Với đặc điểm bản thân cũng là người dân tộc miền núi nên tôi tiến hành đề tài: “Sự phát triển một số chỉ tiêu thể lực, thể chất và sinh lý của học sinh dân tộc Dao và dân tộc Kinh lứa tu
Trang 1-ĐỖ THỊ THÙY LINH
SỰ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỂ LỰC, THỂ CHẤT VÀ SINH LÝ CỦA HỌC SINH DÂN TỘC DAO VÀ
DÂN TỘC KINH LỨA TUỔI 12 – 15 TẠI
HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
NGHỆ AN - 2014
Trang 2-ĐỖ THỊ THUỲ LINH
SỰ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỂ LỰC, THỂ CHẤT VÀ SINH LÝ CỦA HỌC SINH DÂN TỘC DAO VÀ
DÂN TỘC KINH LỨA TUỔI 12 – 15 TẠI
HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60.42.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HỢI
NGHỆ AN - 2014
Trang 3Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS TS Nguyễn Ngọc Hợi đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện
Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh
- Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học, Tổ bộ môn Sinh học thực nghiệm
- Phòng đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Vinh
- Ban giám hiệu, tập thể giáo viên và học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Đại Sơn và trường Trung học cơ sở Yên Hợp huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
- Gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ
Nghệ An, ngày 10 tháng 9 năm 2014
Học viên
Đỗ Thị Thùy Linh
Trang 4STT Chữ viết tắt Tên thường của chữ viết tắt
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nội dung của đề tài 2
4 Ý nghĩa của đề tài 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở lí luận về sự sinh trưởng và phát triển theo giai đoạn 4
1.1.1 Khái niệm về sự sinh trưởng, phát triển 4
1.1.2 Một số quy luật sinh trưởng và phát triển 4
1.1.2.1 Quy luật sinh trưởng phát triển theo giai đoạn 4
1.1.2.2 Quy luật sinh trưởng phát triển không đồng đều 5
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển 6
1.1.3.1 Các yếu tố bên trong 6
1.1.3.2 Các yếu tố bên ngoài (môi trường) 7
1.1.4 Đặc điểm tâm lí lứa tuổi 12 – 15 8
1.1.5 Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 12 – 15 10
1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 12
1.3 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 13
1.4 Vài nét về khu vực nghiên cứu 16
1.4.1 Tỉnh Yên Bái 16
1.4.2 Huyện Văn Yên 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 21
2.2 Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1 Phương pháp điều tra 21
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu 21
2.2.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu hình thái 22
2.2.4 Công thức tính các chỉ số thể lực 22
2.2.5 Phương pháp xác định các chỉ tiêu thể chất 23
2.2.6 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh lí 24
2.2.7 Phương pháp xử lí số liệu 25
Trang 63.1.1 Sự phát triển trọng lượng cơ thể của học sinh theo lứa tuổi và giới tính 26
3.1.1.1 Nhận xét 26
3.1.1.2 So sánh sự phát triển trọng lượng cơ thể của học sinh dân tộc Dao ở các vùng khác nhau 27
3.1.1.3 So sánh kết quả nghiên cứu với các tác giả khác 29
3.1.2 Sự phát triển chiều cao đứng của học sinh dân tộc Dao 29
3.1.2.1 Nhận xét 30
3.1.2.2 So sánh chiều cao đứng của học sinh dân tộc Dao với dân tộc Kinh 31
3.1.2.3 So sánh với “Hằng số sinh học người Việt Nam” 32
3.1.3 Sự phát triển chiều cao ngồi của học sinh dân tộc Dao 33
3.1.3.1 Nhận xét 33
3.1.3.2 So sánh chiều cao ngồi của học sinh dân tộc Dao và dân tộc Kinh 34
3.1.3.3 So sánh với “Hằng số sinh học người Việt Nam” 35
3.1.4 Sự phát triển vòng ngực trung bình của học sinh dân tộc Dao 36
3.1.4.1 Nhận xét 36
3.1.4.2 So sánh chỉ tiêu nghiên cứu với nhóm đối chứng 37
3.1.4.3 So sánh với “Hằng số sinh học người Việt Nam” 38
3.2 Các chỉ số về thể lực 39
3.2.1 Chỉ số BMI 39
3.2.1.1 Nhận xét chung 39
3.2.1.2 So sánh chỉ tiêu BMI của học sinh dân tộc Dao giữa các trường với dân tộc Kinh 40
3.2.1.3 So sánh chỉ tiêu BMI với “Hằng số sinh học người Việt Nam” 41
3.2.2 Chỉ tiêu Pignet 42
3.2.2.1 Nhận xét 42
3.2.2.2 So sánh chỉ tiêu Pignet của học sinh dân tộc Dao giữa các trường và với dân tộc Kinh 43
3.2.3 Chỉ số thân 44
3.2.3.1 Nhận xét 45
Trang 73.2.4 Hệ số cân đối 47 3.2.4.1 Nhận xét 48 3.2.4.2 So sánh hệ số cân đối của học sinh dân tộc Dao giữa các trường và với dân tộc Kinh 48 3.3 Sự phát triển các chỉ tiêu thể chất của học sinh dân tộc Dao lứa tuổi 12 – 15 50 3.3.1 Sự phát triển tố chất nhanh của học sinh dân tộc Dao huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái 50 3.3.1.1 Nhận xét 51 3.3.1.2 So sánh tố chất nhanh của học sinh dân tộc Dao giữa các trường và với dân tộc Kinh 51 3.3.2 Sự phát triển tố chất mạnh của học sinh dân tộc Dao huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái 53 3.3.2.1 Nhận xét 53 3.3.2.2 So sánh tố chất mạnh của học sinh dân tộc Dao giữa các trường và với dân tộc Kinh 54 3.3.3 Sự phát triển tố chất dẻo của học sinh dân tộc Dao huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái 55 3.3.3.1 Nhận xét 56 3.3.3.2 So sánh tố chất dẻo của học sinh dân tộc Dao giữa các trường và với dân tộc Kinh 57 3.4 Sự phát triển các chỉ tiêu sinh lý của học sinh dân tộc Dao (huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái) 58 3.4.1 Tần số tim của học sinh dân tộc Dao theo lứa tuổi và giới tính 58 3.4.1.1 Nhận xét 58 3.4.1.2 So sánh tần số tim của học sinh dân tộc Dao giữa các trường và với dân tộc Kinh 59 3.4.2 Huyết áp tối đa – tối thiểu của học sinh dân tộc Dao huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái 60
Trang 8dân tộc Kinh 62
3.4.2.3 So sánh với “Hằng số sinh học người Việt Nam” 64
3.4.3 Tần số thở của học sinh dân tộc Dao huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái 65
3.4.3.1 Nhận xét 65
3.4.3.2 So sánh tần số thở của học sinh dân tộc Dao giữa các trường và với dân tộc Kinh 66
3.4.4 Thời gian nín thở tối đa của học sinh dân tộc Dao huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái 67
3.4.4.1 Nhận xét 68
3.4.4.2 So sánh thời gian nín thở tối đa của học sinh dân tộc Dao giữa các trường và với dân tộc Kinh 69
3.5 Biểu hiện hoạt động sinh lý đặc trưng tuổi dậy thì 70
3.6 Năng lực trí tuệ của học sinh 73
3.6.1 Nhận xét 74
3.6.2 So sánh điểm Test Ra-ven của học sinh dân tộc Dao giữa các trường với dân tộc Kinh 74
3.6.3 Năng lực trí tuệ của học sinh qua kết quả học tập tại các trường 76
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 78
1 Kết luận 78
2 Đề nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC
Trang 9Bảng 3.1: Trọng lượng cơ thể của học sinh dân tộc Dao theo lứa tuổi và giới tính 26 Bảng 3.2: So sánh sự phát triển trọng lượng cơ thể của học sinh dân tộc Dao giữa các vùng và với dân tộc Kinh 27 Bảng 3.3: So sánh trọng lượng cơ thể của học sinh dân tộc Dao với “Hằng số sinh học người Việt Nam năm 1975” 29 Bảng 3.4: Sự phát triển chiều cao đứng của học sinh dân tộc Dao 29 Bảng 3.5: So sánh chiều cao đứng của học sinh dân tộc Dao giữa các trường với dân tộc Kinh 31 Bảng 3.6: So sánh chiều cao đứng của học sinh dân tộc Dao với “Hằng số sinh học người Việt Nam năm 1975” 32 Bảng 3.7: Chiều cao ngồi của học sinh dân tộc Dao theo lứa tuổi và giới tính 33 Bảng 3.8: Chiều cao ngồi của học sinh dân tộc Dao ở các trường với dân tộc Kinh 34 Bảng 3.9: So sánh chiều cao ngồi của đối tượng nghiên cứu với “Hằng số sinh học người Việt Nam năm 1975” 35 Bảng 3.10: Vòng ngực trung bình của học sinh dân tộc Dao theo lứa tuổi và giới tính 36 Bảng 3.11: So sánh vòng ngực trung bình của học sinh dân tộc Dao giữa các trường với dân tộc Kinh 37 Bảng 3.12: So sánh vòng ngực trung bình của đối tượng nghiên cứu với “Hằng số sinh học người Việt Nam năm 1975” 38 Bảng 3.13: Chỉ số BMI của học sinh dân tộc Dao theo lứa tuổi và giới tính 39 Bảng 3.14: Chỉ tiêu BMI của học sinh dân tộc Dao giữa các trường và với dân tộc Kinh 40 Bảng 3.15: So sánh chỉ tiêu BMI với “Hằng số sinh học người Việt Nam năm 1975” 41 Bảng 3.16: Chỉ tiêu Pignet của học sinh dân tộc Dao huyện Văn Yên – Yên Bái 42 Bảng 3.17: Chỉ tiêu Pignet của học sinh dân tộc Dao giữa các trường và với dân tộc Kinh 43 Bảng 3.18: Chỉ số thân của học sinh dân tộc Dao huyện Văn Yên – Yên Bái 44 Bảng 3.19: Chỉ số thân của học sinh dân tộc Dao giữa các trường và với dân tộc Kinh 46
