Để khắc phục những mặt hạn chế trên ngay tại đơn vị trường THCS- THPT Hồng Vân với môn Toán 12 tôi có sáng kiến kinh nghiệm “ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN 12 PHÙ HỢP
Trang 1A MỞ ĐẦU
I Lí do chọn đề tài
Trong những năm trở lại đây, đổi mới phương pháp dạy học được nói đến nhiều
trong quá trình giảng dạy Trước đòi hỏi của thực tiễn, nước ta đang trên con đườnghội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học
là hết sức cần thiết Luật giáo dục năm 2005 Điều 28.2 có ghi: “ Phương pháp dạy
học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
Và trong các môn học tại cấp THPT, môn Toán là môn rất quan trọng Vì nó
không đơn thuần giúp học sinh hình thành kĩ năng tư duy, suy luận mà còn giúphọc sinh hình thành nhân cách, kĩ năng sống Hơn nữa một đặc trưng của môn Toán
là khả năng ứng dụng trong thực tế cao Đặc biệt là môn Toán lớp 12, là môn họccác em cần vượt qua trong kỳ thi THPT quốc gia Dẫn tới việc đổi mới PPDH đãđược áp dụng trong từng lớp học đối với đặc trưng của môn Toán là một trongnhững vấn đề cấp thiết hiện nay góp phần thực hiện thắng lợi theo chủ đề của năm
học 2016- 2017 là “ Kỷ cương- Nề nếp- Chất lượng- Hiệu quả ” Để thực hiện tốt
mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên cần thực hiện tốt việc đổi mới công tác kiểm tra,đánh giá, xếp loại học sinh
Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh không chỉ đơn thuần đánh giá khả năngtiếp thu và lĩnh hội kiến thức, cho điểm của học sinh để đánh giá Song trên thực tế,tại nhiều đơn vị trường THPT trong đội ngũ giáo viên vẫn chỉ thực hiện như trênvới những nguyên nhân căn bản sau:
Một là, việc đánh giá kết quả bài học( mà rộng hơn là: một chương, một phần
chương trình học, ) giáo viên chưa chú trọng được mục tiêu và thiết kế bài họcgiúp học sinh (HS) và giáo viên (GV) nắm bắt được thông tin liên hệ hai chiều đểđiều chỉnh hoạt động dạy và học
Hai là, nội dung kiểm tra, đánh giá chưa toàn diện, bao gồm cả kiến thức, kĩ
năng và phương pháp hoặc là chỉ dừng lại tái hiện kiến thức va kĩ năng mà chưa đềcấp đến khả năng sáng tạo của học sinh
Ba là, vẫn còn thói quen kiểm tra, đánh giá nặng về công tác cho điểm xếp loại
mà chưa chú trọng đến phê những ưu điểm và nhược điểm của HS khi làm bài,chưa quan tâm đến việc điều chỉnh hoạt động và dạy của cả thầy và trò Thông quakết quả của HS, giáo viên chưa chú trọng việc dạy lấp chỗ hổng kiến thức cho họcsinh cũng như công tác bồi dưỡng cho học sinh Chưa chú trọng đến các biện pháp
tự học, tự đánh giá của học sinh
Đặc biệt đối với trường của chúng tôi là trường thuộc huyện miền núi, đa số là con
em người dân tộc như dân tộc Pa Kô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa Hy, phần lớn các em mấtkiến thức cơ bản, động cơ và thái độ học tập chưa xác định đúng nên việc tìm ranhững giải pháp mới động viên các em học tập lại càng có ý nghĩa quan trọng Nói
Trang 2đến việc đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học không còn quá xa lạ đối với độingũ giáo viên các trường THPT nói chung và giáo viên trường THCS- THPT HồngVân nói riêng Bởi vì trong những năm gần đây Sở giáo dục Thừa Thiên Huếthường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng như cócác văn bản về hướng dẫn đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học Với kinhnghiệm thực tế của bản thân và trên những cơ sở lý luận có sẵn tôi tập trung vào
việc xây dựng những kỹ thuật góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học
Toán 12 phù hợp với đối tượng học sinh của trường
