Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty điện lực Bắc Ninh. tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại Công ty Điện lực Bắc Ninh” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÊN HỌC VIÊN:
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI
CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẮC NINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn năng lượng nói chung và điện năng nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Ngành điện lực nước ta trong thời gianqua có tốc độ phát triển khá nhanh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu, là một trongnhững tập đoàn mạnh của nước ta hiện nay, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội,
ổn định an ninh quốc phòng, tạo công ăn việc làm cho người lao động Là ngành mà hiệnnay nguồn cung sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng cho hoạt độngsản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân
Điện năng là nguồn năng lượng cơ bản và thiết yếu nhất phục vụ cho mọi nhu cầuhoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp, nhu cầu tiêu dùng của các cơquan quản lý nhà nước, bệnh viện, trường học…và đặc biệt là nhu cầu sử dụng điện sinhhoạt của người dân ngày một tăng lên khi nền kinh tế và xã hội ngày càng phát triển, đờisống người dân ngày càng cao Vì thế, điện năng đã trở thành nhu cầu thiết yếu đối với đờisống của người dân, an ninh - quốc phòng cũng như cho phát triển kinh tế - xã hội
Đến thời điểm hiện tại, điện vẫn là ngành có tính độc quyền cao khi hiện nay Tậpđoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là người mua và bán điện duy nhất trên thị trường Công tyĐiện lực Bắc Ninh (nói riêng cũng vậy, là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Điện lực MiềnBắc (EVN CPC) hoạt động kinh doanh mang tính độc quyền của nhà nước, là đơn vị phânphối và cung cấp dịch vụ bán điện phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triểnkinh tế - xã hội và đặc biệt là cung cấp điện sinh hoạt tiêu dùng cho người dân trên địa bàntỉnh Bắc Ninh
Mặc dù vậy, trong cơ chế hiện nay, ngành điện Việt Nam nói chung và Điện lực BắcNinh cũng buộc phải thị trường hóa, đặc biệt là điện sinh hoạt của người dân Để cạnh tranh
và đững vững trên thị trường trong nước và quốc tế, Công ty điện lực Bắc Ninh phải khôngngừng phấn đấu và phát triển trong hoạt động kinh doanh của mình
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại Công ty Điện lực Bắc Ninh” làm luận văn tốt
Trang 33 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng trọng tâm của đề tài là những vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp
+ Phạm vi nội dung: Hiệu quả kinh doanh của Công ty điện lực Bắc Ninh
4 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Thứ nhất, đề tài này là công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp kinh doanh điện năng
Thứ hai, đề tài góp phần giúp Công ty điện lực Bắc Ninhthấy rõ thực trạng kinhdoanh hiện tại Ngoài ra, đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công
ty điện lực Bắc Ninh đến năm 2020
5 Kết cấu của luận văn
Trang 4Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty điện lực Bắc
Ninh
Chương 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Công
ty điện lực Bắc Ninh
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánhtrình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất Hiệu quả kinh doanh còn thể hiện sự vậndụng khéo léo của các nhà quản trị doanh nghiệp giữa lý luận và thực tế nhằm khai thác tối
đa các yếu tố của quá trình sản xuất như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân công đểnâng cao lợi nhuận: Vậy hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính cảu doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những biện pháp cực kỳ quan trọng củacác doanh nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một cách bền vững Do vậy phântích hiệu quả kinh doanh là một nội dung cơ bản của phân tích tài chính nhằm góp phần chodoanh nghiệp tồn tại và phát triển không ngừng Mặt khác, hiệu quả kinh doanh còn là tiêuchí đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần tăng them sức cạnh tranhcho các doanh nghiệp trên thị trường
Khi phân tích hiệu quả kinh doanh các chỉ tiêu cần được xem xét gán với thời gian,không gian và môi trường của các chỉ tiêu nghiên cứu Mặt khác, hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp còn đặt trong mối quan hệ với hiệu quả xã hội và trách nhiệm bảo vệ môitrường và nguồn tài nguyên của đất nước
Phân tích hiệu quả kinh doanh cần phải kết hợp nhiều tiêu chí hiệu quả ở các bộphận, các mặt của quá trình kinh doanh như chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, tài sảnngắn hạn, nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay, chi phí… Ta cũng có thể đi phân tích từchỉ tiêu tổng hợp đến chỉ tiêu chi tiết, từ đó khái quát hóa để đưa ra các thông tin hữu ích là
cơ sở đưa ra các quyết định phục vụ quá trình kinh doanh
1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp
Bất kỳ một hoạt động nào của mọi tổ chức đều mong muốn đạt hiệu quả cao nhấttrên mọi phương diện kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường Hoạt động kinh doanh trong cơchế thị trường yêu cầu hiệu quả càng đòi hỏi cấp bách, vì nó là động lực thúc đẩy các doanh
Trang 6nghiệp cạnh tranh và phát triển Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu xét trênphương diện kinh tế có quan hệ với hiệu quả xã hội và môi trường
Thực chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu
tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xét trong một kỳ nhất định, tùy theo yêu cầu củacác nhà quản trị kinh doanh Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh là cơ sởkhoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lý, căn cứ đưa ra quyết định trong tương lai.Song độ chính xác của thông tin từ các chỉ tiêu hiệu quả phân tích phụ thuộc vào nguồn sốliệu, thời gian và không gian phân tích
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh có thể khái quát như sau:
Sự so sánh giữa kết quả đầu ra so với các yếu tố đầu vào được tính theo công thức
Công thức 1:
Hoặc sự so sánh giữa yếu tố đầu vào so với kết quả đầu ra
Công thức 2:
Ở công thức (1) kết quả tính được càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao
và công thức (2) thì ngược lại
Kết quả đầu ra, yếu tố đầu vào có thể đo bằng thước đo hiện vật, thước đi giá trị tùytheo mục đích của việc phân tích
Dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu kết quả đầu ra bao gồm: Tổngdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ,tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Dựa vào bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu yếu tố đầu vào bao gồm: Tổng tài sảnbình quân, tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân, tổng tài sản dài hạn bình quân, tổng tài sảnngắn hạn bình quân Hoặc chi phí, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động trên báo cáo kết quảkinh doanh…
Công thức 1 phản ánh cứ 1 đồng chi phí đầu vào (vốn, nhân công, nguyên vật liệu,máy móc thiết bị…) thì tạo ra bao nhiêu đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi nhuận…
Trang 7trong một kỳ kinh doanh, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp càng tốt.