Trang 10Kinh 48 Bảng 3.22: Tố chất nhanh của học sinh dân tộc Dao theo lứa tuổi và giới tính ở huyện Văn Yên – Yên Bái 50 Bảng 3.23: Tố chất nhanh của học sinh dân tộc Dao giữa các trường và với dân tộc Kinh 51 Bảng 3.24: Tố chất mạnh của học sinh dân tộc Dao theo lứa tuổi và giới tính ở huyện Văn Yên – Yên Bái 53 Bảng 3.25: Tố chất mạnh của học sinh dân tộc Dao giữa các trường và với dân tộc Kinh 54 Bảng 3.26: Tố chất dẻo của học sinh dân tộc Dao theo lứa tuổi và giới tính ở huyện Văn Yên – Yên Bái 55 Bảng 3.27: Tố chất dẻo của học sinh dân tộc Dao giữa các trường và với dân tộc Kinh 57 Bảng 3.28: Tần số tim của học sinh dân tộc Dao theo lứa tuổi và giới tính ở huyện Văn Yên – Yên Bái 58 Bảng 3.29: Tần số tim của học sinh dân tộc Dao giữa các trường và với dân tộc Kinh 59 Bảng 3.30: Huyết áp tối đa – tối thiểu của học sinh dân tộc Dao theo các lứa tuổi nghiên cứu 60 Bảng 3.31: Huyết áp của học sinh dân tộc Dao giữa các trường và với dân tộc Kinh 62 Bảng 3.32: So sánh huyết áp tối đa của học sinh dân tộc Dao với “Hằng số sinh học người Việt Nam” 64 Bảng 3.33: So sánh huyết áp tối thiểu của học sinh dân tộc Dao với “Hằng số sinh học người Việt Nam ” 64 Bảng 3.34: Tần số thở của học sinh dân tộc Dao theo lứa tuổi và giới tính 65 Bảng 3.35: Tần số thở của học sinh dân tộc Dao giữa các trường và với dân tộc Kinh 66 Bảng 3.36: Thời gian nín thở tối đa của học sinh dân tộc Dao theo lứa tuổi và giới tính 67
Trang 11Bảng 3.39: Điểm Test Ra-ven trung bình của học sinh dân tộc Dao huyện Văn Yên – Yên Bái 73 Bảng 3.40: Điểm Test Ra-ven của học sinh dân tộc Dao giữa các trường và với dân tộc Kinh 74 Bảng 3.41: Kết quả học lực của học sinh dân tộc Dao và dân tộc Kinh cuối năm học
2013 – 2014 76
Trang 12Hình 3.1: Trọng lượng cơ thể của học sinh dân tộc Dao 26
Hình 3.2: Trọng lượng cơ thể của học sinh nam các trường 28
Hình 3.3: Trọng lượng cơ thể của học sinh nữ các trường 28
Hình 3.4: Chiều cao đứng của học sinh dân tộc Dao 30
Hình 3.5: Chiều cao đứng của học sinh nam ở các trường 31
Hình 3.6: Chiều cao đứng của học sinh nữ ở các trường 32
Hình 3.7: Chiều cao ngồi của học sinh dân tộc Dao 33
Hình 3.8: Chiều cao ngồi của học sinh nam các trường 34
Hình 3.9: Chiều cao ngồi của học sinh nữ các trường 35
Hình 3.10: Vòng ngực trung bình của học sinh dân tộc Dao 36
Hình 3.11: Vòng ngực trung bình của học sinh nam các trường 37
Hình 3.12: Vòng ngực trung bình của học sinh nữ các trường 38
Hình 3.13: Chỉ số BMI của học sinh dân tộc Dao 39
Hình 3.14: Chỉ tiêu BMI của học sinh nam các trường 40
Hình 3.15: Chỉ tiêu BMI của học sinh nữ các trường 41
Hình 3.16: Chỉ tiêu Pignet của học sinh dân tộc Dao 42
Hình 3.17: Chỉ tiêu Pignet của học sinh nam các trường 43
Hình 3.18: Chỉ tiêu Pignet của học sinh nữ các trường 44
Hình 3.19: Chỉ số thân của học sinh dân tộc Dao 45
Hình 3.20: Chỉ số thân của học sinh nam các trường 46
Hình 3.21: Chỉ số thân của học sinh nữ các trường 46
Hình 3.22: Hệ số cân đối của học sinh dân tộc Dao 47
Hình 3.23: Hệ số cân đối của học sinh nam các trường 48
Hình 3.24: Hệ số cân đối của học sinh nữ các trường 49
Hình 3.25: Tố chất nhanh của học sinh dân tộc Dao 50
Hình 3.26: Tố chất nhanh của học sinh nam các trường 52
Hình 3.27: Tố chất nhanh của học sinh nữ các trường 52
Hình 3.28: Tố chất mạnh của học sinh dân tộc Dao 53
Trang 13Hình 3.30: Tố chất mạnh của học sinh nữ các trường 55
Hình 3.31: Tố chất dẻo của học sinh dân tộc Dao 56
Hình 3.32: Tố chất dẻo của học sinh nam các trường 57
Hình 3.33: Tố chất dẻo của học sinh nữ các trường 57
Hình 3.34: Tần số tim của học sinh dân tộc Dao 58
Hình 3.35: Tần số tim của học sinh nam các trường 59
Hình 3.36: Tần số tim của học sinh nữ các trường 60
Hình 3.37: Huyết áp tối đa của học sinh dân tộc Dao 61
Hình 3.38: Huyết áp tối thiểu của học sinh dân tộc Dao 61
Hình 3.39: Huyết áp tối đa của học sinh nam các trường 62
Hình 3.40: Huyết áp tối đa của học sinh nữ các trường 63
Hình 3.41: Huyết áp tối thiểu của học sinh nam các trường 63
Hình 3.42: Huyết áp tối thiểu của học sinh nữ các trường 63
Hình 3.43: Tần số thở của học sinh dân tộc Dao 65
Hình 3.44: Tần số thở của học sinh nam các trường 66
Hình 3.45: Tần số thở của học sinh nữ các trường 67
Hình 3.46: Thời gian nín thở tối đa của học sinh dân tộc Dao 68
Hình 3.47: Thời gian nín thở tối đa của học sinh nam các trường 69
Hình 3.48: Thời gian nín thở tối đa của học sinh nữ các trường 69
Hình 3.49: Tỷ lệ xuất hiện kinh nguyệt của học sinh nữ các trường 71
Hình 3.50: Điểm Test Ra-ven của học sinh nam các trường 75
Hình 3.51: Điểm Test Ra-ven của học sinh nữ các trường 75
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Con người là một chủ thể được phát triển toàn diện về hình thái cơ thểcũng như về mặt nhân cách Con người từ khi sinh ra cho đến khi già chết đitrải qua các giai đoạn phát triển như bào thai, sơ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo, niênthiếu, dậy thì, trưởng thành, lão hóa và chết Quá trình sinh trưởng và pháttriển của con người luôn có những biến đổi khác nhau, nó tuân theo nhữngquy luật sinh học nhất định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: di truyền, môitrường, chủng tộc, giới tính, nội tiết, bệnh tật Đó là các quá trình biến đổiliên tục về kích thước, hình dáng, chức năng sinh lí và trưởng thành sinh họccủa cơ thể Trong các giai đoạn phát triển của con người, tuổi dậy thì tươngđương với giai đoạn đang ngồi trên ghế nhà trường trung học cơ sở (THCS).Đây là những giai đoạn có những biến đổi quan trọng cả về chất và lượng
Ở tuổi dậy thì do sự phát triển của hệ thần kinh và nội tiết, hoạt độngcủa các hoocmon nam và nữ đã làm cho con người có sự phát triển có tínhchất nhảy vọt về thể lực, hình thái cơ thể cũng như trí tuệ, tình cảm và các đặcđiểm tâm lí, các mối quan hệ xã hội Tuy nhiên các mốc đó xảy ra sớm haymuộn, xảy ra ở đâu và sự phát triển hình thái đó đã đạt đến cực điểm của sựcho phép chưa, điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của môi trường tựnhiên và xã hội Trước hết nó phụ thuộc vào tố chất di truyền, sau đó là cácyếu tố môi trường, xã hội như: điều kiện khí hậu, chế độ dinh dưỡng, điềukiện lao động, tác động của phim ảnh Những yếu tố trên đã làm nên nhữngnét khác biệt về mặt hình thái của các độ tuổi ở những vùng miền khác nhau
Những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội Việt Nam đã có nhiều bướctiến vượt bậc, điều kiện sống của nhân dân nói chung, đồng bào các dân tộc ítngười nói riêng được nâng cao và cải thiện đáng kể Điều này đã có tác độngtích cực đến sự phát triển các chỉ tiêu hình thái, thể lực, trí tuệ ở lứa tuổi đanglớn (từ 12 – 15 tuổi) Thực tế cho thấy, hiện nay trẻ em ở nhiều vùng lớn
Trang 15nhanh hơn, cao hơn, nặng hơn, cơ thể cân đối hơn các chỉ tiêu sinh học cónhiều sai khác so với “Hằng số sinh học người Việt Nam” (1975) Chính vìvậy việc đánh giá tìm hiểu các chỉ tiêu sinh học người Việt Nam là vấn đềđang được quan tâm nghiên cứu
Ngày nay, trẻ em dậy thì sớm hơn, trưởng thành về mặt sinh học nhanhhơn so với trưởng thành về mặt nhận thức xã hội Đã có những trường hợp trẻ
bỏ bê học hành, yêu đương sớm, có thai ngoài ý muốn gây đau đầu cho cácbậc phụ huynh, nhà trường và xã hội Yên Bái tuy chưa phải là một tỉnh lớnnhưng cũng đã là nơi giao lưu của nhiều nền văn hóa, điều đó không khỏi ảnhhưởng đến sự phát triển sinh lí trẻ em
Tuy nhiên việc nghiên cứu trên đối tượng học sinh THCS chỉ mới tậptrung ở một số thành phố và vùng đồng bằng Đối với các dân tộc trung dumiền núi, việc nghiên cứu còn ít, nhất là về độ tuổi dậy thì Với đặc điểm bản
thân cũng là người dân tộc miền núi nên tôi tiến hành đề tài: “Sự phát triển
một số chỉ tiêu thể lực, thể chất và sinh lý của học sinh dân tộc Dao và dân tộc Kinh lứa tuổi 12 – 15 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” với mong muốn
góp phần giúp các nhà giáo dục và các bậc phụ huynh có những cách nhìn,định hướng và biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ khoa học, thích hợp hơn
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Đánh giá sự phát triển của một số chỉ tiêu hình thái và chỉ tiêu sinh
lí ở lứa tuổi 12 – 15 của học sinh dân tộc Dao huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
2.2 So sánh sự phát triển các chỉ tiêu hình thái và sinh lí ở lứa tuổi 12 –
15 giữa học sinh dân tộc Dao và dân tộc Kinh của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
3 Nội dung của đề tài
- Nghiên cứu và so sánh sự phát triển một số chỉ tiêu thể lực, thể chất
và sinh lý của học sinh dân tộc Dao và dân tộc Kinh từ 12 – 15 tuổi để tìmhiểu sự chênh lệch giữa chúng trong lứa tuổi dậy thì:
+ Chỉ tiêu thể lực:
Chiều cao đứng
Trang 16 Chiều cao ngồi.
