1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xác định hàm lượng cadimi trong mỹ phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

89 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HỒ XUÂN HƯỚNG NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CADIMI TRONG MỸ PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ Chuyên ngành: Hóa phân tích Mã số: 60.44.01.18 LUẬN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HỒ XUÂN HƯỚNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CADIMI TRONG MỸ PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ

HẤP THỤ NGUYÊN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

NGHỆ AN - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HỒ XUÂN HƯỚNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CADIMI TRONG MỸ PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ

HẤP THỤ NGUYÊN TỬ

Chuyên ngành: Hóa phân tích

Mã số: 60.44.01.18

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS NGUYỄN KHẮC NGHĨA

NGHỆ AN - 2014

Trang 3

Luận văn được hoàn thành tại phòng thí nghiệm chuyên đề bộ môn Hóa phân tích - Khoa Hóa - Trường Đại học Vinh và trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm -

Mỹ phẩm Nghệ An

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS

Nguyễn Khắc Nghĩa đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận

lợi nhất cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin cảm ơn TS Đinh Thị Trường Giang và TS Mai Thị Thanh Huyền đã đóng góp nhiều ý kiến qúy báu trong quá trình làm luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng đào tạo Sau đại học, khoa Hóa học cùng các thầy cô giáo, các cán bộ phòng thí nghiệm khoa Hóa trường Đại Học Vinh, cán

bộ và kỹ thuật viên thuộc Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm Nghệ An

đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cung cấp hóa chất, thiết bị và dụng cụ dùng cho đề tài

Tôi xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Vinh, tháng 10 năm 2014

Học viên

Hồ Xuân Hướng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN 0

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 0

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN 3

1.1 Giới thiệu chung về mỹ phẩm 3

1.1.1 Đặc điểm thành phần 3

1.1.2 Công dụng của mỹ phẩm 5

1.2 Tổng quan về Cadimi 7

1.2.1.Vị trí, cấu tạo, trạng thái tự nhiên và tính chất của Cadimi 7

1.2.2 Tính chất lý - hóa học của cadimi 7

1.2.2.1 Tính chất vật lý: 7

1.2.2.2 Tính chất của đơn chất 8

1.2.2.3 Hợp chất của cadimi 8

1.2.3 Một số ứng dụng và tác hại của cadimi 10

1.2.3.1 Một số ứng dụng 10

1.2.3.2 Tác hại của cadimi đối với sức khỏe con người: 10

1.2.4.Đường xâm nhập 11

1.2.5.Tình trạng mỹ phẫm bị nhiểm kim loại nặng 11

1.2.6.Tác dụng sinh hoá của kim loại nặng đối với con người và môi trường 12

1.2.6.1 Một số kim loại nặng 12

1.2.6.2 Sự tích lũy sinh học 14

1.2.6.3 Cơ chế ảnh hưởng gây độc của kim loại nặng lên tế bào 15

1.3 Một số phương pháp định lượng Cd[ 5,9 ] 15

1.3.1 Phương pháp phân tích hoá học[8]: 15

1.3.1.1 Phương pháp phân tích khối lượng 15

1.3.1.2 Phương pháp phân tích thể tích 16

1.3.2 Phương pháp phân tích công cụ [9] .16

1.3.2.1 Phương pháp điện hoá [7] 16

1.3.2.2 Phương pháp quang phổ[16,17] 18

1.3.3 Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử[17] 18

1.3.3.1 Sự xuất phổ hấp thụ nguyên tử 18

1.3.3.2 Các giai đoạn của quá trình nguyên tử hóa mẫu 19

1.3.3.2.1 Sấy khô mẫu 19

1.3.3.2.2 Tro hóa luyện mẫu 19

1.3.3.2.3 Nguyên tử hóa 19

1.3.3.2.4 Tối ưu hóa các điều kiện cho phép đo không ngọn lửa mẫu .20

1.3.4 Hệ thống nguyên tử hóa mẫu phân tích 21

1.3.4.1 Kỹ thuật nguyên tử hóa ngọn lửa đèn khí Flame-AAS 21

1.3.4.2 Kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa ETA-AAS 23

Trang 5

1.3.5.2 Nhóm các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến phép đo AAS[4] 27

1.3.5.3 Nhóm các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến phép đo AAS 29

1.3.5.4 Các yếu tố về thông số máy đo 30

1.3.6 Cấu tạo máy quang phổ hấp thụ nguyên tử 31

1.3.6.1 Nguồn bức xạ 31

1.3.6.2 Hệ thống nguyên tử hóa mẫu 34

1.3.6.3 Hệ thống đơn sắc máy quang phổ hấp thụ nguyên tử 35

1.3.7.Các phương pháp định lượng của phổ hấp thụ nguyên tử 35

1.3.7.1.Phương pháp đồ thị chuẩn ( đường chuẩn ) 35

1.3.7.2 Phương pháp thêm chuẩn 37

1.3.7.3 Phương pháp đồ thị không đổi 38

1.3.7.4 Phương pháp dùng một mẫu chuẩn 38

1.3.7.5.Ưu nhược điểm của phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử 38

1.3.7.5.1 Ưu điểm 38

1.3.7.5.2 Nhược điểm 39

1.4 Phương pháp xử lý mẫu phân tích xác định cadimi 40

1.4.1.Phương pháp xử lý ướt 40

1.4.2.Phương pháp xử lý khô 41

1.4.3 Phương pháp vô cơ hóa khô-ướt kết hợp .41

1.5 Một số phương pháp phân tích xác định lượng vết các kim loại nặng 42

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM 44

2.1 Thiết bị và dụng cụ hóa chất: 44

2.1.1 Thiết bị 44

2.1.2 Dụng cụ 45

2.1.3 Chất chuẩn và hóa chất (loại tinh khiết phân tích dùng cho AAS): 45

2.1.3.1 Chất chuẩn 45

2.1.3.2 Hóa chất 45

2.2 Phương pháp chuẩn bị mẫu .46

2.2.1 Mẫu trắng 46

2.2.2 Mẫu chuẩn 47

2.2.3 Mẫu mẫu thử 48

Chương III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50

3.1 Khảo sát các điều kiện tối ưu để đo phổ 50

3.1.1 Khảo sát vạch phổ hấp thụ 50

3.1.2 Khảo sát cường độ dòng đèn catot rỗng [16] 51

3.1.3.Khảo sát độ rộng khe đo 52

3.1.4 Khảo sát chiều cao của đèn nguyên tử hoá mẫu 52

3.1.5 Khảo sát lưu lượng khí axetilen 53

3.1.6 Tốc độ dẫn mẫu 54

Trang 6

3.2.2 Khảo sát thành phần nền của mẫu [16,17] 56

3.2.3 Khảo sát ảnh hưởng của các ion 57

3.2.3.1 Khảo sát ảnh hưởng tổng của các Cation 57

3.2.3.2 Khảo sát ảnh hưởng tổng của các anion 58

3.3 Phương pháp đường chuẩn của phép đo F-AAS 59

3.3.1 Khảo sát xác định khoảng nồng độ tuyến tính 59

3.3.2 Xây dựng đường chuẩn, xác định giới hạn phát hiện(LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) của cadimi 61

3.3.2.1 Giới hạn phát hiện (LOD) 63

3.3.2.2 Giới hạn định lượng (LOQ) 63

3.4 Đánh giá sai số và độ lặp lại của phép đo F-AAS 63

3.5 Tổng kết các điều kiện đo phổ F- AAS của Cd 65

3.6 Hiệu suất thu hồi của quá trình vô cơ hóa bằng lò vi sóng 66

3.7 Định lượng Cd trong mẫu giả( nhân tạo) .69

3.8 Xác định hàm lượng cadimi trong một số mẫu mỹ phẩm .70

3.8.1 Lấy mẫu: 70

3.8.2 Phân loại mẫu 70

3.8.2.1 Mẫu son môi 70

3.8.2.2 Sữa rửa mặt 71

3.8.2.3 Sữa tắm 72

3.8.2.4 Kem dưỡng da: 73

3.8.2.5 Kem tẩy trắng da 74

3.8.3 Áp dụng phương pháp để phân tích một số mẫu mỹ phẩm: 75

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 7

Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

EDL Electrodeless Discharge Lamp Đèn phóng điện không điện cực

Trang 8

Bảng 1.2 Thành phần khí và nhiệt độ ngọn lửa 22

Bảng 1.3 Dãy chuẩn của phương pháp thêm chuẩn 37

Bảng 1.4 Một số phương pháp phân tích xác định lượng vết các kim loại 43

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát vạch đo phổ của Cd 50

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát cường độ dòng đèn của cadimi 51

Bảng 3.3 Khảo sát chiều cao của đèn nguyên tử hoá mẫu 53

Bảng 3.4 Khảo sát tốc độ dẫn khí axetylen 54

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của các loại axit và nồng độ axit đến phép đo Cd 55

Bảng 3.6 Ảnh hưởng của các dung dịch nền và nồng độ đến phép đo cadimi 57

Bảng 3.7 Khảo sát sự ảnh hưởng của tổng của các cation 58

Bảng 3.8 Khảo sát sự ảnh hưởng của tổng của các anion 59

Bảng 3.9 Khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính 60

Bảng 3.10 Khảo sát xây dựng phương trình đường chuẩn 61

Bảng 3.11 Kết quả đánh giá sai số và độ lặp lại của phép đo 65

Bảng 3.12 Tổng kết các điều kiện đo phổ F- AAS của Cd 66

Bảng 3.13 Chương trình vô cơ hóa mẫu trong lò vi sóng 67

Bảng 3.14 Đo độ hấp thụ Cd của các dung dịch ở điều kiện tối ưu 68

Bảng 3.15 Kết quả xác định hàm lượng Cadmi trong các mẫu giả bằng phương pháp đường chuẩn 69