Để khắc phục những mặt hạn chế trên ngay tại đơn vị trường THCS- THPT
Hồng Vân với môn Toán 12 tôi có sáng kiến kinh nghiệm “ĐỔI MỚI KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN 12 PHÙ HỢP VỚI ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH CỦA TRƯỜNG” thể hiện cụ thể qua các mặt sau:
Một là, ngay từ đầu năm học, đầu kì học, đầu chương học giáo viên cần xây
dựng kế học kiểm tra đánh giá học sịnh Việc đánh giá kết quả bài học( mà rộnghơn là: một chương, một phần chương trình học, ) giáo viên cần chú trọng đượcmục tiêu và thiết kế bài học giúp học sinh (HS) và giáo viên (GV) nắm bắt đượcthông tin liên hệ hai chiều để điều chỉnh hoạt động dạy và học
Hai là, nội dung kiểm tra, đánh giá cần toàn diện, bao gồm cả kiến thức, kĩ
năng và khả năng sáng tạo của học sinh phù hợp học sinh dân tộc
Ba là, việc kiểm tra, đánh giá không dừng lại ở công tác cho điểm, xếp loại,
đánh giá học sinh mà cần chú trọng đến phê những ưu điểm và nhược điểm của HSkhi làm bài Quan tâm đến việc điều chỉnh hoạt động và dạy của cả thầy và trò.Thông qua kết quả của HS, giáo viên thực hiện nghiêm túc có hiệu quả việc dạy lấpchỗ hổng kiến thức cho học sinh cũng như công tác bồi dưỡng cho học sinh Từ đó
đề xuất các biện pháp tự học, tự đánh giá của học sinh
Cuối cùng, là việc áp dụng kĩ thuật trong công tác kiểm tra, đánh giá học sinh
là rất quan trọng đối với giáo viên Trong thực tế nhiều giáo viên vẫn còn yếu vàthiếu về kĩ thuật kiểm tra đánh giá học sinh Nội dụng sáng kiến kinh nghiệm sẽgiải quyết căn bản vấn đề này
II Mục tiêu nghiên cứu
1 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nhiệm “ ĐỔI MỚI KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN 12 PHÙ HỢP VỚI ĐỐI
TƯỢNG HỌC SINH CỦA TRƯỜNG” giúp cho:
a Về phía giáo viên:
- Một là, đánh giá được một cách toàn diện học sinh về kiến thức và kĩ năng giúphọc sinh (HS) và giáo viên (GV) nắm bắt được thông tin liên hệ hai chiều để điềuchỉnh hoạt động dạy và học
- Hai là, giúp cho giáo viên xây dựng nội dung kiểm tra, đánh giá toàn diện, baogồm cả kiến thức, kĩ năng và phù hợp khả năng sáng tạo của học sinh Xây dựng kĩ
Trang 3thuật trong công tác kiểm tra, đánh giá học sinh về kiến thức, kĩ năng và khả năngsáng tạo của học sinh
- Ba là, việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh, người thầy phê những ưu điểm
và nhược điểm của HS khi làm bài Qua đó để tâm đến việc điều chỉnh hoạt động
và dạy của cả thầy và trò Thông qua kết quả của HS, giáo viên thực hiện nghiêmtúc có hiệu quả việc dạy lấp chỗ hổng kiến thức cho học sinh nhằm giải quyết dứtđiểm học sinh yếu, kém, ngồi nhầm lớp trong từng tiết học, từng tuần học và từnghọc kì
b Về phía học sinh:
Thông qua nội dung kiểm tra, kết quả kiểm tra và những định hướng của giáoviên về những mặt ưu điểm và nhược điểm từ đó tự xây dựng cho bản thân các biệnpháp tự học, tự đánh giá của học sinh
Cuối cùng, là việc áp dụng kĩ thuật trong công tác kiểm tra, đánh giá học sinh làrất quan trọng mà nội dung SKKN sẽ giải quyết căn bản nội dung này
2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm ra những giải pháp, biện pháp cụ thể trong kĩ thuật
kiểm tra, đánh giá học sinh
III Phạm vi nghiên cứu
1 Phạm vi của đề tài: Vấn đề đổi mới kĩ thuật kiểm tra, đánh giá học sinh trong
môn Toán 12
2.Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 27 tháng 08 năm 2016 đến hết ngày hết ngày 06
tháng 5 năm 2017
B NỘI DUNG
Chương I : CƠ SỞ LÍ LUẬN
