1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào, sinh học 10

85 3,2K 41

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Một số căn cứ để đưa ra các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 .... Để tăng cường việc gắn liền dạy học trong nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THÁI TOÀN

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

NGHỆ AN - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực và chưa từngđược công bố trong một công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả

Trần Thái Toàn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đếnPGS.TS Nguyễn Đình Nhâm, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốtthời gian làm đề tài

Trong quá trình hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm vàgóp ý của PGS.TS Phan Đức Duy, TS Nguyễn Công Kình, TS Phan Thị ThanhHội, TS Lê Thanh Oai, TS Hoàng Vĩnh Phú Tác giả xin chân thành cảm ơn vềnhững sự giúp đỡ quý báu đó

Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới:

- Khoa Sinh học và Phòng Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Vinh,

- Các thầy giáo, cô giáo bộ môn Sinh học, các em học sinh của trường THPTThành Sen và trường THPT Phan Đình Phùng, tỉnh Hà Tĩnh

đã hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành nhiệm vụ của mình

Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn gia đình và những người bạnthân thiết đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập

Tác giả

Trần Thái Toàn

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục các bảng số liệu vii

Danh mục các hình và đồ thị viii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Những đóng góp mới của đề tài 4

8 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4

9 Cấu trúc luận văn 4

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Cơ sở lí luận của đề tài 5

1.1.1 Khái niệm kĩ năng và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học 5

1.1.2 Vai trò của kĩ năng vận dụng kiến thức trong dạy học 8

1.1.3 Một số định hướng rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS THPT trong dạy học sinh học 11

1.1.4 Một số lưu ý khi rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học môn Sinh học 11

1.1.5 Một số phương pháp dạy học tích cực phát triển KNVD kiến thức vào thực tiễn trong dạy học môn Sinh học 12

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 13

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 21

CHƯƠNG 2 SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP SƯ PHẠM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THPT TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10 22 2.1 Một số căn cứ để đưa ra các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 22

2.1.1 Đặc điểm về chương trình và SGK Sinh học hiện nay 22

2.1.2 Phân tích cấu trúc và nội dung phần Sinh học tế bào, SH 10 24

2.2 Những nội dung của phần Sinh học tế bào, SH 10 có thể thiết kế các hoạt động dạy học rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS 27 2.3 Qui trình rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học

Trang 5

sinh THPT trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 31

2.4 Các nguyên tắc rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn 34

2.5 Một số biện pháp rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS qua dạy học phần Sinh học tế bào, SH 10 35

2.5.1 Sử dụng câu hỏi - bài tập 35

2.5.2 Sử dụng bài tập tình huống 38

2.5.3 Sử dụng Grap hoạt động 42

2.5.4 Sử dụng thí nghiệm thực hành 48

2.6 Các biện pháp tổ chức, quản lí quá trình vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh 52

2.6.1 Các biện pháp tổ chức xây dựng động cơ thái độ học tập đúng đắn cho HS 52

2.6.2 Quản lý tốt hoạt động học tập nhằm rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS THPT 53

2.7 Phương pháp đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh THPT trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 55

2.7.1 Sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chí đánh giá KNVD kiến thức vào thực tiễn của HS THPT 55

2.7.2 Phương pháp đánh giá KNVD kiến thức vào thực tiễn của học sinh THPT 56

2.7.3 Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn 57

2.7.4 Quy trình kĩ thuật đánh giá một số KN góp phần rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS 61

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 64

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 65

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 65

3.2 Nội dung và thời gian thực nghiệm sư phạm 65

3.2.1 Nội dung 65

3.2.2 Thời gian 65

3.3 Phương pháp thực nghiệm 65

3.3.1 Chọn trường thực nghiệm 65

3.3.2 Bố trí thực nghiệm 66

3.3.3 Phân tích kết quả 67

3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm 67

3.4.1 Phân tích định lượng 67

3.4.2 Phân tích định tính 72

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 75

1 Kết luận 75

2 Kiến nghị 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC

Trang 6

THCS Trung học cơ sởTHPT Trung học phổ thông

Trang 7

cho HS trong dạy học phần “Sinh học tế bào”, Sinh học 10 của GV Sinh

học 16Bảng 1.4 Kết quả điều tra ý kiến của học sinh về phương pháp dạy học

phần “Sinh học tế bào” lớp 10 của GV Sinh học 17Bảng 2.1 Các tiêu chí/kĩ năng và các mức độ đánh giá việc rèn luyện

KNVD kiến thức vào thực tiễn 58Bảng 3.1 Các tiêu chí/kĩ năng được đánh giá qua các lần kiểm tra trong

thực nghiệm 66Bảng 3.2 Bảng tổng hợp kết quả đạt được của tiêu chí 1 qua các lần kiểm

tra 68Bảng 3.3 Bảng tổng hợp kết quả đạt được của tiêu chí 2 qua các lần kiểm

tra 68Bảng 3.4 Bảng tổng hợp kết quả đạt được của tiêu chí 3 qua các lần kiểm

tra 68Bảng 3.5 Bảng tổng hợp kết quả đạt được của tiêu chí 4 qua các lần kiểm

tra 69Bảng 3.6 Bảng tổng hợp các mức độ của từng tiêu chí của KNVD kiến

thức 70

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Trang

Hình 2.1 Quy trình rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn 32

Hình 2.2 Cách bố trí thí nghiệm sự thẩm thấu 40

Hình 2.3 Quá trình phân bào của 2 tế bào A và B 42

Hình 2.4 Mối quan hệ giữa hàm lượng ADN và thời gian 42

Hình 2.5 Grap hoạt động bài 11 Vận chuyển các chất qua màng sinh chất 46

Hình 2.6 Graph hoạt động bài 9 Tế bào nhân thực (tiếp theo) 48

Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 1 trước TN và sau TN 70

Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 2 trước TN và sau TN 71

Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 3 trước TN và sau TN 71

Hình 3.4 Đồ thị biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 4 trước TN và sau TN 72

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức, con người được xem là nhân tốchính của sự phát triển Hoà cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam cũngđang bước vào kỷ nguyên mới với những cơ hội và thách thức mới Hơn lúc nào hết

sự nghiệp giáo dục và đào tạo có ý nghĩa quan trọng lớn lao trong chiến lược pháttriển của đất nước và đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm

Luật giáo dục 2005, khoản 2, điều 28 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổthông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợpvới đặc điểm của từng lớp học, môn học: bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện

kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh”

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu: "Đối với giáo dụcphổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực côngdân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống,đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiếnthức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốtđời "

Để tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộcsống và góp phần hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề của học sinh trung học, BộGiáo dục và Đào tạo tiếp tục phát động và tổ chức cuộc thi "Vận dụng kiến thức

liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn", cuộc thi "khoa học kĩ thuật cấp quốc gia" dành cho học sinh trung học nhằm khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức

của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khảnăng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng sáng tạo của họcsinh, thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thựctiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành"

Do vậy, trong giảng dạy các môn học ở trong trường phổ thông nói chung và

Trang 10

trong dạy môn Sinh học nói riêng việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cựcnhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh là vô cùng quan trọng, đặc biệt là kĩnăng vận dụng kiến thức sinh học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hếtcác giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết cho học sinh, rèn luyện

kĩ năng làm các bài thi, bài kiểm tra bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm việcrèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn đời sống, vào giảiquyết các vấn đề thực tiễn còn chưa được chú trọng, HS chưa biết cách làm việc độclập một cách khoa học để lĩnh hội tri thức, chưa được hướng dẫn cũng như làmquen với các phương pháp nghiên cứu khoa học, áp dụng các thành tựu khoa họcvào thực tiễn

"Sinh học tế bào" đã được đề cập một phần ở Sinh học lớp 9 THCS, và là nộidung trọng tâm trong chương trình Sinh học lớp 10 THPT, cung cấp những kiếnthức cơ sở để học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức ở mức độ cao hơn Mặtkhác, các kiến thức trong phần này có nhiều nội dung gắn liền với thực tiễn đờisống Vì vậy, trong dạy học việc rèn luyện và nâng cao cho HS kĩ năng vận dụngkiến thức sinh học tế bào để giải quyết một số vấn đề thực tiễn là rất thiết thực, cầnthiết cần phải đặc biệt quan tâm

Đã có rất nhiều đề tài khoa học rèn luyện các kĩ năng cho học sinh trong dạyhọc sinh học, nhưng đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy đề tài nào bàn về rèn luyện kĩ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học Sinh học nói chung và Sinh học tế bào nóiriêng

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10"

2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng quy trình và các biện pháp nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ mônSinh học

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 11

Các biện pháp rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn trong dạy học phầnSinh học tế bào, Sinh học 10.