+ Sự xuất hiện kinh nguyệt ở trẻ em nữ lứa tuổi dậy thì
+ Đánh giá về năng lực trí tuệ của học sinh
4 Ý nghĩa của đề tài
Đánh giá đặc điểm phát triển một số chỉ tiêu thể lực, thể chất, sinh lý vàtrí tuệ của học sinh từ 12 – 15 tuổi dân tộc Dao và dân tộc Kinh ở huyện VănYên, tỉnh Yên Bái và mối tương quan giữa các chỉ tiêu đó nhằm:
Làm sáng tỏ sự xuất hiện những đặc trưng của tuổi dậy thì ở trẻ emViệt Nam nói chung, dân tộc ít người nói riêng
Cung cấp dẫn liệu cho cơ quan nghiên cứu có liên quan tham khảo đề
ra các chủ trương kế hoạch, biện pháp thích hợp nhằm nâng cao thể lực, thểchất, trình độ phát triển nhận thức khoa học của học sinh nói chung và đồngbào dân tộc nói riêng
Đồng thời có thể sử dụng tham khảo trong việc cải tiến chương trình vàphương pháp giảng dạy nhằm đẩy mạnh việc thực hiện các mục tiêu củachương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam trong giai đoạn 2010 –
2020 và nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác bảo vệ chăm sóc và giáodục trẻ em gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Trang 17CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở lí luận về sự sinh trưởng và phát triển theo giai đoạn 1.1.1 Khái niệm về sự sinh trưởng, phát triển
Sinh trưởng và phát triển là những đặc trưng cơ bản của mọi cơ thểsống Hai quá trình này xảy ra liên tục từ lúc trứng mới thụ tinh và phát triểnphôi thai đến khi ra đời, trưởng thành, cho đến lúc già, chết đi
Sinh trưởng (Growth) là một quá trình thay đổi về mặt số lượng, là sự
tăng trưởng về mặt kích thước, khối lượng của toàn bộ cơ thể hay từng bộ
phận Phát triển (Development) là sự biến đổi về chất, bao gồm: sự biến đổi
về hình thái, chức năng sinh lý, các quy luật hoạt động theo từng giai đoạncủa cuộc đời mỗi cá thể sinh vật
Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác độngqua lại lẫn nhau đôi khi không có sự phân biệt Sinh trưởng là điều kiện củaphát triển; còn phát triển làm thay đổi sinh trưởng bằng cách thúc đẩy tăngnhanh hay ức chế, kìm hãm sự sinh trưởng tùy theo từng giai đoạn Ở giaiđoạn phát dục, cơ thể thường lớn nhanh, biến đổi nhiều; có tính chất nhảy vọt
về cả hình thái và chức năng sinh lý Đến giai đoạn trưởng thành thì sự sinhtrưởng bị chậm lại và đến thời kì lão hóa thì cơ thể suy thoái [15], [38]
1.1.2 Một số quy luật sinh trưởng và phát triển
Các công trình của C.B.Penxon (1962), M.H.Saternicop (1968),F.Bnedis đã chứng minh một số quy luật sinh trưởng và phát triển ở conngười cũng như động vật:
1.1.2.1 Quy luật sinh trưởng phát triển theo giai đoạn
Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể diễn ra và thay đổi tùy theo từnggiai đoạn của đời sống cá thể Có giai đoạn tốc độ sinh trưởng, phát triểnnhanh; có giai đoạn tốc độ sinh trưởng phát triển chậm Ví dụ: trẻ sơ sinhtrung bình có chiều dài 50cm – 60cm, nặng 2,5 – 3,5kg Cuối năm đầu, trẻ
Trang 18cao khoảng 70 – 75cm (tăng 50%), nặng 9 – 10kg Năm thứ hai, cân nặngtăng 2,5 – 3kg, chiều cao tăng 10 – 15cm Các năm tiếp theo cho đến tuổi dậythì, mỗi năm cân nặng tăng 1,5 – 2kg và cao thêm 3 – 4cm Hết tuổi trưởngthành, cơ thể cao khoảng 1,55 – 1,7m và nặng 50 – 60kg Sau tuổi trưởngthành chiều cao và khối lượng cơ thể không biến đổi nhiều.