I Yêu cầu chung về công tác kĩ thuật kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được xác định từ mục tiêudạy học nhằm giúp người học và người thầy nắm được thông tin ngược chiều đểđiều chỉnh
Nội dung kiểm tra, đánh giá phải toàn diện, bao gồm cả kiển thức, kĩ năng, tưduy và phương pháp, không chỉ yêu cầu thiên về tái hiện kiến thức và kĩ năng Việc kiểm tra đánh giá kết quả bài học cần tính đến ngay khi xác định mục tiêu
và thiết kế bài dạy nhằm giúp cho HS và GV kịp thời mắm được những thông tinngược chiều để điều chỉnh hoạt động dạy và học
Để đổi mới công tác đánh giá, cần nắm vững mối quan hệ giữa kiểm tra lượnggiá và đánh giá, khắc phục thói quen khá phổ biến là khi GV chấm bài của HS chỉchú trọng đến cho điểm, ít cho lời phê ghi rõ ưu điểm của HS khi làm bài
Trong PPDH đổi mới, để phát huy vai trò tích cực chủ động của HS, GV cầnhướng dẫn HS phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình
II Công tác kiểm tra – đánh giá
Mục đích đánh giá và các yêu cầu sư phạm
Trang 41 Mục đích: Trong dạy học việc đánh giá HS nhằm mục đích sau
* Đối với HS: Cung cấp cho họ thông tin ngược chiều về quá trình học tập cảu bảnthân để họ tự điều chỉnh quá trình học tập, kích thích hoạt động học tập, khuyếnkhích năng lực tự đánh giá
* Đối với GV: Cung cấp cho người thầy những thông tin cần thiết nhằm định xácđịnh đúng hơn về năng lực nhận thức của HS trong học tập, từ đó đề xuất các biệnpháp kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học, thực hiện mục đích dạy học
Các yêu cầu sư phạm trong việc đánh giá HS: Khách qua, toàn diện, hệ thống,công khai
c) Đánh giá tổng kết được thực hiện sau quá trình dạy học (tức là sau khi kết thúcmôn học, khóa học, ), hướng vào thành phẩm cuối cùng nhằm hiểu được mức độthực hiện mục đích và đánh giá tổng quát kết quả học tập của HS
2 Kĩ thuật đánh giá: Thông thường sử dụng câu hỏi và bài tập
Trong việc biên soạn và sử dụng câu hỏi, bài tập để kiểm tra đánh giá cần đảmbảo những yêu cầu sau:
* Câu hỏi và bài tập phải phù hợp với yêu cầu của chương trình, với chuẩn kiếnthức kĩ năng tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sát với đối tượng
hợp, khuyến khích học sinh suy nghĩ tích cực
* Việc đánh giá kết quả không đơn thuần là chỉ cho điểm mà kèm theo đó cần
có nhận xét ưu khuyết điểm về nội dung và hình thức trình bày và phương pháp học tập, đề suất được phương hướng bổ cứu và kế hoạch giúp HS khắc phục
* Công cụ đánh giá
a) Loại công cụ là đề kiểm tra viết: Trước đây, thường chỉ dùng cho tự các câu tựluận, nay có thể được áp dụng cho cả câu hỏi TNKQ( trắc nghiệm khác quan)
b) Loại công cụ là câu hỏi:
+ Câu hỏi tự luận
Trang 5+ Câu hỏi TNKQ
3 Căn cứ vào các văn bản pháp quy:
+ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
+ Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương tr nh, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
+ Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh;
+ Công văn 5482 của Bộ GD- ĐT về dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng;
+ Căn cứ Hướng dẫn số 3031/BGDĐT-GDTrH ngày 26/8/2016 của Bộ GD&ĐT vềviệc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017;
+ Căn cứ vào Luật Giáo dục năm 2005;
+ Căn cứ vào hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra ban hành theo Công văn số8773/BGDĐT - GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT;
+ Căn cứ công văn 1849/SGDĐT-GDTrH ngày 17 tháng 08 năm 2016 của SởGD&ĐT Tỉnh T.T Huế về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017;+ Căn cứ vào Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của Trường THCS- THPT Hồng vân vàcủa cá nhân tôi năm học 2016- 2017;
