Các nguồn lực của Công ty điện lực Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại Công ty Điện lực Bắc Ninh (Trang 34 - 42)

Bảng 2.1: Tình hình lao động tại điện lực Bắc Ninh giai đoạn 2013-2014

Lực lượng lao động mạnh về số lượng và có chất lượng là nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Hiện nay, sản lượng điển năng sản xuất ra từ tất cả các nguồn không đủ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Tổng số lượng nhân viên của công ty có xu hướng tăng lên theo các năm. Năm 2013có 806 nhân viên, năm 2014 có 862 nhân viên (tăng 56 nhân viên so với năm 2013) tương ứng với tăng 6,9%. Không những nâng cao về mặt số lượng mà còn nâng cao về mặt chất lượng lao động.

Năng suất lao động tăng 191,6 triệu đồng/người/năm năm 2014 so với năm 2013 tương ứng gần 4%. Mặc dù vậy việc tăng năng suất lao động vẫn chưa đáp ứng được mức kế hoạc 5.433,86 triệu đồng/người /năm của công ty.

Tình hình đào tạo và bồi dưỡng

Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật, kỹ năng lao động cho tất cả mọi lao động của doanh nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp. Trong quá trình đào tạo, mỗi nhân viên sẽ tự tích lũy được những thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng, cập nhập thêm kiến thức và kinh nghiệm thiết thực trong lĩnh vực chuyên môn, và mở rộng tầm hiểu biết để không những đáp ứng tốt nhu cầu công việc mà còn có thể đương đầu với những biến đổi của môi trường xung quanh.

- Người lao động được cử đi đào tạo phải có những tiêu chuẩn sau:

+ Phải thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm nội quy, kỷ luật cơ quan.

+ Người lao động cử đi đào tạo phải là người đang thực hiện hoặc sắp thực hiện những công việc phù hợp với nội dung khóa học.

Việc công ty có các khóa nâng cao trình độ thường xuyên giúp cho nhân viên có động lực cũng như trình độ để công tác. Các khóa đào tạo cơ bản của công ty được áp dụng cho nhiều bộ phận từ nhân viên ở phòng xuất nhập khẩu đến nhân viên kế toán, nhân viên bán hàng. Ví dụ, nhân viên bán hàng thường xuyên được nói chuyện, chia sẻ kinh

nghiệm với những chuyên gia về sale. Từ đó, họ sẽ hiểu hơn về cách thuyết phục khách hàng, hiểu về tâm lý khách hàng và phục vụ khách một cách tốt nhất.

Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn chưa có những khóa chuyên sâu về thiết kế sản phẩm. Dẫn tới việc các sản phẩm của công ty chưa có tính nổi trội về kiểu dáng, chưa có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Do đó, hiện nay tính câp thiết đặt ra đối với Công ty là phải tổ chức các khóa đào tạo cao cấp thường xuyên cử cán bộ đi đào tạo. Cùng với đó cũng là chính sách tiền lương để giữ chân nhân viên. Một là đảm bảo những người có tài, được công ty đào tạo luôn ở lại với công ty. Hai là thu hút nhân tài từ bên ngoài vào để góp phần xây dựng công ty. Tuy nhiên quỹ lương của công ty cũng phụ thuộc nhiều vào tình hình tài chính cũng như kinh doanh của công ty.

Thu nhập bình quân

Nhìn chung thì mức lương bình quân theo tháng của nhân viên tại công ty cũng có xu hướng tăng lên trong2 năm 2013 và năm 2014. Theo đó, năm 2013 mức lương bình quân của nhân viên công ty đạt 11,2 triệu đồng/người/tháng. Năm 2014 tăng lên 12,2 triệu đồng/người/tháng (tăng 8,9% so với năm 2013). Mức lương trung bình của công ty tăng lên là một tín hiệu đáng mừng cho người lao động. Mặc khác, mức thu nhập trung bình của nhân viên trong công ty hiện đang ở mức cao so với mặt bằng chung của lao động. Điều này đã phần nào khuyến khích lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp. Khi mà cả số lượng nhân sự và mức tiền lương đều tăng lên, snăng suất lao động đã tăng lên và doanh thu của công ty cũng có phần tăng lên theo thời gian.

Với tỷ lệ gia tăng trên phần nào phản ánh được sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty đến đời sống của nhân viên nói riêng và đến vấn đề quản trị nhân lực nói chung.

Tóm lại, tình hình nhân sự của công ty đã có nhiều biến chuyển tích cực. Số lượng nhân viên tăng đều qua các năm. Trong đó, số lượng nhân sự chiếm chủ yếu để giúp công ty có một môi trường năng động sáng tạo, bắt kịp thời đại và xu hướng thời trang. Thu nhập của người lao động từ đó cũng được cải thiện.

2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty điện lực Bắc Ninh

Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh nhằm biết được hiệu quả kinh doanh ở mức độ nào, xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp và những nhân tố ảnh hưởng. Thông qua việc đánh giá nhằm đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng sinh lời phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội như tôn trọng luật pháp, quyền lợi cho cán bộ, nhân viên, bảo vệ tài nguyên, môi trường…Việc đánh giá phải được tiến hành trên cơ sở phân tích từng phần rồi tổng hợp lại. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh thường bao gồm nhiều nội dung: Đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên các góc độ: phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

