Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại Công ty Điện lực Bắc Ninh (Trang 26 - 30)

1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh điện năng

1.4.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp ở Việt Nam

Nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề mà mỗi doanh nghiệp đều hướng tới bởi nó quyết định sự thành công hay thất bại của từng doanh nghiệp. Để kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế những tồn tại, tháo gỡ những khó khăn và khai thác triệt để những thuận lợi. Kinh nghiệm từ một số doanh nghiệp kinh doanh điện năng Việt Nam:

1.4.1.1. Kinh nghiệm tại công ty Cổ phần thủy điện Thác Bà

Thuỷ điện Thác Bà là nhà máy thuỷ điện đầu tiên của nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 10 năm xây dựng, ngày 5 tháng 10 năm 1971, nhà máy đã khởi động tổ máy số 1 và hoà lưới điện quốc gia. Ban đầu Nhà máy là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực 1.

Sản xuất, kinh doanh điện năng là ngành nghề kinh doanh chính của Công ty. Trong những năm qua, công ty Thủy điện Thác Bà đã đạt được nhiều thành công, khai thác triệt để các cơ hội, trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh điện năng, uy tín ngày càng được khẳng định. Để đạt được thành công đó, công ty đã thực hiện:

Một là: Duy trì và ổn định sản xuất , tiết kiệm chi phí và tiếp tục nâng cao hiệu suất nhà máy, hiệu quả sản xuất của cơ sở sản xuất hiện tại của Công ty. Để tối ưu chi phí công ty đã có biện pháp quản trị tối ưu, tăng cường các biện pháp hợp lý nhằm giảm chi phí không cần thiết trong điều xe, phục vụ đi lại, chuyên trở thiết bị.

Hai là: Mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách đầu tư xây dựng, đầu tư góp vốn vào các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ, tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh khác như: dịch vụ sửa chữa, đào tạo thuỷ điện; Tài chính, bất động sản và dịch vụ du lịch;

Ba là: Chủ động tìm kiếm các nguồn vốn vay phục vụ sản xuất, đầu tư, kinh doanh với chi phí hợp lý. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khấu hao cơ bản và lợi nhuận để lại hàng năm.

Bốn là: Rút ngắn thời gian sửa chữa trung, đại tu máy móc thiết bị; đảm bảo chất lượng và tính tin cậy của máy móc thiết bị, áp dụng sửa chữa lớn theo điều kiện thực tế của thiết bị, công trình.

Năm là: Tổ chức lại sản xuất, thành lập xí nghiệp sửa chữa tự hạch toán, mở rộng địa bàn sửa chữa thường xuyên trọn gói. Thành lập công ty sửa chữa chung thông qua sự điều hành từ EVN bằng cách gom các phân xưởng sửa chữa các công ty thủy điện để sửa chữa cho nhiều nhà máy thủy điện.

1.4.1.2. Nhà máy điện Nhơn Trạch 2

Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (PVPower NT2) được thành lập vàongày 15/06/2007 theo Nghị quyết số 01/NQ-ĐH của Đại hội đồng cổ đông. PV Power NT2 được thành lập để làm chủ đầu tư thực hiện xây dựng và quản lý vận hành khai thác dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 2, công suất 750MW. Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tổng sơ đồ điện VI nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng tăng nhanh giai đoạn 2006 - 2015. Chỉ sau 2 năm vận hành thương mại (16/10/2011 - 16/10/2013), Nhà máy Điện Nhơn Trạch 2 đã vượt mốc sản lượng điện 10 tỉ kWh. Đây là thành tích đáng nể so với một

nhà máy điện có quy mô công suất tương tự. Để làm được điều đó, tiếp nối những thành công của giai đoạn đầu tư xây dựng trước đây, Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (PV Power NT2) đã có những bước trưởng thành vượt bậc trong giai đoạn vận hành:

Thứ nhất, Công ty luôn chủ động xử lý kịp thời các sự cố, hiện tượng bất thường của thiết bị để công tác vận hành nhà máy luôn được đảm bảo.

Thứ hai, công ty thực hiện chiến lược chào giá hợp lý, tối ưu hóa bản chào theo mục tiêu sản xuất kinh doanh cụ thể từng ngày, từng tháng, trên cơ sở thu thập, phân tích thấu đáo các thông tin về thị trường điện và nhu cầu hệ thống.

Thứ ba, PV Power NT2 nỗ lực thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, quan tâm đến việc thực hiện hành tiết kiệm, chống lãng phí, từ đó cắt giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thời gian qua, công ty đã thực hiện đúng, đầy đủ các thủ tục, quy định của thị trường phát điện cạnh tranh và có sự phối hợp tốt với các đơn vị liên quan của EVN như điều độ và truyền tải điện.