- Ý thức của một bộ phận học sinh trong học tập và rèn luyện chưa cao, điều
đó càng đặt ra cho chúng ta phải tìm ra phương pháp dạy học có sự lôi cuốn
đối với học sinh yếu, phát huy được tính tích cực của học sinh
- Học sinh đã tích cực thực hiện nhiệm vụ theo sự điều khiển của giáo viênnhưng chưa chủ động, thiếu sự sáng tạo, còn mang tính dập khuôn, máy móc
- Hầu như các môn học đều liên quan đến các môn Toán Việc trình bày một bài toán cũng tương tự như làm một bài văn, đủ ba phần mở bài, thân bài và kết luận Nhưng trong thực tế nhiều học sinh yếu về logic trình bày; sử dụng ngôn ngữ và kí hiệu không hợp lý Một số học sinh mất kiến thức cơ bản
- Đổi mới trong hình thức thi tốt nghiệp THPT nên một số học sinh chưa định hướng phương pháp học tập hợp lý, đặc biệt môn Toán thi trắc nghiệm 100%với 50 câu hỏi trong 90 phút làm bài sẽ là thử thách khó khăn với các em
2 Những khó khăn của GV:
Trong việc biên soạn và sử dụng câu hỏi, bài tập để kiểm tra đánh giá giáo viên
thông thường gặp phải:
Một là, công tác kiểm tra đánh giá của giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn, do
chưa nắm vững chuẩn kiến thức kĩ năng tối thiểu theo qua định của Bộ Giáo dục vàĐào tạo, đối tượng học sinh
Trang 6Hai là, câu hỏi và bài tập đôi khi phát biểu còn thiếu chính xác, không ngắt
nghĩa, thiếu rõ ràng để học sinh có thể hiểu một cách đơn trị Câu hỏi và bài tậpthiếu tính sáng tạo, vận dụng kiến thức tổng hợp
Ba là, việc kiểm tra đánh giá và xếp loại của GV còn quá nặng về cho điểm.
Chưa quan tâm đến ưu khuyết điểm về nội dung và hình thức trình bày bài của HS
và phương pháp học tập, đề xuất phương hướng bổ cứu và kế hoạch giúp đỡ, đặcbiệt rèn luyện ý thức tự học, tự đánh giá của học sinh của học sinh
Cuối cùng, việc lựa chọn hình thức kiểm tra của một số GV còn rất hạn chế Ngoài ra, cần để cập đến kĩ thuật ra đề của một số GV còn yếu và thiếu, chưa đápứng được công tác đổi mới kiểm tra đánh giá
II Những số liệu dẫn chứng minh hoạ
1 Thuận lợi:
Về phía chính quyền hết sức quan tâm đến sự nghiệp giáo dục
Cán bộ quản lí của Nhà trường đã chú trọng đến việc đổi mới công tác quản lí,nâng cao chất lượng giáo dục và coi đó là thước đo để đánh giá hiệu quả công táccủa đơn vị trường Với mục tiêu cụ thể trên, Nhà trường đã có những biện pháp cụthể trong công tác bồi dưỡng GV về công tác kiểm tra đánh giá
2 Khó khăn :
* Đối với HS :
Thứ nhất đa số em HS hỏng một số kiến thức cơ bản Ngoài ra các em đều sinh
ra trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn khác nhau, một số em sống xa giađình, ở xa về ở trọ, kinh tế còn nhiều khó khăn nên gia đình chưa tạo điều kiện tốtcho các em học tập
Thứ hai, việc tự học, tự rèn, tự đánh giá của học sinh thực hiện còn chưa hiệuquả vì các em nắm bắt kiến thức chưa liền mạch, do các em nghỉ học thường xuyênnhiều
* Đối với GV: GV hầu hết được đào tạo về đổi mới phương pháp kiểm tra đánhgiá ở môn Phương pháp tại các trường sư phạm cũng như tham gia các đợt tập huấn
do Sở giáo dục, do trường tổ chức nhưng việc có xây dựng, triển khai phương phápkiểm tra đánh giá chưa thật sự phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học
3 Thông kê ban đầu:
Trong năm học 2016 - 2017 chất lượng môn Toán 12 gồm hai lớp 12/1, 12/2 tạitrường THCS- THPT Hồng Vân với 63 học sinh, có biểu số liệu cụ thể sau:
* Chất lượng năm học trước
63 4 6,3 8 12,7 27 42,9 24 38,1 39 61,9
Trang 7* Tỉ lệ môn Toán thi Tốt nghiệp THCS- THPT 2017 đạt trên 90%.
