Chương 2 nh HT nh àĩ

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn huyện vũ quang, tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 35 - 61)

Ở HUYỆN VŨ QUANG, TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY

2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Vũ Quang là huyện miền núi biên giới nằm ở phía Tây tỉnh Hà Tĩnh được thành lập theo Nghị định 27/2000/NĐ-CP ngày 04/8/2000 của Chính phủ, huyện được thành lập trên cơ sở chia tách ra từ 12 xã nghèo của 3 huyện gồm các xã: 6 xã (Đức Liên, Đức Hương, Đức Bồng, Đức Lĩnh, Đức Giang, Ân Phú) thuộc huyện Đức Th ọ ; 5 xã (Hương Thọ, Hương Minh, Hương Đại, Hương Điền, Hương Quang) thuộc huyện Hương Khê và 1 xã (Sơn Thọ) thuộc huyện Hương Sơn.

+ Vị trí địa lý: Phía Đông giáp huyện Đức Thọ; phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với 30km đường biên giới; phía Nam giáp huyện Hương Khê; phía Bắc giáp huyện Hương Sơn.

+ Đơn vị hành chính của huyện: Gồm 11 xã và 01 Thị trấn; 79 thôn xóm. Tổng số hộ: 8.830 hộ; dân số: 29.953 người; mật độ dân số: 46,93 người/km2; dân tộc thiểu số: 81 hộ = 370 nhân khẩu (Lào thừng ở xã Hương Quang); số lao động: 17.035 người; tỷ lệ phát triển dân số: 9,7%; thu nhập bình quân đầu người: 19,434 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 14,04%, số hộ cận nghèo chiếm 17,83%.

+ Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện: 63.820 ha; đất nông nghiệp: 3.296 ha = 51%; đất Lâm nghiệp: 5.388 ha = 84,4%; đất nuôi trồng thủy sản: 16,0 ha = 0,03%; đất ở: 230 ha = 0,4%; đất chuyên dùng: 1.360 ha = 2,1%; đất tôn giáo tín ngưỡng: 4,0 ha = 0,01%; đất nghĩa trang, nghĩa địa: 161 ha = 0,3%; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 1.660 ha = 2,6%; đất bằng chưa sử dụng: 677 ha = 1,0%; đất đồi núi chưa sử dụng: 2.559 ha = 4,0%; núi đá không có rừng cây: 0,02 ha = 0,03%

2.1.2. Kinh tế, văn hoá xã hội

+ Kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,31%, tăng 3,1% so với nhiệm kỳ trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực năm 2010 tỷ trọng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng 42,34%; thương mại-dịch vụ 31,81%; nông-lâm-thuỷ sản 25,85%; thu nhập bình quân đầu người đạt 12,39 triệu đồng đến nay (2013) nông-lâm-thuỷ sản chiếm 45,92%; công nghiệp-xây dựng chiếm 25,52%; thương mại-dịch vụ chiếm 28,56%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 19.434 ngàn đồng.

+ Văn hoá xã hội: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên

truyền được đổi mới cả nội dung, hình thức, chất lượng được nâng lên, thu hút được sự quan tâm của quần chúng nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa” được chú trọng. Số gia đình được công nhận gia đình

văn hóa đạt 85% (đạt mục tiêu đề ra); có 62/93 làng được công nhận là làng văn hóa, (vượt mục tiêu 1,6%); 35 cơ quan được công nhận là cơ quan văn hóa; tăng 29 đơn vị so với năm 2005. Các thiết chế văn hoá được đầu tư, văn hoá vật thể và phi vật thể được quan tâm bảo tồn và phát triển.

* Những thuận lợi, khó khăn

- Thuận lợi: Vũ Quang là huyện mới được thành lập nên được sự quan

tâm hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và của Tỉnh về nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật. Công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như đầu tư xây dựng cơ bản được thiết kế đồng bộ, tổng thể.