1.1.2.2 Quy luật sinh trưởng phát triển không đồng đều
Tốc độ sinh trưởng, phát triển của các hệ cơ quan, cơ quan, các mô,thậm chí cả các tế bào trong cùng một cơ thể là không giống nhau (khôngđồng đều) Chính sự không đồng đều đó đã làm cho tỉ lệ các cơ quan, bộphận ở các giai đoạn khác nhau là không giống nhau Ví dụ: trẻ sơ sinhchiều dài đầu bằng ¼ chiều dài cơ thể, khi trưởng thành chỉ bằng 1/8 cơthể; chi dưới trẻ sơ sinh chỉ bằng 1/3 cơ thể, đến khi trưởng thành, chi dướidài hơn 1/2 cơ thể
Theo các số liệu thu được về chỉ tiêu sinh học người Việt Nam năm1982: cân nặng trung bình của cơ thể trưởng thành (sau tuổi dậy thì) gấp 20lần cân nặng trẻ sơ sinh; cân nặng các nội quan (tim, phổi, tuyến nội tiết) tăng
15 lần, xương tăng 30 – 32 lần so với trẻ sơ sinh [4] Từ các số liệu đó chúng
ta thấy ở tuổi dậy thì các cơ quan đều sinh trưởng, phát triển mạnh
Từ các quy luật đó, người ta nhận thấy rằng có thể căn cứ vào các chỉtiêu hình thái, thể lực, thể chất như: cân nặng, chiều cao, vòng ngực, chỉ sốPignet, chỉ số BMI, tố chất nhanh, tố chất mạnh, tố chất dẻo để đánh giá sựsinh trưởng, phát triển của một cơ thể
Với mục đích xác định những đặc tính quan trọng, đặc trưng cho nhữnggiai đoạn khác nhau của sự sinh trưởng, phát triển ở con người, các nhà khoahọc đã chia quá trình sinh trưởng và phát triển thành nhiều giai đoạn và thời
kì khác nhau: phát triển phôi, sơ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo, nhi đồng, thiếuniên, dậy thì, trưởng thành, trung niên, lão hóa và tử vong Cơ sở để phânchia các thời kì của giai đoạn phôi thai là sự phân hóa, biệt hóa tế bào, hìnhthành các mô và cơ quan Cơ sở để phân chia các giai đoạn, thời kì của cơ
Trang 19thể sau khi sinh là các dấu hiệu đặc trưng về hình thái và sinh lý như: sựmọc răng, sự cốt hóa các phần khác nhau của bộ xương, hoạt động của cáctuyến nội tiết, sự phát triển một số đặc điểm hình thái, sinh lý, sự biến đổicác đặc điểm tâm lí,
Các tác giả khác nhau có cách phân chia khác nhau nhưng nhìn chungchênh lệch không nhiều: trẻ em từ 10 – 11 tuổi là thời kỳ tiền dậy thì (thời kỳhọc sinh nhỏ); từ 12 – 15 tuổi đối với nữ, 13 – 16 tuổi đối với nam là thời kỳdậy thì (thời kỳ học sinh lớn) Độ tuổi này thay đổi theo giới tính, chủng tộc,vùng khí hậu, môi trường sống, [8], [15], [19], [18], [23]
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển
1.1.3.1 Các yếu tố bên trong
1.1.3.1.1 Tính di truyền
Các chủng tộc, dân tộc khác nhau, các chi, dòng họ khác nhau có quátrình sinh trưởng, phát triển khác nhau Điều này do cơ sở vật chất của tính ditruyền là hệ gen chi phối Hai đặc điểm do yếu tố di truyền chi phối dễ nhậnthấy nhất là tốc độ lớn và giới hạn lớn Ví dụ: các chủng tộc ở châu Âu có tốc
độ lớn nhanh hơn và giới hạn các chỉ số cao hơn so với các chủng tộc ở châu
Á, tuổi dậy thì cũng đến muộn hơn một ít, sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn.Ngoài ra, sự sai khác còn thể hiện ở những tính trạng như: đặc điểm hình thái,loại hình thần kinh, trạng thái tinh thần, khả năng tư duy, trí nhớ, nhóm máu
1.1.3.1.2 Giới tính
Bộ nhiễm sắc thể của nam và nữ (nhất là nhiễm sắc thể giới tính) làkhác nhau nên quá trình sinh trưởng, phát triển của nam và nữ cũng khácnhau, làm xuất hiện nhiều tính trạng đặc trưng cho giới, phân biệt giữa nam
và nữ Ví dụ: nữ giới thường dậy thì sớm hơn nhưng tốc độ tăng khối lượng,kích thước cơ thể trong giai đoạn dậy thì kém hơn nam giới; khi cơ thể cónhiều biến đổi, tâm lí nữ giới thường có những biểu hiện khác với nam giớinhư e thẹn, mẫn cảm còn nam giới thường tò mò, bồng bột
Trang 201.1.3.1.3 Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
Sự sinh trưởng, phát triển chịu sự chi phối bởi rất nhiều hoocmon củatuyến nội tiết Mỗi hoocmon có một vai trò khác nhau trong từng giai đoạn,đối với từng cơ quan, bộ phận nhưng sự hoạt động, phối hợp nhịp nhàng củacác hoocmon là điều kiện cần thiết cho cơ thể sinh trưởng, phát triển bìnhthường, khỏe mạnh
Ví dụ:
- Hoocmon tiroxin: có tác dụng tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản, tăng cường
sinh trưởng
- Hoocmon sinh dục nữ Oestrogen (oestradiol, oestron, oestriol): có tác dụng:
Điều hòa phát triển các tính trạng sinh dục thứ sinh ở nữ như: mọc lôngnách, lông mu, giọng nói thanh, vú phát triển, mông to ra,
Kích thích nang trứng phát triển, gây rụng trứng
Ở nồng độ cao cùng với Progesteron ức chế tuyến yên tiết FSH, LH.
Kích thích niêm mạc dạ con dày lên, tích máu
- Hoocmon Progesteron: có tác dụng:
Ức chế tuyến yên tiết FSH, LH ức chế trứng chín và rụng
Kích thích niêm mạc dạ con dày lên, tích máu chuẩn bị cho phôi phát triển
- Hoocmon Testosteron: có tác dụng:
Điều hòa phát triển các tính trạng sinh dục thứ sinh ở nam như: mọcrâu, lông nách, lông mu, giọng nói trầm, cơ phát triển,
Kích thích hệ cơ, xương phát triển
Kìm hãm tuyến yên tiết LH.
1.1.3.2 Các yếu tố bên ngoài (môi trường)
Mỗi sinh vật cũng như mỗi cá thể con người đều sinh ra, lớn lên, hoạtđộng trong một môi trường nhất định Môi trường bao gồm các yếu tố baoquanh cơ thể và tác động qua lại đối với cơ thể Môi trường là phạm trù rấtrộng, có thể chia thành môi trường tự nhiên (bao gồm môi trường không khí,
Trang 21môi trường đất, môi trường nước, môi trường sinh vật) và môi trường xã hội(chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, ) Tất cả các yếu tố môi trường
đó đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sinh trưởng và pháttriển của cơ thể Do đó, sinh vật sống trong các môi trường khác nhau có quátrình sinh trưởng, phát triển khác nhau
Ví dụ:
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em ở vùng gần xích đạo thường có
xu hướng dậy thì sớm hơn vùng xa xích đạo
Trẻ em tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin (qua phim ảnh, sách báo,internet, những người xung quanh như bạn bè khác giới và ngay cả cùnggiới, ) thường dậy thì sớm hơn những trẻ em hạn chế về giao lưu
Trẻ em sống trong điều kiện đầy đủ, ăn uống giàu chất dinh dưỡng,chất kích thích thường dậy thì sớm hơn trẻ em sống trong điều kiện khó khăn,
ăn uống nghèo chất dinh dưỡng [11], [15], [23]
1.1.4 Đặc điểm tâm lí lứa tuổi 12 – 15
So với học sinh cấp tiểu học, phổ thông trung học cơ sở học tập chiếm
vị trí nhiều hơn và các em gặp một loạt hoàn cảnh mới: nhiều môn học mới,phải thực hiện yêu cầu không phải của một giáo viên mà nhiều giáo viên, họcsinh phải hoạt động độc lập với khối lượng công việc tăng một cách đáng kể
và các em có một địa vị mới trong gia đình và trường học Đối với các em bắtđầu cố gắng muốn tự lập, điều này có quan hệ đặc biệt đến sự phát triển thái
độ có ý thức đối với hoạt động của mình Nguyện vọng đó sẽ giúp các em tíchcực hơn trong hoạt động, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát triển sự sáng tạotrong hoạt động Tuy nhiên nếu giáo dục không đúng thì tính độc lập trong tưduy của các em phát triển theo chiều hướng không đúng sẽ dẫn đến kết quảkhông tốt (học đòi, cáu kỉnh, thô lỗ, hỗn láo, hút thuốc lá, sống “vô chínhphủ” và dễ dàng mắc phải những tệ nạn xã hội – đặc biệt là ở lứa tuổi cuốicấp học phổ thông trung học cơ sở
Trang 22Hứng thú của các em xuất hiện thêm nhiều nét mới so với học sinh cấp
I Hứng thú đã được xác định rõ rệt hơn, mang tính chất bền vững, sâu sắc vàphong phú hơn Hứng thú của các em rất năng động, các em sẵn sàng đi vàolĩnh vực tri thức mình ưa thích Do vậy việc giảng dạy TDTT cũng như cácmôn học khác đóng vai trò chủ yếu trong vấn đề này Giờ học TDTT sẽ tạocho các em hiểu được ý nghĩa, vai trò của TDTT đối với cá nhân và xã hội,giúp các em tự giác tích cực trong tập luyện trong giờ chính khóa và hoạtđộng ngoại khóa Song chất lượng giảng dạy và nhân cách giáo viên có ảnhhưởng mạnh đến sự nảy sinh và phát triển hứng thú của các em đối với mônhọc (thầy này dạy thì mình thích học môn học đó, còn thầy khác dạy thì mìnhkhông thích nữa)
Một đặc điểm nữa là hứng thú nhận thức đối với môn học ngày càngphân hóa, được thể hiện khi các em đam mê một lĩnh vực tri thức nào đóthì coi thường các giờ học những môn mà các em không thích Lứa tuổinày các em rất thích hoạt động các môn thể thao khác nhau và thường quantâm đến các sự kiện thể thao xảy ra, buồn khi đội mình thích bị thua, vuikhi đội đó thắng
Do hứng thú phát triển rộng rãi nên thầy giáo và cha mẹ phải hướng
và điều chỉnh hứng thú sao cho phù hợp để hướng dẫn các em hoạt động cóhiệu quả
Lứa tuổi này xúc cảm diễn ra tương đối mạnh mẽ nên các em dễ bị kíchđộng, kém tự chủ Nhưng các em có những mối quan hệ bạn bè thân thiết, gầngũi nhau trên cơ sở có cùng chung hứng thú, cùng thống nhất trong một hoạtđộng nào đó (đá bóng, chơi các trò chơi…) và các em thường tạo thành nhómbạn thân thiết hàng ngày
So với học sinh cấp tiểu học thì ở học sinh phổ thông trung học cơ sở,các phẩm chất ý chí được phát triển Song việc tự ý thức và tự nhận thứckhông phải các em bao giờ cũng hiểu đúng mình và hiểu đúng người khác,nhưng những nét ý chí của tính cách như can đảm, dũng cảm, quả cảm là
Trang 23những phẩm chất các em rất quý trọng và các em rất sợ mang tiếng là “yếuđuối”, cho mình vẫn còn là “trẻ con”… vì vậy việc giáo viên xem thường kếtquả học tập của học sinh hoặc không đánh giá, động viên kịp thời thì học sinh
sẽ nhanh chóng chán nản học tập và luyện tập, có thể lôi kéo những bạn cùngnhóm không tích cực học tập nữa
Như vậy tuổi học sinh phổ thông trung học cơ sở là tuổi quá độ nêncũng là giai đoạn rất sinh động, các em phát triển đặc biệt mạnh mẽ, linh hoạt,toàn bộ nhân cách đang trên con đường “rẽ”, vì vậy cá tính của các em có rấtnhiều cái chưa bền vững và mong muốn thử sức mình theo các phương hướngkhác nhau, nên nhân cách của các em phức tạp hơn và nhiều mâu thuẫn hơnhọc sinh cấp tiểu học Do vậy cần phải thường xuyên quan sát và giáo dục chophù hợp trên cơ sở dựa trên tính tích cực, phát huy tính sáng tạo, biết điềuchỉnh và tổ chức hoạt động cho các em, tạo điều kiện phát triển tốt khả năngcủa các em
1.1.5 Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 12 – 15
1.1.5.1 Hệ thần kinh
Não bộ đang thời kỳ hoàn chỉnh, hoạt động của thần kinh chưa ổn định,hưng phấn chiếm ưu thế vì vậy khi học tập các em dễ tập trung tư tưởng,nhưng nếu thời gian kéo dài, nội dung nghèo nàn, hình thức hoạt động đơnđiệu, thần kinh sẽ nhanh chóng mệt mỏi và dễ phân tán sức chú ý Do hoạtđộng thần kinh linh hoạt đó là điều kiện dễ dàng hình thành phản xạ có điềukiện Do vậy nội dung tập luyện phải phong phú, phương pháp giảng dạy tổchức giờ học phải linh hoạt, không cứng nhắc đơn điệu, giảng giải và làmmẫu có trọng tâm chính xác đúng lúc, đúng chỗ Ngoài ra cần tăng cường hoạtđộng thể dục thể thao ngoài giờ và các hình thức vui chơi khác để làm phongphú khả năng hoạt động và phát triển các tố chất thể lực một cách toàn diện
1.1.5.2 Hệ vận động
Hệ xương đang trong giai đoạn phát triển mạnh về chiều dài Hệ thốngsụn tại các khớp đang đòi hỏi điều kiện tốt để phát triển và hoàn thiện, do vậy
Trang 24giáo dục thể chất có tác dụng tốt đến sự phát triển của hệ xương nhưng phảichú ý đến tư thế, đến sự cân đối trong hoạt động để tránh sự phát triển sai lệchcủa hệ xương và kìm hãm sự phát triển chiều dài Đặc biệt đối với các em gáixương chậu chưa được phát triển hoàn thiện nên dễ bị lệch lạc nếu quá trìnhhoạt động vận động không hợp lý.