* Khảo sát chất lượng học sinh đầu năm ( GVBM cho kiểm tra ngày 23 tháng 9năm 2016) có kết quả như sau:
* Đánh giá về việc tự học, tự rèn của HS
Tôi đã tiến hành phát phiếu với nội dung theo bảng và thu được kết quả sau:
HS thấp do học sinh có thời gian nghỉ hè không ôn bài, tự học thường xuyên nênhọc sinh chưa xây dựng được kế hoạch tự học tự rèn và đánh giá kiểm tra
Chương III: BIỆN PHÁP - GIẢI PHÁP
I Những nét chung về đổi mới kiểm tra Môn Toán lớp 12
Thực hiện kiểm tra đánh giá mới là kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình học
tập của HS trên lớp, thông qua hoạt động của cá nhân GV tiến hành cho HS đánhgiá HS, hoặc GV đánh giá HS Luyện tập thường xuyên như vậy sẽ hình thànhđược thói quen tự kiểm tra đánh giá, đánh giá mình, đánh giá bạn Khi đó việc đánhgiá một nội dung dạy học sẽ được chính xác hơn Đặc biệt trong PPDH và đề thi tốt
Trang 8nghiệp THPT những năm gần đây đều định hướng hình thành và phát triển nănglực người học như: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL tự quản lí,
NL tính toán, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL sửdụng ngôn ngữ Môn Toán có ưu thế trong việc hình thành và phát triển năng lựctính toán, với các thành tố cấu trúc là: thành thạo các phép tính; sử dụng được ngônngữ toán học; mô hình hóa; sử dụng được công cụ toán học (đo, vẽ, tính)
Đổi mới đánh giá không có nghĩa là thay cách đánh giá hiện hành bằng cách
đánh giá khác hiệu nghiệm hơn Bên cạnh nâng cao chất lượng các hình thức kiểmtra truyền thống , GV cần tìm hiểu, áp dụng và thử nghiệm và phát triển cácphương pháp TNKQ( câu đúng sai, câu nhiều lựa chọn, câu ghép đôi, ), nhận rõ
ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp để sử dụng phối hợp, hợp lí cácphương pháp kiểm tra truyền thống
Cần khắc phục thói quen khá phổ biến là chỉ đánh giá HS thông qua điểm sốcủa bài kiểm tra Đồng thời thay đổi thói quen là trong khi chấm GV chỉ chú trọngđến khâu cho điểm, ít hoặc chưa chú trọng đến việc có những lời phê nêu rõ ưukhuyết điểm của học sinh khi làm bài, không mầy quan tâm đến quyết định saukiểm tra nhằm điều chỉnh hoạt động dạy và học, bổ sung những kiến thức hổng của
HS, giúp đỡ riêng đối với HS yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi Mặt khác cần cóbiện pháp hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá, có thói quen đánh giá
Ngay từ đầu năm thực hiện chỉ đạo chung về mặt chuyên môn của Ban giámhiệu đó là kiểm tra chung 8 môn trong cả 3 khối gồm: Toán Học, Ngữ Văn, SinhHọc, Lịch Sử, Địa Lý, Hóa Học, Vật Lý và Anh Văn Do đó môn Toán khối 12cũng được thực hiện nghiêm túc cho tất cả các bài kiểm tra định kỳ
II Thay đổi hình thức, cách thức tiến hành kiểm tra thường xuyên
Theo phân phối chương trình môn Toán lớp 12 điểm kiểm tra thường xuyên củamỗi học kỳ có ít nhất 4 cột điểm Do đó chúng ta sử dụng nhuần nhuyễn các hìnhthức, cách thức tiến hành kiểm tra tạo hứng thú học tập cho học sinh:
1.Vấn đáp:
- Kiểm tra bài cũ là một khâu không thể thiếu trong dạy học vì nếu không kiểm tra giáo viên sẽ không nắm được tình hình học bài và chuẩn bị bài của học sinh, và nếukhông đánh giá cho điểm, nhận xét khuyến khích thì không có động lực cho việc học bài đều đặn ở nhà, chẳng hạn kiểm tra qua việc giải bài tập, qua hệ thống công thức về đạo hàm, tích phân,…