Công thức 2 phản ánh cứ 1 đồng 1 đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi nhuận, giátrị sản lượng hàng hóa thì cần bao nhiêu đồng chi phí đầu vào vốn, nguyên vật liệu, nhâncông…) chi tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng cao
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh thường thể hiện một kỳ phân tích, do vậy
số liệu dùng để phân tích các chri tiêu này cũng là kết quả của một kỳ phân tích Nhưng tùytheo mục tiêu của việc phân tích và nguồn số liệu sẵn có, khi phân tích có thể tổng hợp các
số liệu từ thông tín kế toán tài chính và kế toán quản trị khi đó các chỉ tiêu phân tích mớiđảm bảo chính xác và ý nghĩa
Để đánh giá chính xác các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cần được xem xéttrong mối quan hệ với hiệu quả xã hội và quan điểm và hiệu quả
1.1.3 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh.
Để làm sang tỏ bản chất của hiệu quả kinh doanh, ta sẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa
2 nhóm chỉ tiêu tài chính phản ánh kết quả và hiệu quả
Kết quả kinh doanh là những chỉ tiêu tài chính phản ánh quy mô thu về của các hoạtđộng, ví dụ sản lượng tiêu thụ, doanh thu bán hàng, lợi nhuận sau thuế
Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh cũng thường chia thành 2 nhóm: Các nhóm sản xuất,doanh thu bán hàng… Các chri tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của doanh nghiệp như lợinhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế
Hiệu quả kinh doanh đó là chỉ tiêu phản ánh chấp lượng của hoạt động trong cácđiều kiện có sẵn để đạt được các mục tiêu tối ưu Hiệu quả kinh doanh phía trước, thườngphản ánh sức sản xuất của vốn, tài sản như số vòng quan hàng tồn kho, số vòng quay tàisản Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng thường là các chỉ tiêu phản ánh tỷsuất sinh lợi như ROA, ROE, ROS
Thông thường các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cao thì các chỉ tiêu phản ánhhiệu quả kinh doanh cũng cao Các chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả kinh doanh phíatrước cao thì các chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả kinh doanh phía sau cũng cao Nhưng
Trang 8trong một số trường hợp cụ thể lại không tuân theo quy luật này Do vậy các nhàn quản trịkinh doanh muốn các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả kinh doanh cuối cùng tối ưu cần phải đưa racác biện pháp nâng cao kết quả, hiệu qảu kinh doanh phía trước trong các điều kiện sẵn cócủa doanh nghiêp.
1.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Ý nghĩa phân tích hiệu quả kinh doanh
Thông tin từ các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh cung cấp cho mọi đối tượngquan tâm để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định hữu ích cho các đối tượng khác nhau
Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp như giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị vàtrưởng các bộ phận, thu nhận các thông tin từ việc phân tích để đánh giá hiệu quả sử dụng tàisản, nguồn vốn, chi phí, từ đó phát huy những mặt tích cực và đưa ra các biện pháp nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất để khai thác tiềm năng sử dụng của từng yếu
tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp
Đối với các nhà đầu tư như các cổ đông, các công ty liên doanh thông qua các chỉtiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận, cổ tức,…để tiếp thêmsức mạnh đưa ra các quyết định đầu tư thêm, hay rút vốn nhằm thu lợi nhuận cao nhất vàđảm bảo an toàn cho vốn đầu tư
Đối với các đối tượng cho vay như ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính thông quacác chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định chovay ngắn hạn, dài hạn, nhiều hay ít vốn nhằm thu hồi được vốn và lãi, đảm bảo an toàn chocác công ty cho vay
Các công ty chức năng của Nhà nước như cơ quan thuế, kiểm toán Nhà nước, cơquan thống kê thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốnngân sách để kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Ngân sách Nhànước, thực hiện luật kinh doanh, các chế độ tài chính có đúng không, đánh giá tốc độ tăngtrưởng của các doanh nghiệp, các ngành Thông qua phân tích để kiến nghị với các cơ quanchức năng góp phần hoàn thiện chế độ tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh pháttriển
Trang 9Thông tin phân tích hiệu quả kinh doanh còn cung cấp cho cán bộ công nhân viêncủa doanh nghiệp biết được thực chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào,chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai, từ đó họ quan tâm công tác, tâmhuyết với nghề nghiệp.
Tóm lại, thông tin phân tích hiệu quả kinh doanh rất hữu ích cho nhiều đối tượngkhác nhau, để từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh có lợi cho từng đối tượng
1.2.2 Nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh
Xuất phát từ mục tiêu và nhu cầu quản trị của các nhà quản lý, khi phân tích hiệuquả kinh doanh cần phải xây dựng chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu cho phù hợp nhằm cung cấpcác thông tin chính xác cho các đối tượng để đưa ra các quyết định phù hợp
Sử dụng phương pháp phân tích phù hợp cho từng mục tiêu và nội dung cụ thể nhưvậy mới đảm bảo qua trình phân tích đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.Mỗi một phương pháp thường phù hợp với những mục tiêu và nội dung phân tích hiệu quảkinh doanh khác nhau Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, các chuyên gia phân tíchthường sử dụng phương pháp so sánh và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh trên cácgóc độ như tỷ suất sinh lời của vốn, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, lãi cơ bản trên cổphiếu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với donah thu thuần, tỷ suất lợi nhuận sau thuế so vớichi phí,… Mặt khác khi phân tích hiệu quả kinh doanh của từng nội dung cần kết hợp nhiềuphương pháp phân tích như phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ Phương pháp loại
đó đưa ra các biện pháp tương ứng, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh
Tài liệu phục vụ cho phân tích hiệu quả kinh doanh chủ yếu là Báo cáo kết quả kinhdoanh, Bảng cân đối kế toán, Thuyết minh báo các tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.Bên cạnh đó còn kết hợp các sổ chi tiết, sổ tổng hợp của kế toán tài chính và kế toán quảntrị
Nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh được xét trên mọi góc độ như phân tíchhiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, hiệu quả sử dụng chi phí Tùy theomục tiêu các nhà quản trị kinh doanh có thể phân tích chi tiết, đánh giá khái quát…sau đótổng hợp để đưa ra các nhận xét
Trang 101.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động KD của doanh nghiệp
1.2.3.1 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh
Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh nhằm biết được hiệu quả kinh doanh ởmức độ nào, xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp và những nhân tố ảnh hưởng Thôngqua việc đánh giá nhằm đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khảnăng sinh lời phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội như tôn trọng luật pháp, quyền lợi chocán bộ, nhân viên, bảo vệ tài nguyên, môi trường…
Do vậy, trước hết phải xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệuquả kinh doanh phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp, sau đó phải biết vận dụngphương pháp phân tích thích hợp Việc đánh giá phải được tiến hành trên cơ sở phân tíchtừng phần rồi tổng hợp lại Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh thường bao gồm nhiềunội dung: Đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên cácgóc độ: hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng tài sản
• Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư
Trong quá trình tiến hành những hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mong muốnlấy thu bù chi và có lãi bằng cách so sánh lợi nhuận với vốn đầu tư ta sẽ thấy khả năng tạo ralợi nhuận của doanh nghiệp từ vốn có thể xác định bằng công thức:
Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư =
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và
lãi vayTổng vốn bình quânLợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay được lấy từ chỉ tiêu mã số 50 ,23 thuộc báocáo kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn đầu tưthì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này mới thể hiện hiệu quả thực chất của 1đồng vốn sử dụng trong kinh doanh Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốntốt, đó là nhân tố hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh
• Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinhdoanh là mục tiêu của mọi nhà quản trị, chỉ tiêu này được tính như sau:
Trang 11Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
• Tỷ suất sinh lời trên tài sản
Khả năng sinh lời trên tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh làmục tiêu của mọi nhà quản trị, chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ suất sinh lời trên
Trang 12tư của chủ doanh nghiệp Đó là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng như nhàxưởng, mua thêm máy móc thiết bị, mở rộng thị trường tiêu thụ.
• Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp là những chiến lược dài hạn, quyếtđịnh tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh Song mục tiêu cuối cùng của nhàquản trị không phải là doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế cần phải duy trì tốc độ tăng củadoanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí , khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững Mặtkhác chỉ tiêu này cũng thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của nhà quản trị nhằm tăng sựcạnh tranh trên thị trường,chỉ tiêu này được xác định như sau:
Lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp được lấy từ chỉ tiêu mã số 60,doanh thu, doanh thu thuần lấy từ chỉ tiêu mã số 01.10 thuộc báo cáo kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích doanh nghiệp doanh nghiệp thu được 100đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thunhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt Đó lànhân tố giúp nhà quản trị mở rộng thị trường , tăng doanh thu Chỉ tiêu này thấp nhà quản trịcần tăng cường kiểm soát chi phí các bộ phận
1.2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
• Số vòng quay của tài sản
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận động khôngngừng, để đẩy mạnh tăng doanh thu, là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Số vòng quay của tài sản có thể xác định bằng công thức:
Số vòng quay của tài sản = Tổng doanh thu thuần
Tài sản bình quânDoanh thu thuần được lấy từ chỉ tiêu mã số 10 thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh
Trang 13Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiêu vòng,chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và làđiều kiện naagn cao lợi nhuận cho doanh nghiệp Nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ các tài sảnvận động chậm, có thể hàng tồn kho, sản phẩm dở dang nhiều, làm cho doanh thu của doanhnghiệp giảm Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặcđiểm cụ thể của tài sản trong các doanh nghiệp.
• Suất hao phí tài sản so với doanh thu thuần
Khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản để dự kiếnvốn đầu tư khi doanh nghiệp muốn một mức doanh thu thuần như dự kiến, chỉ tiêu nàythường được xác định như sau:
Suất hao phí của tài sản so với
Tài sản bình quânDoanh thu thuần bán hàng
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được một đồng doanh thuthuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư, chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả tài sản càng tốt,góp phần tiết kiệm tài sản và nâng cao doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ lấy từ chỉ tiêu mã số 10 thuộc báocáo kết quả hoạt động kinh doanh
• Suất hao phí tài sản so với lợi nhuận
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà doanhnghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này thường được xác định như sau:
Suất hao phí củatài sản so với lợi nhuận
Trang 14tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hàng tồn kho bình quân được tính như sau:
Hàng tồn kho bình quân = HTK đầu kỳ + HTK cuối kỳ
2Giá vốn hàng bán lấy từ chỉ tiêu mã số 11 thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh Hàngtồn kho đầu kỳ và cuối kỳ được lấy từ chỉ tiêu mã số 140 trên Bảng cân đối kế toán
Thời gian 1 vòng quay của hàng tồn kho được xác định như sau:
Thời gian 1 vòng quay của
1.2.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
• Tỷ suất sinh lời trên tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ suất sinh lời của tài sản
Lợi nhuận sau thuế x 100%
Tài sản ngắn hạn bình quânChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản ngắnhạn thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng tàisản ngắn hạn là tốt góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
• Số vòng quay của tài sản
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Trang 15Số vòng quay của tài sản
Tổng doanh thu thuầnTài sản ngắn hạn bình quânChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các tài sản ngắn hạn quay được bao nhiêuvòng, chi tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là tốt Hoặc cho biết
1 đồng giá trị tài sản ngắn hạn đầu tư trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần,chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của tài sản ngắn hạn trong kỳ, chỉ tiêu này càng cao chứng
tỏ tài sản ngắn hạn vận động nhanh, đó là ngâ tố góp phần nâng cao lợi nhuận Số liệu đểtính chỉ tiêu này phụ thuộc vào kỳ phân tích của doanh nghiệp có thể tính theo tháng, quý,năm Tổng doanh thu thuần trong kỳ được lấy từ chỉ tiêu mã số 10 của Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh
• Suất hao phí tài sản so với doanh thu thuần
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Suất hao phí của tài sản ngắn
hạn so với doanh thu
= Giá trị TSNH bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng tài sảnngắn hạn, đó là căn cứ để đầu tư các tài sản ngắn hạn sao cho phù hợp Chỉ tiêu này càngthấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao
• Suất hao phí tài sản so với lợi nhuận
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Suất hao phí của tài sản ngắn
hạn so với lợi nhuận
= Giá trị TSNH bình quân trong kỳ
Lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng lợi nhuận sau thế thì cần bao nhiêu đồngtài sản ngắn hạn bình quân, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắnhạn càng cao Chỉ tiêu này còn là căn cứ để các doanh nghiệp xây dựng dự toán về nhu cầutài sản ngắn hạn khi muốn có mức lợi nhuận như mong muốn
1.2.3.4 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
• Tỷ suất sinh lời trên tài sản dài hạn
Trang 16Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ suất sinh lời của tài sản
Lợi nhuận sau thuế x 100%
Tài sản dài hạn bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng giá trị TSDH bình quân sử dụng trong kỳ thì tạo rabao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH củadoanh nghiệp là tốt, đó là nhân tố sự hấp dẫn của các nhà đầu tư
• Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ suất sinh lời của tài sản
cố định
= Lợi nhuận sau thuế x 100%
Giá trị còn lại của TSCĐ bình quânChỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng giá trị TSCĐ sử dụng trong kì thì tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sửdụng TSCĐ của doanh nghiệp là tốt, đó là nhân tố sự hấp dấn của nhà đầu tư