Bảng 3.16 Lượng cân các mẫu mỹ phẩm 76

Bảng 3.17 Kết quả đo phổ hấp thụ nguyên tử cadimi trong mẫu mỹ phẩm 77

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Đồ thị chuẩn của phương pháp đường chuẩn 36

Hình 1.2 Đồ thị chuẩn của phương pháp thêm chuẩn 37

Hình 2.1 Máy hấp thụ nguyên tử AAS-7000 44

Hình 2.2 Lò vi sóng Multiwave 3000 45

Hình 3.1 Đồ thị khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của Cd 61

Hình 3.2 Đồ thị phụ thuộc Abs-Cd 62

Hình 3.3 Son TINT STICK – LO’CEAN 70

Hình 3.4 SỮA RỬA MẶT Z9 71

Hình 3.5 Sữa tắm cao cấp ROMANO 72

Hình 3.6 Kem dưỡng da HAVONA 73

Hình 37 Kem tẩy trắng da POND’S 74

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Sơ đồ chuẩn bị mẫu trắng 47

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ chuẩn bị mẫu Cd 48

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ chuẩn bị dung dịch thử 49

Trang 9

MỞ ĐẦU

Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu chăm sóc bản thân ngày càng được nâng cao Mối quan tâm của con người tới ngoại hình và sắc đẹp ngày càng cao Điều đó có nghĩa là, việc dùng

mỹ phẩm ngày càng tăng và là một phần không thể thiếu trong đời sống của con người đặc biệt là chị em phụ nữ

Chúng ta đều biết mỹ phẩm tổng hợp thường chứa bảy thành phần cơ bản, bao gồm: nước, chất nhũ hoá, chất bảo quản, chất làm đặc, chất tạo keo, chất tạo màu, hương liệu và chất ổn định Theo nghiên cứu mới nhất tại Anh,

Mỹ, EU, hầu hết các loại mỹ phẩm đều là sự pha trộn của các hoạt chất nhân tạo và cả các chất độc hại Nếu sử dụng đủ các mỹ phẩm mỗi ngày cơ thể con người sẽ tiếp nhận tới 515 loại hoá chất Phần nhiều các chất trong đó được sử dụng trong các loại sản phẩm có công dụng khác nhau, có liên quan tới các vấn đề về sức khoẻ như: dị ứng, da nhạy cảm đến rối loạn hormone, gặp rắc rối về sinh sản và có thể gây ung thư Đặc biệt nếu trong mỹ phẩm có các chất độc hại thì chúng có thể thấm sâu vào cơ thể qua da, qua đường ăn uống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Cùng với chì, asen, thủy ngân, cadimi (Cd) là một trong những nguyên tố thuộc nhóm kim loại nặng, Hàm lượng cadimi có trong mỹ phẩm theo quy định của hiệp định hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm cũng như của Cộng đồng chung châu Âu [14] là không được lớn hơn 1 ppm Tuy nhiên, việc xác định hàm lượng Cd trong mỹ phẩm bằng các phương pháp hóa lý thông thường gặp phải những khó khăn do nền mẫu mỹ phẩm phức tạp và hàm lượng Cd trong mẫu thấp Để xác định hàm lượng vết các kim loại nói chung và cadimi nói riêng chúng ta có thể sử dụng phương pháp điện hóa như von - Ampe hòa tan, cực phổ và các phương pháp quang nguyên tử Xuất phát

từ lý do trên chúng tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu xác định hàm lượng cadimi

trong mỹ phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử” để

nghiên cứu và bảo vệ luận văn thạc sĩ của mình

Trang 10

Thực hiện đề tài này chúng tôi cần giải quyết các vấn đề sau:

● Khảo sát chọn các điều kiện phù hợp để đo phổ F- AAS của Cd

● Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phép xác định Cd

● Khảo sát khoảng tuyến tính và xây dựng đường chuẩn trong phép đo phổ

● Xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phép đo

● Đánh giá sai số và độ lặp lại của phương pháp

● Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng phân tích mẫu nhân tạo cadimi

● Ứng dụng phương pháp xác định Cd trong một số loại mỹ phẩm kinh

doanh trên thị trường Nghệ An

Trang 11

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu chung về mỹ phẩm

1.1.1 Đặc điểm thành phần

Glycerin: Được sử dụng với mục đích duy trì độ đặc hay độ sệt của mỹ

phẩm, đồng thời có tác dụng làm ẩm da nhưng độ hấp thụ rất mạnh nên sử dụng nhiều cũng không tốt

Lanolin: Chất dầu được chiết xuất từ mỡ cừu được sử dụng nhiều trong

kem và lotion, tác dụng làm mềm và bảo vệ da

Lecithin: Thành phần chủ yếu cấu tạo nên da, làm dịu mồ hôi và chất

nhờn để bảo vệ thành phần nước của lớp sừng, duy trì độ ẩm

Lethinol: Thành phần vitamin A, chiết xuất từ động vật, có tác dụng

giống như vitamin A

Royal Jelly: Thành phần có chứa nhiều vitamin, axít amin nên có tác

dụng làm cho da ẩm, phòng ngừa lão hóa

Vitamin B3: Được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm điều trị nám

Vitamin B6: Lợi dụng khả năng ngăn tiết quá nhiều bã nhờn nên

vitamin B6 được sử dụng trong sản phẩm ngăn ngừa mụn

Viatmin C: Hạn chế sản sinh hắc tố melanin để phòng ngừa tích tụ sắc

tố, đồng thời làm nhạt các vết nám và tàn nhang đã có sẵn, giúp tái sinh collagen để duy trì da ẩm

Vitamin B5: Giúp hồi phục các tình trạng viêm da hay vết thương

Dầu vitamin C: Thành phần vitamin C tính dầu dễ hấp thu vào da, dùng

nhiều ở những sản phẩm trị nám hay tàn nhang

Vitamin F: Axít béo chưa bão hòa cần thiết có các loại: axít linoleic,

linolein, với tác dụng làm cho da bóng và mềm

Trang 12

Vitamin E: Tocopherol có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu để làm

mạnh hóa quá trình trao đổi chất cũng như phòng ngừa oxy hóa các tế bào, trì hoãn lão hóa

Vitamin P: Bio Plabonoid, có khả năng làm cứng các mạch máu nên

được sử dụng để hồi phục làn da đỏ

Dầu cá (squalene): Tinh chế từ gan dầu cá mập, được sử dụng bởi tính

chất thấm nhanh vào da để mang lại độ ẩm cho da Không phù hợp cho những làn da mụn Aroma oil: Dầu chiết xuất từ rễ, lá, hoa, cành của thực vật, có tác dụng làm đẹp da và mùi hương đặc thù Nên ngoài việc sử dụng cho mỹ phẩm còn sử dụng cho massage và dung dịch để pha tắm

Amond oil: Dầu chiết xuất từ amond, tác dụng mang lại làn da mịn và

đàn hồi

Axít amin: Chứa 40% thành phần làm ẩm da, đồng thời tăng tính

đàn hồi

AHA: Viết tắt của Alpha Hydroxy Acid, có tác dụng loại trừ chất bẩn và

chất sừng của da bởi các axít chiết xuất từ các loại quả, đồng thời mang lại độ đàn hồi cho lớp sừng, giúp da không còn thô ráp và sần sùi, cân bằng sự tiết chất nhờn ở da nhờn

Alatoin: Có tác dụng ổn định da ửng đỏ do đi nắng, thúc đẩy tái sinh tế

bào

NMF: Viết tắt của Natural Moisturizing Factor là nhân tố làm ẩm tự

nhiên nhưng có tác dụng quan trọng làm ẩm da, cho vào kem làm ẩm để mang lại thành phần nước cho da

Elastin: Thành phần cấu tạo lớp trung bì của da, một loại protein mang

lại độ đàn hồi, có khả năng duy trì độ đàn hồi Nếu phối hợp với mỹ phẩm sẽ phát huy tác dụng giữ ẩm để mang lại độ ẩm và độ đàn hồi

Trang 13

Collagen: Một loại protein cấu tạo lớp trung bì, khả năng phối hợp với

nước cao, duy trì độ ẩm và sự mềm mại Collagen trong mỹ phẩm được chiết xuất từ da của các loài động vật, giúp phòng ngừa nhăn da và nhão da

Tảo biển: Chứa nhiều thành phần duy trì làn da sáng và sạch bởi các

thành phần axít amin, vitamin, men, chất khoáng không gây khó chịu cho da

và hiệu quả làm ẩm da, kháng khuẩn

1.1.2 Công dụng của mỹ phẩm

- Xã hội phát triển, nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ nói riêng và con người nói chung là điều cần thiết, và rồi cũng có nhiều nhãn hiệu mỹ phẩm nổi tiếng đã tung ra thị trường những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu ấy Việc dùng mỹ phẩm rất quan trọng và cần thiết với những chị em phụ nữ

Và việc những nhãn hàng mỹ phẩm ngày một tung ra những sản phẩm của mình nhằm thu hút khách hàng là một chiến dịch của mỗi nhãn hàng Nhưng với mỗi chị em thì cần phải tìm cho mình một loại mỹ phẩm tốt nhất và phù hợp với làn da của mình Vì thế mà việc phân tích xác định thành phần trong

mỹ phẩm, có một vai trò vô cùng quan trọng trong ngành công nghệ mỹ phẩm hiện nay Nó bao gồm tất cả những gì liên quan đến việc chăm sóc làn da Như chúng ta đã biết câu dân gian mà nhiều người Việt Nam chúng ta hay nói, đó là “Nhất dáng nhì da” Với một hình dáng thì mỗi người mỗi khác

và chúng ta không thể nào thay đổi được, nhưng với làn da chúng ta có thể làm đẹp và cải thiện làn da của mình cho đẹp hơn, mịn hơn và quyến rũ hơn