1.4.1.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty điện lực Nghệ An

Công ty điện lực Nghệ An trực thuộc tổng công ty điện lực I-Tập đoàn Điện lực Việt Nam với chức năng là kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An, quản lý vận hành, tổ chức phát triển hệ thống lưới điện trong toàn tỉnh nhằm phục vụ an toàn, ổn định, hiệu quả và kịp thời. Sau đây là các biện pháp đã được áp dụng thành công tại Công ty:

Thứ nhất là đầu tư, áp dụng những công nghệ mới trong SXKD nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.Điện năng là một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt, muốn mua bán điện năng cần phải xây dựng đường dây tải điện từ nơi sản xuất đến tận hộ tiêu thụ. Hệ thống lưới điện là phương tiện truyền tải đơn giản, hiệu quả, nhưng nó đặt ra vấn đề về mặt an toán đến tính mạng con người khi tiếp xúc với điện. Vì vậy, công nghệ sản xuất cũng như truyền tải điện năng đòi hỏi yêu cầu cao nhất về mặt chất lượng vật dẫn điện, cách điện, hệ số an toàn cao hệ thống. Với tính chất đó, để giảm tổn thất điện năng, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh điện năng, Điện lực Nghệ An phải có kế hoạch hành động một cách hợp lý. Chú trọng đầu tư đổi mới chất lượng dây dẫn, các máy biến áp

đã cũ, công tơ đo đếm, hệ thống đóng ngắt tự động để giảm cháy nổ khi quá tải, các thiết bị sửa chữa chuyên dụng giảm bớt sức lao động cảu con người, tăng độ chính xác cao…

Thứ hai là về nguồn nhân lực. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh điện và đào tạo kỹ thuật lành nghề cho lao động. Là ngành độc quyền nên việc phát triển nguồn nhân lực đối với ngành điện lại càng quan trọng hơn. Trình độ, ý thức, trách nhiệm và khả năng làm việc của CBCNV trong ngành điện không chỉ ảnh hưởng đến kết quả của đơn vị mình mà còn ảnh hưởng đến toàn ngành và ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia. Đây chính là việc đào tạo và phát triển hoàn thiện ngồn nhân lực, yếu tố quan trọng nhất trọng sự thành công của doanh nghiệp. Để có được đội ngũ CBCNV đảm bảo cho sự phát triển, Điện lực Nghệ An nên thực hiện công tác hoạch định nguồn nhân lực và đưa vào chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.

Điện lực phải căn cứ vào nhu cầu lao động trong những năm tiếp theo để có kế hoạch tuyển dụng người sao cho đủ số lượng và chất lượng cần thiết để đảm bảo công tác kinh doanh cảu Điện lực hoạt động được tốt hơn. Không để tình trạng thiếu lao động ảnh hưởng đến việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Thứ ba là xây dựng và thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng.Tổn thất điện năng có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của Điện lực Nghệ An. Giảm tổn thất vừa gốp phần thực hiện chính sách tiết kiệm do Đảng và Nhà nước đề ra, vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh, là tăng doanh thu cho điện lực Nghệ An.

Thứ tư là về tổ chức quản lý. Điện lực Nghệ An chủ trương thay đổi cơ cấu theo chủ trương của Nhà nước. Đẩy mạnh công tác cổ phần hóa tại các doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, Điện lực Nghệ An đang chuẩn bị cơ sở vật chất và một số điều kiện cần thiết khác để chuẩn bị cho công tác cổ phần trong thời gian tới.

Đồng thời, Điện lực Nghệ An cũng phõn cấp quản lý, giao quyền và trỏch nhiệm rừ ràng cho các chi nhánh khu vực để tăng cường hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Phối hợp hoạt động giữa các chi nhánh và phòng ban chặt chẽ , triển khai thực hiện chỉ đạo của cấp trên kịp thời.

1.4.1.4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty điện lực Bình Định

Công ty điện lực Bình Định là công ty trực thuộc Tổng công ty điện lực Miền Trung.

Chức nang nhiệm vụ của Công ty Điện lực Bình Định là sản xuất và kinh doanh điện; Quản lý vận hành lưới điện phân phối; Tư vấn lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế đường dây và trạm biến áp; Xây dựng và cải tạo lưới điện; Đại lý dịch vụ viễn thông công cộng.

Thứ nhất là áp dụng khoa học công nghệ hiện đại. Việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp giảm tổn thất điện năng, tăng cường mở rộng mạng lưới điện năng đến các khu vực hoang vu, hẻo lánh chưa thể tiếp cận với điện năng.

Thứ hai là tăng cường quản lý khách hàng.Việc tăng cường quản lý khách hàng là biện pháp cần thiết giúp cho việc kinh doanh điện năng đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời làm giảm tổn thất điện năng. Do số lượng khách hàng lớn nên trong công tác quản lý khách hàng cần phải phân ra cho tổ, đội tại các chi nhánh tại địa phương. Mỗi tổ đội quản lý một nhóm khách hàng nhất định tại những khu vực nhất định ví dụ như các tổ ở các xã…

Thứ ba là tăng cường quản lý, kiểm soát hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Thắt chặt hơn nữa công tác quản lý tài chính để giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận. Phân bổ chi phí sản xuất vào giá thành thực hiện chính xác và kịp thời, theo đúng nguyên tắc tài chính. Thông tin về tài sản cập nhật đầy đủ tạo thuận lợi trong công tác quản lý.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại Công ty Điện lực Bắc Ninh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w