3.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học nhằm rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho học sinhlớp 10 các trường THPT tỉnh Hà Tĩnh

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về KNVD kiến thức vào thực tiễn của HS

- Tìm hiểu thực trạng rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy họcphần Sinh học tế bào ở một số trường THPT tại tỉnh Hà Tĩnh

- Phân tích cấu trúc nội dung và thành phần kiến thức phần Sinh học tế bào, làm cơ sởcho việc thiết kế các hoạt động dạy học

- Sử dụng một số biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễncho HS bậc THPT trong dạy học phần Sinh học tế bào

5 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng đúng quy trình và sử dụng hợp lí các biện pháp sư phạm vừarèn luyện được cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thì sẽ gópphần nâng cao chất lượng dạy học

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng và nhànước trong công tác giáo dục

- Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về tâm lí học, lí luận dạy học, phươngpháp dạy học sinh học, chương trình nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, tàiliệu giáo khoa chuyên đề tế bào học có liên quan đến đề tài

- Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần sinh học tế bào để xác định cácnội dung kiến thức chính cần rèn KNVD kiến thức vào thực tiễn

- Sử dụng các biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện cho học sinh KNVD kiếnthức vào thực tiễn trong dạy học phần Sinh học tế bào

6.2 Phương pháp điều tra

Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp GV và HS, nghiên cứugiáo án, dự giờ nhằm mục đích:

- Điều tra các phương pháp giảng dạy của GV môn Sinh học

Trang 12

- Điều tra KNVD kiến thức vào thực tiễn của HS khi học phần Sinh học tếbào.

- Điều tra thực trạng việc dạy học SH phát huy KNVD kiến thức của HS

6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài

+ Năng lực tư duy của học sinh

+ Độ bền kiến thức của học sinh

+ Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn

7 Những đóng góp mới của đề tài

- Góp phần hoàn thiện cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến rèn luyệnKNVD kiến thức vào thực tiễn trong dạy học nói chung, trong tổ chức dạy học Sinhhọc nói riêng

- Xây dựng được quy trình và sử dụng các biện pháp dạy học rèn luyệnKNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học phần Sinh học tế bào

- Đề xuất được các giải pháp tổ chức, quản lí quá trình dạy học rèn luyệnKNVD kiến thức vào thực tiễn trong dạy học phần Sinh học tế bào

8 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn trong dạy học phần Sinh học tế bàocho HS lớp 10 của một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nồi dung luận văn có 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận về thực tiễn của đề tài

Chương 2 Sử dụng các biện pháp sư phạm rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn cho học sinh THPT trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10.Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

Trang 13

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lí luận của đề tài

1.1.1 Khái niệm kĩ năng và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học

1.1.1.1 Khái niệm kĩ năng

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về KN Những định nghĩa này thườngbắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết Xét vềnguồn gốc từ ngữ, KN có nguồn gốc từ Hán - Việt, “kĩ” là sự khéo léo, “năng” là cóthể [23]

Theo Trần Bá Hoành: “KN là khả năng vận dụng những tri thức thu nhậnđược trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn KN đạt tới mức hết sức thành thạo,khéo léo trở thành kĩ xảo”[23]

Theo Nguyễn Đình Chỉnh, KN là một thao tác đơn giản hoặc phức tạp mangtính nhận thức hoặc mang tính hoạt động chân tay, nhằm thu được một kết quả

Theo Nguyễn Duân (2010) thì dấu hiệu cơ bản của KN là khả năng của conngười thực hiện một cách có hiệu quả một hành động nào đó bằng cách lựa chọn và

áp dụng những cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phươngtiện nhất định để đạt mục tiêu đã đề ra [17]

KN được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn KN họcđược do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó

KN luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng, là yếu tố quyết định đến kết quả hànhđộng, nó biểu thị năng lực của cá nhân dựa trên cơ sở kiến thức đã có và hoạt độngthực tiễn

Mỗi KN chỉ được biểu hiện thông qua một nội dung, tác động của KN lênnội dung chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đặt ra

Như vậy, mục tiêu = Kĩ năng x Nội dung

KN là yếu tố quyết định đến kết quả hành động Nó biểu thị năng lực cánhân Bất kì một KN nào cũng có hai thuộc tính cơ bản là:

* Hoạt động thực tiễn

* Dựa trên cơ sở kiến thức đã có

Trang 14

Tóm lại, theo chúng tôi KN là khả năng của cá nhân vận dụng cơ sở kiếnthức đã có để thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động nhằm tạo ra kếtquả mong đợi.

1.1.1.2 Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học

Học tập là loại hình hoạt động cơ bản, một loại hoạt động phức tạp của conngười Muốn học tập có kết quả, con người cần phải có một hệ thống kĩ năngchuyên biệt gọi là kĩ năng học tập Theo các nhà tâm lý học, kĩ năng học tập là khảnăng của con người thực hiện có kết quả các hành động học tập phù hợp với điềukiện và hoàn cảnh nhất định, nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra Các KN họctập phục vụ chức năng nhận thức liên quan đến việc thu thập, xử lý, sử dụng thôngtin; phục vụ chức năng tổ chức, tự điều chỉnh quá trình học tập liên quan đến việcquản lý phương tiện học tập, thời gian, sự hỗ trợ từ bên ngoài và chất lượng; phục

vụ chức năng tương tác trong học tập hợp tác trong đó KN vận dụng kiến thứcvào thực tiễn chính là mục tiêu của quá trình dạy học, là KN học tập ở mức caonhất

Khi một kiến thức đã học được nếu biết vận dụng và vận dụng thành công thìlúc đó kiến thức ấy đã nhuần nhuyễn và thực sự là của mình [37]

Giáo dục, với chức năng chuẩn bị lực lượng lao động cho xã hội, chắc chắnphải có những sự chuyển biến to lớn, tương ứng với tình hình Hội đồng quốc tế vềGiáo dục cho thế kỷ 21 được UNESCO thành lập 1993 do Jacques Delors lãnh đạo,nhằm hỗ trợ các nước trong việc tìm tòi cách thức tốt nhất để kiến tạo lại nền giáodục của mình vì sự phát triển bền vững của con người Năm 1996, Hội đồng đã xuất

bản ấn phẩm Học tập: một kho báu tiềm ẩn, trong đó có xác định "Học tập suốt đời"

được dựa trên bốn "trụ cột" là: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống với

nhau; Học để làm người "Học để làm" được coi là không chỉ liên quan đến việc

nắm đuợc những kĩ năng mà còn đến việc ứng dụng kiến thức; Học để làm nhằmlàm cho người học nắm được không những một nghề nghiệp mà con có khả năngđối mặt được với nhiều tình huống và biết làm việc đồng đội

Giáo sư Hoàng Tụy có ý kiến cho rằng: Xã hội công nghệ ngày nay đòi hỏimột lực lượng lao động có trình độ suy luận, biết so sánh phân tích, ước lượng tínhtoán, hiểu và vận dụng được những mối quan hệ định lượng hoặc lôgic, xây dựng

Trang 15

và kiểm nghiệm các giả thuyết và mô hình để rút ra những kết luận có tính lôgic[37].