• Suất hao phí tài sản so với doanh thu thuần
Khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản dài hạn là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản để
dự kiến vốn đầu tư khi doanh nghiệp muốn một mức doanh thu thuần như dự kiến, chỉ tiêunày thường được xác định như sau:
Suất hao phí của tài sản so với
Tài sản bình quânDoanh thu thuần bán hàng
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được một đồng doanh thuthuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản dài hạn đầu tư, chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả tài sảncàng tốt, góp phần tiết kiệm tài sản dài hạn và nâng cao doanh thu thuần trong kỳ của doanhnghiệp
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ lấy từ chỉ tiêu mã số 10 thuộc báocáo kết quả hoạt động kinh doanh
• Suất hao phí tài sản so với lợi nhuận
Trang 17Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản dài hạn màdoanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này thường được xác địnhnhư sau:
Suất hao phí củatài sản so với lợi nhuận
1.2.3.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay
• Hiệu quả sử dụng lãi say
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Hiệu quả sử dụnglãi vay của doanh nghiệp
= Lợi nhuận trước thuế + Chi phí
lãi vayChi phí lãi vayChỉ tiêu này phản ánh độ an toàn, khả năng thanh toán lãi tiềm vay của doanhnghiệp, chỉ tiêu này càng cao khả năng sinh lời của vốn vay càng tốt, đó là sự hấp dẫn củacác tổ chức tín dụng vào hoạt động kinh doanh
Khi phân tích các chỉ tiêu thuộ nhóm này ta so sánh giữa năm nay với năm trước, sosánh giữa các doanh nghiệp có cùng điều kiện tương đương, so sánh với các chỉ tiêu hiệuquả huy động vốn trên thị trường chứng khoán Khi phân tích có thể xác định mức độ ảnhhưởng của các nhân tốt và những nguyên nhân tác động đến từng chỉ tiêu, từ đó đưa ra giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vay
1.2.3.6 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
• Tỷ suất sinh lời giá vốn hàng bán
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ suất sinh lờicủa giá vốn hàng bán
= Lợi nhuận gộp về bán hàng
x 100
Trang 18Giá vốn hàng bánChỉ tiêu này cho biết trong kì phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng giá vốn hàngbán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợinhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh có lời nhất, do vậydoanh nghiệp càng đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặcđiểm kinh doanh của từng ngành nghề cụ thể Thông thường các doanh nghiệp kinh doanhdịch vụ ăn uống, chỉ tiêu này khá cao thường từ 35-50%, nhưng các doanh nghiệp gia côngmay mặc chỉ tiêu này thường từ 10-15%
• Tỷ suất sinh lời chi phí bán hàng
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ suất sinh lờicủa chi phí bán hàng
= Lợi nhuận thần từ HĐKD x
100Chi phí bán hàngChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí bánhàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuậntrong chi phsi bán hàng càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí bán hàng
• Tỷ suất sinh lời chi phí quản lý doanh nghiệp
Tỷ suất sinh lờicủa chi phí quản lý doanh
nghiệp
= Lợi nhuận thần từ HĐKD x
100Chi phí quản lý doanhnghiệp
Chỉ tiêu này cho biết kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phsi quản lýdoanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợinhuận trong chi phsi quản lý doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phíquản lý
• Tỷ suất sinh lời tổng chi phí
Tỷ suất sinh lời = Lợi nhuận kế toán trước
Trang 19của tổng chi phí thuế x 100
Tổng chi phí Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thìthu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mớilợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi phí chi ratrong kỳ
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1 Đặc điểm của các doanh nghiệp kinh doanh điện năng
* Dây chuyền sản xuất và truyền tải điện năng.
Đơn vị cung cấp điện năng là các nhà máy sản xuất ra nguồn điện từ dạng nguyênliệu truyền thống Dòng điện được phát ra từ các nhà máy điện, ở nước ta nhà máy điện chủyếu là các nhà máy thủy điện và nhà máy nhiệt điện với nguồn nhiên liệu là than đá tự nhiênkhai thác tại các mỏ trong nước
Các nhà thủy điện phân bố trên toàn bộ hệ thống sông ngòi từ bắc tới Nam, tận dụngcác nguồn lợi địa hình, khí hậu của đất nước để sản xuất điện, với đủ các hình thức sở hữu,cũng như công suất lớn nhỏ phục vụ cuộc sống ngày càng phát triển
*Đặc điểm kinh tế kỹ thuật cơ bản của ngành điện lực
Khác với nhiều loại hàng hóa của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, ngànhđiện có những đặc thù riêng có
Sản phẩm của ngành điện là điện năng (đơn vị tính:kWh) Khác với các loại hàng hóakhác, trong quá trình sản xuất (phát điện), lưu thông, phân phối, truyền tải, cung ứng, tiêuthụ (quá trình chyển hóa năng lượng điện thành dạng năng lượng khác) được diễn ra đồngthời trong cùng thời gian Chính vì lẽ đó điện năng không thể tồn kho, tích trữ và cũngkhông có bán thành phẩm, phế phẩm Điện năng sản xuất theo yêu cầu, sản xuất bao nhiêu,tiêu thụ bấy nhiêu Tính đồng thời của quá trình sản xuất, phân phối tiêu thụ điện đòi hỏi cáckhâu sản xuất phải được tiến hành chặt chẽ, đồng bộ có sự phối hợp ăn khớp chặt chẽ trongtoàn bộ quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng
Từ đầu tư xây dựng đến truyền tải điện, phân phối đến kinh doanh điện năng ở nước tahiện nay là do nhà nước độc quyền quản lý và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo
Trang 20đúng quy định Trong đó có vấn đề Nhà nước quy định trực tiếp quản lý giá bán điện, theodõi kiểm tra chặt chẽ quá trình mua bán điện
Điện là loại sản phẩm có thể sản xuất bằng nhiều công nghệ khác nhau như công nghệ
về nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân, điện năng được sản xuất từ năng lượng tự nhiên nhưmặt trời, gió…nhưng chất lượng điện là đồng nhất
Với địa quản lý rộng, số lượng khách hàng lớn, công nghệ sử dụng phức tạp, để điềuhành quá trình sản xuất phân phối đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý tập trung Do đó,ngành điện đòi hỏi kỹ thuật cao kể cả trong quá trình truyền tải, phân phối cũng như kinhdoanh điện năng, số lượng lao động lớn
Điện là ngành sản xuất tập trung những tiêu dùng phân tán đòi hỏi mạng lưới điện trảitheo chiều dài đất nước và đi vào các cụm dân cư, điều này đồng nghĩa với việc hao tổn điệnnăng trên đường tải và khó khăn trong công tác quản lý và tiêu dùng điện