Ngày xưa, chưa có những loại mỹ phẩm làm đẹp thì con người chúng ta cũng đã biết làm đẹp cho mình bằng những dược thảo thiên nhiên phong phú, nhưng đó chỉ là những dược thảo đơn thuần nhất chưa kết hợp những công nghệ mơi để dược thảo ấy đạt hiệu quả tối đa Ngày nay, khi mà công nghệ phát triển thì những nhà nghiên cứu và khoa học đã sáng chế ra những cách tinh chế những dược thảo thiên nhiên quý giá ấy cùng với sự kết hợp của công

Trang 14

nghệ, các chuyên gia đã sáng chế những loại sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp hoàn hảo nhất và đáp ứng được nhu cầu làm đẹp của nhiều chị em phụ nữ

- Tuy nhiên Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm hiện nay có một số nhà sản xuất đã và đang sử dụng chất độc hại và những kim loại nặng vào các loại

mỹ phẩm trang điểm, chính điều này đã gây rất nhiều phiền toái cho những người đã sử dụng những sản phẩm này

Theo báo cáo của các nhà khoa học Canada đã nghiên cứu và kiểm tra hóa chất trong 49 loại mỹ phẩm trang điểm thì thấy rằng kim loại nặng rất phổ biến trong các loại mỹ phẩm này

Theo EmaxHealth thì sản phẩm kẻ mắt và kem che khuyết điểm chứa cadimi, phấn phủ và phấn má chứa nickel và berili, còn trong kem nền thì có chứa thạch tín Và trong thực tế trên bao bì của sản phẩm không hề ghi những chất độc hại và vì lẽ đó mà khách hàng sẽ không hề thấy những chất độc hại khi xem trên bao bì của sản phẩm

Trong quá trình nghiên cứu các loại mỹ phẩm trang điểm thì các nhà

khoa học đã tìm thấy tất cả các loại mỹ phẩm trang điểm thì đều chứa các chất độc hại như: thạch tin, cadimi, chì, Hg, nickel và tali Kết quả kiểm tra của các nhà khoa học còn cho thấy rằng trung bình mỗi loại sản phẩm thì có tới 4 loại chất độc hại, nhưng khách hàng lại không hề biết được có những chất độc hại này khi xem trên bao bì của sản phẩm

Những chất hóa học độc hại này khi người sử dụng nó sẽ thẩm thấu qua da và gây ra các vấn đề về sức khỏe như phá hoại hóc môn, gây ung thư, các vấn đề về thần kinh, mất trí nhớ, ảnh hưởng đến sinh sản …

Như vậy để tìm ra được sản phẩm mỹ phẩm có chứa các kim loại độc hại không Nếu có thì có vượt tiêu chuẩn cho phép không Trong khuân khổ luận văn thạc sỹ tôi tiến hành phân tích kim loại cadimi trong một số loại mỹ phẩm thông dụng

Trang 15

1.2 Tổng quan về Cadimi[3,10]

1.2.1 Vị trí, cấu tạo, trạng thái tự nhiên và tính chất của Cadimi

Cadimi là nguyên tố ở ô số 48, chu kỳ 5, phân nhóm IIB trong bảng tuần hoàn

- Cấu hình electron của Cd: [Kr] 4d105s25p0

- Cấu hình electron của Cd2+: [Kr] 4d105s05p0

Cadimi là kim loại có ve sáng màu trắng bạc, ở trong không khí ẩm

Cd dần dần bị bao phủ bởi mang oxít nên mất dần ánh kim

Đồng vị 113Cd co tiết diện bắt nơtron rất lớn nên Cd kim loại được dùng làm thanh điều chỉnh dòng nơtron trong lò phản ứng nguyên tử, Cd mêm, dễ nóng chảy, dễ bay hơi Dưới đây là một số hằng số vật lý quan trọng của Cadimi

Trang 17

Ion Cd2+ có khả năng tạo phức với nhiều phối tử khác nhau và thường có số phối trí đặc trưng là 6

a, Cadimi oxit: CdO

CdO rất khó nóng chảy, có thể thăng hoa khi đun nóng Hơi của nó rất độc CdO có các mầu từ vàng tới nâu tuỳ thuộc quá trình chế hoá nhiệt CdO không tan trong nước và không tan trong dung dịch axit CdO chỉ tan trong kiềm nóng chảy

Có thể điều chế CdO bằng cách đốt cháy kim loại trong không khí hoặc nhiệt phân hiđroxit hoặc muối cacbonat, nitrat

Cd(OH)2 CdO + H2O

CdCO3 CdO + CO2

b, Cadimi hiđroxit: Cd(OH)2

Cd(OH)2 là kết tủa nhầy ít tan trong nước và có màu trắng Cd(OH)2 không thể hiện rõ tính lưỡng tính, tan trong dung dịch axit, không tan trong dung dịch kiềm mà chỉ tan trong kiềm nóng chảy

Khi tan trong axit, nó tạo thành muối của cation Cd2+ :

Cd(OH)2 + 2HCl CdCl2 + 2H2O

Cd(OH)2 tan trong dung dịch NH3 tạo thành amoniacat

Cd(OH)2 + 4NH3 [Cd(NH3)4 ](OH)2

c, Muối của Cd(II)

Các muối halogenua (trừ flourua), nitrat, sunphat, peclorat và axetat của Cd(II) đều dễ tan trong nước, còn các muối sunphua, cacbonat hay ortho

Trang 18

photphat và muối bazơ ít tan Những muối tan khi kết tinh từ dung dịch nước thường ở dạng hiđrat

Trong dung dịch nước các muối Cd2+ bị thuỷ phân:

* Trong công nghiệp

- Các ứng dụng chủ yếu của cadimi trong trong công nghiệp như: lớp mạ bảo vệ thép, chất ổn định trong PVC, chất tạo màu trong nhựa và thủy tinh, và trong hợp phần của nhiều hợp kim là một trong những nguyên nhân giải phóng cadimi vào môi trường

- Hàm lượng của Cadimi trong phân lân biến động khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc của đá phosphate Phân lân có nguồn gốc từ đá phốt phát Bắc carolina chứa Cd 0,054g/kg, phân lân có nguồn gốc từ đá Sechura chứa hàm lượng Cd 0,012g/kg, trong đó phân lân có nguồn gốc từ

đá phosphate Gafsa chứa 0,07g/kg

1.2.3.2 Tác hại của cadimi đối với sức khỏe con người:

Cadimi được biết gây tổn hại đối thận và xương ở liều lượng cao Nghiên cứu 1021 người đàn ông và phụ nữ bị nhiễm độc cadimi ở

Trang 19

Thụy Điển cho thấy nhiễm độc kim loại này có liên quan đến gia tăng nguy cơ gãy xương ở độ tuổi trên 50, Cd tích tụ trong thận nó có thể gây ra rối loạn chức năng thận nếu lượng tập trung ở trong thận lên đến 200mg/kg trọng lượng tươi

Bệnh Itai-itai, một loại bệnh nghiêm trọng liên quan tới xương ở lưu vực sông Jinzu tại Nhật Bản, lần đầu tiên gợi ý rằng cadimi có thể gây mất k h o á n g c h ấ t xương nghiêm trọng Itai-itai là kết quả của việc ngộ độc cadimi lâu dài do các sản phẩm phụ của quá trình khai thác mỏ được thải xuống ở thượng nguồn sông Jinzu Xương của các bệnh nhân này bị mất khoáng chất ở mức cao Những bệnh nhân với bệnh này điều bị tổn hại thận, xương đau nhức trở nên giòn và dễ gãy

1.2.4 Đường xâm nhập

Cadimi xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu qua thức ăn từ thực vật, được trồng trên đất giàu cadimi hoặc tưới bằng nước có chứa nhiều cadimi, hít thở bụi cadimi thường xuyên có thể làm hại phổi, vào trong phổi cadimi sẽ thấm vào máu và được phân phối đi khắp nơi Phần lớn cadimi xâm nhập vào cơ thể con người được giữ lại ở thận và được đào thải, còn một phần ít (khoảng 1%) vẫn giữ lại ở thận, do cadimi liên kết với protein tạo thành metallotionein có ở thận

Phần còn lại được giữ lại trong cơ thể và dần dần được tích luỹ cùng với tuổi tác Khi lượng cadimi được tích trữ lớn, nó có thể thế chỗ Zn2+ trong các enzim quan trọng và gây ra rối loạn tiêu hoá và các chứng bệnh rối loạn chức năng thận, thiếu máu, tăng huyết áp, phá huỷ tuỷ sống, gây ung thư

1.2.5 Trạng mỹ phẩm bị nhiễm kim loại nặng

Vừa qua, Cơ quan giám sát chất lượng và kiểm nghiệm – kiểm dịch quốc gia Trung Quốc cho biết, đã phát hiện nguyên tố kim loại nặng cromium

Trang 20

và neodymium, hai thành phần hóa chất bị cấm sử dụng trong 12 loại mỹ phẩm mang thương hiệu SK-II do Công ty P & G của Mỹ sản xuất Hai nguyên tố này tích tụ trong cơ thể con người sẽ gây ảnh hưởng không tốt Cromium có thể gây nên viêm da dị ứng hoặc phát ban, neodymium có tác dụng kích thích rất mạnh đối với mắt, đồng thời cũng kích thích da ở mức trung bình Ông Đàm Thiên Vĩ, Giám đốc Viện khoa học và công nghệ sự sống thuộc Trường đại học Hóa chất Bắc Kinh nói rằng, một số nguyên tố kim loại nặng có trong mỹ phẩm khi sử dụng không thể trao đổi một cách bình thường trên làn da, mà tích tụ trong da và cơ thể, và khi đạt tới mức độ nhất định sẽ sản sinh ra những độc tố có hại đối với hệ thống nội tiết của cơ thể con người, khiến hoạt động trao đổi chất trở nên rối loạn, gây ra nhiều bệnh tật

Các chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết, do một số nguyên tố kim loại nặng như cromium và neodymium có thể tăng thêm hiệu quả của mỹ phẩm làm cho nước da trắng và đẹp ra, hoặc tăng thêm tính đàn hồi của da một cách rõ rệt, vì vậy một số nhà sản xuất đã đưa những nguyên tố kim loại nặng đó vào kem dưỡng da, phấn hoặc các mỹ phẩm khác