Hệ cơ của các em phát triển chậm hơn sự phát triển của hệ xương, hệ
cơ chủ yếu phát triển về chiều dài, thiết diện cơ chậm phát triển nhưng đếntuổi 15 – 16 thì thiết diện cơ phát triển nhanh đặc biệt là các cơ co, cơ to pháttriển nhanh hơn các cơ duỗi và cơ nhỏ Do sự phát triển không đồng bộ, thiếucân đối nên các em không phát huy được sức mạnh và chóng mệt mỏi Vì vậytrong giáo dục thể chất cần chú ý đến tư thế, đến sự cân đối trong hoạt động
để tránh sự phát triển sai lệch của hệ xương và kìm hãm sự phát triển chiềudài Đặc biệt đối với các em gái xương chậu chưa được phát triển hoàn thiệnnên dễ bị lệch lạc nếu quá trình hoạt động vận động không hợp lý
1.1.5.3 Hệ tuần hoàn
Tim phát triển chậm hơn so với sự phát triển mạch máu, sức co bópcòn yếu, khả năng điều hòa hoạt động của tim chưa ổn định nên hoạt độngquá nhiều, quá căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi Vì vậy, tập luyện TDTTthường xuyên sẽ ảnh hưởng tốt đến sự hoạt động của hệ tuần hoàn, sựhoạt động của tim dần dần được thích ứng và có khả năng chịu đựng vớikhối lượng lớn sau này Nhưng trong quá trình tập luyện TDTT cần phảiđảm bảo nguyên tắc tăng dần yêu cầu trong giáo dục thể chất, tránh hoạtđộng quá sức và quá đột ngột
1.1.5.4 Hệ hô hấp
Phổi của các em phát triển chưa hoàn thiện, phế nang còn nhỏ, hệ cơ hôhấp chưa phát triển, dung lượng phổi còn bé, vì vậy khi hoạt động các em thởnhiều, thở nhanh nên chóng mệt mỏi
Ở lưa tuổi phổ thông trung học cơ sở, các em đang trong giai đoạn pháttriển dậy thì (gái sớm hơn trai 1 – 2 tuổi) do phát triển đột biến của một số
Trang 25tuyến nội tiết gây ra sự mất ổn định nên một số chức năng của các hệ thống
cơ quan và tâm lý đều có sự khác biệt rõ ràng dần
Ví dụ : các em gái buồng trứng bắt đầu phát triển, xuất hiện kinhnguyệt và thường rối loạn cấu tạo của xương mỏng và xốp, mỡ dưới da nhiều,lồng ngực hẹp, dung lượng phổi nhỏ, khả năng hoạt động tuần hoàn và hôhấp… đều kém hơn các em trai
1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và lợi ích cuộc sống của con người, việcnghiên cứu các chỉ tiêu phát triển hình thái, sinh lý, trí tuệ của con người nóichung và trẻ em nói riêng đã được tiến hành từ rất sớm trên thế giới Cuốnsách đầu tiên viết về sự tăng trưởng chiều cao con người của Stocller đượcxuất bản tại Đức năm 1729 Tác giả đã nghiên cứu học sinh quý tộc trườngCarxchile Sau đó là hàng loạt các công trình khác của Mondiere (1875),Beegon (1902), Thondihee (1903), Herman (1937), Freemon (1971), đãnghiên cứu sự phát triển hình thái và trí tuệ trẻ em ở các lứa tuổi và địaphương khác nhau
Năm 1948, Tổ chức Y tế thế giới vì sức khỏe cộng đồng ra đời đãnghiên cứu, đánh giá sự phát triển của trẻ em thông qua hai chỉ số chiềucao, cân nặng và đã có nhiều đóng góp đáng kể trong việc chăm sóc sứckhỏe trẻ em
Những năm 1960 nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra hiện tượng “giatốc” phát triển cơ thể ở trẻ em lứa tuổi học đường và nhận thấy trẻ em có sựgia tăng các chỉ tiêu hình thái so với các trẻ em cùng lứa tuổi những thập kỉtrước đó Các tác giả đã có những giả thiết khác nhau để giải thích hiện tượngnày, điển hình là thuyết “Thành thị hóa” của Rudder
Trong cuốn “Giải phẫu sinh lý và vệ sinh trẻ em”, A.N Kabanop và A.Trabopxcaia đã tổng hợp nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả vàbản thân Các tác giả cho rằng: Trước khi trở thành người lớn, trẻ em phải trảiqua nhiều giai đoạn phát triển quan trọng, nhiều năm cần sự giúp đỡ của
Trang 26người trưởng thành, cấu tạo và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể cũngnhư nhu cầu cơ thể, những phản ứng của cơ thể đối với điều kiện bên ngoàiđều được thay đổi Để tạo nên những điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng vàphát triển của trẻ em, để dạy dỗ và giáo dục trẻ em một cách đúng đắn thì cầnphải nắm vững những đặc trưng của từng giai đoạn phát triển của trẻ để cóbiện pháp tác động thích hợp [20].