Kết hợp lí luận với thực tiễn không chỉ là Nguyên tắc dạy học mà còn là Quyluật cơ bản của việc dạy học và giáo dục của chúng ta Đại hội đại biểu toàn Quốclần thứ IV của Đảng đã nêu ra Nguyên lý "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợpvới lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội" Hồ Chủ Tịch đã nhiều lầnnhấn mạnh: Các cháu học sinh không nên học gạo, không nên học vẹt, Học phảisuy nghĩ, phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành Học và hànhphải kết hợp với nhau, phương châm, phương pháp học tập là lí luận liên hệ vớithực tế Đồng chí Trường Chinh cũng đã nêu: Dạy tốt là khi giảng bài phải liên

hệ với thực tiễn, làm cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và có thể áp dụng điều mình đãhọc vào công tác thực tiễn được Bằng đồ dùng để dạy, chỉ cho học sinh thấy tậnmắt, sờ tận tay, , Học tốt là học sinh phải gắn liền với hành, với lao động

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu giáo dục phổthông : "Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thànhphẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghềnghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lýtưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thựchành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học,khuyến khích học tập suốt đời "

Một kiến thức, nguyên lý hay lý thuyết dù hay đến mấy mà người học chưavận dụng được thì cũng vô ích Sự vận dụng vừa là mục đích vừa cần thiết trên cácphương diện đối với người học, ứng dụng hay vận dụng có thể hiểu cùng một ýnghĩa là khi những nguyên lý tổng quát được vận dụng để giải quyết những vấn đềmới trong kiến thức hoặc nghiệp vụ [37]

Vận dụng kiến thức vào thực tiễn bao gồm cả việc vận dụng kiến thức đã có

để giải quyết các vấn đề thuộc về nhận thức và việc vận dụng kiến thức vào thựctiễn sản xuất trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày như làm bài tập, bài thực hành,làm thí nghiệm, viết báo cáo, xử lí tình huống, chăn nuôi, trồng trọt, giải thích các

Trang 16

hiện tượng tự nhiên, các vấn đề sinh học trong nông nghiệp, lắp đặt, sửa chữa, giảiquyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống.

Kết quả cuối cùng của việc học tập phải được thể hiện ở chính ngay trongthực tiễn cuộc sống, hoặc là HS vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạothực tiễn, hoặc trên cơ sở kiến thức và phương pháp đã có, nghiên cứu, khám phá,thu thập thêm kiến thức mới [24]

KNVD kiến thức thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trongnhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm

"học đi đôi với hành"

Tóm lại, theo chúng tôi KNVD kiến thức là khả năng của chủ thể vận dụngnhững kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tiễnsản xuất, đời sống và sinh hoạt

1.1.2 Vai trò của kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học

1.1.2.1 Vận dụng kiến thức là khâu quan trọng nhất của quá trình nhận thức và học tập

Quá trình nhận thức học tập diễn ra theo các cấp độ sau:

+ Tri giác tài liệu: là giai đoạn khởi đầu nhưng có ý nghĩa định hướng cho

+ Luyện tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Mỗi cấp độ có một tác dụng riêng, một thế mạnh riêng nhưng đều có mốiquan hệ tác động qua lại lẫn nhau tạo nên một quá trình nhận thức, học tập toàn vẹn,trong đó cấp độ vận dụng kiến thức là thước đo hiệu quả nhận thức, học tập của họcsinh [34]

Tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức không chỉ đối với quá trìnhthực hành ứng dụng mà còn có ý nghĩa ngay cả với quá trình tiếp nhận thêm tri thứcmới Muốn đạt đến kiến thức mới thì cũng phải biết vận dụng kiến thức cũ, kiếnthức cũ vốn là mục đích trong lần học trước nay trở thành phương tiện cho lần họcnày hoặc cũng có thể muốn có những KN mới thì phải vận dụng được thành thạo

Trang 17

+ Tài năng: Là mức cao của năng lực, hoàn thành sáng tạo công việc.

+ Thiên tài: Là mức độ rất cao của năng lực có tính sáng tạo và ảnh hưởng

lớn

- Năng lực có thể chia thành hai loại:

+ Năng lực chung: là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau + Năng lực riêng: Là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính

chuyên biệt nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kếtquả cao Năng lực chung và năng lực chuyên biệt có mối quan hệ qua lại chặt chẽ,

bổ sung cho nhau, năng lực riêng được phát triển dễ dàng và nhanh chóng hơn trongđiều kiện tồn tại năng lực chung Năng lực có mối quan hệ biện chứng qua lại với tưchất, với thiên hướng cá nhân, với tri thức kĩ năng, kĩ xảo và bộc lộ qua trí thức, kĩnăng, kĩ xảo Năng lực được hình thành và phát triển trong hoạt động, nó là kết quảcủa quá trình giáo dục, tự phấn đấu và rèn luyện của cá nhân trên cơ sở tiền đề tựnhiên của nó là tư chất

- Vận dụng kiến thức đòi hỏi huy động nhiều năng lực khác nhau như:

+ Năng lực phát hiện vấn đề

+ Năng lực tư duy sáng tạo

+ Năng lực giải quyết vấn đề

+ Năng lực độc lập trong suy nghĩ và làm việc

+ Năng lực hệ thống hoá kiến thức

+ Năng lực định hướng kiến thức

Những năng lực đó là những tố chất để hình thành một KN tư duy sáng tạogiúp người học sử dụng để tạo ra những cái mới từ những cái cũ [13]

Trang 18

1.1.2.3 Vận dụng kiến thức là sự thể hiện tư duy của học sinh

Con người dùng tư duy để làm nhiều việc, nhưng trong số đó ba việc sau đây

1.1.2.4 Kĩ năng vận dụng kiến thức là một phẩm chất, một tiêu chí của mục tiêu đào tạo con người năng động, sáng tạo trong nhà trường

Trong nhà trường chúng ta hiện nay, vẫn còn nhiều học sinh có khả năng tiếpthu kiến thức, trình bày lại nội dung bài học một cách khá đầy đủ những nội dung từthầy cô giáo truyền đạt hoặc đã đọc từ SGK, tài liệu nhưng lại rất lúng túng khi vậndụng kiến thức vào các vấn đề thực tiễn cuộc sống

Để khắc phục tình trạng đó, chúng ta nên tăng cường công tác thực hành, gắnkiến thức với thực tiễn thông qua các bài tập tình huống, các hiện tượng thực tiễnliên quan đến bài học Khi thực hành buộc học sinh phải phát huy mọi năng lực đểvận dụng kiến thức sao cho có hiệu quả Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thứccủa các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khảnăng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh; thúc đẩy việcgắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống Chonên việc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong giờ học là rấtphù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường hiện nay

Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn phải là mục tiêu hướng tới trongquá trình dạy học nhằm đào tạo con người năng động, sáng tạo, biết vận dụngnhững kiến thức học được vào đời sống sản xuất

Trang 19

1.1.3 Một số định hướng rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho

HS THPT trong dạy học bộ môn Sinh học

Xuất phát từ nguyên lí giáo dục của Đảng: Học đi đôi với hành - Lí luận gắn liền với thực tiễn - Nhà trường gắn liền với xã hội, nhằm thực hiện mục tiêu

khắc sâu kiến thức, biết vận dụng vào tình hình thực tiễn Kiến thức Sinh học ởtrường phổ thông có tính thực tiễn cao, vì vậy thuận lợi cho việc xác định cácphương pháp, biện pháp tổ chức cho học sinh KNVD các kiến thức đã học đó vàothực tiễn cuộc sống, gắn với thiên nhiên, môi trường, bảo vệ môi trường và sản xuấtNông - Lâm - Ngư nghiệp

Qua mỗi phần của bài học, GV cần phải tổ chức dạy học như thế nào để HSxác định được những kiến thức nào có thể vận dụng vào thực tiễn đời sống nhằmphục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội

Trong dạy học sinh học cần phải khơi dậy niềm say mê tìm tòi, phát hiện,kích thích tính tò mò của mỗi HS, làm sao để những vấn đề của thực tiễn đặt rabuộc HS phải suy nghĩ tìm cách trả lời, phải tìm cách giải quyết vấn đề điều đó sẽđem lại nhiều hứng thú cho HS vì họ thấy các kiến thức sinh học sẽ rất có ích chođời sống chứ không phải chỉ dùng để thi cử

1.1.4 Một số lưu ý khi rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học môn Sinh học

Để thực hiện Nguyên tắc kết hợp lí luận với thực tiễn trong việc dạy học Sinhhọc, cần:

- Đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức Sinh học để có thể vận dụngchúng vào thực tiễn;

- Chú trọng nêu các ứng dụng của Sinh học vào thực tiễn;

- Chú trọng đến các kiến thức Sinh học có thể vận dụng trong thực tiễn;

- Chú trọng công tác thực hành sinh học trong học chính khóa cũng nhưngoại khóa

- Chú trọng nêu vấn đề, nêu tình huống thực tiễn, hướng dẫn và tổ chức thựchiện các "dự án", đề tài khoa học kĩ thuật ứng dụng sinh học cho HS nghiên cứu

1.1.5 Một số phương pháp dạy học tích cực phát triển KNVD kiến thức vào thực tiễn trong dạy học môn Sinh học

Có nhiều phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo

Trang 20

của HS Người học là đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể củahoạt động "học" được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉđạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ [8].