Bên cạnh những khó khăn trước mắt Vũ Quang còn tiềm ẩn nhiều tiềm năng về kinh tế, du lịch chưa được khai phác và phát huy lợi thế vốn có như: Khu di tích lịch sử Thành Cụ Phan Đình Phùng là một trong những cái nôi về tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc; Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Vũ Quang có nhiều loài động thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ được bảo vệ. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú về trử lượng sắt, vàng chưa được khai thác; đá vôi xanh có thể đưa vào sản xuất xi măng; cát sỏi có ở các sông suối của Vũ Quang với trữ lượng lớn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho ngành xây dựng...

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã thu được những kết quả to lớn, thu nhập bình quân đầu người hàng năm ngày càng được nâng lên. Tốc độ phát triển công nghiệp, xây dựng gia tăng với tốc độ nhanh góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đúng định hướng phát triển chung của tỉnh đó là: Tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp xây dựng và dịch vụ, đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp sớm trở thành tỉnh có công nghiệp dịch vụ phát triển, đến năm 2015 trở thành một trong những trung tâm công nghiệp phát triển của miền Trung; Đến năm 2020 có mức thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng khoảng 85% mức trung bình của cả nước.

- Khó khăn: Các yếu tố khí hậu Vũ Quang thuộc đới khí hậu Bắc Trung

Bộ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Diện tích đất tự nhiên chủ yếu là đồi núi. Hàng năm vào giữa tháng 8 đến tháng 10 trong năm nhân dân huyện Vũ Quang thường xuyên chịu những trận lũ lụt lịch sử, đặc biệt những năm gần đây nhân dân trong vùng phải hứng chịu hạn hán, mất mùa, úng ngập, bão lụt và thiệt hại tính mạng con người do thiên tai gây ra.

Ngành nghề chính của nhân dân huyện Vũ Quang chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, khai thác rừng và các ngành nghề phụ khác, đời sống

nhân dân gặp nhiều khó khăn, địa hình phức tạp, giao thông đi lại bị chia cắt bởi nhiều khe suối. Đặc biệt trên địa bàn huyện có con sông Ngàn Sâu chảy dọc theo chiều dài huyện nên ảnh hưởng rất lớn đến giao thông trên địa bàn cũng như thiên tai lũ lụt hàng năm.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa một cách bền vững Đảng và Nhà nước đã có chủ trương tăng cường đầu tư cho những vùng miền núi, vùng khó khăn, nhằm nâng cao đời sống nhân dân, giảm dần khoảng cách với miền xuôi và củng cố vững chắc quốc phòng an ninh biên giới điều đó đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ đảm bảo về số lượng và chất lượng.

2.2. Công tác xây dựng đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn ở huyện Vũ Quang hiện nay

2.2.1. Thực trạng đội ngũ bí thư cấp uỷ xã, thị trấn ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

Căn cứ vào kết quả điều tra 11 xã và 01 thị trấn của huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, cùng với những đánh giá của cấp uỷ huyện về kết quả thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn, và báo cáo kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ III (nhiệm kỳ 2010-2015) đã cho thấy đội ngũ bí thư đảng uỷ xã, thị trấn ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh với thực trạng như sau:

+ Số lượng cơ cấu

Bảng 2.1: Số lượng bí thư cấp uỷ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh tính đến tháng 7 năm 2014 Tổng số Nam Nữ Bí thư ĐU là người địa phương Bí thư ĐU huyện tăng cường Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

12 12 100 0 0 10 83,3 2 16,7

(Nguồn: Quy hoạch cán bộ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà tĩnh nhiệm kỳ 2015-2020)

Số liệu trên cho thấy, cán bộ nữ là Bí thư ở các xã, thị trấn không có. Đó là một cơ cấu cán bộ không bình thường khi thực hiện sự bình đẳng về giới, đồng thời cũng không bình thường khi ở nông thôn nữ chiếm tỷ lệ khá cao trong dân cư và trong lao động sản xuất. Nhiều năm nay, Huyện ủy Vũ Quang đã có chủ trương coi trọng việc bố trí, sử dụng cán bộ nữ ở các cấp, các ngành, nhưng thực tế vẫn chưa tạo ra được sự chuyển biến rõ rệt ở cấp xã, thị trấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ sự đánh giá trên đây, chúng ta có thể khẳng định, cán bộ Bí thư cấp ủy các xã miền núi huyện Vũ Quang so với tình hình chung còn có nhiều bất cập, chưa tương đồng, có hiện tượng quá chênh lệch về giới. Đó là những yếu tố không thuận lợi cho huyện Vũ Quang trong việc phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ này.

+ Độ tuổi

Bảng 2.2: Độ tuổi bí thư cấp uỷ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh tính đến tháng 7 năm 2014 Tổng số Dưới 35 Từ 35-45 Từ 46-50 Trên 50 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 12 0 0 1 8,3 3 25 8 66,7

(Nguồn: Quy hoạch cán bộ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà tĩnh nhiệm kỳ 2015-2020)

Độ tuổi bình quân của đội ngũ bí thư đảng uỷ xã là 51,9, đây là đội ngũ cán bộ bí thư cấp uỷ có độ tuổi chín muồi. Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài thì đây đang là vấn đề bất cấp trong công tác cán bộ bởi vì số lượng bí thư cấp ủy ở độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ khá cao (66,7%). Đây là tỷ lệ không hợp lý vì độ tuổi

cao quá nhiều, trong khi đó độ tuổi bí thư cấp ủy dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ (0%). Vì vậy, trong những năm tới nếu huyện không làm tốt công tác quy hoạch để đào tạo nguồn cán bộ thì sẽ không có nguồn cán bộ để thay thế.

+ Về thâm niên công tác

Bảng 2.3: Thâm niên công tác của bí thư cấp uỷ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh tính đến tháng 7 năm 2014

Tổng số

Thâm niên công tác

< 5 năm Tỷ lệ % Từ 5 đến 10 năm Tỷ lệ %

12 5 41,7 7 48,3

(Nguồn: Báo cáo chất lượng quy hoạch cán bộ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà tĩnh nhiệm kỳ 2015-2020)

Đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn đều là những người đã có thâm niên công tác lâu năm với tỷ lệ (48,3%) từ 5 năm đến 10 năm và đã kinh qua hoạt động thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo chỉ đạo các hoạt động ở địa phương, phần lớn cán bộ đều được rèn luyện và trưởng thành từ phong trào quần chúng nên từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước cũng như công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.

+ Về chất lượng * Trình độ văn hóa

Bảng 2.4: Trình độ văn hoá của bí thư cấp uỷ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh tính đến tháng 7 năm 2014

Tổng số THCS Tỷ lệ %Trình độ văn hóaTHPT Tỷ lệ %

12 1 8,3 11 91,7

(Nguồn: Báo cáo chất lượng quy hoạch cán bộ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà tĩnh nhiệm kỳ 2015-2020)

Trình độ văn hoá của đội ngũ Bí thư cấp ủy xã, thị trấn ở huyện Vũ Quang tương đối đồng đều. Ở đây không có sự chênh lệch về trình độ văn hoá quá lớn như các xã miền núi, vùng sâu, vùng cao ở một số tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn bí thư cấp ủy trình độ văn hoá phổ thông cơ sở, điều đó phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ bí thư cấp ủy xã, thị trấn, phần nào đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc.