Bảng 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty điện lực Bắc Ninh

* Phân tích doanh thu

Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty điện lực Bắc Ninh nhìn chung là tiến triển tốt. Năm 2013, công ty đạt được tổng doanh thu hơn 3.854 tỷ đồng. Chứng tỏ công ty đã có bước đệm phát triển khá hiệu quả. Tổng doanh thu năm 2014 tăng nhanh hơn năm 2013 là 22,99%%. Giai đoạn 2013-2014, số lượng khách hàng của công ty tăng nhanh, nhận được nhiều hợp đồng nên tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty tăng mạnh. Doanh thu thực hiện năm 2014 cũng tăng nhanh hơn doanh thu kế hoạch năm 2014 1,2 % . Nguyên nhân là do môi trường kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định tạo tiền đề cho phát triển ổn định trong các năm, lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp so với các năm trước. Đồng thời trong những năm qua, giá điện năng thương phẩm tăng, việc thu nộp điện vượt kế hoặ được giao, giảm dư nợ tiền điện của khách hàng. Điện thương phẩm năm 2014 đạt 3.323,65 triệu kWh, tăng trưởng 19,61% và đạt 101,2% so với kế hoạch NPC giao. Trong đó thành phần TNDV tăng 36,62%; CNXD tăng 22,06%; HĐK tăng 17,91%; QLTD tăng 12,13%. Trong đó thành phần CNXD chiếm tỷ trọng 78,59% và có tốc độ tăng trưởng cao do các nguyên nhân :

- Các phụ CNXD tại các KCN sau một thời gian ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đã hoạt động ổn định trở lại và một số khách hang lớn mới vào sản xuất. Các KCN có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ 2013 như KCN VSIP tăng 45%, KCN Quế Võ tăng 29%; KCN Yên Phong tăng 26%, KCN Tiên Sơn tăng 23,7%...

-Các khách hàng lớn có mức tăng trưởng cao và ổn định như: Công ty Samsung tăng 143tr.kWh, tương ứng tăng 29,55% so với cùng kỳ; Công ty Nokia tăng 95% so với cùng kỳ.

Cơ cấu doanh thu

Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu theo mặt hàng Chỉ tiêu Doanh thu (1000đ) Tỉ trọng (%) KH 2014 TH 2014 2013 KH 2014 TH 2014 2013 Bán điện 4, 676,077 4, 732,179 3, 847,787 9 9.824 9 9.820 9 9.821 Bán CSPK 7,913 8,272 6,491 0.169 0.174 0.168 Lãi tiền 272 394 0.007 0.006 0.010 39

gửi 310 Tổng số 4, 684,300 4, 740,723 3, 854,672 1 00 1 00 1 00

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Nhìn vào bảng cơ cấu doanh thu theo mặt hàng của công ty ta thấy tỷ trọng các sản phẩm có sự chênh lệch không lớn qua các năm. Trong đó, doanh du bán điện chiếm tỷ trọng lớn nhất và gần như tuyệt đối, năm 2013 doanh thu bán điện của công ty đạt tới 99,821% trong khi đó doanh thu bán CSPK chỉ đạt 0,168% và lãi tiền gửi đạt 0,01%. Công ty đã cố gắng phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, giữ uy tín và có mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tạo được uy tín cho khách hàng.Đến năm 2014, doanh thu tiếp tục tăng. Trong đó, tốc độ tăng doanh thu của các sản phẩm bán buôn khá nhanh, tuy nhiên vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến tỉ trọng doanh thu của các sản phẩm.

* Phân tích lợi nhuận

Tổng lợi nhuận của công ty đều tăng qua 2 năm. Năm 2014 so với năm 2013, lợi nhuận giảm 23.113 tỷ đồng, tương đương 42,1% lợi nhuận giảm là do công ty không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh dẫn đến tăng các khoản chi phí danh cho việc mở rộng. Kết quả trên cho thấy nỗ lực của công ty trong quá trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh để mở rộng hơn nữa quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm khá hiệu quả, hàng năm đều có lãi.

I- Bảng 2.3:Kết quả SXKD giai đoạn 2013-2014 theo thành phần

II- ĐVT: Triệu đồng

III-

IV-...

- Lợi nhuận sản xuất kinh doanh điện

V- Lợi nhuận sản xuất kinh doanh điện chủ yếu trong tổng lợi nhuận của công ty, qua 2 năm đã giảm với tỉ lệ đáng kể. Năm 2014 so với 2013, lợi nhuận đã tăng rất nóng với tỉ lệ 43,6% tương ứng 23.113 tỷ đồng. Đó là do công ty mở rộng qui mô sản xuất đầu tư vào chi phí tương đối lớn.

VI- - Lợi nhuận khác

VII- Lợi nhuận là khoản chênh lệch từ thu nhập hoạt động khác với chi phí hoạt động khác. Thu nhập từ hoạt động khác của công ty chủ yếu là thu nhập từ thanh lý tài sản. Năm 2014 so với 2013, thu nhập khác giảm 166 triệu đồng, tương đương với 7,2%. Mặc dù, lợi nhuận khác giảm năm 2014 so với năm 2013 tuy nhiên so với kế hoạch thì lợi nhuận thực hiện năm 2014 cao hơn 6,3% tương ứng 134,91 triệu.

VIII- Tóm lại, hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm đạt hiệu quả tốt, biểu hiện ở lợi nhuận sau thuế qua các năm. Tuy nhiên, mặc dù có lãi qua các năm nhưng lợi nhuận lại có xu hướng sụt giảm dần, lợi nhuận của doanh nghiệp chủ yếu là do hoạt động SXKD điện đem lại. Qua phân tích chúng ta thấy rằng công ty cần có biện pháp làm hạn chế việc giảm lợi nhuận của toàn công ty.

IX- Tuy nhiên, sự đánh giá tình hình lợi nhuận thông qua sự so sánh như thế thì không thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, vì kết quả cuối cùng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Chính vì vậy mà trong việc phân tích lợi nhuận,

chúng ta phải sử dụng các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận để thấy được qui mô kinh doanh. hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (ROS)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại Công ty Điện lực Bắc Ninh (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w