Nhằm rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn trong dạy học sinh học,chúng tôi đã sử dụng một số biện pháp chủ yếu sau:

1.1.5.1 Sử dụng câu hỏi - bài tập sinh học theo hướng dạy học tích cực

Trong dạy học sinh học, bản thân câu hỏi - bài tập sinh học đã được coi làphương pháp dạy học có hiệu quả cao trong việc rèn luyện kĩ năng Nó giữ vaitrò quan trọng trong mọi quá trình dạy học sinh học

1.1.5.2 Phương pháp trường hợp (Phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương

pháp tình huống)

Phương pháp trường hợp là một PPDH, trong đó HS tự lực nghiên cứu mộttình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề mà tình huống đó đặt ra, hình thức làmviệc chủ yếu là làm việc nhóm Đây là phương pháp điển hình của dạy học giảiquyết vấn đề [8]

Phương pháp trường hợp đề cập đến một tình huống từ thực tiễn cuộc sống,những tính huống đó chứa đựng vấn đề cần giải quyết

1.1.5.3 Sử dụng PPDH theo dự án

Dạy học theo dự án là một phương pháp hay một hình thức dạy học, trong

đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa líthuyết với thực tiễn, thực hành Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tựlực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, đến việc thực hiện

đề án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện [8]

1.1.5.4 Dạy học khám phá

Dạy học khám phá có bản chất: HS là trung tâm của quá trình dạy học; học

sinh tự lực tham gia vào quá trình dạy học để chiếm lĩnh kiến thức; HS học tập quahoạt động; HS tăng cường hợp tác với tập thể lớp học; HS tự kiểm tra, đánh giá, tựđiều chỉnh hoạt động học [19], [32]

1.1.5.5 Dạy học thông qua thí nghiệm thực hành

Học sinh học sinh học sẽ rèn luyện được các KN cần thiết, ví dụ như KN làmtiêu bản và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi, KN vẽ mẫu vật dưới kính hiển viv.v Trong các kỳ thi Olympic sinh học quốc tế phần thực hành bao giờ cũng

Trang 21

chiếm 50% số điểm Qua đó chúng ta thấy thế giới họ rất coi trọng việc đào tạo KNthực hành cho HS [6].

Trong dạy thực hành, học sinh có thể tự thiết kế các thí nghiệm đơn giản,thay thế các mẫu vật phù hợp với điều kiện thực tiễn v.v như một số thí nghiệmvận chuyển các chất qua màng tế bào, thí nghiệm tách chiết diệp lục, thí nghiệm ảnhhưởng của các yếu tố đến quá trình quang hợp, hô hấp

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

Để có cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã tiến hành quan sát sư phạm,trao đổi ý kiến với các GV bộ môn, dùng phiếu thăm dò ý kiến GV, phiếu điều tra

HS ở 2 trường THPT (THPT Thành Sen, THPT Phan Đình Phùng) và 56 GV Sinhhọc trong tỉnh Hà Tĩnh

* Qua sử dụng phiếu thăm dò ý kiến về phương pháp dạy học của 56 giáoviên Sinh học tham gia lớp tập huấn chuyên môn do Sở GD&ĐT Hà Tĩnh tổ chứctháng 8 năm 2013, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1.1 Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của GV

TT Phương pháp

Mức độ sử dụng Thường

xuyên

Không thường xuyên

Không sử dụng Số

lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

1 Thuyết trình 7 12.50 39 69.64 10 17.86

2 Giải thích minh họa bằng sơ

đồ, bảng biểu, mô hình 21 37.50 27 48.21 8 14.29

3 Vấn đáp tái hiện, thông báo 33 58.93 17 30.36 6 10.71

4 Cho học sinh tự học với

Trang 22

Quý thầy (cô) có nghe nói đến

khái niệm KNVD kiến thức

vào thực tiễn không?

Thường xuyên 0 0.00Thỉnh thoảng 23 41.07Chưa bao giờ 33 58.93

2

Quý thầy (cô) đã từng tham

gia khóa học nào về rèn luyện

KNVD kiến thức vào thực tiễn

cho HS trong dạy học chưa?

Thường xuyên 0 0.00Thỉnh thoảng 0 0.00Chưa bao giờ 56 100.00

3

Quý thầy (cô) có tổ chức các

hoạt động theo hướng rèn

luyện KNVD kiến thức vào

thực tiễn cho HS không?

Thường xuyên 6 10.71Thỉnh thoảng 24 42.86Chưa bao giờ 26 46.43

4

Theo thầy (cô) việc rèn luyện

KNVD kiến thức vào thực tiễn

cho HS trong dạy học sinh học

Rất cần thiết 37 66.07Cần thiết 19 33.93Không cần thiết 0 0.00

5

Trong quá trình dạy học sinh

học, quý thầy (cô) chủ yếu sử

dụng phương pháp dạy học

nào để rèn luyện KNVD kiến

thức vào thực tiễn cho HS?

(GV được chọn 1 đến 2

phương án)

Thuyết trình 12 21.43Nêu vấn đề 22 39.29

Trang 23

theo hướng rèn luyện KNVD

kiến thức vào thực tiễn HS có

những thuận lợi và khó khăn

cơ bản:

xu hướng phát triển củathế giới; được xem làmục tiêu của quá trìnhdạy học; Bộ giáo dục vàđào tạo đã tổ chức nhiềuhoạt động hỗ trợ choviệc rèn luyện KNVDkiến thức; được sự quantâm của các ngành, cáccấp; HS hứng thú và tíchcực học tập

Khó khăn: Phải chuẩn bị

giáo án kĩ nên mất nhiềuthời gian; nhiều hiệntượng thực tiễn liên quannhưng chưa nắm rõ bảnchất; đòi hỏi GV và HSphải có kiến thức liênmôn vững vàng thì mớiđạt hiệu quả cao

Bảng 1.3 Kết quả điều tra về việc rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho

HS trong dạy học phần Sinh học tế bào, SH 10 của GV Sinh học

lượng

Tỉ lệ (%)

1

Quý thầy (cô) cho biết, để

chuẩn bị cho bài mới, ngoài yêu

cầu học sinh về nhà làm các bài

tập trong sách giáo khoa và

Thường xuyên 8 14.29

Trang 24

sách bài tập, việc chú ý vào

việc giao nhiệm vụ cho các em

về nhà tìm hiểu cuộc sống, môi

trường xung quanh về các vấn

đề có liên quan đến kiến thức

trong bài giảng kế tiếp để học

sinh có tâm thế vào bài mới

3

Quý thầy (cô) cho biết, trong

giờ dạy, việc dành thời gian để

Quý thầy (cô) có yêu cầu HS tự

tìm các tình huống thực tiễn liên

quan đến nội dung bài học hay

không?