- Kiểm tra vấn đáp trong môn Toán có điểm khác với các môn xã hội là không kiểm tra học thuộc lòng, nghĩa là nếu 1 học sinh học thuộc và trả lời trôi chảy lí
thuyết thì không có nghĩa học sinh đó sẽ làm được bài tập (mà làm được bài tập thì
mới có điểm trong kiểm tra định kỳ!) Như vậy quá trình kiểm tra vấn đáp phải thúc
đẩy được học sinh học tập kiến thức để làm được bài tập (chứ không phải là lý thuyết suông), ngược lại nếu học sinh làm được bài tập thì sẽ trả lời tốt các câu hỏi vấn đáp của giáo viên Để đạt được điều đó câu hỏi của giáo viên phải tập trung vào các kiến thức kĩ năng như:
+ Điều kiện tồn tại của phương trình
Trang 9+ Các bước giải loại toán khảo sát sự biến thiên, vẽ đồ thị hàm số
+ Phương pháp tính các loại tích phân
+
- Ngoài nội dung câu hỏi thì hình thức kiểm tra cũng là vấn đề đáng quan tâm, vì một số học sinh khi có điểm miệng sẽ an tâm với việc không bị gọi tên nữa dẫn đếnchểnh mảng việc học kiến thức lí thuyết Hoặc việc gọi học sinh lên bảng theo thứ
tự trong sổ điểm cũng làm cho học sinh biết được để đối phó Như vậy cách gọi phải ngẫu
- Sau khi kiểm tra đầu giờ GV vẫn nên tiếp tục vấn đáp cho điểm học sinh ngay trong giờ học để tăng sự tập trung của học sinh, tạo thêm cơ hội cho học sinh mắc điểm yếu có thể gỡ điểm
- Trong quá trình kiểm tra vấn đấp lưu ý:
• Nêu câu hỏi rõ ràng và súc tích để học sinh nắm được chủ đích của câu hỏi
• Gắn câu hỏi với mục tiêu học tập
• Thu hút cả lớp
• Cho đủ thời gian chuẩn bị trả lời
• Ứng đáp thích hợp với câu trả lời của học sinh
• Tránh các câu hỏi có trả lời có hoặc không
• Thăm dò các câu trả lời đầu tiên khi cần thiết
• Tránh các câu hỏi giằng co, phỏng đoán và dồn ép
• Tránh hỏi học sinh những gì họ biết
• Đặt câu hỏi theo tiến trình hợp lý
2 Cho bài tập lớn:
- Với một số chương ngắn mà chưa có bài kiểm tra định kỳ, để học sinh có cái nhìntổng quát hệ thống với 1 lượng kiến thức trong thời gian dài thì cần phải hướng dẫnhọc sinh tổng hợp, hệ thống kiến thức và các dạng bài tập Cách đơn giản là GV đưa ra một hệ thống bài tập đủ lớn, đa dạng phù hợp với học sinh và yêu cầu các
em tự phân dạng bài tập để giải, mỗi dạng sẽ trình bày cách giải của dạng đó sau đómới giải chi tiết Khi học sinh làm xong thì yêu cầu nộp lại để chấm lấy vào điểm thực hành, hoặc điểm miệng, hoặc đơn giản chỉ là điểm để động viên khích lệ
3 Kiểm tra thường xuyên về tính chuyên cần, thái độ học tập của học sinh: Muốn nâng cao chất lượng trong từng tiết học, từng buổi, từng học kỳ, các em
phải chuyên cần đến trường, duy trì được số lượng trong từng tiết Tuy nhiên thực
tế với trường chúng ta, một bộ phận học sinh thường bỏ tiết, thường xuyên vắng học với nhiều lí do khác nhau Vì vây tại các lớp tôi dạy đều có sổ theo dõi số vắng riêng, hàng tuần hoặc hàng tháng có thông báo với cả lớp cũng như giáo viên chủ nhiệm Thậm chí có một số trường hợp cá biệt, tôi viết thông báo gửi đến học sinh, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh về việc hạ điểm kiểm tra nếu vắng học quá nhiều Trong học kỳ I năm học này tôi đã sử dụng biện pháp này một lần và thấy các em có tiến bộ
4 Thiết kế bộ câu hỏi giúp học sinh giải câu hỏi được bốc xăm: (PHỤ LỤC 1)
Trang 10Môn Toán khối 12 có các tiết tăng tiết, chúng ta có thể sử dụng 1 tiết tổ chức cho học sinh học tập, rèn luyện kỹ năng làm bài tập với hình thức cho học sinh bốc xămmột câu hỏi và giải vào vở Để thực hiện hình thức này cần chú ý:
- Xác định nội dung học sinh cần lĩnh hội và tiếp thu