Về vấn đề tiêu thụ: Việc mua bán điện diễn ra giữa bên bán và bên mua Bên mua điệnquan hệ với bên bán điện bằng một hợp đồng kinh tế “mua bán điện” và được làm các thủtục kỹ thuật nối phụ tải với nguồn điện Trong kinh doanh điện năng, đầu vào chính là quátrình ghi điện đầu nguồn (do tập đoàn điện lực Việt Nam bán) và đầu ra chính là việc ghiđiện tại các công tơ của các hộ tiêu thụ điện Việc mua bán điện diễn ra đồng thời ở nhiềunơi nên rất khó khăn trong quá trình quản lý
Bên cạnh đó là việc khách hàng sử dụng trước trả tiền sau cũng là đặc tính riêng củahoạt động kinh doanh bán điện Sauk hi khách hàng tiêu thụ một lượng điện năng nhất địnhthể hiện trên công tơ đo đếm điện năng thì ngành điện mới xác định được doanh thu và từ đómới tiến hành công tác thu tiền bán điện
Về phương diện đo đếm cũng mang tính chất đặc biệt, mỗi khách hàng phải dùng công
tơ đo đếm riêng Công tơ này được niêm phong, cặp chì sau khi đã qua thí nghiệm cân chỉnhđạt được tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Nhà nước Với tầm quản lý rộng và hết sức khókhăn, vì thế chất lượng và kỹ thuật đo đếm có ảnh hưởng rất lớn đén sản lượng điện bán ra.Điện là ngành thuộc nhóm ngành công nghiệp năng, do vậy cũng như các ngành côngnghiệp năng khác ngành điện đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn Ngoài các chi phí đầu tư để xây
Trang 21dựng các công trình phát điện ra, còn bao gồm chi phí đầu tư để xây dựng hệ thống truyềntải (máy biến áp+cột+hệ thống dây dẫn), chi phí về công tơ điện, chi phí về nhân sự…
Hiện nay, ngành điện đang phải đứng trước một thực tế là đầu tư rất lớn để phát triểnlưới điện lên vùng cao, hẻo lánh phục vụ nhân dân các dân tộc ít người, biên giới, an ninhquốc phòng, hải đảo… thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước nhưng hiệu quả kinhdoanh không cao do chi phí lớn mà nguồn thu không đáng kể Vì vậy Nhà nước cần có chínhsách phù hợp để ngành điện thực hiện hai nhiệm vụ này của ngành trong thời gian sắp tới
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.2.1 Nhân tố môi trường kinh tế
Trong điều kiện mà mỗi quốc gia đều dựa vào lợi thế của mình cũng như thị trườngtiêu thụ thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu thì tính liên kết và phụ thuộc giữa cácnước ngày càng tăng lên Chính vì điều này mà mỗi sự biến động của tình hình kinh tế- xãhội ở nước ngoài đều có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động kinh tế trong nước.Lĩnh vực hoạt động xuất khẩu là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nước ngoài,chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nước ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm Bất
kỳ một sự thay đổi nào về chính sách xuất khẩu, tình hình lạm phát , thất nghiệp hay tăngtruởng về suy thoái kinh tế của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của cácdoanh nghiệp
1.3.2.2 Môi trường chính trị, pháp luật
Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, doanhnghiệp luôn phải nghiên cứu các hệ thống văn bản pháp lý trong nước và quốc tế, cập nhậtnhững nguyên tắc tập quán, công ước, chính sách thương mại quốc tế và tình hình, rủi rochính trị các quốc gia có định hướng xuất khẩu để có những giải pháp ứng phó với nhữngbiến đổi do nhân tố này gây ra Giống như tất cả các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệpsản xuất và kinh doanh điện năng không mong muốn thị trường xuất khẩu của mình biếnđộng về chính trị Luật pháp quy định mặt hàng, loại hình kinh doanh , lĩnh vực ngành hàng
mà doanh nghiệp thực hiện, giải quyết những tranh chấp trong thương mại quốc tế nhằm đảmvào sự công bằng cho các doanh nghiệp và sự lành mạnh trong hoạt động kinh doanh xuấtnhập khẩu
Trang 221.3.2.4 Thị trường
Nhu cầu của con người là vô tận mà các doanh nghiệp dù có cố gắng đến đâu cũngkhó có thể chiều lòng được hết đòi hỏi của khách hàng Chính vì vậy, doanh nghiệp nên đisâu giải quyết một cách hài hoà nhất giữa những mong muốn của khách hàng với khả năngsản xuất có thể đáp ứng được Để thực hiện tốt nhất điều này, các doanh nghiệp cần phảinghiên cứu thị trường để phân khúc thị trường, phân biệt từng loại khách hàng có những yêucầu đòi hỏi khác nhau từ đó doanh nghiệp có thể tiến hành phục vụ, cung cấp sản phẩm tậntình, chu đáo hơn.Hơn nữa, các doanh nghiệp nên thành lập một phòng Marketing đảmnhiệm vai trò nghiên cứu về khách hàng, nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh để cungcấp các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối Công việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợicho việc quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm Đây là một trong những phòng ban tuy chỉmới được coi trọng trong những năm gần đây nhưng nó đã cho thấy hiệu quả to lớn qua việcgiải quyết tốt vấn đề phù hợp giữa giá cả, chất lượng và thị trường, góp phần nâng cao khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.2.5 Cơ sở hạ tầng
Hiện nay tại Việt Nam cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển toàn diện, điện năng chưa
đủ đáp ứng nhu cầu trong các trung tâm công nghiệp chủ chốt Chi phí cho điện năng và
Trang 23viễn thông rất đắt đỏ, chất lượng đường xá không đồng đều tại các nơi khác nhau của VNhay tình trạng ngập lụt trên nhiều tuyến đường ảnh hưởng lớn tới việc vận chuyển hànghóa
Để giải quyết những bất cập của cơ sở hạ tầng hiện nay, sự tham gia của khu vực tưnhân - cả trong nước và nước ngoài - đang là sự cần thiết cấp bách, đặc biệt trong lĩnh vựcđiện, viễn thông và cảng nước sâu Đến nay ở VN có khoảng 60 dự án BOT hoặc các dự án
có hình thức tương tự đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng với tổng vốn đăng ký là 44.610 tỷđồng, trong đó có 43 dự án xây dựng công trình giao thông Tuy nhiên, khu vực kinh tế cóvốn đầu tư nước ngoài mới có 18 dự án đầu tư vào lĩnh vực điện, nước và bưu chính viễnthông Từ các số liệu này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho rằng, mức
độ đầu tư của khu vực tư nhân vào đầu tư toàn xã hội nói chung, vào cơ sở hạ tầng nói riêngchưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng của khu vực kinh tế năng động và có tiềm năngnày
1.3.2.6 Môi trường tự nhiên