Thường xuyên 17 30.36Thỉnh thoảng 25 44.64Chưa bao giờ 14 25.00

5 Quý thầy (cô) đã tham gia

Trang 25

* Để đánh giá khách quan, trong tháng 9 đến tháng 11 năm 2013 chúng tôi

đã điều tra 168 học sinh lớp 10 tại 2 trường: Trường THPT Thành Sen và TrườngTHPT Phan Đình Phùng thuộc Thành phố Hà Tĩnh - tỉnh Hà Tĩnh và có được sốliệu như sau:

Bảng 1.4 Kết quả điều tra ý kiến của học sinh về phương pháp dạy học

phần Sinh học tế bào, SH 10 của GV Sinh học

TT Phương pháp

Mức độ sử dụng Thường

xuyên

Không thường xuyên

Không sử dụng Số

lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

1 Thuyết trình (GV trình bày

kiến thức, HS nghe) 54 32.14 89 52.98 25 14.882

Giải thích minh họa (GV

nêu kiến thức, sử dụng tranh

Dạy học nêu vấn đề (GV

nêu vấn đề, yêu cầu HS tư

duy, suy nghĩ trả lời)

69 41.07 81 48.21 18 10.71

7 Dạy học có sử dụng bài tập

tình huống (GV nêu bài tập

tình huống, yêu cầu HS

nghiên cứu, vận dụng kiến

42 25.00 88 52.38 38 22.62

Trang 26

thức để trả lời)

8

Dạy học có sử dụng bài tập

liên hệ với thực tiễn (GV

nêu các bài tập, hiện tượng

thực tiễn có liên quan, yêu

Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành trao đổi, tham khảo bài soạn của các GV bộmôn, tìm hiểu về kết quả các cuộc thi sáng tạo kĩ thuật, vận dụng kiến thức liên môn

để giải quyết các vấn đề thực tiễn của các nhà trường, tổ chức 2 chuyên đề tạitrường THPT Thành Sen gồm: "Phương pháp rèn luyện KN vận dụng kiến thức vàothực tiễn trong dạy học sinh học ở trường THPT" và "Phương pháp học đi đôi vớihành"

* Qua kết quả điều tra nói trên, chúng tôi bước đầu có nhận định thực trạng

về việc rèn luyện KNVD kiến thức sinh học vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinhhọc ở trường THPT hiện nay như sau:

1 Về sử dụng các phương pháp dạy học (Bảng 1.1; 1.4), ta thấy còn nhiều GV

dạy học theo phương pháp thuyết trình, diễn giảng, giải thích minh họa, số GV sửdụng các phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động học tập của HS còn chưanhiều, chưa thường xuyên, đặc biệt là phương pháp dạy học có sử dụng các câu hỏi,bài tập, tình huống vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Dạy học có sử dụng bài tậptình huống, dạy học có sử dụng bài tập thực nghiệm, dạy học dự án…Thậm chí cómột số GV chưa bao giờ sử dụng những phương pháp này, nhất là sử dụng bài tập

Trang 27

thực nghiệm, dạy học dự án Điều đó đã làm hạn chế chất lượng và giảm hứng thúhọc tập bộ môn của học sinh.

2 Về thực trạng việc rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS trong

dạy học sinh học (Bảng 1.2) còn khá mới lạ đối với GV, thậm chí có GV còn chưa

biết tới KN này, và 100% GV đều khẳng định chưa được đào tạo hay tập huấn mộtkhóa nào về phương pháp dạy học này

Nhưng điều đáng mừng là 100% GV đều nhận thức được và cho rằng việc rènluyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS là cần thiết (66,07%) và rất cần thiết(33,93%); đã có nhiều GV đã chú ý rèn KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS (53,58%),mặc dù phần nhiều trong số đó chưa được quan tâm thường xuyên (42,86%)

3 Về thực trạng rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy

học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10: Qua kết quả điều tra (Bảng 1.3; 1.4 và

phỏng vấn trực tiếp) cho thấy trong quá trình giảng dạy hầu hết các thầy cô thường

chỉ tập trung vào các kiến thức và KN cần nắm trong bài để phục vụ cho kiểm tra,cho thi cử mà chưa thực sự quan tâm đến việc rèn luyện KN vận dụng kiến thứcSinh học vào thực tiễn cho học sinh Cụ thể là:

- Để chuẩn bị cho bài mới, thầy (cô) chỉ yêu cầu học sinh về nhà làm các bàitập trong sách giáo khoa và sách bài tập, một số thầy (cô) ra thêm một số bài tậpnâng cao thêm mà chưa chú ý vào việc giao nhiệm vụ cho các em về nhà tìm hiểucuộc sống, môi trường xung quanh về các vấn đề có liên quan đến kiến thức trongbài giảng kế tiếp (48,21%) để học sinh có tâm thế vào bài mới một cách hứng thúhơn

- Trong quá trình hình thành kiến thức mới, thầy (cô) chưa thường xuyên đưa

ra các câu hỏi, các tình huống có vấn đề gắn liền với thực tiễn để học sinh liêntưởng và áp dụng (39,29%); và phần nhiều GV chưa hướng dẫn HS tìm kiến thứcliên hệ thực tiễn để chuẩn bị cho bài mới (32,14%)

- Nhiều thầy (cô) chưa chú ý dành thời gian để cho các em đưa ra nhữngkhúc mắc, những câu hỏi để giải đáp cho các em về những hiện tượng các em quansát được trong đời sống (37,5%)

- Trong các giờ học nói chung, những mâu thuẫn mà các em tìm được trongcác tình huống, các vấn đề thường là mâu thuẫn giữa lí luận với lí luận là chính, cònviệc liên hệ giữa lí luận và thực tiễn còn hạn chế

Trang 28

- Trong quá trình giảng dạy, nhiều thầy (cô) chưa yêu cầu HS tự tìm các tìnhhuống thực tiễn liên quan đến nội dung bài học (25,00%).

- Nhiều thầy (cô) chưa giao hoặc chưa định hướng, hướng dẫn các em HSvận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, làm các đề tài sáng tạokhoa học kĩ thuật (76,79 %) nhằm phát huy KN sáng tạo, góp phần định hướngnghề nghiệp, tìm kiếm những HS có thiên hướng say mê bộ môn của HS

Chính vì vậy mà học sinh dù rất thích vận dụng kiến thức Sinh học vào thựctiễn nhưng vẫn chưa hình thành được thói quen liên hệ giữa những kiến thức lýthuyết học được với thực tế xung quanh các em

Từ kết quả khảo sát ở trên đặt ra một vấn đề đó là làm thế nào để rèn luyện

để nâng cao hơn nữa KN vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn Đó là vấn đềđặt ra mà đội ngũ giáo viên dạy bộ môn Sinh học cần phải trăn trở để có hướng, giảipháp bổ sung vào phương pháp và nội dung trong quá trình giảng dạy, nâng cao

chất lượng dạy học, góp phần đào tạo ra các thế hệ công dân Việt Nam vừa "hồng", vừa "chuyên" (Chủ tịch Hồ Chí Minh), xứng đáng là "nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo" (Phạm Văn Đồng) trong sự nghiệp trồng người.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương này chúng tôi đã tập trung nghiên cứu và trình bày một cách

có hệ thống những cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chúng tôi đã tập trung giảiquyết các nội dung cơ bản như:

- Làm rõ khái niệm KN và KNVD kiến thức vào thực tiễn trong dạy học.Xây dựng Nguyên tắc kết hợp lí luận với thực tiễn trong việc dạy học Sinh học

- Nêu một số phương pháp dạy học tích cực phát triển KNVD kiến thức vàothực tiễn trong dạy học môn Sinh học như: Phương pháp trường hợp; PPDH theo dựán; PPDH khám phá; PPDH thông qua thực hành; Sử dụng câu hỏi - bài tập

- Làm rõ thực trạng dạy học Sinh học và việc rèn luyện KNVD kiến thức sinhhọc vào thực tiễn cho HS trong dạy học phần "Sinh học tế bào" ở trường THPT hiệnnay Qua khảo sát thực trạng dạy học ở các trường THPT cho thấy: việc sử dụng cácbiện pháp nhằm rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học

Trang 29

sinh học vẫn còn hạn chế.