- Hệ thống câu hỏi rõ ràng, mạch lạc,đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng
- Học sinh bốc xăm câu hỏi và giải vào vở Để giải được học sinh sẽ đến các bạn khá giỏi hoặc trực tiếp là GVBM thảo luận phương pháp giải
- Còn lại 15 phút của tiết học GVBM gọi một số học sinh lên chấm và cho điểm
Dù cho năm 2017, thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Toán được thi theo hình thức 100% trắc nghiệm khách quan nhưng vấn đề hiểu rõ kiến thức, trình bày bài logic, hiểu bản chất Toán học một cách đầy đủ thì ắc hẳn các em cảm thấy không quá khó khăn khi làm bài
Thực tế tôi đã tiến hành dạy hai lớp 12/1 và 12/2 với bộ câu hỏi gồm 100 câu hỏi gồm các chủ đề về ôn thi tốt nghiệp THPT 2017 và đã tạo được hứng thú học tập cho học sinh Nhìn chung đa số các em đã ý thức được việc tự học, trao đổi tìm ra lời giải
5 Kiểm tra và chấm điểm vở ghi, vở bài tập:
Đây là việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên nhằm kiểm tra ý thức học tập của học sinh Khi kiểm tra giáo viên nên ghi nhận xét, ngày tháng kiểm tra
6 Kiểm tra 15 phút và cho học sinh tự chấm điểm: (PHỤ LỤC 2)
Cách thức này được sử dụng vào tiết tăng tiết môn Toán Giáo viên ra đề 15 phút,sau đó học sinh giải vào giấy bài làm Hết 15 phút GVBM thu bài theo bàn Học sinh sẽ nhận lại bài làm của bạn khác và chấm điểm bằng bút chì bài làm đó trên cơ
sở thang điểm hướng dẫn của giáo viên Giáo viên chỉ hướng dẫn về thang điểm cho mỗi ý đúng chứ không giải chi tiết các ý đúng, mà phần đó do học sinh tự phát hiện và tự đánh giá
7 Hướng dẫn học sinh xây dựng và học tập theo bản đồ tư duy; làm một số
mô hình liên quan đến bài học: (PHỤ LỤC 3)
Bản đồ tư duy là khái niệm rất quen với các em Qua việc hướng dẫn học sinh xây dựng BĐTD của từng bài, từng chương sẽ giúp học sinh hệ thống hóa được lượng kiến thức cơ bản, đồng thời rèn luyện năng lực tự học của các em Ngoài ra, trong quá trình dạy học, giáo viên yêu cầu học sinh làm một số mô hình như làm các khối đa diện đều bằng giấy hoặc đất sét; làm cái nón khi học bài Khái niệm về mặt tròn xoay; v.v GV sẽ yêu cầu học sinh nộp bài, có thể chấm lấy điểm
thường xuyên, sau đó trả lại cho các em có nhận xét, đánh giá về năng lực tự học, năng lực thẩm mỹ,…
8 Kiểm tra đánh giá thông qua việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn: (PHỤ LỤC 4)
Áp dụng phương pháp dạy học theo hoạt động nhóm trong các tiết học, đặc biệt trong các giờ học theo chủ để tích hợp liên môn góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh việc đổi mới PPDH như hiện nay Trong quá trình dạy học hoạt động nhóm, giáo viên lưu ý đến khâu quản lý các nhóm, kiểm tra- đánh giá cho điểm khích lệ
Trang 11các nhóm hoạt động tích cực Bản thân tôi, trong các tiết tổ chức dạy học hoạt độngnhóm đều có cho điểm cá nhân hoặc điểm thi đua giữa các nhóm Minh họa như
một số hình ảnh trong Phụ lục 4
III Kiểm tra định kỳ cần thiết kế ma trận đề phù hợp
1 Các yêu cầu đối với câu hỏi
Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu củagiáo viên ra đề đến học sinh;
tra nên có những câu hỏi đảm bảo đa số các em giải được 50%, bài kiểm trachung đầu tiên ra đề có kiến thức vừa phải để không tạo căng thẳng quá đốivới các em
2 Xây dựng công tác kiểm tra đánh giá theo năng lực học sinh:
Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1 Xác định mục đích của đề kiểm tra:
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau
khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nênngười biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểmtra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của họcsinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp Ở Tổ chuyên môn củatrường, giáo viên bộ môn Toán nói riêng và các môn khác nói chung đã được thựchiện khá tốt việc ra đề kiểm tra định kỳ của khối 12
Bước 2 Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:
Đề kiểm tra tự luận;
Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câuhỏi dạng trắc nghiệm khách quan
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp
lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học đểnâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xáchơn Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhauhoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc
Trang 12làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồimới cho học sinh làm phần tự luận.
Theo như Quy chế thi của kỳ thi THPT Quốc gia 2017, môn Toán thi trắcnghiệm khách quan 100% Vì vậy GV dựa trên tinh thần chỉ đạo của Sở, của trường
và Tổ chuyên môn để tiến hành xây dựng đề hợp lý
Bước 3 Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năngchính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ:nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp
độ cao).Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ %
số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định chotừng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức Một số đề kiểm tra Toán khối 12 đã
được sử dụng trong năm học 2016-2017 được kèm theo trong phần Phụ lục 5
Như chúng ta biết, chiều ngày 28/9, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đãchủ trì họp báo công bố phương án thi 2017 Theo đó, cơ bản phương án thi 2017giống như dự thảo và đặc biệt Môn Toán được quyết định thi trắc nghiệm Cấu trúc
đề thi môn Toán gồm 50 câu, thi trong 90 phút và kiến thức chủ yếu nằm trongchương trình Toán 12 Bám sát tinh thần đó cũng như theo chỉ đạo của Sở giáo dục
và đào tạo T.T Huế, tôi đã ra đề KTĐK Toán 12 theo định hướng phát triển nănglực học sinh, đồng thời giúp các em dần quen với hình thức thi TNKQ
Bước 4 Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, sốcâu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trạn đề qui định
Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thỏa mãn cácyêu cầu của từng câu hỏi
Trong các đề kiểm tra định kỳ môn Toán khối 12 ở trường, tôi đã và sẽ tiếnhành như sau:
Bài số 1: Kết hợp câu hỏi TN điền vào chỗ trống với câu hỏi tự luận
Bài số 2: TNKQ kết hợp câu hỏi điền vào chỗ trống
Bài số 3: TNKQ 80% và Tự luận 20%
Bài số 4, 5, 6 trong HK II: TNKQ 80% và Tự luận 20%
Bài thi thử THPT Quốc gia 2017: TNKQ 100%
Xây dựng được đề trắc nghiệm kiểm tra theo định hướng phát triển năng lựccủa học sinh không quá khó, cái khó để có một bài kiểm tra chất lượng là chúng tacần đánh giá được độ phân biệt, độ tin cậy của bài trắc nghiệm, thậm chí phân tíchđược từng câu hỏi trắc nghiệm Muốn làm được điều này các nhân tôi, tổ chuyênmôn cùng nhà trường tiếp tục nghiên cứu có kế hoạch xây dựng ngân hàng câu hỏiTNKQ cấp trường Sau mỗi bài kiểm tra chúng ta cần đánh giá chất lượng một sốcâu hỏi TNKQ Về cơ bản chúng ta cần hiểu rõ các phương pháp trắc nghiệmkhách quan minh họa trong sơ đồ sau đây: