đào tạo, bố trí cán bộ cho cả hệ
thống chính trị, trên tất cả các lĩnh vực hoạt động
- Trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn, thực hiện trẻ hoá đội ngũ cán bộ đồng
thời kết hợp tốt các độ tuổi, đảm bảo tính liên tục, phát triển trong đội ngũ cánbộ
Trang 26- Đổi mới quan niệm và phương pháp tiến hành công tác cán bộ, trước
hết là đánh giá, bố trí cán bộ theo hướng thật sự dân chủ và theo một quy trìnhchặt chẽ Đánh giá, nhận xét cán bộ phải căn cứ vào những việc làm cụ thể củamỗi người, cả ưu và khuyết điểm, trong từng thời gian nhất định và phải do tậpthể có thẩm quyền quyết định Khắc phục cách làm đơn giản, thành kiến, thiếucông tâm, dân chủ, hình thức
- Bố trí và sử dụng cán bộ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và sở trường đề
bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao việc phù hợp với sở trường, năng lực của cán bộ,thay thế kịp thời người không đảm đương được nhiệm vụ Xây dựng quy chếtuyển chọn cán bộ, tuyển chọn nhân tài
- Có chính sách sử dụng cán bộ đúng đắn, chính sách tiền lương và đãi
ngộ hợp lý đối với các loại cán bộ
Từ đó, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, xâydựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, phải nắm vững những quan điểm cơ bản củaĐảng ta về công tác cán bộ Quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh những quanđiểm cơ bản của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ
- Xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ đường lối chính trị của
Đảng, từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dânchủ, công bằng, văn minh
- Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy truyềnthống yêu nước và đoàn kết dân tộc trong xây dựng đội ngũ cán bộ
- Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ
chế chính sách
- Thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân,
nâng cao trình độ dân trí để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ
Trang 27- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổchức thành viên trong hệ thống chính trị
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã chỉ rõ: “Đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt Đa số cán bộ,đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,
có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng Thành tựu sau hơn 25năm đổi mới là thành quả của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sựđóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên”
1.2.2 Vai trò của đội ngũ bí thư cấp uỷ xã, thị trấn
Trong bất kỳ giai đoạn nào của sự nghiệp cách mạng, cán bộ và công táccán bộ đều giữ vai trò đặc biệt quan trọng, cán bộ luôn là nhân tố quyết định sựthành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng Vai trò của cán bộ, nhất là cán
bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt của các tổ chức, nghành ở địa phương trong sựnghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động đã được các nhàkinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh luận chứng vàkhẳng định, được thực tiễn cách mạng nước ta khẳng định và chứng minh
Khi nói về vai trò người cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, V.I Lênin đãchỉ rõ: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trịnếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị,những đại biểu tiền phong có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [44;145] Điều đó có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.Nếu không có đội ngũ bí thư đảng uỷ xã, thị trấn “Những người sử dụng lựclượng thực tiễn” thì theo quan điểm của V.I Lênin, nhiệm vụ chính trị, mụctiêu đó sẽ “chỉ là mớ giấy lộn” [44; 145]
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi côngviệc” [48; 269].“Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[48; 269] Như vậy người đánh giá rất cao vai trò của cán bộ và khẳng định:
Trang 28“cán bộ là tiền vốn của đoàn thể Có vốn mới làm ra lãi Bất cứ chính sách, côngtác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công tức là có lãi Không có cán bộ tốt thìhỏng việc, tức là lỗ vốn” [49; 46]