Từ những vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy việc rèn luyện KNVD kiến thứcvào thực tiễn cho HS trong dạy học nói chung, dạy học sinh học nói riêng là việclàm rất cần thiết Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn luyệnKNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học sinh học, chúng tôi sẽ nghiêncứu và đề xuất các biện pháp rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS

Trang 30

CHƯƠNG 2 SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP SƯ PHẠM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THPT

TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10

2.1 Một số căn cứ để đưa ra các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10

2.1.1 Đặc điểm về chương trình và SGK Sinh học hiện nay

2.1.1.1 Yêu cầu của chương trình, SGK và trình độ của học sinh

Chương trình SH hiện nay đã được đổi mới theo hướng chống quá tải, giảmtính hàn lâm, tăng tính thực tiễn, thực hành vận dụng, giảm số tiết học trên lớp, tăngthời gian tự học, mở rộng hoạt động ngoại khóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việchòa nhập với xã hội, phát triển nhân cách, phát triển năng lực tự học tự hành động[2]

Các kiến thức được trình bày trong chương trình là các kiến thức SH đạicương, chỉ ra những nguyên tắc, những quy luật vận động chung cho sinh giới.Chương trình SH THPT hiện nay đã kế thừa chương trình PTTH cải cách giáo dục(áp dụng từ 1987 đến nay) và chương trình thí điểm PTTH chuyên ban (1993 -2000) [6]

Hiện nay, một số vấn đề đang được quan tâm là chuyển dần từ việc xây dựngchương trình theo từng môn học truyền thống sang xây dựng chương trình tích hợpliên môn, theo từng chủ điểm gần gũi với những vấn đề đặt ra trong đời sống thực tếcủa HS

SGK là tài liệu học tập chủ yếu dùng cho HS học tập đồng thời còn là tài liệu

để GV sử dụng trong việc chuẩn bị và tiến hành quá trình giảng dạy SGK sinh họchiện nay, đã chuyển cách trình bày truyền thống kiểu thông báo, giải thích, minhhọa sang cách tổ chức các hoạt động tìm tòi khám phá, với sự trợ giúp của giáo viênqua đó HS tự lực chiếm lĩnh nội dung bài học Nội dung và cách trình bày của SGKcũng góp phần giúp HS học tốt, yêu thích môn học Bằng những hoạt động học tập

đó, HS trưởng thành cả về kiến thức, kĩ năng, thái độ và cả phương pháp khoa học,phương pháp học tập

Như vậy, để có thể đáp ứng được yêu cầu của chương trình và SGK hiệnhành, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo thì người GV cần tìm các biện

Trang 31

pháp nhằm nâng cao kĩ năng ứng dụng kiến thức phù hợp với trình độ của mỗi HS

để các em có thể tự lực chiếm lĩnh lấy kiến thức, góp phần cải tạo thực tiễn

2.1.1.2 Cấu trúc chương trình Sinh học THPT hiện nay

- Cấu trúc, nội dung chương trình Sinh học bậc THPT

Lớp Nội dung Thời lượng (Số tiết)

Chuẩn Nâng cao

43018

11 - Sinh học cơ thể - Thực vật

- Động vật, người

2424

2424

3317212

- Các kiến thức Sinh học trong chương trình THPT được trình bày theo cáccấp tổ chức sống, từ các hệ nhỏ đến các hệ lớn: TB → cơ thể → quần thể → loài →quần xã → hệ sinh thái - sinh quyển, cuối cùng tổng kết những đặc điểm chung củacác cấp tổ chức sống theo quan điểm tiến hóa - sinh thái [6]

Cấu trúc chung của một bài học lý thuyết bao gồm: Nội dung bài học →Tóm tắt nội dung bài học → Câu hỏi - bài tập → Mục “em có biết”

Các kiến thức trình bày trong chương trình THPT là những kiến thức Sinhhọc đại cương, chỉ ra những nguyên tắc tổ chức, những qui luật vận động chung chogiới sinh vật Quan điểm này được thể hiện theo các ngành nhỏ trong sinh học: TBhọc, Di truyền học, Tiến hóa, Sinh thái học đề cập những qui luật chung, khôngphân biệt từng nhóm đối tượng Chương trình được thiết kế theo mạch kiến thức vàtheo kiểu đồng tâm, mở rộng qua các cấp học như chương trình THPT dựa trênchương trình Trung học cơ sở và được phát triển theo hướng đồng tâm, mở rộng.[17]

2.1.2 Phân tích cấu trúc và nội dung phần Sinh học tế bào, SH 10

2.1.2.1 Mục tiêu của phần sinh học tế bào

Trang 32

* Về kiến thức:

- HS trình bày được các kiến thức cơ bản về thành phần hoá học, vai trò củanước, cấu trúc và chức năng của các hợp chất hữu cơ chủ yếu cấu tạo nên TB, trìnhbày được cấu trúc và chức năng của các thành phần của TB nhân sơ, TB nhân thực

- HS phân biệt được sự khác nhau giữa nguyên tố đại lượng/đa lượng vànguyên tố vi lượng, sự khác nhau giữa TB nhân sơ và TB nhân thực

- HS nêu và giải thích được các cơ chế vận chuyển các chất qua màng sinhchất, phân biệt được hình thức vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động, phânbiệt được xuất bào, nhập bào

- HS trình bày được khái niệm, bản chất của hô hấp, quang hợp xảy ra ở bêntrong TB Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp

- HS trình bày được khái niệm về chu kì TB, phân biệt được nguyên phân vàgiảm phân, thông hiểu được nguyên lí điều hoà chu kì TB có ý nghĩa lớn trong lĩnhvực y học

* Về kĩ năng:

Rèn luyện cho HS các kĩ năng sau:

- Kĩ năng học tập: Rèn luyện và phát triển kĩ năng học tập (kĩ năng phân tíchtổng hợp, khái quát hoá – trừu tượng hoá, so sánh, suy luận…), kĩ năng tự học (biếtthu thập, xử lí thông tin về thành phần hoá học, cấu trúc TB, chuyển hoá vật chất

và năng lượng trong TB và phân bào )

- Kĩ năng sinh học: Rèn luyện và phát triển các kĩ năng thực hành sinh học, kĩnăng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học

- Kĩ năng vận dụng kiến thức: Rèn luyện cho HS biết vận dụng các kiến thức

đã học để làm các câu hỏi - bài tập, giải thích các hiện tượng thực tiễn, ứng dụngcác cơ chế sinh học trong sản xuất và đời sống hàng ngày, tạo ra các sản phẩmmới

Mức độ cần đạt về kiến thức được xác định theo 6 mức độ: nhận biết, thônghiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo [6] Trong đó mức độ sáng tạo làmức độ cao nhất của nhận thức, yêu cầu HS tạo ra được mô hình mẫu mới, mộtmạng lưới các quan hệ trừu tượng

* Về thái độ:

Trang 33

- HS được củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việcnhận thức được bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học.

- Có ý thức vận dụng các tri thức, kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động,học tập

Như vậy, trong mục tiêu của chương trình ngoài việc cung cấp những kiến thức

cơ bản đã chú ý yêu cầu phát triển các kĩ năng như kĩ năng thực hành, kĩ năng quansát, kĩ năng học tập, kĩ năng so sánh, kĩ năng vận dụng kiến thức

Trong dạy - học cần chú trọng bồi dưỡng tính chủ động, tự học cho mỗi HS,kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, phát huy khả năng tìm tòi,sáng tạo về Sinh học của những HS có thiên hướng về Sinh học, qua đó góp phầnphát hiện, bồi dưỡng HS có năng khiếu, tạo nguồn cho các ngành khoa học tự nhiênnói chung và Sinh học nói riêng

Mục tiêu của quá trình dạy - học là học sinh biết vận dụng kiến thức, do vậy

GV cần phải tạo thói quen cho các HS tự mình đặt các câu hỏi "tại sao?", "nội dungkiến thức này có ứng dụng gì, ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?","nội dung này

có hiện tượng nào liên quan?", "nếu áp dụng kiến thức này vào cuộc sống chúng ta

có thể làm những gì, làm như thế nào?"