1.2.6 Tác dụng sinh hoá của kim loại nặng đối với con người và môi trường

1.2.6.1 Một số kim loại nặng

Kim loại nặng (KLN) là những kim loại có tỷ trọng >5mg/cm3: Crôm (7,15g/cm3), Chì (11,34 g/cm3), Thủy ngân (15,534 g/cm3), cadimi (8,65 g/cm3), Asen (5,73 g/cm3), Mangan (7,21 g/cm3), KLN được được chia làm 3 loại: các kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co, Sn,…), những kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru,…), các kim loại phóng xạ (U, Th,

Ra, Am,…) KLN không độc khi ở dạng nguyên tố tự do nhưng độc ở dạng ion vì nó có thể gắn kết các chuỗi cacbon ngắn khó đào thải gây ngộ độc

Trang 21

Thủy ngân (Hg): đặc biệt độc hại là methyl thủy ngân Thủy ngân dễ

bay hơi ở nhiệt độ thường nếu hít phải sẽ rất độc đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, phổi, thận có thể gây tử vong Trẻ em khi bị ngộ độc sẽ bị co giật, phân liệt… Hàm lượng thủy ngân cho phép trong nước uống đóng chai là 6µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT), trong nước ngầm là 1µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT)

Asen (As): As hóa trị 3 độc hơn rất nhiều so với hóa trị 5 Liều lượng

gây chết người khoảng 50-300 mg nhưng phụ thuộc vào từng người Con người bị nhiễm độc asen lâu dài qua thức ăn hoặc không khí dẫn đến bệnh tim mạch, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn tuần hoàn máu, rối loạn chức năng gan, thận Ngộ độc asen cấp tính có thể gây buồn nôn, khô miệng, khô họng, rút

cơ, đau bụng, ngứa tay, ngứa chân, rối loạn tuần hoàn máu, suy nhược thần kinh,… Hàm lượng cho phép trong nước uống đóng chai là 10µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT), trong nước ngầm là 50µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT)

Chì (Pb): Các hợp chất chì hữu cơ rất bền vững độc hại đối với con

người, có thể dẫn đến chết người Những biểu hiện của ngộ độc chì cấp tính như nhức đầu, dễ bị kích thích, và nhiều biểu hiện khác nhau liên quan đến hệ thần kinh Khi bị nhiễm độc lâu dài đối với con người có thể bị giảm trí nhớ, giảm khả năng hiểu, giảm chỉ số IQ, thiếu máu, chì cũng được biết là tác nhân gây ung thư phổi, dạ dày và u thần kinh đệm Nhiễm độc chì có thể gây tác hại đối với khả năng sinh sản, gây sẩy thai… Hàm lượng cho phép trong nước uống đóng chai là 10µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT), trong nước ngầm là 10µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT)

Crôm (Cr): tồn tại ở 2 dạng hóa trị 3 và 6 tuy nhiên ở hóa trị 6 crôm

gây ảnh hưởng xấu đến con người Gây loét dạ dày, ruột non, viêm gan, viêm thận , ung thư phổi… Hàm lượng cho phép trong nước uống đóng chai là 50µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT), trong nước ngầm là 50µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT)

Trang 22

Cađimi (Cd): Cađimi được biết gây tổn hại đối thận và xương ở liều

lượng cao, gây xương đau nhức trở nên giòn và dễ gãy… Hàm lượng cho phép trong nước uống đóng chai là 3µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT), trong nước ngầm là 5µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT)

1.2.6.2 Sự tích lũy sinh học

Đối với vi khuẩn, cấu trúc tế bào của vi khuẩn có khả năng hấp thu kim loại rất cao Đối với vi khuẩn Gram dương, tầng peptidogycan dầy và được liên kết thông qua các cầu nối acid amin Sự hiện diện của các liên kết phosphodiester giữa các teichoic acid làm cho tế bào vi khuẩn Gram dương là đặc tính quan trọng Đối với nhóm vi khuẩn Gram âm, ngoài peptidogycan vách tế bào còn có phospholipid và lipopolysaccharide (LPS) Những nhóm chức năng mang điện tích âm như gốc –COOH có khả năng hấp thu các kim loại tích điện dương như làCu2+, Cd2+…

Đối với nấm,quá trình trao đổi chất và vận chuyển độc lập là một phần của quá trình trao đổi chất nhờ vào các gốc chức năng tích điện âm (-COOH, -

NH2, -N-C=O, -SH,…) Ngoài ra, các gốc chức năng này có thể tạo thành các phức với ion kim loại Nhóm amide trên bề mặt của vách tế bào nấm

Neurospora crassa có khả năng hấp thu tốt Pb2+ and Cu2+ Chitin và chitosan hiện diện trong tế bào nấm cũng giúp làm cô lập những ion kim loại Ngoài

ra, kim loại có thể được trao đổi với các ion Ca2+, H+, Mg2+, và K+ trong tế bào, Pb2+ và Cd2+ sẽ thay thế Ca2+, Mg2+ và K+

Đối với tảo, các polysaccharide bao gồm cellulose, chitin, alginate và glycan có chức năng trong việc liên kết với kim loại Một số gốc quan trọng như –COOH, các gốc có chứa O-, N-, S-, hoặc P- đều tham gia trực tiếp vào việc kiên kết kim loại Các nhóm carboxyl, hydroxyl, sulphate và amino trong polysaccharide của vách tế bào tảo tương tác như là các điểm liên kết đối với các kim loại

Trang 23

1.2.6.3 Cơ chế ảnh hưởng gây độc của kim loại nặng lên tế bào

Sinh vật cần kim loại thiết yếu để duy trù sự sống Tuy nhiên, khi vượt quá nhu cầu thì kim loại nặng sẽ tích lũy sinh học và gây độc cho tế bào Do

đó, sự cân bằng trong cơ thể và khả năng chịu đựng là rất quan trọng để duy trì sự sống để làm cho độ độc cấp tính giảm bớt đi và ở mức thấp mà Cd và

As là những điển hình Kim loại nặng tương tác và làm biến đổi nội bào hoặc liên kết với nội bào hình thành nên những enzyme phân hủy protein, tăng sự tổng hợp các protein dị thường là những cơ chế gây độc thường gặp nhất của nhiều kim loại nặng

Về đặc tính cơ bản, kim loại không thể phân hủy thành các hợp phần nhỏ hơn để gây độc, chúng thường gắn kết với các hợp chất hữu cơ Hệ thống enzyme trong cơ thể không có chức năng khử độc gây ra bởi kim loại nặng Những kim loại gây ung thư thường không liên kết với các enzyme Ngược lại, kim loại nặng không yêu cầu sự hoạt hóa sinh học, mà phân tử hữu cơ trải qua quá trình bổ sung vào hệ thống enzyme và tạo ra những biến đổi

1.3 Một số phương pháp định lượng Cd[ 5,9 ]

Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để xác định cadimi như phương pháp phân tích khối lượng, phân tích thể tích, điện hoá, phổ phân tử UV- VIS, phổ phát xạ nguyên tử (AES), phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS) và không ngọn lửa (GF-AAS) Sau đây là một số phương pháp xác định Cadimi

1.3.1 Phương pháp phân tích hoá học[8]:

1.3.1.1 Phương pháp phân tích khối lượng

* Nguyên tắc: Đây là phương pháp dựa trên sự kết tủa chất cần phân

tích với thuốc thử phù hợp, sau đó lọc, rửa, sấy hoặc nung rồi cân chính xác sản phẩm và từ đó xác định được hàm lượng chất phân tích

Trang 24

Phương pháp này đơn giản không đòi hỏi máy móc hiện đại, đắt tiền,

có độ chính xác cao, tuy nhiên đòi hỏi nhiều thời gian, thao tác phức tạp và chỉ phân tích hàm lượng lớn, nên không dùng để phân tích lượng vết

1.3.1.2 Phương pháp phân tích thể tích

* Nguyên tắc: Dựa trên sự đo thể tích dung dịch thuốc thử đã biết nồng

độ chính xác (dung dịch chuẩn) được thêm vào dung dịch chất định phân để tác dụng đủ toàn bộ lượng chất định phân đó Tùy vào các loại phản ứng chính được dùng mà người ta chia phương pháp phân tích thể tích thành các nhóm phương pháp trung hòa, phương pháp oxi hóa-khử, phương pháp kết tủa và phương pháp com plexom

1.3.2 Phương pháp phân tích công cụ [9]

1.3.2.1 Phương pháp điện hoá [7]

Có nhiều phương pháp phân tích điện hóa để xác định hàm lượng các kim loại trong số các phương pháp đó thì phương pháp cực phổ, phương pháp Von – Ampe hòa tan tỏ ra co nhiều ưu việt hơn Bởi vậy chung tôi giới thiệu

về phương pháp này

a Phương pháp cực phổ[16]

Nguyên tắc: Người ta thay đổi liên tục và tuyến tính điện áp đặt vào 2 cực

để khử các ion kim loại, do mỗi kim loại có thế khử khác nhau Thông qua chiều cao của đường cong Von-Ampe có thể định lượng được ion kim loại trong dung dịch ghi cực phổ Vì dòng giới hạn Igh ở các điều kiện xác định tỉ

lệ thuận với nồng độ ion trong dung dịch ghi cực phổ theo phương trình:

I = kC Trong phương pháp phân tích này người ta dùng điện cực giọt thuỷ ngân rơi là cực làm việc, trong đó thế được quét tuyến tính rất chậm theo thời gian (thường 1-5mV/s) đồng thời ghi dòng là hàm của thế trên cực giọt thuỷ

Trang 25

ngân rơi Sóng cực phổ thu được có dạng bậc thang, dựa vào chiều cao có thể định lượng được chất phân tích

Phương pháp này có khá nhiều ưu điểm: Nó cho phép xác định cả chất

vô cơ và hữu cơ với nồng độ 10-5- 10-6M tuỳ thuộc vào cường độ và độ lặp lại của dòng dư Sai số của phương pháp thường là 2-3% với nồng độ 10-3- 10-4M, là 5% với nồng độ 10-5M (ở điều kiện nhiệt độ không đổi)

Ví dụ: Cadimi được xác định bằng phương pháp phổ phát xạ nguyên tử

hồ quang với khoảng nồng độ 0,0005- 0,002 %

Vạch cadimi 228,8 nm được sử dụng cho khoảng nồng độ 0.002% Nồng độ cadimi 500g/ml được xác định bằng phương pháp phát

0.0005-xạ ngọn lửa vì nguyên tố này có đặc tính phát 0.0005-xạ kém

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế như ảnh hưởng của dòng tụ điện, dòng cực đại, của oxi hoà tan, bề mặt điện cực

Nhằm loại trừ ảnh hưởng trên đồng thời tăng độ nhạy, hiện nay đã có các phương pháp cực phổ hiện đại: cực phổ xung vi phân(DPP), cực phổ sóng vuông (SQWP) chúng cho phép xác định lượng vết của nhiều nguyên tố

b Phương pháp Von-ampe hoà tan[7]

Về bản chất, phương pháp Von-Ampe hoà tan cũng giống như phương pháp cực phổ là dựa trên việc đo cường độ dòng để xác định nồng độ các chất trong dung dịch Nguyên tắc gồm hai bước:

Bước 1: Điện phân làm giàu chất cần phân tích trên bề mặt điện cực làm việc, trong khoảng thời gian xác định, tại thế điện cực xác định

Bước 2: Hoà tan kết tủa đã được làm giàu bằng cách phân cực ngược điện cực làm việc, đo và ghi dòng hoà tan Trên đường Von-Ampe hoà tan cho pic của nguyên tố cần phân tích Chiều cao pic tỉ lệ thuận với nồng độ

Bước 2: Hoà tan kết tủa đã được làm giàu bằng cách phân cực ngược

Trang 26

điện cực làm việc, đo và ghi dòng hoà tan Trên đường Von-Ampe hoà tan cho pic của nguyên tố cần phân tích Chiều cao pic tỉ lệ thuận với nồng độ

Ưu điểm của phương pháp: xác định được cả những chất không bị khử

trên điện cực với độ nhạy khá cao 10-6- 10-8M

Nhược điểm của phương pháp: độ nhạy bị hạn chế bởi dòng dư, nhiều

yếu tố ảnh hưởng như: điện cực chỉ thị, chất nền

1.3.2.2 Phương pháp quang phổ[16,17]

Các phương pháp phân tích ngành quang bao gồm các phương pháp quang phổ phân tử(UV – ViS) và quang nguyên tử(AAS, AES, AFS) Trong phương pháp đô quang phổ phân tử (UV – ViS ) chỉ có phương pháp chiết trắc quang phức chelat daligan đang được nghiên cứu nhiều, vì phương pháp cho

độ nhạy, độ chính xác, độ chọn lọc cao, đáp ứng được các yêu cầu phân tích được hàm lượng vết kim loại

Trong các phương pháp đo quang nguyên tử AAS, AES và AFS thì phương pháp AAS được coi là phương pháp chuẩn để phân tích hàm lượng vết kim loại trong các đối tượng phân tích khác nhau Sau đây chung tôi đề cập

đến cơ sở lý thuyết của phương pháp hấp thụ nguyên tử

1.3.3 Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử[17]

1.3.3.1 Sự xuất phổ hấp thụ nguyên tử

Như chúng ta đã biết vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử và nguyên

tử là phần cơ bản nhỏ nhất còn giữ được tính chất của các nguyên tố hóa học trong điều kiện bình thường nguyên tử không thu và không phát ra năng lượng dưới dạng các bức xạ, lúc này nguyên tử tồn tại ở các trạng thái cở bản đó là trạng thái bền vững và nghèo năng lượng nhất nhưng khi nguyên tử ở trạng thái hơi tự do, nếu chúng ta chiếu một chùm tia sáng có những bước sóng( tần số) xác định vào đám hơi nguyên tử đó, thì các nguyên tử tự do đó sẽ hấp thụ các tia bức xạ có bước sóng nhất định tương ứng đúng với bước sóng bức xạ

Trang 27

mà có thể phát ra được trong quá trình phản xạ của nó Lúc này nguyên tử nhận năng lượng của các tia bức xạ chiếu vào nó và nó chuyển lên trạng thái kích thích có năng lượng cao hơn trạng thái cơ bản đó là tính chất đặc trưng của nguyên tử ở trạng thái hơi Quá trình đó được gọi là quá trình hấp thụ năng lượng của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi và tạo ra phổ nguyên tử, phổ sinh ra trong quá trình này được gọi là phổ hấp thụ nguyên tử

1.3.3.2 Các giai đoạn của quá trình nguyên tử hóa mẫu

1.3.3.2.1 Sấy khô mẫu

Để thực hiện quá trình sấy tốt, đối với mỗi một loại mẫu cần phải tiến hành nghiên cứu, phát hiện và chọn nhiệt độ và thời gian sấy cho phù hợp Nhiệt độ và thời gian sấy khô của mỗi loại phụ thuộc vào bản chất của các chất ở trong mẫu và dung môi hòa tan nó Thực nghiệm cho thấy rằng, đa số của các mẫu vô cơ trong dung môi nước nằm trong khoảng từ 100 – 150oC trong thời gian từ 25 – 40 giây

1.3.3.2.2 Tro hóa luyện mẫu

Đây là giai đoạn thứ hai của quá trình nguyên tử hóa mẫu Mục đích là tro hóa đốt cháy các hợp chất hữu cơ và mùn có trong mẫu sau khi đã sấy khô, đồng thời nung luyện một nhiệt đọ thuận lợi cho giai đoạn nguyên tử hóa tiếp theo đạt hiệu suất cao và ổn định, tro hóa mẫu từ từ và ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ giới hạn thì phép đo luôn cho kết quả ổn định và môi nguyên tố đều có một nhiệt độ tro hóa luyện mẫu giới hạn trong phép đo ETA – AAS

1.3.3.2.3 Nguyên tử hóa

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình nguyên tử hóa mẫu, nhưng lại

là giai đoạn quyết định cường độ của vạch phổ Song nó lại bị ảnh hưởng bởi hai giai đoạn trên Giai đoạn này được thực hiện trong thời gian rất ngắn, thông thường 3 đến 6 giây, rất ít khi đến 8 đến 10 giây Nhưng tốc độ đo nhiệt

độ lại là rất lớn để đạt ngay tức khắc đến nhiệt độ nguyên tử hóa và thực hiện

Trang 28

phép đo cường độ vạch phổ Tốc độ tăng nhiệt độ thường từ 1800 –

2500oC/giây, thông thường người ta sử dụng tốc độ tối đa, độ nguyên tử hóa của một nguyên tố rất khác nhau

Đồng thời mỗi nguyên tố cũng có một nhiệt độ nguyên tử hóa giới hạn

Ta của nó Nhiệt độ Ta này phụ thuộc vào bản chất của mỗi nguyên tố và cũng phụ thuộc mức độ nhất định vào trạng thái và thành phần của mẫu mà nó tồn tại, nhất là chất nền của mẫu nguyên tử hóa và cường độ vạch phổ của các nguyên tố

1.3.3.2.4 Tối ưu hóa các điều kiện cho phếp đo không ngọn lửa mẫu

- Cụ thể với phép đo ETA – AAS bao gồm những điều kiện nguyên tử hóa mẫu:

+ Thời gian, nhiệt độ đun nóng cuvet của các giai đoạn sấy mẫu, tro hóa luyện mẫu và nguyên tử hóa dể đo cường độ vạch phổ

+ Khí môi trường cho quá trình nguyên tử hóa mẫu ( tốc độ, loại hơi) + Công suất, tốc độ đốt nóng cuvet graphit để nguyên tử hóa mẫu + Điều kiện làm sạch cuvet graphit

+ Lượng mẫu và cách đưa vào cuvet để nguyên tử hóa cho phép đo Chất nền của mẫu phân tích và các mẫu chuẩn phải được pha chế và chuẩn cho đồng nhất môi trường axit và loại axit pha chế mẫu và làm môi trường cho dung dịch mẫu chuẩn và mẫu phân tích

- Các yếu tố ảnh hưởng sau đây cũng được xem xét

+ Các ảnh hưởng về phổ

+ Các ảnh hưởng về vật lý

+ Các ảnh hưởng hóa học của các cation và anion có trong mẫu

+ Về ảnh hưởng của thành phần nền của mẫu

Trang 29

1.3.4 Hệ thống nguyên tử hóa mẫu phân tích

Hệ thống này tạo ra nhiệt độ thích hợp và ổn định để nguyên tử hóa nguyên tố thành trạng thái hơi rời rạc Có hai loại kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu

là kỹ thuật nguyên tử hóa bằng ngọn lửa đèn khí Flame – AAS và kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa

1.3.4.1 Kỹ thuật nguyên tử hóa ngọn lửa đèn khí Flame-AAS

Là quá trình nguyên tử hóa nhờ nguôn nhiệt của ngọn lửa đèn khí mà phổ biến nhất ngộn lủa C2H2/không khí Kỹ thuật Flame-AAS cho phép xác định nhanh, đúng chính xác các kim loại ở mức ppm

Nếu nguyên tử hóa bằng ngọn lửa đèn khí cần thỏa mãn một số yêu cầu nhất định sâu đây:

+ Ngọn lửa đèn khí phải làm nóng đầu đốt mẫu phân tích

+ Năng lượng của ngọn lửa phải đủ lớn và có thể điều chỉnh được the từng mục đích phân tích nguyên tố Đông thời lại phải ổn định theo thời gian

và có thể lặp lại được trong các lần phân tích khác nhau để đảm bảo cho phép phân tích đạt kết quả đúng đắn

+ Tiêu tốn ít mẫu phân tích

Để tạo ra ngọn lửa với những yêu cầu trên đó là ngọn lửa của đèn khí được đốt bằng hỗn hợp khí ( axetilen và không khí nén) hay ngọn lủa đèn khí ( N2O và axetilen) hay ( hidro và axetilen) Kỹ thuật này ra đời đầu tiên cũng với sự ra đời của phép đo phỏ hấp thụ nguyên tử nhưng kỹ thuận này có độ nhạy không cao, thường trong vùng 0,05-1ppm

+ Ngọn lửa phải thuần khiết, nghĩa là không sinh ra các vạch phổ phụ làm khó khăn cho phép đo, hay tạo ra phổ nền quá lớn quấy rối phép đo Quá trình ion hóa và phát xạ phải không đáng kể vì quá trình này làm mất các nguyên tử tự do

Trang 30

+ Ngọn lửa phải có bề dày đử lớn để có lớp hấp thụ đủ dày làm tăng độ nhạy của phép đo Đồng thời bề dày của lớp hấp thụ lại có thể thay đổi được khi cần thiết để đo ở nông độ lớn trong các máy hiện nay có thể thay đổi được từ 2 cm đến 10 cm

Bảng 1.1 Quan hệ giữa nhiệt độ và loại khí đốt Khí oxi hóa Khí nhiên liệu Tỷ lệ l/phút Nhiệt độ o C

Trang 31

là ứng với một hỗn hợp khí cháy ngon lửa sẽ có một nhiệt độ xác định và khi thành phần khí thay đổi thì nhiệt độ của ngọn lửa cũng bị thay đổi ngoài yếu

tố trên tốc độ dẫn của của hỗn hợp khí vào đèn để đốt cháy cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ của ngon lửa và qua đó mà ảnh hưởng đến cường độ vạch phổ hấp thụ

Xét về cấu tạo ngọn lửa đèn gồm 3 phần chính:

- Phần tối của ngọn lửa: phần này hỗn hợp khí được trộn đều và đốt nóng với các hạt sol khí ( thể aerosol) của mẫu phân tích Phần này có nhiệt

độ thấp( 700 – 1200oC) dung môi hòa tan mẫu sẽ được bay hơi trong phần này và mẫu được sấy nóng

- Phần trung tâm ngọn lửa: phần có nhiệt độ cao thường không có mà hoặc màu xanh nhạt trong phần này hỗn hợp khí được đốt cháy tốt nhất và không có phản ứng thứ cấp vì thế trong phếp đo phổ hấp thụ nguyên tử người

ta phải đưa mẫu vào phần này để nguyên tử hóa và thực hiện phép đo

- Phần vỏ và đuôi ngọn lửa: vùng này có nhiệt độ thấp, ngọn lửa có màu vàng và thường xẩy ra các phản ứng thứ cấp không có lợi cho phép phân tích quang phổ hấp thụ

Chính vì lý do trên mà ở mỗi phép phân tích cần phải khảo sát và chọn điều kiện phù hợp như thành phần, tốc độ dẫn khí cháy để tạo ra ngọn lửa

1.3.4.2 Kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa ETA-AAS

Phương pháp hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa ra đời sau hấp thụ nguyên tử bằng ngọn lửa, nó nâng cao đọ nhạy lên gấp hàng trăm lần đến hàng nghìn lần hấp thụ ngọn lửa tuy nhiên đối với phương pháp hấp thụ không ngọn lửa độ ổn định kém hơn và ảnh hưởng của phổ nền lớn

Kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa gồm hai loại chính là lò graphite và hydride Kỹ lò graphite cho phép xác định nhanh, đúng, chính xác

ở mức ppb Kỹ thuật hydride cho phép xác định một số nguyên tố có khả năng

Trang 32

tạo khí hydride, dễ dàng nguyên tử hóa ở nhiệt độ thấp, xác định nhanh, đúng chính xác ở mức ppb

1/ Kỹ thuật lò graphite ( GF-AAS)

Nguyên tắc của kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa là dùng năng lượng của dòng điện công suất lớn hay năng lượng của dòng cao tầng cảm ứng để nguyên tử hóa gần như tức khắc mẫu chứa chất phân tích trong cuvet graphite và trong môi trường khí trơ để tạo ra các nguyên tử tự do ở trạng thái hơi có khả năng hấp thụ bức xạ đơn sắc tạo ra phổ nguyên tử của nó

Mẫu chứa nguyên tố cân xác định được đưa vào lò graphite bằng bộ hút mẫu tự động hoặc bằng tay với thể tích rất nhỏ từ 20µ - 50µl quá trình phân tích nguyên tố trong lò graphite bằng phương pháp này xẩy ra theo 4 giai đoạn kế tiếp nhau trong thời gian tổng số từ 60-80 giây Các giai đoạn đó là:

Sấy mẫu khô: làm cho dung môi hòa tan mẫu bay hơi nhẹ nhàng và hòa tan hoàn toàn nhưng không làm bắn mẫu, mất mẫu

Tro hóa mẫu: nhằm mục đích đốt chấy các hợp chất hữu cơ và mùn có trong mẫu sau khi sấy khô Mỗi nguyên tố đều có một nhiệt độ tro hóa mẫu cho nó trong phép đo GF-AAS Nhiệt độ tro hóa giới hạn của mỗi nguyên tố

là khác nhau Nó phụ thuộc vào bản chất của mỗi nguyên tố và phụ thuộc vào dạng hợp chất mà nguyên tố đó tồn tại cũng như nền mẫu

Nguyên tử hóa: thực hiện nhuyên tử hóa mẫu trong thời gian rất ngắn thông thường 3 đến 6 giây, nhưng tốc độ tăng nhiệt độ lại rất lớn cỡ

18000C/giây đến 25000C/giây Mỗi nguyên tố đều có nhiệt độ nguyên tử hóa giới hạn cho phép nó trong phép đo GF-AAS Nhiệt độ này phụ thuộc vào bản chất của mỗi nguyên tố và cũng phụ thuộc vào dạng hợp chất mà nguyên tố

đó tồn tại và thành phần nền của mẫu Nên tiến hành nguyên tử hóa ở nhiệt

độ không được lớn hơn nhiệt độ giới hạn và chọn thời gian nguyên tử hóa sao cho peak cường độ vạch phổ nhọn

Trang 33

Làm sạch cuvet: Thực hiện ở nhiệt độ trên 2700 C để bốc hơi tất cả các chất còn lại trong lò, chuẩn bị cho lần phân tích mẫu tiếp theo

Khí Argon tinh khiết 99,999% được dùng làm môi trường cho quá trình nguyên tử hóa

Các nguyên tố Hg, Cd, Pb, As, Se đều có nhiệt độ hóa hơi thấp Vì vậy nếu tro hóa cũng như nguyên tử hóa ở nhiệt độ cao thì xảy ra sự mất mát đáng

kể các nguyên tố phân tích Để khắc phục, người ta sử dụng chất modifier trong phân tích các nguyên tố bằng phương pháp GF-AAS

Các chất modifier tạo với nguyên tố chất phân tích hợp chất bền nhiệt nên cho phép tro và nguyên tử hóa ở nhiệt độ cao hơn làm tăng độ nhạy của phương pháp

Pd là chất có tác dụng modifier rất mạnh cho việc xác định hầu hết các nguyên tố phân tích Pd loại trừ được nhiễu hóa học nói chung cũng như cho phép tiến hành nguyên tử hóa ở nhiệt độ cao mà không bị hao hụt chất phân tích Trong quá trình nguyên tử hóa, hợp kim Pd - kim loại bay hơi một cách đột ngột và hoàn toàn giúp ổn định tín hiệu hấp thụ của kim loại Ngoài ra mỗi nguyên tố còn có thể sử dụng các chất modifier khác nhau tùy theo yêu cầu của hãng sản xuất khi có sự nhiễu rõ

Đối với GF-AAS, phần lớn các trường hợp đòi hỏi phải hiệu chỉnh nền, ngoại trừ trường hợp λ>450 nm Một trong các kỹ thuật hiệu chỉnh cần htieets

do matrix là hiệu chỉnh nền dựa vào hiệu ứng Zeeman

Mẫu phân tích của phương pháp này có thể không cần làm giàu ở mức

sơ bộ và lượng mẫu tiêu tốn ít

2 Kỹ thuật hydrua hóa (HG-AAS)

Năm 1955 ông Walsh đã giới thiệu phương pháp hấp thụ nguyên tử sau

đó phương pháp này đã được sử dụng phổ biến ở các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới Tuy nhiên ban đầu việc xác định nguyên tử bằng hấp thụ nguyên tử còn gặp nhiều khó khăn trong việc mù hóa dung dịch mẫu nhất là

Trang 34

đối với các nguyên tố As, Se, Sb, Te mặt khác bước sóng hấp thụ của các nguyên tố này lại nằm xa vùng tử ngoại (nhỏ hơn 230nm) tại đó sự hấp thụ nền là lớn khi sử dụng ngọn lửa thông thường Ví dụ: khi sử dụng ngọn lửa là hỗn hợp khí Axetylen/không khí bước sóng hấp thụ As là 193,7nm tại đó cường độ hấp thụ chỉ đạt 62% Sự phát triển của kỹ thuật nguyên tử hóa hấp thụ nguyên tử bằng granphite thì tránh được các khó khăn của hấp thụ nguyên

tử bằng ngọn lửa Tuy vậy việc sử dụng các thiết bị này gặp một số vấn đề khác như: Tại bước sóng ngắn sự khuếch tán các hạt gây ra sự nhiễm nền lớn, bên cạnh đó đối với nguyên tố dễ bay hơi như As, Se có thể bị mất trong quá trình nguyên tử hóa nên phép đo kém ổn định