Thực tiễn những năm đổi mới vừa qua đã chứng minh, tầm quantrọng của cán bộ và công tác cán bộ Ở đâu có đội ngũ cán bộ bí thư cấp ủyvững vàng về chính trị, có năng lực về chuyên môn, năng động, vận dụng tốtđường lối, chính sách, các chủ trương của Đảng, Nhà nước và dám chịu tráchnhiệm trước Đảng, trước dân thì ở đó an ninh chính trị ổn định và được giữvững, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống của nhân dân được nâng lên
Cán bộ mỗi cấp, mỗi ngành đều có vai trò quan trọng Đối với đội ngũcán bộ chủ chốt cơ sở nhất là đội ngũ bí thư đảng uỷ, đó là người trực tiếp hàngngày tiếp xúc với dân, đưa chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, phápluật của Nhà nước vào cuộc sống, biến thành hành động cách mạng của quầnchúng nhân dân, là trung tâm, nòng cốt bảo đảm sự đoàn kết trong đảng bộ, chi
bộ và trong nhân dân Vai trò và uy tín của Đảng được nâng lên có phần đónggóp của đội ngũ bí thư đảng uỷ xã, thị trấn
Bí thư đảng uỷ xã, thị trấn là cán bộ chuyên trách ở cơ sở, là “cán bộphải dành phần lớn thời gian lao động làm việc công để thực hiện chức tráchđược giao” [31; 178]
Bí thư đảng uỷ xã, thị trấn là người đứng đầu tổ chức cơ sở đảng ở nôngthôn và là người đại diện cho đảng bộ, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành mọimặt công tác của đảng uỷ, đảng bộ và chịu trách nhiệm trước cấp uỷ cấp trên Bíthư đảng uỷ xã là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, là người đứng đầu đảng bộ, BanThường vụ và đảng uỷ là linh hồn của cơ quan lãnh đạo xã, thị trấn Đó là người
đề xướng, chủ trì tổ chức mọi hoạt động của Ban Thường vụ đảng uỷ xã, banchấp hành đảng bộ xã, từ xây dựng nội bộ Đảng đến lãnh đạo các lĩnh vực củađời sống xã hội trên địa bàn xã, thị trấn lãnh đạo các tổ chức trong hệ thốngchính trị, lãnh đạo các tổ chức xã hội trên địa bàn xã
Trang 29Đó là người trực tiếp chăm lo xây dựng các chi bộ trực thuộc đảng uỷ xãtrong sạch vững mạnh và xây dựng đội ngũ cán bộ xã, bồi dưỡng và cung cấpcán bộ cho huyện và tỉnh Bí thư đảng uỷ xã có phẩm chất đạo đức tốt, có phongcách làm việc dân chủ khoa học, gần gũi cán bộ, đảng viên và nhân dân, có nănglực tổ chức thực hiện tốt thì xã mới mạnh, mọi hoạt động mới đi vào nền nếptheo đúng đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Đối với toàn bộ hoạt động của cấp uỷ và đảng bộ xã người bí thư cấp uỷgiữ vai trò chủ chốt nhất, có tác dụng quyết định đến năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu của đảng bộ Bí thư cấp uỷ có trách nhiệm trong xây dựng nội bộđảng, nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ đảng viên Lãnh đạo, chỉ đạo tổchức đảng làm tốt công tác đảng viên, phát triển đảng viên mới, giáo dục đảngviên, phân công đảng viên Thông qua hoạt động thực sự hiệu quả của đội ngũđảng viên, Đảng bộ giáo dục cho nhân dân nhận thức được tầm quan trong củaviệc tham gia xây dựng đảng bộ Qua đó, động viên nhân dân giám sát đảng viên
và tổ chức đảng, cung cấp thông tin kịp thời chính xác nhằm góp phần xây dựng
tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh
Tập thể cấp uỷ và bí thư đảng uỷ phải thật sự chuyên tâm đoàn kết, là hạtnhân lãnh đạo trong tất cả các công việc của đảng bộ Chỉ bằng sự nỗ lực củachính mình thì nhân dân mới thừa nhận sự vững mạnh của đảng bộ và tầm quantrọng của cá nhân bí thư đảng uỷ Bí thư đảng uỷ là người chịu trách nhiệmchính trong công tác tổ chức và cán bộ, người trực tiếp làm công tác tư tưởng,quan tâm tới công tác kiểm tra và ký các quyết định theo thẩm quyền
Bí thư cấp uỷ trực tiếp nắm các chủ trương về an ninh quốc phòng vànhững nhiệm vụ trọng yếu ở cơ sở Ngoài công việc của cấp uỷ viên người bíthư đảng uỷ còn là người chủ trì toàn bộ công việc của cấp uỷ đảng, trực tiếpnắm các vấn đề trọng yếu, các khâu trung tâm, các nhiệm vụ mới nảy sinh, đồngthời chăm lo xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa đảng với dân tất cả cácmối quan hệ đó đòi hỏi phải được giải quyết thấu tình đạt lý
Trang 30Xã là nơi hội tụ sự chỉ đạo của hầu hết các nghành, các cấp, các đoàn thểtheo hệ thống ngành dọc từ trên xuống, chính vì vậy, bí thư đảng uỷ xã là trungtâm, chủ thể lĩnh hội và thực hiện sự chỉ đạo đó, thực hiện chỉ thị, nghị quyếtcủa cấp trên, nhiệm vụ chính trị của cơ sở
Như vậy, vai trò, nhiệm vụ của bí thư đảng uỷ xã là rất lớn, trong đấutranh giành chính quyền họ vốn đã rất quan trọng, trong điều kiện đảng cầmquyền lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong giaiđoạn hiện nay họ lại càng quan trọng hơn Vai trò, nhiệm vụ ấy được tăng lêncùng với tính chất, quy mô rộng lớn của sự nghiệp đổi mới, đòi hỏi vai trò tráchnhiệm ngày càng cao của bí thư đảng uỷ xã Do vậy, phải xây dựng được độingũ bí thư cấp uỷ có chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới
1.2.3 Những nội dung cơ bản và nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng đội ngũ bí thư cấp uỷ xã, thị trấn
1.2.3.1 Nội dung cơ bản trong xây dựng đội ngũ bí thư cấp uỷ xã, thị trấn
Theo tư tưởng của V.I.Lênin, cán bộ lãnh đạo chính trị phải là ngườitrung thành tuyệt đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng, nhạy bén về chính trị,vững vàng, có năng lực tổ chức thực tiễn V.I.Lênin còn nhấn mạnh, không phảingẫu nhiên có được những cán bộ như thế mà phải đào tạo, bồi dưỡng, rènluyện, thử thách một cách công phu nhẫn nại
V.I.Lênin viết: Tìm cho ra và thử thách hết sức nhẫn nại, hết sức thậntrọng, những người thực sự có tài tổ chức, những người có bộ óc sáng suốt và cóbản lĩnh tháo vát trong thực tiễn, những người trung thành với chủ nghĩa xã hội,vừa có năng lực lặng lẽ (bất chấp sự hỗn loạn ồn ào ), tổ chức công tác chungvững chắc và nhịp nhàng của khối người to lớn trong phạm vi tổ chức Xô viết.Chỉ có những người như thế chúng ta mới đề bạt lên những chức vụ lãnh đạo,quản lý [41; 26]
Kế thừa và phát triển tư tưởng của V.I.Lênin, trong quá trình lãnh đạocách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài viết, bài nói chuyện
Trang 31chỉ ra những khâu của công tác cán bộ Nhất là trong tác phẩm: “Sửa đổi lối làmviệc” viết vào tháng 10 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra các khâu nhưhuấn luyện cán bộ, kiểm tra cán bộ, chọn cán bộ, dùng cán bộ, đối đãi với cán
bộ Trong đó Người rất coi trọng việc “huấn luyện cán bộ” và khẳng định đó
là “công việc gốc của Đảng” Từ những yêu cầu thực tiển của công tác xây dựngđội ngũ cán bộ Đảng ta đã xác định những nội dung cơ bản để xây dựng đội ngũ
bí thư cấp uỷ xã, thị trấn như sau:
* Xây dựng đội ngũ cán bộ bí thư cấp uỷ xã, thị trấn phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Để thực hiện được yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,nhân tố quan trọng quyết định hàng đầu là Đảng phải xây dựng được một độingũ cán bộ nói chung và bí thư cấp uỷ nói riêng có trình độ chính trị, phẩmchất đạo đức, có tài năng Bởi vì, nếu không có đội ngũ cán bộ đủ tài năng, trítuệ thì đường lối, chính sách có đúng mấy cũng không trở thành hiện thựctrong cuộc sống
Yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước là căn cứ
để Đảng đề ra tiêu chuẩn cán bộ, xây dựng nội dung, phương hướng đào tạo, bồidưỡng cán bộ, xem xét, đánh giá cán bộ, bố trí sử dụng cán bộ trong mỗi đơn vị.Quá trình CNH-HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là môi trường thựctiễn để rèn luyện, tuyển chọn và đào tạo cán bộ, nâng cao phẩm chất, kiến thức
và năng lực của đội ngũ cán bộ bí thư cấp uỷ
* Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc
Thường xuyên quán triệt và tăng cường bản chất giai cấp công nhân củaĐảng là vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc, xuyên suốt trong quá trình xây dựngĐảng cũng như xây dựng đội ngũ cán bộ đã đuợc Đảng tổng kết trong quá trìnhhoạt động thực tiễn Quan điểm giai cấp công nhân trong quá trình xây dựng đội
Trang 32ngũ cán bộ được thể hiện ở tất cả các khâu từ tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡngđến đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ và chính sách đối với đội ngũ cán bộ.
Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường, quan điểm, ý thức tổ chức
kỷ luật của giai cấp công nhân cho đội ngũ cán bộ nhất là đội ngũ bí thư cấp uỷ
để đào tạo một đội ngũ bí thư cấp uỷ thực sự trung thành với sự nghiệp cáchmạng của giai cấp công nhân Tăng cường số cán bộ xuất thân từ giai cấp côngnhân, trước hết là số cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị
Phát huy truyền thống yêu nuớc, đoàn kết tập hợp rộng rãi các loại cán bộ,trọng dụng nhân tài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của đội ngũ cán
bộ cách mạng để xây dựng đội ngũ cán bộ hiện tại và tương lai
* Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ bí thư cấp uỷ với xây dựng tổ chức
và đổi mới cơ chế, chính sách
Xây dựng đội ngũ bí thư cấp uỷ, xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế,chính sách, phương thức, lề lối làm việc có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau
Có nhiệm vụ chính trị mới lập tổ chức, có tổ chức mới bố trí cán bộ, không vìcán bộ mà lập ra tổ chức Mỗi cán bộ trong tổ chức phải có chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng
Quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng đội ngũ bí thư cấp uỷ phải gắn với yêucầu và nội dung xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng bộmáy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, kiện toàn hệthống chính trị, đổi mới cơ chế chính sách
* Thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân, nâng cao trình độ dân trí để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ
bí thư cấp uỷ xã, thị trấn
Trên cơ sở phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí để xâydựng đội ngũ bí thư cấp uỷ một cách cơ bản, chính quy, có hệ thống; đồng thờithông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân để giáo dục,rèn luyện, đào tạo, đánh giá, sàng lọc, tuyển chọn đội ngũ bí thư cấp uỷ
Trang 33Không đánh giá, sử dụng cán bộ một cách cảm tính, chủ quan Mọi phẩmgiá và bằng cấp, danh hiệu, chức vụ, tài năng và cống hiến đều phải được kiểmnghiệm qua hoạt động thực tiễn Phong trào cách mạng quần chúng là trườnghọc lớn của cán bộ Phải dựa vào dân để phát hiện, kiểm tra, giám sát đội ngũcán bộ là bí thư cấp uỷ xã, thị trấn.
* Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, công chức cho cả hệ thống chính trị, trên mọi lĩnh vực
Phân công, phân cấp quản lý cán bộ cho các cấp uỷ và các tổ chức đảng,đồng thời, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các ngành,các cấp, coi đây là một trong những công việc quan trọng bậc nhất của lãnh đạo
Những vấn đề về chủ trương, chính sách, đánh giá, bố trí, sử dụng, điềuđộng, đề bạt, khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ nhất thiết phải do cấp uỷ cóthẩm quyền quyết định theo đa số
Nghiêm túc chấp hành các nghị quyết của cấp uỷ về cán bộ; cá nhân phảichấp hành quyết định của tập thể; tổ chức đảng cấp dưới phải chấp hành quyếtđịnh của tổ chức đảng cấp trên
1.2.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ bí thư cấp uỷ
* Thuận lợi: Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội đại biểu toàn
quốc của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa
đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo,quản lý các cấp nên đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã có bước trưởng thành và tiến bộ
về nhiều mặt Đa số cán bộ có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị,đạo đức lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng
Đội ngũ cán bộ cơ bản được rèn luyện từ thực tiễn, năng động, sáng tạo,hăng hái thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhànước Trình độ, kiến thức và năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội ngày càngđược nâng cao; số đông cán bộ giữ được đạo đức, phẩm chất cách mạng, lối sống
Trang 34lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân; bước đầu đã huy động được các cấp, cácngành cùng các cơ quan có chức năng làm tham mưu trực tiếp xây dựng đội ngũcán bộ Việc đánh giá, sử dụng cán bộ dân chủ, tập thể hơn trước Từng bước tiêuchuẩn hóa cán bộ, kết hợp các độ tuổi, các loại, các thế hệ cán bộ, đã đào tạo vàbồi dưỡng đội ngũ cán bộ cả về lý luận chính trị, về quan điểm, đường lối củaĐảng, về quản lý hành chính, quản lý kinh tế Đã thực hiện một số chính sáchphù hợp với tình hình mới, ban hành một số quy chế về quản lý cán bộ , quy trìnhtiến hành lựa chọn, đề bạt, bầu cử, khen thưởng, kỷ luật cán bộ
* Khó khăn: Việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ nhiều khi còn chủ
quan, chưa thật công tâm, chưa hợp lý, thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức
Bố trí cán bộ trong nhiều trường hợp còn nặng về cơ cấu, lúng túng, bị động khi
bố trí cán bộ chủ chốt là đội ngũ bí thư cấp uỷ; hẹp hòi, định kiến, không mạnhdạn đề bạt cán bộ trẻ; những chính sách đối với cán bộ, nhất là chính sách tiềnlương, nhà ở, phương tiện đi lại, điều kiện làm việc còn nhiều bất hợp lý, thiếucông bằng, thực hiện không thống nhất và đồng bộ, chưa tạo được động lực vàphát huy tài năng, chưa khuyến khích những cán bộ công tác ở cơ sở, ở nhữngvùng khó khăn
Công tác đào tạo bồi dưỡng chưa gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn và quyhoạch sử dụng cán bộ Chất lượng và hiệu quả đào tạo còn thấp Nội dungchương trình và phương pháp đào tạo cán bộ chậm đổi mới, chưa gắn với tổngkết thực tiễn của công cuộc đổi mới Hệ thống trường đào tạo chưa hợp lý.Nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo, quản lý công tác cán bộ và nguyên tắctập trung dân chủ chưa được cụ thể hóa Công tác kiểm tra, quản lý cán bộ chưachặt chẽ Còn thiếu các quy chế về quản lý cán bộ, luân chuyển cán bộ, nhân dângiám sát, phê bình cán bộ
Kết luận chương 1
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,mỗi giai đoạn của cách mạng đều phải có một đội ngũ cán bộ thích ứng Sự
Trang 35nghiệp đổi mới hiện nay đòi hỏi Đảng ta xây dựng được một đội ngũ cán bộvững mạnh và đồng bộ Đặc biệt vai trò của cán bộ bí thư cấp uỷ xã, thị trấn cómột vị trí, ý nghĩa rất đặc biệt Kinh nghiệm và thực tiễn chỉ rõ: Sự chính xáccủa đường lối chính sách và thành công của việc thực hiện đường lối, chính sáchcũng tuỳ thuộc cuối cùng ở chất lượng của đội ngũ cán bộ Thực tiễn sự nghiệpđổi mới đất nước luôn vận động, vì vậy cấp ủy các cấp cần thường xuyên quantâm và tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ cơ bản, lâu dài, có hệ thống, quanhiều con đường, biện pháp khác nhau nhằm từng bước xây dựng đội ngũ cán
bộ tự giác, chủ động, tâm huyết, tận tuỵ với công việc nhằm đáp ứng yêu cầunhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CẤP ỦY XÃ, THỊ TRẤN
Ở HUYỆN VŨ QUANG, TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY
2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Vũ Quang là huyện miền núi biên giới nằm ở phía Tây tỉnh Hà Tĩnhđược thành lập theo Nghị định 27/2000/NĐ-CP ngày 04/8/2000 của Chính phủ,huyện được thành lập trên cơ sở chia tách ra từ 12 xã nghèo của 3 huyện gồmcác xã: 6 xã (Đức Liên, Đức Hương, Đức Bồng, Đức Lĩnh, Đức Giang, Ân Phú)thuộc huyện Đức Thọ; 5 xã (Hương Thọ, Hương Minh, Hương Đại, HươngĐiền, Hương Quang) thuộc huyện Hương Khê và 1 xã (Sơn Thọ) thuộc huyệnHương Sơn
+ Vị trí địa lý: Phía Đông giáp huyện Đức Thọ; phía Tây giáp nướcCộng hoà dân chủ nhân dân Lào với 30km đường biên giới; phía Nam giáphuyện Hương Khê; phía Bắc giáp huyện Hương Sơn
Trang 36+ Đơn vị hành chính của huyện: Gồm 11 xã và 01 Thị trấn; 79 thôn xóm.Tổng số hộ: 8.830 hộ; dân số: 29.953 người; mật độ dân số: 46,93 người/km2;dân tộc thiểu số: 81 hộ = 370 nhân khẩu (Lào thừng ở xã Hương Quang); số laođộng: 17.035 người; tỷ lệ phát triển dân số: 9,7%; thu nhập bình quân đầungười: 19,434 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 14,04%, số hộ cậnnghèo chiếm 17,83%
+ Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện: 63.820 ha; đất nông nghiệp:3.296 ha = 51%; đất Lâm nghiệp: 5.388 ha = 84,4%; đất nuôi trồng thủy sản:16,0 ha = 0,03%; đất ở: 230 ha = 0,4%; đất chuyên dùng: 1.360 ha = 2,1%; đấttôn giáo tín ngưỡng: 4,0 ha = 0,01%; đất nghĩa trang, nghĩa địa: 161 ha = 0,3%;đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 1.660 ha = 2,6%; đất bằng chưa sửdụng: 677 ha = 1,0%; đất đồi núi chưa sử dụng: 2.559 ha = 4,0%; núi đá không
có rừng cây: 0,02 ha = 0,03%
2.1.2 Kinh tế, văn hoá xã hội
+ Kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,31%,tăng 3,1% so với nhiệm kỳ trước Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tíchcực năm 2010 tỷ trọng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng 42,34%;thương mại-dịch vụ 31,81%; nông-lâm-thuỷ sản 25,85%; thu nhập bình quânđầu người đạt 12,39 triệu đồng đến nay (2013) nông-lâm-thuỷ sản chiếm45,92%; công nghiệp-xây dựng chiếm 25,52%; thương mại-dịch vụ chiếm28,56% Thu nhập bình quân đầu người đạt 19.434 ngàn đồng
+ Văn hoá xã hội: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên
truyền được đổi mới cả nội dung, hình thức, chất lượng được nâng lên, thu hút
được sự quan tâm của quần chúng nhân dân Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” được chú trọng Số gia đình được công nhận gia đình
văn hóa đạt 85% (đạt mục tiêu đề ra); có 62/93 làng được công nhận là làng vănhóa, (vượt mục tiêu 1,6%); 35 cơ quan được công nhận là cơ quan văn hóa; tăng
Trang 3729 đơn vị so với năm 2005 Các thiết chế văn hoá được đầu tư, văn hoá vật thể
và phi vật thể được quan tâm bảo tồn và phát triển
* Những thuận lợi, khó khăn
- Thuận lợi: Vũ Quang là huyện mới được thành lập nên được sự quan
tâm hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và của Tỉnh về nguồn vốnđầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật Công tác quy hoạch phát triểnkinh tế xã hội cũng như đầu tư xây dựng cơ bản được thiết kế đồng bộ, tổng thể.Bên cạnh những khó khăn trước mắt Vũ Quang còn tiềm ẩn nhiều tiềm năng vềkinh tế, du lịch chưa được khai phác và phát huy lợi thế vốn có như: Khu di tíchlịch sử Thành Cụ Phan Đình Phùng là một trong những cái nôi về tinh thần đấutranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc; Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia
Vũ Quang có nhiều loài động thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ được bảo
vệ Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú về trử lượng sắt, vàng chưa đượckhai thác; đá vôi xanh có thể đưa vào sản xuất xi măng; cát sỏi có ở các sôngsuối của Vũ Quang với trữ lượng lớn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho ngànhxây dựng
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã thu được những kết quả to lớn, thu nhậpbình quân đầu người hàng năm ngày càng được nâng lên Tốc độ phát triển côngnghiệp, xây dựng gia tăng với tốc độ nhanh góp phần làm chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng tích cực, đúng định hướng phát triển chung của tỉnh đó là:Tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, chuyển dịch mạnh
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp xây dựng và dịch vụ, đưa Hà Tĩnh từ mộttỉnh nông nghiệp sớm trở thành tỉnh có công nghiệp dịch vụ phát triển, đến năm
2015 trở thành một trong những trung tâm công nghiệp phát triển của miềnTrung; Đến năm 2020 có mức thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằngkhoảng 85% mức trung bình của cả nước
- Khó khăn: Các yếu tố khí hậu Vũ Quang thuộc đới khí hậu Bắc Trung
Bộ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và có một mùa đông giá lạnh
Trang 38của miền Bắc nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt Diện tích đất tự nhiên chủyếu là đồi núi Hàng năm vào giữa tháng 8 đến tháng 10 trong năm nhân dânhuyện Vũ Quang thường xuyên chịu những trận lũ lụt lịch sử, đặc biệt nhữngnăm gần đây nhân dân trong vùng phải hứng chịu hạn hán, mất mùa, úng ngập,bão lụt và thiệt hại tính mạng con người do thiên tai gây ra.
Ngành nghề chính của nhân dân huyện Vũ Quang chủ yếu là sản xuấtnông nghiệp, trồng rừng, khai thác rừng và các ngành nghề phụ khác, đời sốngnhân dân gặp nhiều khó khăn, địa hình phức tạp, giao thông đi lại bị chia cắt bởinhiều khe suối Đặc biệt trên địa bàn huyện có con sông Ngàn Sâu chảy dọc theochiều dài huyện nên ảnh hưởng rất lớn đến giao thông trên địa bàn cũng nhưthiên tai lũ lụt hàng năm
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xamột cách bền vững Đảng và Nhà nước đã có chủ trương tăng cường đầu tư chonhững vùng miền núi, vùng khó khăn, nhằm nâng cao đời sống nhân dân, giảmdần khoảng cách với miền xuôi và củng cố vững chắc quốc phòng an ninh biêngiới điều đó đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ đảm bảo về số lượng và chấtlượng
2.2 Công tác xây dựng đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn ở huyện
Vũ Quang hiện nay
2.2.1 Thực trạng đội ngũ bí thư cấp uỷ xã, thị trấn ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay
Căn cứ vào kết quả điều tra 11 xã và 01 thị trấn của huyện Vũ Quang,tỉnh Hà Tĩnh, cùng với những đánh giá của cấp uỷ huyện về kết quả thực hiệnNghị quyết TW 5 (khoá IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chínhtrị xã, phường, thị trấn, và báo cáo kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội đạibiểu Đảng bộ huyện lần thứ III (nhiệm kỳ 2010-2015) đã cho thấy đội ngũ bí thưđảng uỷ xã, thị trấn ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh với thực trạng như sau:
+ Số lượng cơ cấu
Trang 39Bảng 2.1: Số lượng bí thư cấp uỷ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh
Bí thư ĐU huyện tăng cường
Sốlượng
Tỷ lệ
%
Sốlượng
Số liệu trên cho thấy, cán bộ nữ là Bí thư ở các xã, thị trấn không có Đó
là một cơ cấu cán bộ không bình thường khi thực hiện sự bình đẳng về giới,đồng thời cũng không bình thường khi ở nông thôn nữ chiếm tỷ lệ khá cao trongdân cư và trong lao động sản xuất Nhiều năm nay, Huyện ủy Vũ Quang đã cóchủ trương coi trọng việc bố trí, sử dụng cán bộ nữ ở các cấp, các ngành, nhưngthực tế vẫn chưa tạo ra được sự chuyển biến rõ rệt ở cấp xã, thị trấn
Từ sự đánh giá trên đây, chúng ta có thể khẳng định, cán bộ Bí thư cấp
ủy các xã miền núi huyện Vũ Quang so với tình hình chung còn có nhiều bấtcập, chưa tương đồng, có hiện tượng quá chênh lệch về giới Đó là những yếu
tố không thuận lợi cho huyện Vũ Quang trong việc phát huy vai trò của đội ngũcán bộ này
Tỷ lệ
%
Sốlượng
Tỷ lệ
%
Sốlượng
Tỷ lệ
%
Sốlượng
Tỷ lệ
%
Trang 40Vì vậy, trong những năm tới nếu huyện không làm tốt công tác quy hoạch đểđào tạo nguồn cán bộ thì sẽ không có nguồn cán bộ để thay thế.
+ Về thâm niên công tác
Bảng 2.3: Thâm niên công tác của bí th c p u xã, th tr n huy n Vư cấp uỷ xã, thị trấn huyện Vũ ấp uỷ xã, thị trấn huyện Vũ ỷ xã, thị trấn huyện Vũ ị trấn huyện Vũ ấp uỷ xã, thị trấn huyện Vũ ện Vũ ũQuang, t nh H T nh tính ỉnh Hà Tĩnh tính đến tháng 7 năm 2014 à Tĩnh tính đến tháng 7 năm 2014 ĩnh tính đến tháng 7 năm 2014 đến tháng 7 năm 2014n tháng 7 n m 2014ăm 2014
+ Về chất lượng
* Trình độ văn hóa