2.1.2.2 Cấu trúc, nội dung phần Sinh học tế bào, SH 10

TB là đơn vị cấu tạo nên mọi cơ thể sống Vì vậy SH TB là một phần đặc biệtquan trọng trong lĩnh vực SH Phần sinh học TB (SH 10) giới thiệu các đặc điểmđặc trưng cơ bản của sự sống ở cấp TB được bổ sung rất nhiều kiến thức mới vàhiện đại

Phần Sinh học TB lớp 10, ban cơ bản gồm các nội dung sau:

- Thành phần hoá học của TB: Thành phần, vai trò của các chất vô cơ và cácchất hữu cơ trong TB

- Cấu trúc của TB: Cấu trúc TB nhân sơ, TB nhân thực, cấu trúc và chứcnăng cuả các bộ phận, các bào quan trong TB Vận chuyển các chất qua mang sinhchất Thực hành: Quan sát TB dưới kính hiển vi, thí nghiệm co và phản co nguyênsinh

- Chuyển hoá học vật chất và năng lượng ở TB: Chuyển hoá năng lượng; vaitrò enzim trong chuyển hoá vật chất; hô hấp TB, quang tổng hợp Thực hành: Một

số thí nghiệm về enzim

Trang 34

- Phần bào: Chu kì TB và các hình thức phân bào ở sinh vật nhân thực Thựchành: Quan sát các kì nguyên phân qua tiêu bản.

2.1.2.3 Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt phần Sinh học tế bào, SH 10

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ Sinh học TB

- Nêu được các thành phần hoá học của TB

- Kể được các vai trò sinh học của nước đối với TB

Kể tên được các nguyên tố cơ bản của vật chất sống,phân biệt được nguyên tố đa lượng và nguyên tố vilượng

- Nêu được cấu tạo hoá học của cacbohiđrat, lipit,prôtêin, axit nuclêic và kể được các vai trò sinh họccủa chúng trong TB

Kiến thức

- Mô tả được các thành phần chủ yếu của một TB

Mô tả được cấu trúc TB vi khuẩn Phân biệt được

TB nhân sơ với TB nhân thực; TB động vật và TBthực vật

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân TB,các bào quan (ribôxôm, ti thể, lạp thể, lưới nộichất ), TB chất, màng sinh chất

- Nêu được các con đường vận chuyển các chất quamàng sinh chất Phân biệt được các hình thức vậnchuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập bào

- Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu,

ưu trương, nhược trương, đẳng trương

Kĩ năng

Làm được thí nghiệm co, phản co nguyên sinh

- Chú ý phânbiệt nhómbào quantheo chứcnăng hoặctheo cấutrúc

Trang 35

lượng trong

TB

IV Phân bào

chuyển hoá năng lượng, hố hấp, quang hợp)

- Nêu được quá trình chuyển hoá năng lượng Mô tảđược cấu trúc và chức năng của ATP Nêu được vaitrò của enzim trong TB, các nhân tố ảnh hưởng tớihoạt tính của enzim Điều hoà hoạt động trao đổichất

- Phân biệt được từng giai đoạn chính của các quátrình quang hợp và hô hấp

Kĩ năng

Làm được một số thí nghiệm về enzim

Kiến thức

- Mô tả được chu trình TB

- Nêu được những diễn biến cơ bản của nguyênphân, giảm phân

- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân

Kĩ năng

- Quan sát tiêu bản phân bào

- Biết lập bảng so sánh giữa nguyên phân và giảmphân

2.2 Những nội dung của phần Sinh học tế bào, SH 10 có thể thiết kế các hoạt động dạy học rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS

Chương Nội dung kiến

thức Nội dung cần vận dụng vào thực tiễn

- Vai trò của các nguyên tố đa lượng, vi lượng

- Liên hệ trong chế độ ăn uống hàng ngày

- Giải thích hiện tượng cơ thể sinh vật thiếu một sốnguyên tố như Iot gây bướu cổ ở người, thiếu Mg gâyvàng lá ở thực vật

2 Nước và vai

trò của nước

- Liên hệ giải thích các hiện tượng như: giọt nước cóhình cầu; nước đá nổi trong nước thường; hiện tượngmưa axit; con nhện nước có thể chạy trên mặt nước;khi biết đêm nay sẽ có băng giá, nông dân thường tưới

Trang 36

nước để bảo vệ cây

- Vai trò của nước có liên hệ với các nội dung:

+ Sinh trưởng, phát triển, năng suất cây trồng, vậtnuôi

+ Công tác quy hoạch đô thị, bảo vệ môi trường

+ Cung cấp nước hàng ngày cho con người; bổ sungnước kịp thời khi bị tiêu chảy, tai nạn

+ Bảo quản rau củ quả v.v

3 Cacbon

hiđrat

Liên quan đến các hiện tượng và vấn đề thực tiễn như:

- Tại sao bệnh nhân bị tiêu chảy thường được các bác

sỹ cho uống glucôzơ và muối có nồng độ cao?

- Tại sao cơm nhai càng kĩ lại càng cảm thấy ngọt? Vìsao ăn cơm cháy lại có vị ngọt hơn cơm bình thường?

- Giải thích tạo sao đường saccarôzơ và đườngmantozơ đều là đường đôi nhưng saccarôzơ lại không

có tính khử? Bằng thí nghiệm nào để phân biệt 2 loạiđường này trong ống nghiệm?

4 Lipit

Kiến thức phần lipit giúp HS có thể liên hệ thực tiễntrong các nội dung:

- Phân biệt mỡ và dầu

- Nguyên nhân của xơ vữa động mạch, gây đột quỵ tim

5 Protêin Prôtêin liên quan đến nhiều kiến thức thực tiễn như:

- Tại sao thịt của các loài động vật lại khác nhau

- Trên vỏ tôm, cua luộc lại có màu đỏ

- Một số người dị ứng với những thức ăn như nhộng,tằm, cua

Trang 37

- Khu đung nóng (nấu canh) thì prôtêin của cua đóngthành từng mảng.

- Khi bị nhiễm khuẩn (Ví dụ: bị cảm cúm), cơ thể nónglên

- Con người đã dùng kháng sinh diệt các loài vi khuẩn

mà ít hoặc không gây hại đối với TB người

- Sản xuất sinh khối (thức ăn, ) từ vi khuẩn

- Ứng dụng lên men sữa chua, muối dưa chua

2 Cấu trúc TB

nhân thực

- Liên hệ cấu trúc và chức năng của các bào quan

- Giải thích một số nội dung liên quan:

+ Nếu sử dụng thuốc giảm đau, an thần thường xuyênthì có thể xảy ra hiện tượng nhờn thuốc (dùng liều caomới có tác dụng)

+ Lá cây có màu xanh lục

+ TB thực vật có thành xellulôzơ vững chắc, vì sao TBthực vật vẫn có thế lớn lên được

- Liên hệ việc cấy ghép mô tế bào

- Liên hệ các hiện tượng: dùng gỗ làm bàn ghế, võngoài vững chắc của một số côn trùng

3 Vận chuyển

các chất quamàng sinh chất

- Nội dung vận chuyển các chất qua màng có nhiềukiến thức vận dụng như:

+ Chế độ ăn uống hàng ngày, nhất là hàm lượng muốiliên quan đến thận

+ Vào các dịp tết, người dân thường làm mứt bí, mứt

cà rốt bằng cách luộc qua nước sôi sau đó tẩm đường + Sử dụng nước muối để rửa vết thương

+ Dưa muối lại có vị mặn và dăn deo

+ Bón quá nhiều phân thì cây trồng bị chết

Trang 38

+ Dùng nước giải (nước tiểu) tưới cây thì cây bị héo.+ Vì sao những vận động viên hay sử dụng đồ uốnggiàu chất hoà tan?

+ Chẻ cọng rau muống, chẻ một quả ớt thành nhiềumảnh nhỏ nếu để ở môi trường ngoài thì không thấy gìxảy ra, nhưng nếu đem ngâm trong nước thì thấy cọngrau muốn cong ra phía ngoài Giải thích?

- Nêu cách xào rau muống không bị quắt lại và vẫnxanh mướt? Giải thích tại sao rau bị quắt lại?