Kabanop (1972) nghiên cứu thấy rằng: Sự tăng thể lực và thể chất ởtrẻ em ngoài sự quyết định bởi yếu tố di truyền thì nó còn liên quan chặtchẽ đến chế độ dinh dưỡng, sự luyện tập và chế độ chăm sóc của gia đình
và xã hội [19]
Xukhomlinxki – nhà sư phạm nổi tiếng của Nga cho rằng: Khả năngvận động, kĩ năng, kĩ xảo ở con người nói chung, học sinh nói riêng đượchình thành trong đời sống cá thể, điều đó có nghĩa phải trải qua quá trìnhluyện tập Quá trình vận động nói chung, tập thể dục thể thao nói riêng có vaitrò quyết định đối với sự phát triển toàn diện của con người Đặc biệt, lứa tuổithanh thiếu niên chỉ có một cơ thể khỏe mạnh, một thân hình cường tráng,phát triển cân đối thì hệ thần kinh mới nhạy bén, phản xạ mới linh hoạt
Philipôven (1975) đã chứng minh rằng hoạt động điện não đồ ở trẻ em
có nhiều dao động so với người lớn, đặc biệt là sóng bê-ta ở tuổi dậy thì, biên
độ sóng đạt tới 4 – 5 micro Vôn, tần số 10 – 12 Hz (nhanh hơn ở người lớn)
1.3 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái, sinh lý ở các lứatuổi được tiến hành từ những năm 30 của thế kỉ XX tại Ban nhân học thuộcViện Viễn Đông Bắc Cổ Kết quả nghiên cứu được công bố tập trung trong 9
số kỉ yếu phân khoa Nhân học (1936 – 1944) gồm nhiều loại kích thước củacác đoạn thân thể theo tuổi và thành phần khác nhau, đặc biệt là kích thướccủa bộ xương người Việt Nam hiện đại
Sau ngày miền Bắc giải phóng và nhất là sau ngày đất nước thống nhất,các công trình khoa học thuộc mọi lĩnh vực được đẩy mạnh và thu được nhiều
Trang 27thành tựu to lớn Trong các nghiên cứu về chỉ tiêu hình thái ở người lớn, ĐỗXuân Hợp và Nguyễn Quang Quyền có một số công trình có tính hệ thống vàtoàn diện như: “Hằng số sinh học người Việt Nam” (1967), “Bàn về nhữnghằng số giải phẫu nhân học người Việt Nam và ý nghĩa đối với y học” (Một
số chuyên đề y học, 1967) Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa đã được nhiều tácgiả nghiên cứu, nổi bật trong đó là “Hằng số sinh học người Việt Nam” –công trình đúc kết nhiều năm nghiên cứu của các tác giả Trịnh Bỉnh Dy,Nguyễn Tấn Gi Trọng, Phạm Khuê, Lê Thành Uyên, Lê Quang Long, (1975); “Về những thông số sinh học người Việt Nam” của Trịnh Bỉnh Dy,
Đỗ Đình Hồ, Phạm Khuê, Nguyễn Quang Quyền, Lê Thành Uyên (1982);
“Sinh lý thần kinh trẻ em” của Tạ Thúy Lan (1992) [4], [11], [24]
Bên cạnh hàng loạt công trình nghiên cứu về người lớn, có không ítcông trình nghiên cứu về trẻ em và học sinh Việt Nam như: “Hằng số pháttriển trẻ em Việt Nam” của Chu Văn Tường; “Phát triển thể lực ở trẻ em dưới
7 tuổi”; “Một số hằng số của trẻ em Việt Nam” của Chu Văn Tường vàNguyễn Công Khanh (Báo cáo tại Hội nghị Hằng số sinh học người ViệtNam, 1972)
Tuy nhiên, từ đó đến nay với khoảng thời gian tương đối dài, điều kiệnmôi trường tự nhiên và xã hội có nhiều biến đổi, nhất là sau ngày đất nướchoàn thành thống nhất, đã mở ra một địa bàn mới, những đối tượng mới choviệc nghiên cứu hình thái, sinh lý cũng như sinh hóa ở nước ta Nhiều côngtrình của nhiều tác giả đã thực hiện trên khắp đất nước như các công trìnhnghiên cứu của Trường Đại học Y khoa TP Hồ Chí Minh dưới sự chủ trì củaNguyễn Quang Quyền: “Các chỉ tiêu phát triển hình thái của trẻ em và ngườilớn Tây Nguyên” (1980 – 1990); “Các chỉ tiêu hình thái, sự phát triển thể lực
và thể chất của trẻ em và học sinh miền đồng bằng, thành phố Vinh và miềnnúi Nghệ An” của Nghiêm Xuân Thăng, Nguyễn Ngọc Hợi, Ngô Thị Bê,Hoàng Thị Ái Khuê; “Nghiên cứu sự phát triển hình thái, thể lực của học sinh
6 – 17 tuổi ở Thừa Thiên Huế” của Lê Đình Vấn (2002); Đặc biệt đề tài cấp
Trang 28Nhà nước “Đặc điểm sinh thể, tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam vàbiện pháp nâng cao chất lượng sức khỏe” do Trường Đại học Y Hà Nội chủtrì mang mã số KX07 đã góp phần to lớn vào việc nghiên cứu con người ViệtNam [5].
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về sự phát triển thể lực, thể chấtcủa trẻ em, còn có rất nhiều đề tài đi sâu nghiên cứu sự phát triển trí tuệ, tưduy của trẻ gắn liền với quá trình phát triển sinh lý, đặc biệt là sự phát triểncủa bộ não của trẻ
Các công trình của Hoàng Xuân Hinh (1971), Phạm Hoàng Gia (1977),Trần Cường, Trọng Thủy (1989) [34], Tạ Thúy Lan (1993) [24] đã cho thấy
sự phát triển năng lực trí tuệ và tư duy của trẻ qua nhiều giai đoạn Năng lực
tư duy trừu tượng gắn liền sự phát triển vốn từ của trẻ Vốn từ của trẻ pháttriển thuận lợi nhất từ 2 – 3 tuổi Muốn cho trẻ phát triển vốn từ chúng ta cầncho trẻ tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh
Nhiều tác giả đã sử dụng các hình thức trắc nghiệm trí thông minh đểnghiên cứu khả năng hoạt động trí tuệ của trẻ Cho đến nay, một số hình thứctest trí tuệ đã và đang được thích nghi hóa và sử dụng ở Việt Nam Hai cơ sởquan trọng nhất trong lĩnh vực này là Viện tâm sinh lý lứa tuổi thuộc ViệnKhoa học Giáo dục Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu trẻ em Hà Nội vớinhiều đề tài trọng điểm Trong các loại hình trắc nghiệm đó, trắc nghiệmGille, trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn của Ra-ven (Test Ra-ven) đã đượcứng dụng rộng rãi và có hiệu quả (Võ Văn Toàn – 1995, Trần Trọng Thủy –
2001, Võ Thị Chí, Lưu Thị Minh Trí – 2001) Test Ra-ven được xây dựngtrên cơ sở hai thuyết: thuyết tri giác hình thể tâm lý học Ghetxytan và thuyết
“tâm phát sinh” của Speaman Sau nhiều lần chuẩn hóa vào các năm 1954,
1956 đến năm 1960, test Ra-ven được UNESCO chính thức sử dụng để chuẩnhóa trí tuệ của con người Đây là loại hình trắc nghiệm phi ngôn ngữ đượcdùng để đo năng lực tư duy trên bình diện rộng nhất và được sử dụng rộng rãitrên nhiều đối tượng Số liệu thu được cho phép chuyển đổi thành chỉ tiêu
Trang 29đánh giá trí tuệ tổng quát Có thể nói Test Ra-ven là công cụ sắc bén cho việcđánh giá mức độ phát triển trí tuệ [9], [35], [36].
Ở Nghệ An đã có các công trình về hình thái và sinh lý của học sinhTiểu học và Trung học của Nguyễn Ngọc Hợi, Nghiêm Xuân Thăng, Ngô ThịBê, chủ yếu nghiên cứu về đặc điểm hình thái và thể lực [17]
1.4 Vài nét về khu vực nghiên cứu
1.4.1 Tỉnh Yên Bái [39], [40].
Yên Bái là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc ViệtNam Yên Bái nằm ở vùng Tây Bắc tiếp giáp với Đông Bắc Phía đôngbắc giáp 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh PhúThọ, phía tây nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp hai tỉnh Lai Châu
và Lào Cai
Với diện tích là 6.807 km2, Yên Bái bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã
và 07 huyện với tổng số 180 xã, phường, thị trấn Theo điều tra dân số ngày01/04/2009, toàn tỉnh Yên Bái có khoảng 740.905 dân, gồm 30 dân tộc sinhsống với nhau từ lâu đời, trong đó dân tộc Kinh chiếm 54%, còn các dân tộcthiểu số như: Tày, Dao, Mông, Thái, Mường, Nùng, Sán Chay (Cao Lan –Sán Chi), Khơ Mú, Phù Lá chiếm 46%
Yên Bái là một trong những địa bàn sinh tụ của người Việt cổ Việc tìmthấy di cốt động vật hóa thạch ở hang Hùm (Lục Yên) và các công cụ bằng đá
ở hang Thẩm Thoóng (Văn Chấn) cách đây hơn 10 vạn năm, cùng thạp đồngĐào Thịnh, Hợp Minh (Trấn Yên) nổi tiếng cách đây hơn 2000 năm, thời vănhóa Đông Sơn đã chứng minh Yên Bái là một trong những điểm văn minh từ
xa xưa của loài người Ở đây có hồ thủy điện Thác Bà, rộng hơn 23.000 havới hơn 1.300 hòn đảo lớn nhỏ giống như “Vịnh Hạ Long nổi trên lục địa.Cánh đồng Mường Lò lớn thứ nhì vùng Tây Bắc, là vựa lúa của tỉnh, có đặcsản gạo nếp Tú Lệ, thơm ngon
Yên Bái có những đồi chè hình xoắn ốc rộng ngút ngàn với những rừngquế, rừng cây nguyên liệu giấy sợi hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa
Trang 30xuất khẩu Rừng của Yên Bái không chỉ có gỗ và lâm sản tự nhiên quý với trữlượng lớn mà đặc biệt còn hàng nghìn ha cây pơ-mu rải rác trên các miền núicao có tuổi đời thế kỉ, tán lá hình tháp, thân thẳng cao tới 25 đến 30m, đườngkính tới 2m, xuất khẩu đạt giá trị kinh tế cao Cây pơ-mu được coi là biểutượng trường tồn của Yên Bái.