Năm 1969 Holak đã sử dụng kỹ thuật tạo hydrua kết hợp với hấp thụ nguyên tử Ông dùng hỗn hợp kim loại và axit (kẽm và axit clohidric) để thực hiện phản ứng, kẽm và axit HCL được đựng trong ống nghiệm có nitơ lỏng, trước tiên ống nghiệm được làm nóng lên rồi dẫn dung dịch có chứa As đi qua, khi As sinh ra được dẫn vào ngọn lửa không khí-axetylen trong môi trường nitơ Bằng phương pháp này khắc phục được đáng kể nhược điểm của

sự mù hóa, nâng cao được độ nhạy Chất khử dùng cho phản ứng tạo hydrua

là hydrua mới sinh Cũng có thể sử dụng thiếc II clorua hoặc KI là chất khử,

về sau người ta sử dụng Natri tetrahdruaborat (NaBH4) có nhiều thuận tiện

Khí hydrua được đẩy ra khỏi dung dịch chuyển đến buồng nguyên tử hóa nhờ dòng khí mang là khí trơ (Argon, Nitơ hoặc Heli) Có hai kỹ thuật tách hydrua chuyển vào buồng nguyên tuer hóa là: Hệ gián đoạn và Hệ liên tục

Bằng kỹ thuật hydrua hóa độ nhạy của phương pháp tăng lên nhiều lần

so với kỹ thuật mù hóa dung dịch thông thường Dùng năng lượng là ngọn lửa

và không khí thì độ nhạy phép xác định là 1 μg/ml theo vạch 196,1nm, nếu dùng ngọn lửa là axetylen-không khí thì độ nhạy là 0,25 μg/ml với Selen

Phương pháp hấp thụ nguyên tử sử dụng kỹ thuật hydrua hóa để phân tích Se đã tăng độ nhạy lên một cách vượt bậc cỡ vài μg/l

Trang 35

1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng và phương pháp loại trừ của phép đo AAS [4]

1.3.5.1 Các yếu tố về phổ ảnh hưởng đến phép đo AAS

1/ Sự hấp thụ nền

Vạch phổ được chọn để đo nằm trong vùng khả kiến thì yếu tố này thể hiện rõ ràng Còn trong vùng tử ngoại thì ảnh hưởng này ít xuất hiện Để loại trừ phổ nền ngày nay người ta lắp thêm vào máy quang phổ hấp thụ nguyên tử

hệ thống bổ chính Trong hệ thống này người ta dùng đèn W (W : habit lamp) cho vùng khả kiến

2/ Sự chen lấn vạch phổ

Yếu tố này thường thấy khi các nguyên tố thứ ba trong mẫu phân tích có nồng độ lớn và đó là nguyên tố cơ sở của mẫu Để loại trừ sự chen lấn vạch phổ của các nguyên tố khác cần phải nghiên cứu và chọn những vạch phân tích phù hợp Nếu bằng cách này mà không loại trừ được ảnh hưởng này thì bắt buộc phải tách bỏ bớt nguyên tố có vạch phổ chen lấn ra khỏi mẫu phân tích trong một chừng mực nhất định, để các vạch chen lấn không xuất hiện nữa

3/ Sự hấp thụ của các hạt rắn

Các hạt này hoặc hấp thụ hoặc chắn đường đi của chùm sáng từ đèn HCL chiếu vào môi trường hấp thụ Yếu tố này được gọi là sự hấp thụ già Điều này gây sai số cho kết quả đo cường độ vạch phổ Để loại trừ sự hấp thụ này cần chọn đúng chiều cao của đèn nguyên tử hóa mẫu và chọn thành phần hỗn hợp không khí cháy phù hợp

1.3.5.2 Nhóm các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến phép đo AAS [4]

1/ Độ nhớt và sức căng bề mặt của dung dịch mẫu

Để loại trừ ảnh hưởng này chung ta có thể dùng các biện pháp sau:

Đo và xác định theo phương pháp thêm chuẩn; pha loãng mẫu bằng một dung môi hay một nền phù hợp; thêm vào mẫu chuẩn một chất chuẩn có

Trang 36

nồng độ đủ lớn; dùng bơm để đẩy mẫu với một tốc độ xác định mà chúng

ta mong muốn

2/ Hiệu ứng lưu lại

Khi nguyên tử hóa mẫu để đo cường độ vạch phổ thì một lượng nhỏ của nguyên tố phân tích không bị chuyển hóa chúng được lưu lại trên bề mặt cuvet và cứ thế tích tụ lại qua một số lần nguyên tử hóa mẫu Nhưng đến một lần nào đó thì chúng lại bị nguyên tử hóa theo và do đó tạo ra số nguyên tử tự

do của nguyên tố phân tích tăng đột ngột không theo nồng độ cúa nó trong mẫu Nghĩa là làm tăng cường độ của vạch phổ và làm sai kết quả phân tích Cách khắc phục là làm sạch cuvet sau mỗi lần nguyên tử hóa mẫu, để làm bay hơi hết các chất còn lại trong cuvet

3/ Sự ion hóa

Để loại trừ sự ion hóa của một nguyên tố phân tích có thể sử dụng các biện pháp sau: Chọn các điều kiện nguyên tử hóa có nhiệt độ thấp, mà trong điều kiện đó nguyên tố phân tích hầu như không bị ion hóa; Thêm vào mẫu phân tích một chất đệm cho sự ion hóa đó là các muối halogen của các kim loại kiềm có thế ion hóa thấp hơn thế ion hóa của nguyên tố phân tích với một nồng độ lớn phù hợp Như vậy trong điều kiện đó nguyên tố phân tích sẽ không bị ion hóa nữa

4/ Sự kích thích phổ phát xạ

Yếu tố này xuất hiện thường làm giảm nồng độ của các nguyên tử trung hòa có khả năng hấp thụ bức xạ trong môi trường hấp thụ Vì vậy: Chọn nhiệt

độ nguyên tử hóa mẫu thấp phù hợp mà tại nhiệt độ đó sự kích thích phổ phát

xạ là không đáng kể hoặc không đối với nguyên tố phân tích; thêm vào mẫu các chất đệm để hạn chế sự phản xạ của nguyên tố phân tích, đó chính là các muối halogen của các kim loại kiềm, có thể kích thích phổ phát xạ thấp hơn

thế kích thích phổ phát xạ của nguyên tố phân tích

Trang 37

1.3.5.3 Nhóm các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến phép đo AAS

Trong phép đo phổ hấp thụ nguyên tử các ảnh hưởng hóa học cung rất

đa dạng và phức tạp

Các ảnh hưởng hóa học có thể sắp xếp theo các loại sau đây:

1/ Nồng độ axit và loại axit trong dung dịch mẫu

Các axit càng khó bay hơi thường làm giảm đến cường độ vạch phổ Các axit dễ bay hơi gây ảnh hưởng nhỏ Nói chung các axit làm giảm cường

độ vạch phổ theo thứ tự : HClO4 <HCL < HNO3 < H2SO4 < H3PO4 < HF Nghĩa là axit HClO4, HCL, HNO3 gây ảnh hưởng nhỏ nhất trong vùng nồng

độ nhỏ Chính vì thế trong thực tế phân tích của phép đo phổ hấp thụ nguyên

tử người ta thường dùng môi trường là axit HCl hay HNO3 1 hay 2% Vì ảnh

hưởng của 2 axit này là không đáng kể

2/ Ảnh hưởng của các cation

Các cation có thể làm tăng, có thể làm giảm cũng có thể không gây ảnh hưởng gì đến cường độ vạch phổ của nguyên tố phân tích Để loại trừ ảnh hưởng của các cation chúng ta có thể sử dụng các biện pháp sau đây hoặc riêng biệt hoặc tổ hợp chúng lại với nhau Đó là chọn điều kiện xử lý mẫu phù hợp để loại trừ các yếu tố ảnh hưởng ra khỏi dung dịch mẫu phân tích để đo phổ, chọn các thông số của máy đo thích hợp và thêm vào mẫu phân tích những chất phụ gia phù hợp để loại trừ ảnh hưởng

3/ Ảnh hưởng của các anion

Nói chung các anion của các axit dễ bay hơi thường làm giảm ít đến cường độ vạch phổ Cần giữ cho nồng độ các anion trong mẫu phân tích và mẫu chuẩn là như nhau và ở một giá trị nhất định không đổi Mặt khác không nên chọn axit H2SO4 làm môi trường của mẫu cho phép đo AAS mà chỉ nên chọn HCl hay HNO3 nồng độ dưới 2%

Trang 38

4/ Thành phần nền của mẫu

Yếu tố ảnh hưởng này người ta quen gọi là matrix effect Nhưng không phải lúc nào cũng xuất hiện mà thường chỉ thấy trong một số trường hợp nhất định Thông thường đó là các mẫu chứa các nguyên tố nền ở dạng hợp chất bền nhiệt, khó bay hơi và khó nguyên tử hóa

5/ Ảnh hưởng của dung môi hữu cơ

Sự có mặt của dung môi hữu cơ thường làm tăng cường độ vạch phổ hấp thụ nguyên tử của nhiều nguyên tố lên nhiều lần Đây là một biện pháp để tăng độ nhạy của phương pháp phân tích này

1.3.5.4 Các yếu tố về thông số máy đo

Chọn các thông số của máy đo bao gồm:

- Chọn bước sóng ánh sáng tới thích hợp với nguyên tố cần xác định Nguồn ánh sáng đơn sắc phải có cường độ ổn định, lặp lại được trong các lần

đo khác nhau trong cùng điều kiện và phải điều chỉnh được để có cường độ cần thiết trong mỗi phép đo

- Cường độ dòng điện làm việc của đèn catot rỗng (HCL): Nên chọn cường độ dòng nằm trong vùng 60%-80% so với cường độ dòng cực đại ghi trên đèn HCL Khi cần độ nhạy cao thì chọn cận dưới, còn khi cần ổn định cao thì chọn cận trên