- Ứng dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm bằngphương pháp ngâm muối, đường

Liên hệ chế độ ăn uống và khả năng hấp thụ các chấtdinh dưỡng

- Giải thích một số hiện tượng liên quan như:

+ Tại sao khi chúng ta hoạt động tập thể dục thể thaothì các TB cơ lại sử dụng đường glucôzơ trong hô hấphiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ranhiều ATP hơn?

+ Giải thích tại sao TB cơ nếu co liên tục sẽ “mỏi” vàkhông thể tiếp tục co được nữa?

+ Tại sao rễ ngập úng lâu ngày cây bị héo và chết?

- Liên hệ quá trình lên men rượu, lên men lăctic

Trang 39

- Liên hệ với các phương pháp nhân giống vô tính ởthực vật: giâm, chiết, ghép cành, nuôi cấy mô, TB thựcvật; cấy truyền phôi, nhân bản vô tính ở động vật.

- Hiện tượng tái sinh, hồi phục vết thương ở động vật

- Giải thích sự hợp lí trong cấu trúc, chức năng củaNST

4.3 Giảm phân

- Giải thích được sự đa dạng phong phú ở các loài sinhsản hữu tính

- Phát huy ưu điểm của các phương pháp nhân giống

2.3 Qui trình rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh THPT trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10

Qui trình rèn luyện KN đã được một số nhà tâm lí học và lí luận dạy - họcquan tâm nghiên cứu Qui trình rèn luyện KN do các tác giả đưa ra tuy có sự khácnhau về số lượng các khâu, các bước cụ thể nhưng về cơ bản là thống nhất với nhau.Chẳng hạn theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn và Trần Quốc Thành, sự rèn luyện kĩnăng được chia thành 2 bước: Bước một, người học nắm vững các tri thức về hànhđộng hay hoạt động Bước hai, người học thực hiện được các hành động theo các trithức đó Để thực hiện hành động có kết quả thì phải có tập dượt, có sự quan sátmẫu, làm thử Hành động càng phức tạp sự tập dượt càng phải nhiều Muốn kĩ năng

có sự ổn định, mềm dẻo, có thể vận dụng vào các điều kiện tương tự, sự tập dượtcàng phải đa dạng

Theo X.I Kixegops quá trình rèn luyện kĩ năng gồm 5 giai đoạn là người họcđược giới thiệu cho biết về hành động sắp phải thực hiện, diễn đạt các qui tắc lĩnhhội hoặc tái hiện lại những hiểu biết mà dựa vào đó các kĩ năng, kĩ xảo được tạo ra,trình bày mẫu hành động, người học tiếp thu hành động một cách thực tiễn; đưa racác bài tập độc lập và có hệ thống Trong các giai đoạn trên giai đoạn trình bày mẫuhành động là rất cần thiết nhưng không được gây cho người học sự bắt chước máy

Trang 40

móc Các giai đoạn phải được kết hợp chặt chẽ để đảm bảo tính mềm dẻo và tính dichuyển của các kĩ năng [28].

Theo quan điểm của các tác giả nói trên, kết hợp với thực tiễn trong quá trìnhdạy học, chúng tôi cho rằng qui trình rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho

HS gồm các bước theo hình 2.1 sau:

Hình 2.1 Quy trình rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn

Quy trình gồm 6 bước:

Bước 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu hoạt động và xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho HS

- Hoặc GV giới thiệu hoạt động và HS tự xác định mục tiêu, nhiệm vụ họctập dưới sự hướng dẫn của GV

Bước 2: Xác định nội dung kiến thức cần vận dụng vào thực tiễn

- GV cung cấp phương tiện (các hình vẽ, mô hình, bảng biểu, sơ đồ, nộidung đã chuẩn bị sẵn hoặc thông tin trong sách giáo khoa ở từng mục, từng phầntương ứng) và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ (trả lời câu hỏi, mô tả, điền từ, hoànchỉnh sơ đồ, tranh luận, giải quyết tình huống, nêu hiện tượng thực tiễn mà HS cho

Xác định

cơ sở khoa học của nội dung kiến thức vận dụng vào thực tiễn

Chọn các ý tưởng, giải pháp tốt nhất

Đánh giá kết quả

Tổ chức các biện pháp vận dụng thực tiễn

Ngày đăng: 20/07/2015, 12:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Trung học Phổ thông chu kì 3 (2004-2007), Viện nghiên cứu sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Trung học Phổ thông chu kì 3 (2004-2007)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2005
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học , Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sinh học 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sinh học 10 - Sách giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 10 - Sách giáo viên
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Sinh học. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Sinh học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chỉ đạo chuyên môn giáo dục trường THPT (Dự án phát triển giáo dục THPT), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ đạo chuyên môn giáo dục trường THPT (Dự án phát triển giáo dục THPT)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2009
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ngân hàng phát triển Châu Á (2013), Tài liệu các kĩ thuật đánh giá trong lớp học, kinh nghiệm quốc té và đề xuất áp dụng cho bậc học phổ thông ở Việt Nam (lưu hành nội bộ), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu các kĩ thuật đánh giá trong lớp học, kinh nghiệm quốc té và đề xuất áp dụng cho bậc học phổ thông ở Việt Nam (lưu hành nội bộ)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ngân hàng phát triển Châu Á
Năm: 2013
11. Nguyễn Thị An (2012), Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng suy luận cho học sinh trong dạy - học phần Sinh học tế bào (Sinh học 10 THPT). Luận văn Thạc sỹ giáo dục,trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng suy luận cho học sinh trong dạy - học phần Sinh học tế bào (Sinh học 10 THPT)
Tác giả: Nguyễn Thị An
Năm: 2012
12. Hồ Sỹ Anh (2013), Tìm hiểu về kiểm tra, đánh giá học sinh và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực. Tạp chí khoa học ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, trang 131-143 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu về kiểm tra, đánh giá học sinh và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực
Tác giả: Hồ Sỹ Anh
Năm: 2013
13. Dương Xuân Bảo, (2009), Khúc giữa của con cá (Một số vấn đề về phương pháp luận sáng tạo), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khúc giữa của con cá (Một số vấn đề về phương pháp luận sáng tạo)
Tác giả: Dương Xuân Bảo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
14. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học Sinh học (phần đại cương). NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học Sinh học (phần đại cương)
Tác giả: Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
15. Nguyễn Phúc Chỉnh (2006), Phương pháp grap trong dạy học Sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp grap trong dạy học Sinh học
Tác giả: Nguyễn Phúc Chỉnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
16. Hoàng Việt Cường (2009), Nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10). Luận văn Thạc sĩ giáo dục, Trường Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả thí nghiệm trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10)
Tác giả: Hoàng Việt Cường
Năm: 2009
17. Nguyễn Duân (2009), Các biện pháp tổ chức học sinh diễn đạt nội dung sách giáo khoa trong dạy học Sinh học ở Trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục , số 227, tr. 59 - 62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp tổ chức học sinh diễn đạt nội dung sách giáo khoa trong dạy học Sinh học ở Trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Duân
Năm: 2009
18. Phan Đức Duy, Đinh Quang Báo (1994), Qui trình sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học, Thông báo Khoa học, ĐHSP Hà Nội, Số 2/1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qui trình sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học
Tác giả: Phan Đức Duy, Đinh Quang Báo
Năm: 1994
19. Phan Đức Duy (1999), Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho học sinh kỹ năng dạy học sinh học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho học sinh kỹ năng dạy học sinh học
Tác giả: Phan Đức Duy
Năm: 1999
20. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1999
21. Trần Bá Hoành (1996), Kĩ thuật dạy học sinh học (Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1993-1996 cho giáo viên PTTH), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ thuật dạy học sinh học (Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1993-1996 cho giáo viên PTTH)
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
22. Trần Bá Hoành, (2004), Các năng lực và kĩ năng dạy học sinh học ở THCS, Tạp chí Khoa học Giáo dục, trang 102 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các năng lực và kĩ năng dạy học sinh học ở THCS
Tác giả: Trần Bá Hoành
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w