Ngoài các mỏ Cao Lanh, Graphit, Pirit, chì, kẽm có trữ lượng lớn,gần đây Yên Bái đã tìm thấy mỏ đá quý Hồng Ngọc (Rubi) ở Lục Yên có tuổinguyên sinh hơn 1.000 triệu năm bắt đầu từng bước khai thác Mặt hàng xuấtkhẩu chủ yếu cuả Yên Bái là: chè, quế, gỗ, đá quý (Rubi), tinh dầu thực vật,một số loại khoáng sản
1.4.2 Huyện Văn Yên (tư liệu được trích từ Báo cáo tổng hợp tình hình kinh
tế - xã hội – giáo dục huyện Văn Yên năm 2013)
Văn Yên là một huyện thuộc tỉnh Yên Bái có vị trí địa lý nằm ở 21035’– 22010’ vĩ độ Bắc, 104023’ – 104060’ kinh độ Đông, phía Đông Bắc giáphuyện Lục Yên, Yên Bình, phía Đông Nam giáp huyện Trấn Yên, phía Namgiáp huyện Văn Chấn, phía Tây giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai Với tổngdiện tích đất tự nhiên là 139.154,11 ha, Văn Yên là đơn vị hành chính lớnnhất tỉnh Yên Bái Địa hình của huyện cấu trúc khá đa dạng và phức tạp, caodần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc Phía tả ngạn sông Hồng là dãy núiCon Voi có độ cao 1.460m; phía hữu ngạn là dãy Phan-xi-păng hùng vĩ có cácđỉnh cao từ 1.300 – 1.900m Tuy nhiên, những vùng thấp của huyện chỉ còn75m Toàn huyện có khoảng 70% diện tích có địa hình dốc từ 25 độ trở lên
Khí hậu Văn Yên thuộc loại thời tiết nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưanhiều, nền nhiệt cao, chia làm hai vùng khí hậu là Bắc Trái Hút và Nam TráiHút, tuy nhiên sự cách biệt đó không nhiều Nhiệt độ trung bình trong năm là
220C, mùa đông nhiệt độ thấp nhất là 30C, mùa hè cao nhất là 380C Độ ẩmbình quân là 88% Lượng mưa trung bình từ 1400-1500mm
Ở Văn Yên, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng rất phong phú.Rừng ở Văn Yên thuộc loại rừng á nhiệt đới và nhiệt đới núi cao với nhiều
Trang 31loại cây lá kim như pơ mu, sa mộc xen lẫn các loại cây lá rộng thuộc họ sồi,
dẻ, đỗ quyên Bên cạnh đó còn có các loại gỗ quý như nghiến, táu, lát hoa,chò chỉ, các loại dược liệu như đẳng sâm, sơn tra, hà thủ ô, hoài sơn, sa nhân,các loại động vật quý hiếm như cầy hương, lợn rừng, hươu, gấu, vượn, ngoài
ra còn có nhiều khu rừng cho lâm đặc sản như cọ, song, quế, chè Các xãChâu Quế Thượng, Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm, Lâm Giang, Phong Dụ
Hạ, Lang Thíp, Châu Quế Hạ, Mỏ Vàng, Đại Sơn còn khá nhiều diện tíchrừng tự nhiên Còn ở những nơi khác trong huyện hiện chỉ còn có rừng trồng,rừng tái sinh và các thảm thực vật khác Ngoài tài nguyên rừng, Văn Yên còn
có tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú, đa dạng bao gồm nhóm kimloại với các mỏ và điểm mỏ như mỏ vàng ở Xuân Ái, mỏ đồng ở Phong Dụ,Châu Quế Hạ, mỏ sắt ở Đại Phác, Đại Sơn, mỏ graphit (phấn chì) ở thị trấnMậu A, Yên Hưng Khoáng sản thuộc nhóm năng lượng như mỏ than ởHoàng Thắng, nhóm vật liệu xây dựng như cát, sỏi khai thác ven sông Hồng
và Ngòi Thia đáp ứng nhu cầu xây dựng ở địa phương Đất đai của huyệngồm đất feralit vàng đỏ, phù sa sông ngòi và đất bazan, trong đó đất feralitvàng đỏ chiếm tới 90% Đất ở đây khá tốt, hàm lượng mùn cao, thích hợp vớicác loại cây trồng như lúa, chè, quế
Là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Yên Bái, trải qua các thời lỳ lịch
sử, miền đất Văn Yên ngày nay có nhiều biến đổi về địa danh, địa giới hànhchính Thời Hùng Vương, Văn Yên ngày nay thuộc bộ Tân Hưng Thời Hánthuộc huyện Lâm Tây, quận Tân Hưng Đời nhà Tùy thuộc huyện An Nhân.Đời Đường thuộc huyện Gia Ninh Thời phong kiến nhà Lý thuộc châu Đăng,thời Trần thuộc châu Quy Hóa, trấn Thiên Hưng Thời Nguyễn thuộc phủTrấn Yên, tỉnh Hưng Hóa Thời thuộc Pháp vào đời Thành Thái thuộc huyệnTrấn Yên, hạt Yên Bái trong đạo quan binh thứ tư miền thượng du Bắc Kỳ.Năm 1891, thuộc tiểu quân khu Yên Bái trong đạo quan binh thứ ba Năm
1900, thực dân Pháp lập tỉnh Yên Bái, miền đất Văn Yên ngày nay thuộc tổngĐông Cuông, tổng Yên Phú huyện Trấn Yên, tổng Văn Bàn huyện Văn Bàn
Trang 32Từ đó cho đến năm 1945, địa dư hành chính của Văn Yên không có gì thayđổi Trải qua nhiều lần tách nhập, thay đổi về địa danh, địa giới các đơn vịhành chính của huyện đến nay, huyện Văn Yên gồm 26 xã là: Lang Thíp,Lâm Giang, Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ, An Bình, Quang Minh, Đông
An, Đông Cuông, Phong Dụ Hạ, Mậu Đông, Ngòi A, Xuân Tầm, Tân Hợp,
An Thịnh, Yên Thái, Phong Dụ Thượng, Yên Hợp, Đại Sơn, Yên Hưng, ĐạiPhác, Yên Phú, Xuân Ái, Hoàng Thắng, Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Nà Hẩu và mộtthị trấn huyện lỵ là Mậu A
Xã Yên Hợp là một xã vùng 2 của huyện Văn Yên Diện tích tự nhiêncủa toàn xã là 18 km2 chia làm 10 thôn Phía Bắc giáp xã An Thịnh, thị trấnMậu A ; phía Nam giáp xã Xuân Ái, phía Đông giáp với sông Hồng, phía Tâygiáp xã Yên Phú Toàn xã có tổng dân số là 3941 người gồm 7 dân tộc anh emchung sống Trong đó, dân tộc Kinh chiếm tới 95,9%, còn lại là dân tộc Dao,Tày, Thái, H’Mông, Mường và các dân tộc khác
Xã Mỏ Vàng là một xã thuộc huyện Văn Yên với tổng diện tích tựnhiên là 9956,5ha và dân số là 3918 người Phía Bắc giáp xã Đại Sơn huyệnVăn Yên, phía Nam giáp xã An Lương huyện Văn Chấn và xã Kiên Thànhhuyện Trấn Yên, phía Đông giáp xã Viễn Sơn huyện Văn Yên, phía Tây giáp
xã Nà Hẩu huyện Văn Yên Toàn xã có 5 cộng đồng dân tộc sinh sống, trong
đó khoảng 65% người là dân tộc Dao, 30% người dân tộc H’Mông, còn lại5% người thuộc dân tộc Kinh, Tày và Thái
Xã Viễn Sơn cũng là một xã thuộc hạ huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái,phía Đông giáp xã Xuân Ái và Hoàng Thắng, phía Tây giáp xã Mỏ Vàng,phía Bắc giáp xã Yên Phú của huyện, phía Nam giáp xã Kiên Thành huyệnTrấn Yên Xã có tổng diện tích tự nhiên là 4.232,71 ha với địa hình đồi núitương đối phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều khe suối và thấp dần từ Tây sangĐông Xã Viễn Sơn hiện có số dân là 3.114 người với 4 cộng đồng dân tộccùng chung sống trong đó dân tộc Dao chiếm trên 75%, dân tộc Kinh chiếmtrên 20%, dân tộc Tày chiếm 2,5%, còn lại là dân tộc Nùng
Trang 33Xã Đại Sơn là một xã vùng 3, xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yênvới tổng diện tích tự nhiên là 8389ha Địa hình phân tán phức tạp Toàn xãchia thành 8 thôn Đường giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng rấtnhiều đến việc đi học của các em học sinh ở xa Phía Đông của xã giáp xãTân Hợp, phía Tây giáp xã Mỏ Vàng, phía Nam giáp xã An Thịnh, phía Bắcgiáp xã Nà Hẩu của huyện Văn Yên Xã Đại Sơn có tổng số dân là 2938người gồm 4 dân tộc anh em chung sống (Dao, Tày, Kinh, H’Mông) Trong
đó dân tộc Dao chiếm tới 70% tổng dân số của toàn xã
Trang 34CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên 640 học sinh lứa tuổi từ 12 – 15 tuổi (lớp 6 –lớp 9) ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Mỗi lứa tuổi lấy 160 học sinh (80nam, 80 nữ) trong đó:
- 480 học sinh dân tộc Dao thuộc các trường: Trường PTDTBT THCSViễn Sơn, Trường PTDTBT THCS Mỏ Vàng, Trường PTDTBT THCS ĐạiSơn
- 160 học sinh dân tộc Kinh làm đối chứng thuộc trường: TrườngTHCS Yên Hợp – xã Yên Hợp
Đối tượng nghiên cứu ở trạng thái khỏe mạnh, không có dị tật về hìnhthể và các bệnh mãn tính
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp điều tra
Điều tra qua các tài liệu lịch sử, khoa học, kinh tế, giáo dục của địaphương
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên, không định hướng (trừ cácđối tượng có đặc điểm không bình thường, không đủ điều kiện và tiêu chuẩnnghiên cứu)
Chọn mẫu theo hệ thống: hệ thống trường, hệ thống tuổi, tương quanthích hợp giữa các độ tuổi trong vùng nghiên cứu
Phương pháp tính tuổi: tuổi HS được tính bằng cách:
(Lấy thời điểm nghiên cứu – năm sinh của các em)6 tháng [5]
Ví dụ: để tính tuổi của một học sinh sinh vào tháng 03/2002 ta tính như sau:
Tháng 02/2014 – Tháng 03/2002 = 11 năm 11 tháng
Trang 35Vì 11 tháng > 6 tháng (được tính là nửa tuổi nên làm tròn lên 1 năm).Như vậy tuổi của em học sinh này là 12 tuổi.
2.2.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu hình thái
- Cân trọng lượng cơ thể P (kg): dùng cân y tế có độ chính xác đến 0,1kg
- Đo chiều cao đứng T (cm): đo bằng thước dây có vạch chia độ chínhxác đến 0,1cm, học sinh ở tư thế đứng nghiêm Đo từ gót chân sát mặt đất lênđến đỉnh đầu qua 4 điểm chạm thước: chẩm, lưng, mông, gót
- Đo chiều cao ngồi (cm): học ở tư thế ngồi thẳng người trên ghế, mắtnhìn phía trước, mông và vai trên mặt phẳng thẳng đứng theo sát mép ghếngồi, bàn chân chạm vuông góc với cẳng chân, cẳng chân vuông góc với haiđầu gối chụm Đo khoảng cách từ mặt ghế đến đỉnh đầu
- Đo vòng ngực Pt (cm): học sinh ở tư thế đứng thẳng, mắt nhìn thẳng,
đo theo chu vi phẳng đi qua mũi ức, chú ý đối với phụ nữ Đo khi thở ra hítvào và lấy trị số trung bình
2.2.4 Công thức tính các chỉ số thể lực
- Xác định chỉ số khối cơ thể (BMI):
Công thức: BMI = Trong đó: P: cân nặng (kg)
H: chiều cao đứng (m)Việc đánh giá thể lực theo chỉ số BMI được quy định như sau :
BMI < 16,0: Suy dinh dưỡng độ 316,0 ≤ BMI ≤ 16,9: Suy dinh dưỡng độ 217,0 ≤ BMI ≤ 18,49: Suy dinh dưỡng độ 118,5 ≤ BMI ≤ 24,9: Người bình thường 25,0 ≤ BMI ≤ 29,9: Béo phì độ 1
30,0 ≤ BMI ≤ 34,9: Béo phì độ 2BMI ≥ 35: Béo phì độ 3
- Chỉ tiêu Pignet (theo Sermeep, 1986)
Công thức: I = T – (P + Pt) Trong đó: T: chiều cao đứng (cm)
Trang 36P : cân nặng (kg)
Pt : vòng ngực trung bình (cm).Việc đánh giá thể lực theo chỉ số Pignet được quy định như sau:
Trong đó: B: chiều cao ngồi (cm)
T: chiều cao đứng (cm)Nếu : CST ≤ 50,9 : Loại thân ngắn
51 ≤ CST ≤ 52,9 : loại thân vừa
CST ≥ 53 : loại thân dài
+ Tố chất mạnh (Sermeep, 1986) : đo sức bật cao tại chỗ khôngvung tay (cm), đứng thẳng giơ cao tay, mũi chân cách tường 20cm, đánhdấu điểm chạm của đầu ngón tay giữa lên tường, sau đó bật cao tối đa vàđánh dấu, lấy hiệu số độ cao giữa 2 điểm trên Đối tượng được đo 3 lầnsau lấy giá trị trung bình
Trang 37+ Tố chất dẻo (Sermeep, 1986) : Đo độ dẻo cột sống của đối tượngbằng cách uốn dẻo tại chỗ về phía trước (cm), tư thế đứng nghiêm trên ghế, 2đầu gối chân thẳng, từ từ cúi người về phía trước tới mức tối đa ; đo 3 lần, saulấy kết quả lần cao nhất Mặt ghế là điểm 0, trên mặt ghế số cm là giá trị âm,dưới mặt ghế số cm là giá trị dương.
2.2.6 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh lí.
+ Tần số tim : đếm nhịp tim bằng cách bắt mạch ở động mạch quayvùng cổ tay, ở trạng thái yên tĩnh Đơn vị đo : nhịp/phút
+ Huyết áp : Đo huyết áp ở trạng thái tĩnh bằng huyết áp kế thủy ngântheo phương pháp Korotkov Đơn vị mmHg Học sinh ở tư thế nằm, tay phải
để thoải mái Cuốn bao hơi quanh cánh tay vừa phải Đặt ống nghe lên tayphải, ở phía mép dưới của bao hơi (nằm trên động mạch cánh tay) Vặn chặt
ốc ở bóp cao su, đặt áp kế đồng hồ trước mặt để dễ theo dõi Từ từ bóp hơivào bao cao su sao cho áp lực vượt quá trị số huyết áp tối đa của người bìnhthường từ 150 – 160 mmHg Mở ốc để cho hơi ra từ từ, lắng nghe nhịp mạchđập qua tai, mắt theo dõi đồng hồ Lúc đầu ta không nghe thấy gì do áp lựctrong bao hơi lớn hơn huyết áp tối đa nên máu không lưu thông được Sau đó
do áp lực trong bao giảm dần, máu bắt đầu lưu thông Qua ống nghe ta bắtđầu nghe thấy tiếng động đầu tiên, trên đồng hồ lúc này kim dao động kiểucon lắc, đọc chỉ tiêu kim chỉ trên áp kế đồng hồ, trị số lúc này ứng với huyết
áp tối đa Áp lực trong bao hơi tiếp tục giảm, ta nghe thấy tiếng động giảmdần đến lúc không nghe thấy nữa Đọc mức kim chỉ trên áp kế tại thời điểmnày ứng với huyết áp tối thiểu
+ Tần số thở, thời gian nín thở tối đa
Tần số thở (tần số hô hấp – Theo Sermeep, 1986) : Lấy tần số hô hấplúc bình thường bằng cách đếm nhịp thở trong 1 phút qua bông dính trên môitheo phương pháp thường dùng
Thời gian nín thở tối đa (theo Stange) : Đo thời gian nín thở ở tư thếngồi yên tĩnh Cho đối tượng ngồi thẳng trên ghế, đùi vuông góc với thân, hai
Trang 38tay chống lên đầu gối, mắt nhìn thẳng Yêu cầu hít vào thở ra 3 lần thật sâu,đến lần thứ 4 thì dùng tay kẹp mũi và bắt đầu bấm đồng hồ, tính thời gian đếnkhi xuất hiện thở ra, cho ta thời gian nín thở tối đa (tính bằng giây).
+ Các chỉ tiêu trí tuệ và sinh lý thông qua Test
- Sử dụng bộ Test khuôn hình tiếp diễn của Raven để phân loại đánhgiá năng lực trí tuệ, xếp loại theo phân định của Raven
- Sử dụng phiếu điều tra Test để tìm hiểu chu kì kinh nguyệt của họcsinh nữ
i n
X X
1
2
) (
với n 35 hoặc thay n = n –
1 nếu n < 35
Trang 39CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1 Sự phát triển các chỉ tiêu thể lực của học sinh dân tộc Dao lứa tuổi 12 – 15
3.1.1 Sự phát triển trọng lượng cơ thể của học sinh theo lứa tuổi và giới tính
Bảng 3.1: Trọng lượng cơ thể của học sinh dân tộc Dao theo lứa tuổi và giới
Kết quả bảng 3.1 cho thấy:
Trọng lượng cơ thể của học sinh dân tộc Dao tăng liên tục và khôngđồng đều từ 12 đến 15 tuổi Đối với nam, trọng lượng cơ thể tăng 13,85 kg từ
Trang 4030,53kg lúc 12 tuổi đến 44,38kg lúc 15 tuổi Đối với nữ, trọng lượng cơ thểtăng 11,37kg từ 29,84kg lúc 12 tuổi đến 41,21kg lúc 15 tuổi.
Trong quá trình phát triển cơ thể học sinh có những giai đoạn trọnglượng tăng bột phát; ở nam, giai đoạn này là lứa tuổi 14 – 15 (tăng 6,56kg),còn ở nữ là lứa tuổi 13 – 14 (tăng 4,84kg) Như vậy thời điểm tăng nhảy vọt
về trọng lượng cơ thể ở nữ xảy ra trước nam 1 năm
Giữa nam và nữ có sự khác biệt về tăng trọng lượng, ở lứa tuổi 14,trọng lượng nữ lớn hơn nam, nhưng đến tuổi 15 thì nam lại có trọng lượng lớnhơn Điều này phù hợp với sự phát triển giới tính, mà cụ thể là tuổi dậy thìcủa nữ luôn đến sớm hơn nam
3.1.1.2 So sánh sự phát triển trọng lượng cơ thể của học sinh dân tộc Dao ở các vùng khác nhau (Bảng 3.2 và các hình 2,3)
Bảng 3.2: So sánh sự phát triển trọng lượng cơ thể của học sinh dân tộc Dao
giữa các vùng và với dân tộc Kinh (Đơn vị: kg)
Tuổi
12 31,90 27,94 29,60 30,38 30,1 31,2 32,81 ± 1,5 33,18 ± 1,3
13 31,34 32,50 35,04 33,52 34,9 33,4 36,52 ± 1,8 37,43 ± 0,7
14 34,53 36,81 40,83 38,04 38,1 39,1 40,81 ± 2,1 40,29 ± 1,7
15 40,13 37,36 48,50 44,07 44,5 42,2 46,15 ± 3,1 43,57 ± 2,6