- Khe đo: Khe đo có ảnh hưởng đến độ nhạy và vùng tuyến tính của phép đo, do đó cần phải chọn khe đo có giá trị phù hợp nhất cho phép đo định lượng cần xác định theo bước sóng đã chọn

- Thời gian đo: Yếu tố này phụ thuộc vào đặc trưng kỹ thuật của máy

đo và của kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu

- Xác định vùng tuyến tính của A theo C tại các bước sóng đo đã chọn Có xác định được vùng này thì mới có thể xác định các mẫu đầu phù

Trang 39

hợp với khoảng tuyến tính, bởi vì các kết quả thu được khi đo ở vùng tuyến tính bao giờ cũng có độ chính xác cao

- Lượng mẫu: Đó là tốc độ dẫn mẫu, lượng mẫu bơm vào

- Bổ chính nền khi đo: Nếu nền của phổ có ảnh hưởng đến phép đo thì phải có bổ chính nền để loại trừ các ảnh hưởng đó, nếu không ảnh hưởng thì không cần thiết

- Hệ nhân quang điện nhận tín hiệu AAS: Phải điều chỉnh núm GAIN

để kim chỉ thang năng lượng nằm trong vùng 70-100 là vùng làm việc phù hợp của thế nuôi nhân quang điện cho máy đo phổ hấp thụ

1.3.6 Cấu tạo máy quang phổ hấp thụ nguyên tử

1.3.6.1 Nguồn bức xạ

Muốn thực hiện được phép đo phổ hấp thụ nguyên tử, người ta cần phải

có một nguồn phát tia bức xạ đơn sắc (tia phát xạ cộng hưởng) của nguyên tốCần phân tích để chiếu qua môi trường hấp thụ Hiện nay trong phép đo phổ hấp thụ nguyên tử, người ta chủ yếu dùng ba nguồn phát tia bức xạ đơn sắc

Đó là:

+ Đèn catot rỗng (HCL-Hollow Cathode Lamp)

+ Đèn phóng điện không điện cực (EDL – Electrodeless Discharge Lamp) + Đèn phát phổ liên tục đã được biến diệu (D2 – Lamp, W – Lamp) + Các loại nguồn đơn sắc khác

1/ Đèn catot rỗng (HCL)

Đèn phát tia bức xạ đơn sắc được dung sớm nhất và phổ biến nhất trong phép đo ∆S là đèn catot rỗng (HCL) Đèn này chỉ phát ra những tia phát xạ nhạy của nguyên tố kim loại làm catot rỗng Các vạch phát xạ nhạy của một nguyên tố, thường là các vạch cộng hưởng Vì thế đèn catot rỗng cũng có thể được gọi là nguồn phát tia bức xạ cộng hưởng

Trang 40

Khi đèn làm việc, catot được nung đỏ, giữa catot và anot xảy ra sự phóng điện liên tục Do sự phóng điện đó mà một số phần tử khí bị ion hóa Các ion vừa được sinh ra sẽ tấn công vào catot làm bề mặt catot nóng đỏ và một số kim loại trên bề mặt kim loại bị hóa hơi và nó trở thành những nguyên

tử kim loại tự do

Khi đó dưới tác dụng của nhiệt độ trong đèn HCL đang được đốt nóng

đỏ, các nguyên tử kim loại này bị kích thích và phát ra phổ phát xạ của nó Đó chính là phổ vạch của chính kim loại làm catot rỗng

2/ Đèn phóng điện không điện cực (EDL)

Loại đèn này cũng như đèn HCL đều có nhiệm vụ cung cấp chùm tia phát xạ đặc trưng của nguyên tố phân tích, đặc biệt là của các nguyên tố á kim, thì đèn ADL cho độ nhạy cao hơn, ổn định hơn đèn HCL

Về cấu tạo, đèn EDL thực chất cũng có một ống phóng điện trong môi trường khí kém có chứa nguyên tố cần phân tích với một nồng độ nhất định phù hợp để tạo ra được một chùm tia phát xạ chỉ bao gồm một số vạch phổ nhạy đặc trưng của nguyên tố phân tích Đèn EDL cũng gồm các bộ phận:

Thân đèn: Một ống thạch anh chịu nhiệt, dài 18-15cm, đường kính 5÷6

cm Một đầu của EDL cũng có cửa sổ S, cửa sổ cho chùm tia sang đi qua cũng phải trong suốt với chùm sang đó

Ngoài ống thạch anh là cuộn cảm bằng đồng Cuộn cảm có công suất từ 400-800 W tùy loại đèn của từng nguyên tố, và được nối với nguồn năng lượng HF phù hợp để nuôi cho đèn EDL làm việc Ngoài cùng là vỏ đất chịu nhiệt

Chất trong đèn: là vài miligam kim loại hay muối kim loại dễ bay hơi của nguyên tố phân tích, để làm sao khi toàn bộ chất hóa hơi đảm bảo cho áp suất hơi của kim loại đó trong đèn ở điều kiện nhiệt độ từ 550-800 là khảng từ 1-1, 5mmHg

Ngày đăng: 20/07/2015, 10:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. N.I.Block (1986), Hóa học phân tích định tính (phản ứng cation), Hoàng Minh Châu dịch, Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa học phân tích định tính (phản ứng cation)
Tác giả: N.I.Block
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 1986
2. Trần Từ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Huỳnh Văn Trung (1986), Phân tích nước, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, tr 133 – 135 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích nước
Tác giả: Trần Từ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Huỳnh Văn Trung
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1986
3. Nguyễn Văn Hinh (1999), Luận văn tốt nghiệp, Trường đại học Khoa học Tự nhiên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn tốt nghiệp
Tác giả: Nguyễn Văn Hinh
Năm: 1999
4. Phạm Luận (1998), Giáo trình chuyên đề Quang phổ hấp thụ nguyên tử, Đại học KHTN Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chuyên đề Quang phổ hấp thụ nguyên tử
Tác giả: Phạm Luận
Năm: 1998
6. Hoàng Nhâm (2000), Hóa học vô cơ tập 3, Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa học vô cơ tập 3
Tác giả: Hoàng Nhâm
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2000
7. Từ Vọng Nghi, Trần Chương Huyến, Phạm Luận (1990), Một số phương pháp phân tích điện hóa hiện đại, Đại học tổng hợp Hà Nội, tr 108,109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phương pháp phân tích điện hóa hiện đại
Tác giả: Từ Vọng Nghi, Trần Chương Huyến, Phạm Luận
Năm: 1990
8. Costton.F.Wlkinson.G. Cơ sở lý thuyết hóa vô cơ tập 2. Người dịch: Lê Mậu Quyền, Lê Chí Kiên, NXB ĐH và Trung học chuyên nghiệp, 1984, trang 79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý thuyết hóa vô cơ tập 2
Nhà XB: NXB ĐH và Trung học chuyên nghiệp
9. B.U.Teploukhop (1961), Phân tích kim loại, Phan Hoàng Thi, Trần Văn Biên dịch, Nhà xuất bản Công nghiệp, tr88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích kim loại
Tác giả: B.U.Teploukhop
Nhà XB: Nhà xuất bản Công nghiệp
Năm: 1961
10. Nguyễn Đức Vận (2004), Hóa học vô cơ tập 2 (phần các kim loại chuyển tiếp), Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa học vô cơ tập 2 (phần các kim loại chuyển tiếp)
Tác giả: Nguyễn Đức Vận
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
Năm: 2004
11. Đào Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Vĩnh, Trần Thị Mỹ Linh, Phạm Hùng Việt (1995), Các phương pháp sắc ký, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, tr 200 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp sắc ký
Tác giả: Đào Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Vĩnh, Trần Thị Mỹ Linh, Phạm Hùng Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1995
12. Schwazenbach, Flachka (1979), Chuẩn độ phức chất, Đào Hữu Vinh, Lâm Ngọc Thụ dịch, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội, tr 93 – 197 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn độ phức chất
Tác giả: Schwazenbach, Flachka
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1979
13. Viện Hóa học công nghiệp (1985), Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật 1955 – 1985, Hà Nội, tr 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật 1955 – 1985
Tác giả: Viện Hóa học công nghiệp
Năm: 1985
15. Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Nguyễn Văn Ri, Nguyễn Xuân Trung (2003)- Các phương pháp phân tích công cụ - phần hai - Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp phân tích công cụ - phần hai
Tác giả: Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Nguyễn Văn Ri, Nguyễn Xuân Trung
Năm: 2003
16. Phạm Luận(1998), Cơ sở lý thuyết phương pháp phân tích phổ phát xạ và hấp thụ nguyên tử phần II - Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý thuyết phương pháp phân tích phổ phát xạ và hấp thụ nguyên tử phần II
Tác giả: Phạm Luận
Năm: 1998
17. Phạm Luận (2003), Phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.Tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử
Tác giả: Phạm Luận
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Tiếng nước ngoài
Năm: 2003
18. Bruce McDuffie, L.S.Hazlegrove (1952), Anal. Chem, 24(5), pp.826-829 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anal. Chem
Tác giả: Bruce McDuffie, L.S.Hazlegrove
Năm: 1952
20. B. Rezaei (2006), Journal of Analytical Chemistry, 61(11), pp.1074-1078 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Analytical Chemistry
Tác giả: B. Rezaei
Năm: 2006
22. Choary W (1976), AAS Determination of Mn in tea, Toksykol, 9, pp.376-379 Sách, tạp chí
Tiêu đề: AAS Determination of Mn in tea
Tác giả: Choary W
Năm: 1976
14. Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm. Bộ trưởng Bộ Thương mại Trường Đình Tuyển đại diện Chính phủ ký kết ngày 02/09/2003 Khác
23. Gary.D.Chrisrian, Edward. C.Knobock &amp; Wiliam A.Purly, Analytical Chemistry, 35, 1963, 1128-1131 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w