* Trình độ chuyên môn

Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn của bí thư cấp uỷ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh tính đến tháng 7 năm 2014 Tổng số Trình độ chuyên môn Chưa đào tạo Tỷ lệ % Trung cấp Tỷ lệ % Đại học Tỷ lệ % 12 1 8,3 4 33,3 7 58,4

(Nguồn: Báo cáo chất lượng quy hoạch cán bộ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà tĩnh nhiệm kỳ 2015-2020)

Trình độ chuyên môn không chỉ phản ánh trình độ và năng lực nghề nghiệp của cán bộ, mà còn là cơ sở để cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo quản lý của mình. Trong thống kê trên đây, cho thấy đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn đã cơ bản được đạo tạo về chuyên môn từ trung cấp trở lên chỉ còn 01 đồng chí chiếm 8,3% chưa qua đào tạo. Điều đó đã thể hiện được năng lực của đội ngũ bí thư cấp ủy và sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy trong công tác đào tạo cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn.

* Trình độ chính trị

Bảng 2.6: Trình độ chính trị của bí thư cấp uỷ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh tính đến tháng 7 năm 2014

Tổng số Trình độ chính trị

Sơ cấp Tỷ lệ % Trung cấp Tỷ lệ % Cao cấp Tỷ lệ %

(Nguồn: Báo cáo chất lượng quy hoạch cán bộ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà tĩnh nhiệm kỳ 2015-2020)

* Trình độ quản lý hành chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.7: Trình độ quản lý hành chính của bí thư cấp uỷ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh tính đến tháng 7 năm 2014

Tổng số Sơ cấp Trình độ quản lý hành chínhTỷ lệ % Trung cấp Tỷ lệ %

12 10 83,3 02 16,7

(Nguồn: Báo cáo chất lượng quy hoạch cán bộ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà tĩnh nhiệm kỳ 2015-2020)

* Trình độ ngoại ngữ, tin học

Bảng 2.8: Trình độ ngoại ngữ, tin học của bí thư cấp uỷ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh tính đến tháng 7 năm 2014

Tổng số Trình độ A,B Trình độ ngoại ngữ, tin học

ngoại ngữ Tỷ lệ %

Trình độ A,B

tin học Tỷ lệ %

12 09 75 07 58,3

(Nguồn: Báo cáo chất lượng quy hoạch cán bộ xã, thị trấn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà tĩnh nhiệm kỳ 2015-2020)

Do có sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Trường chính trị tỉnh, sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Thường vụ Huyện ủy và sự cố gắng của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, nhiều năm nay công tác đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị có những bước tiến bộ. Trong 14 năm kể từ ngày thành lập đến nay, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo Trung tâm bồi dưỡng chính trị phối hợp với trường Chính trị Trần Phú tỉnh mở 3 lớp đào tạo trung cấp chính trị tại chức cho trên 250 người, cử đi học tập trung tại trưởng chính trị Trần Phú tỉnh 178 người. Nhờ vậy, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn đã đạt tỷ lệ 100% từ trung cấp trở lên. Bên cạnh đó, công tác

đào tạo bồi dưỡng về quán lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ cũng được chú trọng nhằm đảm bảo đội ngũ bí thư cấp ủy nắm được cơ bản các kiến thức về quản lý nhà nước và sử dụng được công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

+ Về năng lực công tác

Nhìn chung đội ngũ bí thư đảng uỷ xã, thị trấn ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã từng bước trưởng thành về năng lực tổ chức thực tiễn. Trình độ năng lực lãnh đạo, chỉ đạo so với các nhiệm kỳ trước đã chuyển biến rõ nét, hầu hết bí thư đảng uỷ xã, thị trấn có tư duy mới, đã chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nêu gương đi đầu trong phát triển các mô hình kinh tế đem lại thu nhập cao góp phần vào việc tạo bước đột phá về phát triển kinh tế trên địa bàn toàn huyện để quần chúng nhân dân tin tưởng làm theo. Lãnh đạo công tác xây dựng đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân có nhiều tiến bộ trong xây dựng quy chế làm việc, phối hợp hoạt động tạo nên sức mạnh tổng hợp trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Điển hình là hệ thống giao thông nông thôn, thuỷ

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn huyện vũ quang, tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 35 - 61)