Vị trí địa lý cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên là những cái mà tự nhiên bancho, thông qua đó các nước khai thác tiềm năng của nó để phục vụ xuất khẩu.Nguồn tàinguyên thiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở cho quốc gia xây dựng cơcấu ngành và vùng để xuất khẩu Nó góp phần ảnh hưởng đến loại hàng , quy mô hàng xuấtkhẩu của quốc gia Trong đó điều kiện tự nhiên tác động đến nguồn tài nguyên nước, khoángsản, địa hình phục vụ cho công tác xây dựng dưng, vận hành, mở rộng sản xuất và quy môtrữ lượng khai thác điện năng đảm bảo sản lượng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
Vị trí địa lý có vai trò như là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển kinh
tế cũng như xuất khẩu của một quốc gia Vị trí đị lý thuận lợi là điều kiện cho phép mộtquốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc tế , hoặc thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ như
du lịch , vận tải , ngân hàng…Đối với các quốc gia nhập khẩu có vị trí
Thời gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể bị kéo dài do bị thiên tai như bão,động đất…
1.3.2.7 Môi trường và khu vực quốc tế
Trong điều kiện mà mỗi quốc gia đều dựa vào lợi thế của mình cũng như thị trường
Trang 24tiêu thụ thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu thì tính liên kết và phụ thuộc giữa cácnước ngày càng tăng lên Chính vì điều này mà mỗi sự biến động của tình hình kinh tế- xãhội ở nước ngoài đều có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động kinh tế trong nước.Lĩnh vực hoạt động xuất khẩu là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nước ngoài,chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nước ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm Bất
kỳ một sự thay đổi nào về chính sách xuất khẩu, tình hình lạm phát , thất nghiệp hay tăngtruởng về suy thoái kinh tế của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của cácdoanh nghiệp
Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng đến nhu cầu vàkhả năng thanh toán của khách hàng xuất khẩu, do đó có ảnh hưởng đến hoạt động xuấtkhẩu của doanh nghiệp Các nhân tố phản ánh sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu
là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát, tình hình lãi suất
Chính sách thương mại có thể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho doanhnghiệp xuất khẩu sang thị trường đó Một quốc gia có chính sách thương mại tự do sẽ giúpcho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường quốc gia đó được thực hiện mộtcách dễ dàng hơn và thường mang lại hiệu quả kinh tế cao Ngược laị, một quốc gia có chínhsách thương mại khắt khe thì sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện xuấtkhẩu sang thị trường này
1.3.3 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Đây là nhân tố thuộc về doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và điềuchỉnh nó theo hướng tích cực nhằm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình Có thể kểđến các nhân tố rất quan trọng như:
- Nhân tố trình độ năng cán bộ kinh doanh xuất khẩu và trình độ quản lý doanh nghiệp.
Đây là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành công trong kinh doanhcủa doanh nghiệp Bởi vì trình độ và năng lực quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanhnghiệp cho phép doanh nghiệp có được các chiến lược kinh doanh đúng đắn, đảm bảo chodoanh nghiệp có thể tận dụng được các cơ hội của thị trường quốc tế trên cơ sở khả năngvốn có của mình.Cán bộ kinh doanh là những người trực tiếp thực hiện các công việc của
Trang 25quá trình xuất hàng hoá Năng lực cán bộ kinh doanh được phản ảnh ở nhiều phương diện:trình độ học vấn, nắm bắt khoa học công nghệ, quản lý kinh doanh doanh, kỹ năng nghiệp
vụ xuất nhập khẩu, nắm vững chính sách nhà nước, hệ thống pháp luật trong nước và quốc tếnhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh.Vì vậy, trình độ và năng lực trong hoạt độngxuất khẩu của họ sẽ quyết định tới hiệu quả công việc, theo đó quyết định tới hiệu quả kinhdoanh của toàn doanh nghiệp
- Nhân tố khả năng tài chính của doanh nghiệp
Đây là yếu tố phản ánh toàn bộ sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp thông qua khốilượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối đầu tư cóhiệu quả các nguồn vốn Huy động được hết khả năng về vốn của doanh nghiệp giúp chodoanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng hơn Trên thực tế, hầuhết các doanh nghiệp đều sử dụng một phần vốn rất lớn không phải là vốn tự có mà là vốnvay.Do đó khi đánh giá về khả năng huy động vốn của doanh nghiệp phải tính đến các khoảnhuy động vốn từ các nguồn khác nhau như vay tín dụng, thế chấp, tín chấp Sự trường vốncũng là điều kiện để cho ban giám đốc thể tài năng của mình Ngoài ra, nó còn cho phépdoanh nghiệp thực hiện tốt các công cụ marketing thương mại một cách linh hoạt mang lạinhiều thuạn lợi hơn cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu
- Nhân tố chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại va pháttriển của mỗi doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo một hướng đi tốt chodoanh nghiệp, chiến lược kinh doanh có thể coi như kim chỉ nam dẫn đường cho doanhnghiệp đi đúng hướng.Trong thực tế, có rất nhiều nhà kinh doanh nhờ có chiến lược kinhdoanh đúng đắn mà đạt được nhiều thành công, vượt qua đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế chomình trên thương trường.Chiến lược kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp,tầm quan trọng của nó được thể hiện ở những mặt sau:
Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của mình trongtương lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh Hoạt động kinh doanhxuất khẩu là một hoạt động luôn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong.Chiến lược kinh doanh xuất khẩu giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện năng vừa linh
Trang 26hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường, đồng thời còn đảm bảocho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng Điều đó có thể giúp doanhnghiệp phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện năng nắm bắtđược các cơ hội cũng như đầy đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanhnghiệp Nó giúp doanh nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sứcmạnh của doanh nghiệp Chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúpdoanh nghiệp liên kết được các cá nhân với các lợi ích khác cùng hướng tới một mục đíchchung, cùng phát triển doanh nghiệp Nó tạo một mối liên kết gắn bó giữa các nhân viên vớinhau và giữa các nhà quản lý với nhân viên Qua đó tăng cường và nâng cao hơn nữa nội lựccủa doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanhnghiệp Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh hưởng
và phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh Chính quá trình
đó đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường Ngoài nhữngyếu tố cạnh tranh như: giá cả, chất lượng, quảng cáo, marketing, các doanh nghiệp còn sửdụng chiến lược kinh doanh như một công cụ cạnh tranh có hiệu quả
1.4 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh điện năng
1.4.1 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp ở Việt Nam
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề mà mỗi doanh nghiệp đều hướng tới bởi nóquyết định sự thành công hay thất bại của từng doanh nghiệp Để kinh doanh hiệu quả, cácdoanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế những tồntại, tháo gỡ những khó khăn và khai thác triệt để những thuận lợi Kinh nghiệm từ một sốdoanh nghiệp kinh doanh điện năng Việt Nam:
1.4.1.1 Kinh nghiệm tại công ty Cổ phần thủy điện Thác Bà
Thuỷ điện Thác Bà là nhà máy thuỷ điện đầu tiên của nước Việt Nam Xã hội chủnghĩa Sau hơn 10 năm xây dựng, ngày 5 tháng 10 năm 1971, nhà máy đã khởi động tổ máy
số 1 và hoà lưới điện quốc gia Ban đầu Nhà máy là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực 1
Trang 27Sản xuất, kinh doanh điện năng là ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Trong nhữngnăm qua, công ty Thủy điện Thác Bà đã đạt được nhiều thành công, khai thác triệt để các cơhội, trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh điện năng, uy tín ngày càng đượckhẳng định Để đạt được thành công đó, công ty đã thực hiện:
Một là: Duy trì và ổn định sản xuất , tiết kiệm chi phí và tiếp tục nâng cao hiệu
suất nhà máy, hiệu quả sản xuất của cơ sở sản xuất hiện tại của Công ty Để tối ưu chi phícông ty đã có biện pháp quản trị tối ưu, tăng cường các biện pháp hợp lý nhằm giảm chi phíkhông cần thiết trong điều xe, phục vụ đi lại, chuyên trở thiết bị
Hai là: Mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách đầu tư xây dựng, đầu tư góp vốn vào
các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ, tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh khác như: dịch vụsửa chữa, đào tạo thuỷ điện; Tài chính, bất động sản và dịch vụ du lịch;
Ba là: Chủ động tìm kiếm các nguồn vốn vay phục vụ sản xuất, đầu tư, kinh doanh
với chi phí hợp lý Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khấu hao cơ bản và lợi nhuận để lại hàngnăm
Bốn là: Rút ngắn thời gian sửa chữa trung, đại tu máy móc thiết bị; đảm bảo chất
lượng và tính tin cậy của máy móc thiết bị, áp dụng sửa chữa lớn theo điều kiện thực tế củathiết bị, công trình
Năm là: Tổ chức lại sản xuất, thành lập xí nghiệp sửa chữa tự hạch toán, mở rộng địa
bàn sửa chữa thường xuyên trọn gói Thành lập công ty sửa chữa chung thông qua sự điềuhành từ EVN bằng cách gom các phân xưởng sửa chữa các công ty thủy điện để sửa chữacho nhiều nhà máy thủy điện
1.4.1.2 Nhà máy điện Nhơn Trạch 2
Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (PVPower NT2) được thành lậpvàongày 15/06/2007 theo Nghị quyết số 01/NQ-ĐH của Đại hội đồng cổ đông PV PowerNT2 được thành lập để làm chủ đầu tư thực hiện xây dựng và quản lý vận hành khai thác dự
án Nhà máy điện Nhơn Trạch 2, công suất 750MW Dự án được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt trong tổng sơ đồ điện VI nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng tăng nhanh giai đoạn 2006
- 2015 Chỉ sau 2 năm vận hành thương mại (16/10/2011 - 16/10/2013), Nhà máy ĐiệnNhơn Trạch 2 đã vượt mốc sản lượng điện 10 tỉ kWh Đây là thành tích đáng nể so với một
Trang 28nhà máy điện có quy mô công suất tương tự Để làm được điều đó, tiếp nối những thànhcông của giai đoạn đầu tư xây dựng trước đây, Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí NhơnTrạch 2 (PV Power NT2) đã có những bước trưởng thành vượt bậc trong giai đoạn vận hành:
Thứ nhất, Công ty luôn chủ động xử lý kịp thời các sự cố, hiện tượng bất thường của
thiết bị để công tác vận hành nhà máy luôn được đảm bảo
Thứ hai, công ty thực hiện chiến lược chào giá hợp lý, tối ưu hóa bản chào theo mục
tiêu sản xuất kinh doanh cụ thể từng ngày, từng tháng, trên cơ sở thu thập, phân tích thấuđáo các thông tin về thị trường điện và nhu cầu hệ thống
Thứ ba, PV Power NT2 nỗ lực thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, quan tâm
đến việc thực hiện hành tiết kiệm, chống lãng phí, từ đó cắt giảm được chi phí, nâng caohiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Thời gian qua, công ty đã thực hiện đúng, đầy đủ các thủ tục, quy định của thịtrường phát điện cạnh tranh và có sự phối hợp tốt với các đơn vị liên quan của EVN nhưđiều độ và truyền tải điện
1.4.1.3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty điện lực Nghệ An
Công ty điện lực Nghệ An trực thuộc tổng công ty điện lực I-Tập đoàn Điệnlực Việt Nam với chức năng là kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An, quản lý vậnhành, tổ chức phát triển hệ thống lưới điện trong toàn tỉnh nhằm phục vụ an toàn, ổn định,hiệu quả và kịp thời Sau đây là các biện pháp đã được áp dụng thành công tại Công ty:
Thứ nhất là đầu tư, áp dụng những công nghệ mới trong SXKD nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh.Điện năng là một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt, muốn mua bánđiện năng cần phải xây dựng đường dây tải điện từ nơi sản xuất đến tận hộ tiêu thụ Hệthống lưới điện là phương tiện truyền tải đơn giản, hiệu quả, nhưng nó đặt ra vấn đề về mặt
an toán đến tính mạng con người khi tiếp xúc với điện Vì vậy, công nghệ sản xuất cũng nhưtruyền tải điện năng đòi hỏi yêu cầu cao nhất về mặt chất lượng vật dẫn điện, cách điện, hệ
số an toàn cao hệ thống Với tính chất đó, để giảm tổn thất điện năng, tiết kiệm chi phí trongsản xuất, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh điện năng, Điện lực Nghệ An phải có kế hoạchhành động một cách hợp lý Chú trọng đầu tư đổi mới chất lượng dây dẫn, các máy biến áp
Trang 29đã cũ, công tơ đo đếm, hệ thống đóng ngắt tự động để giảm cháy nổ khi quá tải, các thiết bịsửa chữa chuyên dụng giảm bớt sức lao động cảu con người, tăng độ chính xác cao…
Thứ hai là về nguồn nhân lực Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh điện và
đào tạo kỹ thuật lành nghề cho lao động Là ngành độc quyền nên việc phát triển nguồn nhânlực đối với ngành điện lại càng quan trọng hơn Trình độ, ý thức, trách nhiệm và khả nănglàm việc của CBCNV trong ngành điện không chỉ ảnh hưởng đến kết quả của đơn vị mình
mà còn ảnh hưởng đến toàn ngành và ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia Đây chính là việc đàotạo và phát triển hoàn thiện ngồn nhân lực, yếu tố quan trọng nhất trọng sự thành công củadoanh nghiệp Để có được đội ngũ CBCNV đảm bảo cho sự phát triển, Điện lực Nghệ Annên thực hiện công tác hoạch định nguồn nhân lực và đưa vào chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.Điện lực phải căn cứ vào nhu cầu lao động trong những năm tiếp theo để có kế hoạch tuyểndụng người sao cho đủ số lượng và chất lượng cần thiết để đảm bảo công tác kinh doanh cảuĐiện lực hoạt động được tốt hơn Không để tình trạng thiếu lao động ảnh hưởng đến việchoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao
Thứ ba là xây dựng và thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng.Tổn thất điện
năng có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của Điện lực Nghệ An Giảm tổnthất vừa gốp phần thực hiện chính sách tiết kiệm do Đảng và Nhà nước đề ra, vừa nâng caohiệu quả kinh doanh, là tăng doanh thu cho điện lực Nghệ An
Thứ tư là về tổ chức quản lý Điện lực Nghệ An chủ trương thay đổi cơ cấu theo chủ
trương của Nhà nước Đẩy mạnh công tác cổ phần hóa tại các doanh nghiệp Nhà nước Vìvậy, Điện lực Nghệ An đang chuẩn bị cơ sở vật chất và một số điều kiện cần thiết khác đểchuẩn bị cho công tác cổ phần trong thời gian tới
Đồng thời, Điện lực Nghệ An cũng phân cấp quản lý, giao quyền và trách nhiệm rõràng cho các chi nhánh khu vực để tăng cường hoạt động kinh doanh có hiệu quả Phối hợphoạt động giữa các chi nhánh và phòng ban chặt chẽ , triển khai thực hiện chỉ đạo của cấptrên kịp thời
1.4.1.4 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty điện lực Bình Định
Trang 30Công ty điện lực Bình Định là công ty trực thuộc Tổng công ty điện lực Miền Trung.Chức nang nhiệm vụ của Công ty Điện lực Bình Định là sản xuất và kinh doanh điện; Quản
lý vận hành lưới điện phân phối; Tư vấn lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế đường dây vàtrạm biến áp; Xây dựng và cải tạo lưới điện; Đại lý dịch vụ viễn thông công cộng
Thứ nhất là áp dụng khoa học công nghệ hiện đại Việc áp dụng khoa học công nghệ
hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp giảm tổn thất điện năng, tăng cường mở rộng mạng lưới điệnnăng đến các khu vực hoang vu, hẻo lánh chưa thể tiếp cận với điện năng
Thứ hai là tăng cường quản lý khách hàng.Việc tăng cường quản lý khách hàng là
biện pháp cần thiết giúp cho việc kinh doanh điện năng đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời làmgiảm tổn thất điện năng Do số lượng khách hàng lớn nên trong công tác quản lý khách hàngcần phải phân ra cho tổ, đội tại các chi nhánh tại địa phương Mỗi tổ đội quản lý một nhómkhách hàng nhất định tại những khu vực nhất định ví dụ như các tổ ở các xã…
Thứ ba là tăng cường quản lý, kiểm soát hoạt động tài chính của doanh nghiệp Thắt
chặt hơn nữa công tác quản lý tài chính để giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận Phân bổchi phí sản xuất vào giá thành thực hiện chính xác và kịp thời, theo đúng nguyên tắc tàichính Thông tin về tài sản cập nhật đầy đủ tạo thuận lợi trong công tác quản lý
1.4.2 Bài học đối với Công ty điện lực Bắc Ninh
Từ những kinh nghiệm của các công ty điện lực trong nước, để nâng cao hiệu quảkinh doanh cần thực hiện tốt:
Đẩy mạnh công tác chống tổn thất cả về kỹ thuật và thương mại: Bảo dưỡng định kỳcác thiết bị tải điện, thay công tơ định kỳ, đồng thời tăng cường kiểm tra sử dụng điện, đặcbiệt là những nơi có tổn thất điện năng cao
Nắm bắt quy trình, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, sử dụng điện đảm bảo vàthuận tiện
Ưu tiên nguồn vốn đầu tư ở những nơi mang lại lợi nhuận cao
Huy động vốn từ những nguồn đầu tư khác nhau Cần có chính sách và kế hoạch rõràng để huy động vốn, mở rộng quan hệ kinh tế, đầu tư
Thực hiện các biện pháp giảm chi phí giá thành, bổ sung các kế hoạch chi phí biếnđộng
Trang 31Để nâng cao hiệu quả kinh doanh cần thực hiện các quy trình kinh doanh đầy đủ,đồng thời phải tự tìm tòi đổi mới áp dụng vào thực tế một cách linh hoạt để phù hợp mộtcách linh hoạt để phù hợp hơn với từng địa bàn địa lý.
Tóm tắt chương 1
Trang 32CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẮC NINH 2.1 Tổng quan về Công ty điện lực Bắc Ninh
2.1.1 Giới thiệu về Công ty điện lực Bắc Ninh
Tên tiếng Việt: Công ty Điện lực Bắc Ninh
Tên viết tắt : PCBN
Tên tiếng Anh : Power company of Bac Ninh
Cơ quan cấp trên trực tiếp : Tổng công ty Điện lực miền Bắc
Địa chỉ : Số 3 Lê Văn Thịnh, phường Suối hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.Điện thoại : 0241.3512.711 Fax : 0241.3822972
Loại hình : Doanh nghiệp quốc doanh Trung ương
Công ty Điện lực Bắc Ninh được thành lập ngày 14/3/1997 trên cơ sở tách ra từ Điệnlực Hà bắc, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1997 Công ty hoạt động theo cơ chếhạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, có tài khoản riêng, có con dấu riêng,được ủy quyền ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đơn vị trong và ngoài ngànhtrên cơ sở pháp luật của Nhà nước, phù hợp với phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạntheo phân cấp của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc
Tính đến hết tháng 10/2014 Công ty bán điện trực tiếp cho 373.889 khách hàng sửdụng điện
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty điện lực Bắc Ninh
2.1.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh
Công ty Điện lực Bắc Ninh được Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp “Giấychứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh” (đăng ký thay đổi lần thứ 07) số 0100100417-024ngày 16 tháng 06 năm 2014 Theo đó ngành, nghề kinh doanh của Công ty là:
- Sản xuất và kinh doanh điện năng
- Quản lý vận hành lưới điện đến cấp điện áp 35 kV
- Đầu tư, xây dựng và cải tạo lưới điện đến cấp điện áp 35 kV
- Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện