1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của thức ăn ủ chua đến năng suất, chất lượng của đàn bò sữa nuôi tại trang trại công ty cổ phần sữa TH ở xã Nghĩa Sơn - Nghĩa Đàn

84 875 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 4,52 MB

Nội dung

Đặt vấn đề Việt Nam đã bắt đầu nuôi bò sữa từ 40 năm trước, nhưng chỉ đếnkhi Tập đoàn TH thành công với Dự án Sữa tươi sạch TH true MILK ởNghĩa Đàn Nghệ An, thì câu hỏi “Việt Nam có thể

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HUYỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN Ủ XANH ĐẾNNĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG SỮA CỦA ĐÀN BÒ SỮA

NUÔI TẠI TRANG TRẠI CTCP SỮA TH Ở

XÃ NGHĨA SƠN - NGHĨA ĐÀN

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN NGỌC HỢI

Nghệ An – 2014

Trang 2

Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩchuyên ngành sinh học thực nghiệm, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quýbáu của Nhà trường và địa phương Qua đây tôi xin trân trọng bày tỏlòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới:

Đảng uỷ, Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh,, phòng Đào tạo SauĐại học, khoa Sinh học và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy chúng tôihoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ

Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầygiáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi Tôi xin bày tỏ lòng biết ơnchân thành tới Công ty CPTP Sữa TH Trulmilk

Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhấttới gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích tôi trongquá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quýbáu đó Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong Hộiđồng chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất

Nghĩa Đàn, ngày 16 tháng 10 năm 2013

Tác giả

Trần Thị Huyền

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2

3 Nội dung nghiên cứu 2

4 Đóng góp mới của đề tài 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3

1.1.1 Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của bò 3

1.1.1.1 Khái niệm về sinh trưởng 3

1.1.1.2 Các quy luật sinh trưởng 3

1.1.1.3 Phương pháp xác định khả năng sinh trưởng của bò 6

1.1.1.4 Khả năng sinh sản, sức sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng sữa của bò 6

1.1.2 Thức ăn ủ chua 13

1.1.2.1 Tác dụng của thức ăn ủ chua 13

1.1.2.2 Nguyên lý ủ chua 14

1.1.2.3 Kỹ thuật ủ chua cây ngô làm thức ăn gia súc 17

1.1.2.4 Đánh giá phẩm chất thức ăn ủ chua 19

1.1.2.5 Lượng thức ăn ủ chua cần thiết 20

1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước 20

1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 20

1.2.1.1 Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của bò 20

1.2.1.2 Đặc điểm về khả năng sinh sản của bò 23

1.2.1.3 Ảnh hưởng của thức ăn ủ chua đến năng suất và chất lượng sữa bò 25

1.2.2 Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi bò ở trong nước 26

1.2.2.1 Một số kết quả nghiên cứu 26

1.2.2.2 Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam 29

Trang 4

Đàn, tỉnh Nghệ An 33

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.1 Đối tượng nghiên cứu 35

2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 35

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 35

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 35

2.3 Nội dung nghiên cứu 35

2.3.1 Thực trạng đàn bò sữa tại trang trại bò sữa CTCP sữa TH ở xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An 35

2.3.2 Nghiên cứu một số chỉ tiêu về sinh trưởng và cấu tạo thể hình của đàn bê cái hậu bị và đàn bò tơ hướng sữa nuôi tại trang trại bò sữa CTCP sữa TH ở xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An 35

2.3.3 Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý sinh dục và khả năng sản xuất sữa của đàn bò sữa nuôi tại trang trại bò sữa CTCP sữa TH ở xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An 35

2.3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của cây ngô ủ chua đến khả năng sản xuất của bò sữa 36

2.4 Phương pháp nghiên cứu 36

2.4.1 Điều tra tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa tại trang trạ bò sữa CTCP sữa TH ở xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An 36

2.4.2 Theo dõi một số chỉ tiêu về sinh trưởng của bê và đàn bò sữa ở các lứa tuổi từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi, gồm các chỉ tiêu 36

2.4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng cây ngô ủ chua đến khả năng sản xuất sữa của bò sữa 38

2.5 Phương pháp xử lý số liệu 40

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42

3.1 Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa tại trang trại CTCP Sữa TH………42

Trang 5

TH ở xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An 44

3.2.2 Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của bê sữa ở các giai đoạn 46

3.2.3 Kích thước một số chiều đo cơ thể của bê sữa ở các tháng tuổi 47

3.2.4 Một số chỉ số cấu tạo thể hình của bê 49

3.3 Đặc điểm sinh trưởng của đàn bò cái tơ hướng sữa nuôi tại trang trại bò sữa CTCP sữa TH ở xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An 50

3.3.1 Khối lượng tích luỹ 50

3.3.2 Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của bò sữa 51

3.3.3 Kích thước một số chiều đo cơ thể của bò sữa nuôi t ại trang trại CTCP Sữa TH ở xã Nghĩa Sơn – Nghĩa Đàn – Nghê An 53

3.3.4 Một số chỉ số cấu tạo thể hình của bò sữa nuôi tại trang trại CTCP Sữa TH ở xã Nghĩa Sơn - Nghĩa Đàn - Nghê An 54

3.4 Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản và đặc điểm sản xuất của bò sữa nuôi tại trang trại CTCP Sữa TH ở xã Nghĩa Sơn - Nghĩa Đàn - Nghê An 55

3.4.1 Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của bò sữa 55

3.4.2 Khả năng sản xuất và chất lượng sữa của bò F2 nuôi tại trang trại CTCP Sữa TH ở xã Nghĩa Sơn - Nghĩa Đàn - Nghê An 57

3.5 Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc sử dụng thức ăn ủ chua đến khả năng sản xuất của bò sữa 58

3.5.1 Kết quả phân tích thành phần hoá học của cây ngô tươi và cây ngô ủ chua 58

3.5.2 Ảnh hưởng của khẩu phần ăn có cây ngô ủ chua đến năng suất sữa của đàn bò thí nghiệm 60

3.5.3 Ảnh hưởng của khẩu phần ăn có cây ngô ủ chua đến chất lượng sữa của đàn bò thí nghiệm 61

3.6 Chi phí thức ăn 65

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHẦN PHỤ LỤC 75

Trang 7

CPĐT & XNK : Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu

TTNT : Thụ tinh nhân tạo

UBND : Ủy Ban nhân dân

VCK : Vật chất khô

VN : Vòng ngực

CTCP : Công ty cổ phần

VO : Vòng ống

Trang 8

Bảng 3.1 Khối lượng của bê sữa ở các tháng tuổi 45

Bảng 3.2 Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của bê sữa ở các giai đoạn 46

Bảng 3.3 Kích thước một số chiều đo của bê (cm) 48

Bảng 3.4 M ột số chỉ số cấu tạo thể hình của bê (%) 49

Bảng 3.5 Khối lượng của bò sữa ở các tháng tuổi (kg) 50

Bảng 3.6 Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của bò sữa giai đoạn 24 - 36 tháng tuổi 51

Bảng 3.7 Kích thước một số chiều đo của bò sũa (cm) 54

Bảng 3 8 Một số chỉ số cấu tạo thể hình của bò sữa ở các lứa tuổi (%) 55

Bảng 3 9 Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của bò sữa 56

Bảng 3.10 Khả năng sản xuất và chất lượng sữa của bò F2 57

Bảng 3.11 Thành phần hóa học của cây ngô tươi và cây ngô ủ chua 58

Bảng 3.12 Ảnh hưởng của khẩu phần ăn có cây ngô ủ chua đến năng suất sữa của bò 60

Bảng 3.13.a Thành phần hóa học của sữa trước bổ sung 62

thức ăn ủ chua 62

Bảng 3.13.b Thành phần hóa học của sữa sau bổ sung thức ăn ủ chua 30 ngày 63

Bảng 3.13.c Thành phần hóa học của sữa sau kết thúc bổ sung thức ăn ủ chua 30 ngày 64

Bảng 3.14 Chi phí thức ăn trong thời gian thí nghiệm 65

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1: Sinh trưởng tuyệt đối của bò F2,F3 giai đoạn 24 - 36 tháng 52

Đồ thị 3.2 Sinh trưởng tương đối của bò F2, F3 giai đoạn 24-36 tháng 53

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Việt Nam đã bắt đầu nuôi bò sữa từ 40 năm trước, nhưng chỉ đếnkhi Tập đoàn TH thành công với Dự án Sữa tươi sạch TH true MILK ởNghĩa Đàn (Nghệ An), thì câu hỏi “Việt Nam có thể nuôi bò sữa đượckhông?” mới thực sự được trả lời, sau khi các doanh nghiệp (DN) lớn,nhỏ, đặc biệt là TH thành công với Dự án Sữa tươi sạch TH true MILK”,

đã khẳng định, chăn nuôi bò sữa của Việt Nam đang đứng trước một cơhội có thể phát triển tốt nhất hiện nay Năm ngoái, đàn bò sữa của ViệtNam có 167.000 con, năm nay tăng lên 173.000 con và đang đến năm

2020, cả nước có 500.000 con bò

Sữa là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý báu phải phát triển, chănnuôi bò sữa và chế biến sữa vì trí và lực của người Việt, Tiêu thụ sữa ởViệt Nam đang có những tín hiệu đáng mừng, với bình quân 14 lít/ngườivào năm 2012, nhưng một khi mức sống ngày càng cao, tốc độ tăngtrưởng mạnh, nhu cầu tiêu dùng sữa bò tiếp tục được nâng lên, thì với 90triệu dân của nước ta, đang mở ra triển vọng lớn về thị trường nội địacho ngành công nghiệp sữa bò ở Việt Nam Việt Nam hoàn toàn có thểchăn nuôi bò sữa ở bất cứ đâu, nếu như đảm bảo được nguồn nguyên liệuđầu vào, đặc biệt là thức ăn cho bò Với tổng số trên 40.000 con nhưtrang trại TH thì việc chuẩn bị và cung cấp thức ăn đạt yêu cầu đặt rakhông phải là đơn giản, nhất là về mùa khô lượng thức ăn xanh sẽ bịthiếu do năng suất của loại cây thức ăn xanh rất thấp Một trong nhữngbiện pháp khắc phục tình trạng này là dự trữ thức ăn xanh bằng phươngpháp ủ xanh Để biết được ảnh hưởng của thức ăn ủ xanh đến khả năngsản xuất và chất lượng sản phẩm của bò sữa, chúng tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài “ Ảnh hưởng của thức ăn ủ xanh đến năng suất, chất lượng sữa của đàn bò sữa nuôi tại trang trại CTCP Sữa TH ở xã Nghĩa Sơn

- Nghĩa Đàn ”

Trang 10

2 Mục đích và yêu cầu của đề tài

- Đánh giá được thực trạng về số lượng cũng như chất lượng đàn bòsữa của trang trại TH

- Xác định được hiệu quả của việc thay thế thức ăn xanh bằng thức

ăn ủ chua trong khẩu phần thức ăn của bò sữa

3 Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng đàn bò sữa tại trang trại bò sữa CTCP sữa TH ở xãNghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An

- Nghiên cứu một số chỉ tiêu về sinh trưởng và cấu tạo thể hình củađàn bê cái hậu bị và đàn bò tơ hướng sữa nuôi tại trang trại bò sữa CTCPsữa TH ở xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An

- Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý sinh dục và khả năng sản xuất sữa của đàn bò sữa nuôi tại trang trại bò sữa CTCP sữa TH ở xã Nghĩa Sơn,

huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An

- Nghiên cứu ảnh hưởng của của cây ngô ủ chua đến khả năng sảnxuất của bò sữa

4 Đóng góp mới của đề tài

Việc sử dụng cây ngô ủ chua làm thức ăn chăn nuôi bò sữa khônglàm ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản xuất sữa Vì thế Có thể

sử dụng cây ngô ủ chua thay thế một phần thức ăn xanh cho bò sữa, gópphần chủ động giải quyết nguồn thức ăn xanh cho bò trong vụ đôngkhan hiếm thức ăn xanh tại địa phương

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trang 11

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của bò

1.1.1.1 Khái niệm về sinh trưởng

Sinh trưởng là sự tăng về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượngcủa cơ thể và các bộ phận trong cơ thể

Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, Nguyễn Tiến Văn, 1992[20]: Theo Gartner - 1992, quá trình sinh trưởng được xem trước tiênnhư là kết quả phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống.Như vậy, sinh trưởng là sự tăng về kích thước, khối lượng tế bào,

mô hay bộ phận cơ quan trong cơ thể, là quá trình tích lũy các chất hữu

cơ do quá trình đồng hóa và dị hóa Sự sinh trưởng (biến đổi về sốlượng) và sự phân hóa (biến đổi về chất lượng) tạo nên sự phát triển của

cơ thể từ bào thai đến lúc già chết

1.1.1.2 Các quy luật sinh trưởng

Quá trình sinh trưởng tuân theo những quy luật nhất định, phổ biến

là quy luật phát triển theo giai đoạn, quy luật phát triển không đồng đều

và quy luật phát triển theo chu kỳ

* Quy luật phát triển theo giai đoạn

Sự sinh trưởng theo giai đoạn được biểu hiện dưới nhiều hình thứckhác nhau Theo tác giả Đặng Vũ Bình (2002 ) [1]: Thời gian của giaiđoạn dài hay ngắn, số giai đoạn ít hay nhiều, sự đột biến trong sinhtrưởng của từng giống, từng cá thể trong phạm vi giống đó Theo quyluật này, sinh trưởng của gia súc được chia thành hai giai đoạn rõ rệt đólà: Giai đoạn trong cơ thể mẹ và giai đoạn ngoài cơ thể mẹ Giai đoạntrong cơ thể mẹ : Giai đoạn này được xác định từ khi trứng được thụ tinh(tạo hợp tử) cho đến khi con vật được sinh ra ngoài

Trong giai đoạn này cả hai quá trình sinh trưởng và phát triển đềurất mãnh liệt Bào thai được nuôi bằng dưỡng chất của mẹ thông qua hệ

Trang 12

thống nhau thai Thời kỳ này thai phát triển mạnh, bình quân tăng từ

220 - 230g/ngày (thai trâu, bò)

Đối với các loài động vật khác nhau, giai đoạn trong bào thai cũngdài ngắn khác nhau, nhưng quá trình sinh trưởng, phát dục của tất cả cácgia súc đều phải trải qua ba thời kỳ: Thời kỳ phôi, thời kỳ tiền phôi vàthời kỳ thai nhi Giai đoạn trong thai giữ một vị trí quan trọng trong sựphát triển của cơ thể vì chính giai đoạn này hình thành các cơ quan, hệthống, xác định cơ chế thích ứng của cơ thể với điều kiện ở giai đoạnsau Vì vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng tốt gia súc mẹ trong giai đoạnnày là cần thiết Nó sẽ đem lại hiệu quả cao cho sức sinh sản sau này.Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ: Bắt đầu từ lúc con vật được sinh ra chođến lúc con vật già và chết Ở giai đoạn này cơ thể vẫn tiếp tục quá trìnhsinh trưởng phát dục của nó Người ta chia giai đoạn này thành các thời

kỳ sau: Thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởng thành và thời

kỳ già cỗi

Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ, tốc độ sinh trưởng phát dục của cơ thểvẫn rất mạnh, nhưng trong mỗi thời kỳ có những đặc thù riêng, chẳnghạn trong thời kỳ mới đẻ và bú sữa các loại xương ngoại vi phát triểnmạnh, do đó con vật tăng về chiều cao Nếu trong thời kỳ đầu khối lượng

cơ thể tăng lên do sự phát triển c ủa mô, cơ và xương thì ở kỳ sau khicon vật trưởng thành cơ thể bắt đầu tích lũy mỡ Ngoài ra, sự sinh trưởngcủa gia súc còn tuân theo quy luật phát triển không đồng đều và quy luậtphát triển theo chu kỳ

* Quy luật phát triển không đồng đều

Cơ thể gia súc không phải bất cứ lúc nào, hay lứa tuổi nào cũngphát triển theo một quy luật, một sự cân đối từ đầu đến cuối Sự sinhtrưởng phát dục của gia súc trên toàn bộ cơ thể hay ở từng cơ quan, bộphận còn có sự thay đổi theo tuổi Sự thay đổi này cũng khác nhau vềcường độ, tốc độ ở các lứa tuổi khác nhau

Trang 13

Tính khác biệt trong sự phát triển đó cũng chính là quy luật pháttriển không đồng đều của gia súc và được biểu hiện ở nhiều mặt như: Sựkhông đồng đều về tăng trọng, lúc gia súc còn nhỏ, khả năng tăng trọng

ít nhưng sau đó tăng trọng nhanh hơn, đến thời kỳ trưởng thành tăngtrọng lại giảm đi, rồi ổn định

Cuối cùng nếu được nuôi dưỡng tốt gia súc sẽ tích lũy mỡ (giaiđoạn nuôi vỗ béo) So sánh trong cùng loài với nhau, thì ở bất kỳ loài giasúc nào, hệ số tăng trọng ở trong thời kỳ trong thai đều vượt xa thời kỳngoài thai ( Nguyễn Đức Chuyên, 2004) [5]

Tính không đồng đều còn thể hiện ở sự phát triển ở hệ thống xươngqua các lứa tuổi khác nhau, qua sự phát triển cá thể, khi ra khỏi cơ thể

mẹ nhìn chung gia súc phát triển mạnh chiều dài tiếp theo là chiều sâu,rộng Sự phát triển tuần tự chiều dài, sâu, rộng cũng tuân theo quy luậtnhất định và ở từng giai đoạn cũng có khác nhau

Các bộ phận, tổ chức trong cơ thể cũng phát triển không đều Sựhình thành và phát triển của từng bộ phận còn phụ thuộc vào vị trí, chứcnăng và vai trò của nó Sự phát triển không đồng đều của các bộ phậncuối cùng dẫn đến sự phát triển cân đối của cơ thể Vì thế, nó khẳngđịnh: Sự cân đối của cơ thể thay đổi theo sự phát triển

* Quy luật phát triển theo chu kỳ

Qua nghiên cứu người ta thấy rằng, tính chu kỳ có ngay trong sựtăng sinh của tế bào: Có thời kỳ phát triển mạnh, có thời kỳ yếu đi, sau

đó có thời kỳ phát triển mạnh lại Sự lặp đi lặp lại đó một cách nhịpnhàng tạo nên một sự phát triển có tính chu kỳ và có thể chu kỳ nối tiếpchu kỳ

1.1.1.3 Phương pháp xác định khả năng sinh trưởng của bò

Trang 14

Để biết được khả năng sinh trưởng của vật nuôi người ta thường dùngphương pháp cân và đo các chiều đo trên cơ thể vật nuôi Thông qua các sốliệu cân, đo người ta xác định được tốc độ sinh trưởng của vật nuôi.

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của vật nuôi người ta căn cứ vàocác chỉ tiêu sau:

Sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng, kích thước của trâu bò ở cácthời điểm nhất định, đó là: Sơ sinh, 6, 12, 18, 24, 36 tháng tuổi Đồ thịbiểu diễn là đường cong có hướng đi lên (tăng dần)

Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, kích thước của con vật tănglên trong một đơn vị thời gian, với khối lượng thường xác định là khốilượng cơ thể tăng lên/ngày (g/con/ngày) Sinh trưởng tuyệt đối thườngđược biểu diễn bằng biểu đồ hình cột Sinh trưởng tương đối: Là tỉ lệphần trăm tăng lên về khối lượng, kích thước của con vật trong mộtkhoảng thời gian nào đó Sinh trưởng tương đối được biểu diễn bằng đồthị, đường cong có hướng đi xuống (giảm dần) (Nguyễn Văn Bình, TrầnVăn Tường, 2007) [2]

Việc đánh giá sự phát triển của vật nuôi qua xác định kích thước cácchiều đo cũng là một nội dung quan trọng, đặc biệt trong việc đánh giácon giống theo hướng sản xuất của chúng

1.1.1.4 Khả năng sinh sản, sức sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng sữa của bò

* Sinh sản và sức sản xuất

Sinh sản là một quá trình sinh lý ph ức tạp, chịu tác động của tính ditruyền và môi trường xung quanh Hoạt động sinh dục do tuyến yênvùng dưới đồi (Hypothalamus) điều khiển, thông qua hệ thần kinh - thểdịch

• Sự thành thục về tính

Trang 15

Tuổi thành thục về tính là tuổi mà cơ quan sinh dục của bò cái đãphát dục hoàn thiện, buồng trứng có noãn bào chín và có khả năng thụthai Tuổi thành thục về tính đến sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc.Tuổi thành thục về tính của bò Hà Lan là 401 ngày; bò Jersey là 359,6ngày (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007) [2].

Tuổi thành thục về tính phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từnggiống, từng loài Ngoài ra, tuổi thành thục về tính còn phụ thuộc vào cácyếu tố: Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và khí hậu

• Chu kỳ tính và hiện tượng động dục.

Khi đã thành thục về tính cứ sau một khoảng thời gian nhất địnhtrong cơ thể quá trình trao đổi chất có nhiều thay đổi, trong cơ quan sinhdục con cái cũng có sự thay đổi như: Niêm mạc tử cung, âm đạo xunghuyết, buồng trứng phát triển về khối lượng, chất lượng, trứng chín vàrụng, con cái có biểu hiện bên ngoài bất thường về trạng thái thần kinh.Hiện tượng đó gọi là động dục

Sự động dục này mang tính chu kỳ Thời gian từ lần động dục trướcđến lần động dục sau gọi là chu kỳ tính Ở các loài vật nuôi khác nhauthì chu kỳ tính là khác nhau, ví dụ như bò là 21 ± 3 ngày

• Sự rụng trứng

Quá trình rụng trứng chịu sự điều khiển của hệ thần kinh và thểdịch, thông qua sự hoạt động của các tuyến nội tiết Ở mỗi chu kỳ độngdục chỉ rụng 1 trứng và thay đổi giữa hai buồng trứng

Sau khi trứng rụng chỗ bao noãn vỡ sẽ hình thành thể vàng Thểvàng tồn tại lâu hay ngắn phụ thuộc vào trứng có được thụ tinh hay chưa.Thời gian rụng trứng của các loài vật nuôi là không giống nhau Trongcùng một loài gia súc nó cũng thay đổi phụ thuộc vào điều kiện nuôidưỡng, quản lý, nhiệt độ, khí hậu hay đặc tính cá thể Nếu điều kiện vềdinh dưỡng, môi trường sống phù hợp thì sự rụng trứng xảy ra đều đặntheo chu kỳ và đúng thời gian Trong trường hợp con vật bị suy dinhdưỡng, đường sinh dục bị viêm nhiễm, hay điều kiện khí hậu của môi

Trang 16

trường sống có nhiều trở ngại, dẫn đến rối loạn nội tiết thì trong chu kỳ

bò kéo dài 280 - 285 ngày

• Sức sản xuất sữa:

Dưới tác động của hormone, nhũ tuyến phát triển và hoạt động sinhsữa, thải sữa Sữa được tạo thành trong các nang nhũ tuyến từ chất dinhdưỡng của thức ăn Để tăng lượng sữa, từ lúc còn nhỏ phải thường xuyênxoa bóp bầu vú, đầu vú để kích thích nhũ tuyến phát triển Ngay lúc giasúc có mang và lúc vắt sữa cũng phải th ường xuyên xoa bóp vú

Ở những năm đầu sản lượng sữa bò tăng dần lên: Sản lượng sữa lứathứ nhất bằng 75 - 80% lứa 3, lứa 2 bằng 85 - 90% lứa 3 (Dương MạnhHùng, 2004) [15]

* Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của bò

Để kiểm tra và đánh giá khả năng sinh sản của bò cái người tathường dựa trên một số chỉ tiêu cơ bản sau:

• Tuổi động dục lần đầu

Trang 17

Khi gia súc thành thục về tính sẽ có biểu hiện động dục Tuổi độngdục lần đầu là một chỉ tiêu quan trọng Nó phản ánh tính dục và khả năngsinh sản sớm hay muộn, có liên quan chặt chẽ với số lứa đẻ của một đờicon vật.

Tuổi động dục của các loài gia súc khác nhau thì khác nhau Nóụphụ thuộc vào giống, trong cùng một giống thì các cá thể khác nhau cótuổi động dục cũng khác nhau Ngoài ra, các điều kiện về nuôi dưỡng,chăm sóc và môi trường cũng ảnh hưởng đến tuổi động dục lần đầu

Bê cái hậu bị nuôi để sinh sản và lấy sữa nếu được nuôi dưỡng tốt

sẽ có tuổi động dục lần đầu vào 14 - 16 tháng tuổi Tuy nhiên chưa nênphối giống cho chúng ngay lần động dục đầu vì chúng chưa đủ thànhthục về thể vóc để bắt đầu cho quá trình sinh sản

• Tuổi phối giống lần đầu

Mặc dù có thể bê hậu bị có tuổi thành thục về tính sớm nhưngkhông nên phối giống cho chúng quá sớm hoặc quá muộn Chỉ nên phốigiống khi khối lượng cơ thể của chúng đạt 70% khối lượng trưởng thành.Trong thực tế, nên phối giống cho bê hậu bị nuôi dưỡng tốt vào 18 thángtuổi

• Tuổi đẻ lứa đầu

Đây là một chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng, phản ánh thời gianbắt đầu đưa con vật vào khai thác sớm hay muộn Tuổi đẻ lứa đầu chủyếu phụ thuộc vào tuổi thành thục (về tính và thể vóc), phụ thuộc vàoviệc phát hiện động dục và kỹ thuật phối giống (Nguyễn Văn Bình, TrầnVăn Tường, 2007) [2]

• Khoảng cách lứa đẻ

Là khoảng thời gian giữa lần đẻ trước và lần đẻ tiếp theo Khoảngcách này chủ yếu là do thời gian có chửa lại sau khi đẻ quyết định, bởi vìthời gian mang thai là một hằng số sinh lý không thể thay đổi và rút ngắnlại được Đối với bò sữa, thông thường thời gian khai thác sữa là 10

Trang 18

tháng, sau đó là 2 tháng cạn sữa, do đó khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 12tháng (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007) [2].

Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ chịu ảnh hưởng của các yếu tố như:Giống, thức ăn dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý

• Tỷ lệ sống của bê

Nâng cao tỷ lệ sống của bê sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của chănnuôi trâu bò sinh sản, tỷ lệ nuôi sống của bê phụ thuộc vào nhiều yếu tố:Điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý, tình hình bệnh tật và tác độngcủa ngoại cảnh

* Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng sữa của bò

Sản lượng sữa: Là toàn bộ lượng sữa mà cơ thể bò mẹ tiết ra trong

một chu kỳ khai thác sữa

Sức sản xuất sữa: Người ta quy về sữa tiêu chuẩn để đánh giá khả

năng sản xuất sữa của bò Sữa tiêu ch uẩn là sữa có tỷ lệ mỡ sữa 4% vàsữa tiêu chuẩn = 0,4S + 15F (Dương Mạnh Hùng, 2004) [15]

Trong đó: S: sản lượng sữa thường (kg)

F: sản lượng mỡ của sữa thường (kg)

• Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa:

Nhân tố giống: Các giống khác nhau cho sức sản xuất sữa khácnhau Các giống chuyên dụng hướng sữa cho sức sản xuất cao nhất Bò

Hà Lan cho sản lượng sữa trung bình từ 4000 - 5000kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡsữa: 3,2 - 3,8%; Các giống kiêm dụng có sức sản xuất sữa thấp hơn:Sản lượng sữa trung bình của bò Kostrom từ 3500-4500kg/chu kỳ,

tỷ lệ mỡ sữa: 4 ,5 - 4,7%; Các giống bò chuyên thịt, lao tác, khả năngsản xuất sữa thấp, chỉ đủ nuôi con (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường,

2007 ) [2]

Yếu tố di truyền: Qua nghiên cứu cho thấy các tính trạng chất lượngnhư: Tỷ lệ mỡ sữa, protein sữa… có hệ số di truyền cao, trong khi đó các

Trang 19

tính trạng số lượng như: Sản lượng sữa, khối lượng cơ thể… có hệ số ditruyền thấp hơn Theo Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007[2], hệ

số di truyền của một số tính trạng ở bò sữa như sau: Các tính trạng Hệ

65 - 70% khối lượng trưởng thành

Tuổi của trâu bò cái: Trâu bò cái hướng sữa cho sản lượng sữa caonhất ở lứa đẻ 4-5 và ổn định trong 2-3 năm, sau đó lại giảm Những bòcái thành thục sớm, sản lượng cao nhất vào 6 năm tuổi (chu kỳ sữa thứ4), trong khi đó ở những bò cái thành thục muộn thì sản lượng sữa caonhất vào 8 - 9 năm tuổi (chu kỳ sữa thứ 5-6) (Nguyễn Văn Bình, TrầnVăn Tường, 2007 ) [2]

Dinh dưỡng: Các nguyên liệu để hình thành sữa có nguồn gốc từcác chất dinh dưỡng trong thức ăn, do đó mức độ dinh dưỡng có ảnhhưởng rõ rệt tới sản lượng sữa Theo thí nghiệm của Makengli: Khi giảmthấp tỷ lệ protein tiêu hóa từ 15 - 20% so với tiêu chuẩn thì chưa có ảnhhưởng tới khả năng sản xuất sữa, nhưng khi giảm thấp hơn nữa hoặcbằng 34% (75 - 77g/1ĐVTA) thì dẫn tới làm giảm sức sản xuất sữa đến251,3 kg/chu kỳ, ngược lại khi nâng cao mức prôtêin tiêu hóa lên quá

Trang 20

cao đến 122% so với tiêu chuẩn thì sản lượng sữa cũng bị giảm tới 9%.Theo Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007 [2].

Khối lượng cơ thể: Trong cùng một giống, những con có khối lượngcao hơn thì năng suất sữa sẽ cao hơn Có thể tính hệ số sinh sữa (HSSS),

hệ số này thể hiện năng suất sữa/100kg khối lượng Các giống bò sữathường có HSSS = 8-10 Ví dụ: Bò Hà Lan có khối lượng cơ thể trungbình là 500- 600kg sẽ đạt sản lượng sữa trung bình 4500-5000kg/chu kỳ.(Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007 ) [2]

Ảnh hưởng của môi trường: Sức sản xuất của vật nuôi chịu ảnhhưởng trực tiếp và gián tiếp của điều kiện môi trường như: Nhiệt độ, ẩm

độ, gió, bức xạ mặt trời, lượng mưa Những nhân tố này ảnh hưởngthông qua năng suất và phẩm chất cây thức ăn và ảnh hưởng trực tiếpqua sự kích thích hệ thống thần kinh - thể dịch và hệ thống enzym Đốivới sản lượng sữa, sự tổng hợp phụ thuộc vào sự cung cấp liên tục cáchormone và sản phẩm trao đổi chất vào tuyến sữa Sản lượng sữa ở cácloài có vú phụ thuộc vào thời vụ: Ở nhiệt độ từ 5 - 210C thì sản lượng sữacủa bò không bị ảnh hưởng, nhưng nhiệt độ thấp hơn 50C hoặc lớn hơn210C thì sản lượng sữa giảm từ từ, và khi nhiệt độ lớn hơn 270C thì sảnlượng sữa giảm rõ rệt (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007) [2].Thời gian từ khi đẻ đến khi phối lại: Khi có thai sản lượng sữa của

bò giảm 15 - 20% và giảm nhiều hơn khi chửa trên 5 tháng Do đó, cầnxác định thời gian của một chu kỳ sữa, thời điểm phối giống lại cho trâu

bò hợp lý để đạt được chỉ số ổn định về năng suất sữa Qua nghiên cứu,các nhà chăn nuôi đã thống nhất thời gian thích hợp cho một chu kỳ tiếtsữa là 270 - 300 ngày, bò cái cần được phối lại sau khi đẻ từ 60 - 80ngày

Kỹ thuật vắt sữa: Vắt sữa bằng máy tốt hơn vắt sữa bằng tay vì vắtsữa bằng máy là vắt đồng thời bốn vú một lúc là phù hợp với phản xạ

Trang 21

thải sữa của bò, vì sự điều hòa thần kinh thể dịch với phản xạ thải sữa làđồng thời cho toàn bộ bầu vú Nếu vắt bằng tay thì áp dụng phương thứcvắt luân phiên đôi vú trước rồi đến đôi vú sau hoặc trước sau vắt chéokhông nên áp dụng phương thức vắt luân phiên phải trái cùng một bên.Phải vắt kiệt sữa để kích thích tiếp phản xạ tiết sữa vào bể sữa, nếu vắtkhông kiệt sẽ làm giảm phản xạ tiết sữa, tăng tỷ lệ sót sữa ở bò Ngoài

ra số lần vắt sữa/ngày cũng ảnh hưởng nhiều tới năng suất sữa, ở bò sữangười ta thường áp dụng vắt sữa 2 lần/ngày là hợp lý

Bệnh tật: Những trâu bò mắc bệnh thường kém ăn, thể trạng yếudẫn đến khả năng tạo sữa kém Đối với bò sữa thường bị mắc bệnh sảnkhoa (60 -70%), nhất là bệnh viêm vú, do đó chúng ta cần phải quan tâmthường xuyên, phòng và điều trị kịp thời (Nguyễn Văn Bình, Trần VănTường, 2007 ) [2]

1.1.2.1 Tác dụng của thức ăn ủ chua

Thức ăn ủ chua, các chất dinh dưỡng ít bị tổn thất hơn các phươngpháp chế biến khác, thí dụ các loại cỏ đem phơi khô trong điều kiện bìnhthường, chất dinh dưỡng bị tổn thất trên dưới 30%, nếu phơi trong điềukiện thời tiết xấu thì tổn thất có thể lên tới 40 - 50% Nhưng nếu đem ủchua đúng phương pháp chất dinh dưỡng chỉ tổn thất không quá 10%,trong đó prôtêin hầu như không bị hao hụt, các loại vitamin cũng giữđược nhiều hơn so với phương pháp phơi khô Thức ăn đem ủ chua có tỷ

Trang 22

lệ tiêu hóa tương đối cao Sau khi ủ, tuy một số chất dễ hòa tan bị haohụt nhưng những chất khó tiêu (như chất xơ), sau quá trình lên men lạimềm ra hoặc chuyển sang trạng thái khác mà gia súc dễ tiêu hóa hơn.Thức ăn ủ chua có thể dự trữ được trong một thời gian tương đối dài

mà không sợ bị biến chất, ủ chua còn là phương pháp chủ yếu để dự trữthức ăn trong suốt mùa đông Chế biến, dự trữ bằng phương pháp ủ chuarất ít bị phụ thuộc vào điều kiện khí hậu nên có thể làm vào bất cứ mùanào cũng được và tránh được những tổn thất (có khi rất lớn) do điều kiệnkhí hậu gây ra Phơi khô nếu bị mưa không những chất dinh dưỡng bịmất nhiều mà còn có thể bị mốc hoặc lên men, thối, hỏng

- Thức ăn ủ chua có thể diệt trừ được sâu bệnh và nấm mốc

- Về mặt kinh tế thì làm hố ủ chua chi phí thấp hơn làm nhà kho.Dung tích chứa thức ăn ủ chua nhỏ hơn dung tích chứa thức ăn phơi khôrất nhiều (2 - 2,5 lần): Phơi khô 1m3 có khoảng 60kg vật chất khô, ủchua 1m3 có khoảng 150 kg vật chất khô

1.1.2.2 Nguyên lý ủ chua

Thực chất của việc ủ chua là xếp chặt thức ăn tươi vào hố ủ kínkhông có không khí Nhờ kết quả của tác dụng lên men vi sinh vật sảnsinh các loại axit hữu cơ chủ yếu là axit lactic Chính những axit hữu cơnày là "thuốc bảo tồn" thức ăn, vì với nồng độ nhất định nó có thể ngănngừa sự phân giải của thực vật do tác dụng của vi sinh vật (Nguyễn ThịLiên, Nguyễn Quang Tuyên, 2000) [18] Trong quá trình ủ chua, các vikhuẩn phân giải đường dễ tan như glucoza, sacaroza, fructoza … thànhaxit lactic và các axít hữu cơ khác, axit được tạo ra trong quá trình này

đã nhanh chóng làm giảm PH của khối ủ xuống 3,8 - 4,5 Ở độ pH nàyhầu hết các loài vi khuẩn và enzym của thực vật đều bị ức chế Do vậy,thức ăn ủ chua có thể bảo quản được trong thời gian dài, khi ủ chua thức

ăn diễn ra các quá trình sau :

* Hai quá trình xảy ra trong ủ xanh:

Trang 23

- Quá trình sinh lý thực vật:

Sau khi thức ăn được đưa vào hố ủ, sự hoạt động của tế bào thực vậtkhông phải là đã ngừng, nó vẫn tiếp tục sống và hô hấp sử dụng ôxy cònlại trong hố ủ Quá trình này xảy ra sự ôxy hóa chất hữu cơ Sản phẩmcuối cùng của quá trình hô hấp này là CO2 và H2O

C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + 674 Kcal

Vì vậy, hiện tượng đầu tiên của quá trình này là nhiệt độ tăng cao.Quá trình này xảy ra tương đối mạnh và kéo dài trong khoảng 6 - 8 giờsau khi ủ

Khi đã sử dụng hết oxy trong hố ủ, tế bào thực vật chưa bị chếtngay, mà nhờ có quá trình hô hấp đặc biệt nên tế bào vẫn có thể sốngthêm một thời gian nữa Trong quá trình này, chất đường tích lũy trongthức ăn tiếp tục bị phân giải cho ra rượu và axit hữu cơ

C6H12O6 + 6O2 → 2CO2 + 2C2H5OH + 25 calo

C2H5OH + 2O2 → C2H4O2 + H2O

Những sản phẩm này tích lũy dần trong tế bào, cuối cùng làm cho tếbào chết Lượng đường và lượng nước trong thức ăn ủ chua càng nhiều.Quá trình hô hấp yếm khí trong tế bào càng lâu Nhưng số lượngcác a xit hữu cơ sản sinh ra trong quá trình này cũng vẫn rất ít nên không

- Quá trình lên men vi sinh vật:

Đây là quá trình quan trọng nhất của thời kỳ ủ chua Sau khi vi sinhvật cùng với thức ăn được đưa vào hố ủ thì thời kỳ đầu chúng có sự sản

Trang 24

sinh rất nhanh Tới ngày thứ 5 thì sự phát dục tới độ cao nhất, sau đó sốlượng giảm dần Nhờ quá trình ủ chua mà những phần cứng của thân cây

bị mềm ra và làm cho nó nở lên dễ dàng đồng hoá (Nguyễn Thị Liên,Nguyễn Quang Tuyên, 2000) [18]

* Vi khuẩn lactic:

Có rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng hình thành axit la ctic.Nhưng với ủ chua thì vi khuẩn lactic đóng vai trò quan trọng Sự sinhtrưởng của nó cần rất ít protit, mà dựa vào sự phân giải đường để bổsung cho nhu cầu về nhiệt năng Đặc điểm trao đổi chất của các loại vikhuẩn này là tiêu hao ít chất dinh dưỡng mà hình thành được nhiều axitlactic, hình thành các loại vật chất khác ít (Nguyễn Thị Liên, NguyễnQuang Tuyên, 2000) [18]

* Vi khuẩn butyric:

Sự phân bố của nó khá rộng trong thiên nhiên, nó cùng đất, thức ăn

đi vào hố ủ Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của loại vi khuẩn này cũnggiống như yêu cầu của vi khuẩn lactic Nó cũng thuộc loại yếm khí kiềmtính Trong điều kiện thiếu ô xy sự sinh trưởng rất mạnh, khả năng chịuđựng tới một phạm vi nhất định; khi PH giảm thấp tới dưới 4,2 thì sựsinh sản bị gặp trở ngại, nếu axit lactic có nồng độ cao hơn chút nữa thìchúng sẽ chết

Khác với vi khuẩn lactic thì vi khuẩn butyric có khả năng phân giảiprotit tạo nên các sản vật phân giải trung hòa phản ứng toan tính Vikhuẩn này còn phá hoại chất diệp lục Kết quả là hình thành các điểmmàu vàng ở mức độ khác nhau trên thức ăn ủ chua Vi khuẩn butyric còn

có khả năng hình thành bào tử, trong điều kiện bất lợi nó không bị chết,khi pH thấp tới khoảng 4,2 bào tử vẫn được bảo tồn Bào tử của loại vikhuẩn này không chết khi đi qua đường tiêu hóa và do đó theo phân thải

ra ngoài dễ nhiễm bẩn vào sữ

Trang 25

Vì vậy cần tránh sự hình thành axit butyric, trước hết là phải tạođiều kiện cho vi khuẩn lactic phát triển Điều kiện trước tiên là phải có đủchất dinh dưỡng bởi vì sự phát dục của bào tử để hình thành vi khuẩnbutyric là khá chậm Điều kiện thích hợp cho loại vi khuẩn này là

35 - 40oC, vì vậy cần tránh nhiệt độ cao như vậy và ủ chua nên tiến hành ởnhiệt độ 25 - 30oC (Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên, 2000) [18]

* Vi khuẩn axetic: Không có tác dụng lớn trong qúa trình ủ chua,bởi vì sự lên men của nó phần lớn là cần có không khí Thức ăn ủ chua

có nhiều axit axetic sẽ không tốt bởi vì nó cũng giống như axit butyricvậy, làm giảm giá trị dinh dưỡng, giảm phẩm chất thức ăn ủ chua.(Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên, 2000) [18]

1.1.2.3 Kỹ thuật ủ chua cây ngô làm thức ăn gia súc

* Địa điểm: Chọn địa điểm làm hố ủ đảm bảo khô ráo, đất phải

* Kỹ thuật ủ chua: Ngô sau khi cắt cần trải xuống đất, phơi nắng

làm cho cây ngô mất bớt nước Trong lúc phơi, cứ 2 giờ cần trở đảo mộtlần để cây khô héo đều Để xác định trạng thái lý tưởng của ngô, người

ta có thể dùng phương pháp sau: khoảng 4 - 6 giờ sau khi cắt lấy ngẫunhiên 3 hoặc 4 lần lá ngô đang phơi (mỗi lần một lá), nắm chặt tronglòng bàn tay, sau đó mở bàn tay ra và quan sát các nếp trên lá: nếu cácnếp để lại các đường không rõ ràng và ẩm (khi đó độ ẩm của ngô khoảng

65 - 70%) nhưng không rỉ nước hoặc lá không bị gẫy nát thì đó là trạng

Trang 26

thái lý tưởng để thái ngô đem ủ (Phùng Quốc Quảng, Nguyễn XuânTrạch, 2003) [26].

Bước tiếp theo là tiến hành băm thái ngô thành mẩu nhỏ 3 - 5 cm(trong trường hợp chăn nuôi trang trại dùng máy thái), vì như vậy mới dễnén và dễ lên men Sau đó chất ngô vào hố ủ, để đảm bảo nén cho tốt,chỉ chất vào hố ủ mỗi lớp ngô dầy 10 - 15cm rồi tiến hành nén ngay bằngcách dậm chân hoặc dùng đầm, cho lần lượt đến khi đầy hố ủ (chú ýviệc băm thái, chất vào hố, nén và đóng hố ủ phải được tiến hành trongcùng một ngày) Cho thêm rỉ mật đường: Trong các loài cây thức ănnhiệt đới, lượng đường không đủ để sản sinh ra đủ lượng axit lactic, làmchua cho toàn khối thức ăn Do vậy cần bổ sung thêm rỉ mật đường đểtạo thuận lợi cho quá trình lên men lactic Một hố ủ 1,5m 3 bổ sung 10 lítdung dịch rỉ mật đường, cách làm như sau: dùng một ô doa có dung tích

10 lít, lấy 5 lít rỉ mật đường hoà vào 5 lít nước sạch, tưới đều cho mỗilớp 15 cm cây ngô thức ăn đã thái nhỏ và đã chất vào trong hố ủ trướckhi nén dậm lên Cần định lượng tưới 10 lít dung dịch rỉ mật đều cho tất

cả các lớp thức ăn trong hố ủ Đối với cây ngô sau khi thu hết bắp màđem ủ chua thì cần phải bổ sung 10 lít rỉ mật đường Nếu không có rỉmật đường có thể dùng bột sắn thay thế (trích Phùng Quốc Quả ng,Nguyễn Xuân Trạch, 2003) [26] Theo Vũ Duy Giảng, 1997 [10], hàmlượng đường tối thiểu là lượng đường cần thiết đảm bảo cho hoạt độngcủa vi khuẩn lactic hình thành axit lactic cần thiết để đạt nhanh pH = 4,2,yếu tố quan trọng để bảo quản thức ăn ủ xanh

Cỏ Pangola (Dgitaria decumbens) tỉ lệ đường tối thiểu là 5,0 lít Cỏvoi (Pennisetum pupuraum), tỉ lệ đường tối thiểu là 3,7 lít Cỏ Ghine(Panicum maximum), tỉ lệ đường tối thiểu là 6,0 lít Để dễ ủ chua nênhỗn hợp các loại cỏ nhiều đường cùng với các loại cỏ ít đường

Đóng hố ủ: Sau khi toàn bộ thức ăn đã được nén chặt thành từng lớpcho đến khi gần đầy hố, ta tiến hành đóng hố ủ lại bằng cách phủ một

Trang 27

lớp rơm có độ dày 5 cm lên đỉnh hố, sau đó đổ một lớp đất dày tối thiểu

30 cm lên trên và bao phủ toàn bộ bề mặt hố ủ

Lớp đất này có tác dụng ngăn cản không khí và nước mưa thấm vàotrong hố ủ, đồng thời giúp cho việc nén thức ăn được tốt hơn Cần che hố

ủ bằng nilông, bằng tôn hoặc fibrô - xi măng để tránh nước mưa Sau 5đến 7 tuần có thể dùng để làm thức ăn bổ sung cho gia súc (Nguồn:Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2008) [36].Chú ý sau khi ủ xong, trong vòng một tuần đầu (nhất là 2 - 3 ngàysau khi ủ) thức ăn thường xẹp xuống làm cho lớp đất phủ bị nứt thì taphải đắp lại ngay

1.1.2.4 Đánh giá phẩm chất thức ăn ủ chua

Dùng 2 phương pháp để đánh giá thức ăn ủ chua

Giám định trực tiếp: Đây là cách giám định trực quan của ngườigiám định thông qua một số chỉ tiêu cảm quan

Màu sắc: Nếu thức ăn có màu sắc xanh tươi như thức ăn chưa ủ làtốt nhất, còn nếu thức ăn chuyển sang màu vàng đó là thức ăn đã bị mấtnhiều caroten, còn thức ăn chuyển sang màu đen hay tối sẫm thì thức ăn

ủ đó đã hỏng hay không còn giá trị sử dụng nữa

Mùi: Thức ăn ủ chua có chất l ượng tốt phải có mùi của hoa quảchín, mùi thơm do có nhiều axit lactic Còn thức ăn ủ chua có chất lượngkém có rất nhiều mùi khác nhau như: mùi chua như dấm thì trong thức

ăn có nhiều axit axetic, mùi thối thì trong thức ăn ủ có nhiều vi khuẩnthối hoạt động

Độ cứng: Thức ăn ủ có chất lượng tốt phải có độ cứng tương đươngnhư cỏ Nếu thức ăn ủ chua mềm nhũn chứng tỏ thức ăn ủ đã bị thốihỏng không còn khả năng sử dụng nữa

Phân tích thành phần hoá học trong phòng thí nghiệm: Phân tíchthành phần hoá học và tỷ lệ các chất đặc biệt là các axit để đánh giá chấtlượng ủ

Trang 28

1.1.2.5 Lượng thức ăn ủ chua cần thiết

Theo Nguyễn Thị Liên, 2000 [18]: Đối với bò sữa một ngày cho ăn

7 - 15kg, bò giống 4 - 7kg, bò cày kéo, bò thịt 5-10kg, bê 2,8 - 3,5kg, lợn

1 - 1,5kg, lừa và ngựa 5 - 7kg, dê và cừu 0,6 - 1,2kg

Thức ăn ủ chua có thể sử dụng thay thế thức ăn thô xanh hoặc thaythế một nửa trong khẩu phần ăn Theo Phùng Quốc Quảng, NguyễnXuân Trạch, 2003 [26] Có thể sử dụng thức ăn ủ chua để thay thế mộtphần cỏ tươi Lượng thay thế khoảng 15 - 20 kg Đối với bò sữa, nên cho

ăn sau khi vắt sữa để tránh cho sữa có mùi cỏ ủ Khi thức ăn ủ chua đã bịhỏng ta phải loại bỏ hoàn toàn để tránh gây ngộ độc Không nên cho giasúc ăn thức ăn ủ chua riêng mà cần trộn lẫn các loại thức ăn khác(Nguyễn Xuân Trạch, 2005) [ 34]

1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước

1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

1.2.1.1 Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của bò

Theo các tác giả nước ngoài, qúa trình sinh trưởng của gia súc chịu

sự tác động 2 yếu tố chính đó là: Đặc điểm di truyền của giống và môitrường chăm sóc nuôi dưỡng và chọn lọc

Trong thực tế cho thấy các giống khác nhau thì có khả năng sinhtrưởng khác nhau Những giống bò thịt như Santa Gertrudis, Hereford

có tốc độ sinh trưởng nhanh, đạt 1000 - 1200 g/con/ngày, trong khi cácgiống kiêm dụng thịt - sữa như Redsindhi chỉ có thể đạt tốc độ sinhtrưởng 600 - 800 g/con/ngày

Eward Sasimonshi (1987) [43] có nhận xét khối lượng của động vậtphụ thuộc vào bản chất di truyền của loài, giống và các yếu tố: Tuổi, tínhbiệt, yêu cầu thức ăn và thời tiết khí hậu

Mensikova H và Braner.P (1994) [56] khi nghiên c ứu về năng suấtsinh trưởng của 71 bò cái tơ giống Czech pied và 91 con lai Red và

Trang 29

White Holstein x Czech pied; 79 con lai Ayrshirớe iv Czech pied thấytăng khối lượng/ngày đêm

Từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi của chúng có sự sai khác là 883g, 927g

và 835g/con/ngày; tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng tăng tương ứng là2,23; 2,01; 2,23

Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của giasúc là giống Khi so sánh con lai giữa bò Russian Black pied và Holsteinvới bố mẹ

Tác giả Ertuev M.M, Koltosova I Y.U (1984) [44] đã cho biết bòlai có khối lượng lớn hơn rõ rệt ở lúc 3, 6, 12 và 18 tháng tuổi Sự khácnhau trung bình từ 11,2 - 21,6 kg/con trong cùng điều kiện chăm sócnuôi dưỡng

Khi so sánh con lai F1các giống khác nhau: Brown Swiss,Charolais, Chiania, Indo-Brazilian, với bò Zebu, tác giả Montano M

và CTV (1991) [58] đã thấy: Sinh trưởng của bò chịu ảnh hưởng củanhiều yếu tố, bò lai F1 Charolais và Chiania có khối lượng sơ sinh và tốc

độ sinh trưởng lớn hơn các bò lai giống khác từ 4 - 10%

Tác giả Saint.M (1991) [62] khi so sánh năng suất sinh trưởng củagiống thuần Charolais, Holstein, Mentbeliard, Aberdeen và con lai giữachúng với bò cái Adama cho thấy sự khác nhau rõ rệt giữa các giốngthuần chủng và giống lai, giữa con đực và con cái Khối lượng sơ sinh là24,8±0,6 kg và 30,4±1,1 kg (ở con đực); 23,2±6,6 kg và 30,9±0,09 kg (ởcon cái) Tăng trọng trên ngày là 470±22g và 663±17,6g ở con đực và452±18g và 469±14g ở con cái

Các nghiên cứu của Sung.Y.T và Wang.K.C, (1988) [64] về năngsuất của giống bò Redsindhi, Santa Gertrudis và con lai của chúng với

bò Taiwan Yellow cho thấy: Khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa,khối lượng 1 tuổi ở bò SG tương ứng là 27,6; 130,7 và 117,7 kg, cao

Trang 30

hơn rõ rệt so với các bò khác (20,0 - 24,3; 89,4 - 105,4 và 113 - 138kg).Tốc độ sinh trưởng của bò Redsindhi nhìn chung thấp nhất.

Theo Lopez - D và Ruiz - C (1983) [54] khi so sánh về sinh trưởngcủa bò tơ lai 5/8 Holstein Friesian - 3/8 Zebu và con lai đời 1 của chúng,

đã cho biết: Con lai của chúng có khối lượng sơ sinh cao hơn rõ rệt sovới quần thể nhưng không khác nhau rõ rệt giữa hai nhóm ở trọng l ượng

120 ngày hoặc tăng trọng/ngày Theo Abassa K.P và cộng sự (1989) [39 ]Khi nghiên cứu trên 1401 bò Gobsa thì hệ số di truyền về khốilượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, 12 và 18 tháng tuổi tương ứng là 0,14;0,134; 0,33 và 0,15

Các yếu tố như: điều kiện nuôi dưỡng, môi trường, ngoại cảnh, thờitiết, khí hậu, và các vùng sinh thái khác nhau đều ảnh hưởng tới sinhtrưởng và phát triển của gia súc

Các điều kiện tự nhiên như: Thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ đều ảnh hưởng tới sinh trưởng của bò nhất là đối với cơ thể non Thực tếcho thấy bò ở vùng khí hậu ôn đới có tốc độ sinh trưởng lớn hơn bò ởvùng khí hậu nhiệt đới

Kết quả nghiên cứu của Johnson (1958 - 1961) [50] về khả năngtăng trọng của bò cho thấy: Ở vùng khí hậu nóng bò sinh trưởng chậmhơn so với bò ở vùng khí hậu ôn đới có nhiệt độ trung bình là 100C.Lampkin Quaterman (1994) [53] cho thấy bò đực F1 (Hereford xAugus) nuôi dưỡng trong điều kiện nóng ở Imperian bị giảm khả năngsinh trưởng, nhận xét do nhiệt độ môi trường đã liên quan đến quá trìnhchuyển hoá năng lượng trong cơ thể bò theo giới hạn di truyền củagiống Chu kỳ chiếu sáng cũng có ảnh hưởng rõ rệt tới tốc độ sinhtrưởng của bò Thí nghiệm của Michigal U.S.A, Sorensen T.M (1984)[57] đã thử nghiệm trên bê có khối lượng sống dưới 360 kg, cho thấy ánhsáng ảnh hưởng đến tăng trưởng của bê, còn đối với bò đã trưởng thành

Trang 31

sự thay đổi về cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng ít ảnh hưởngđến khả năng sinh trưởng.

1.2.1.2 Đặc điểm về khả năng sinh sản của bò

* Tuổi động dục lần đầu

Tuổi động dục lần đầu là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh tínhphát dục sớm hay muộn của gia súc về chức năng sinh sản và khả năngcho phép sinh sản sớm hay muộn của con vật Các loài gia súc khác nhau

có tuổi động dục lần đầu khác nhau và giữa các cá thể trong cùng mộtgiống cũng có tuổi động dục lần đầu khác nhau Tuổi động dục lần đầuchịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố Khi nghiên cứu ở bò Jersey, bò Jersey

x Red -Sindhi, bò Jersey x Hariana và bò Red-Sindhi của các tác giả Kar-B.K; Mohantry-A và Mishara- M (1987) [52] cho biết tuổi động dục lầnđầu lần lượt là 18,16; 14,88; 15,41 và 32,79 tháng Tuổi động dục lầnđầu của bò sữa thường muộn hơn bò thịt (Joubert , 1954) [51]

Tuổi động dục lần đầu cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện sống:chăm sóc và nuôi dưỡng Joubert cho biết: Ở chế độ dinh dưỡng cao bò

có tuổi động dục lần đầu là 440,1±31,1 ngày, ở mức độ dinh dưỡng thấpthì tuổi động dục lần đầu là 710,7± 62,1 ngày, mức độ chênh lệch tới 271ngày

* Tuổi đẻ lứa đầu:

Tuổi đẻ lứa đầu liên quan đến tuổi phối giống lần đầu, tuy nhiên nóphụ thuộc vào thời điểm phối giống, kỹ thuật phối và chất lượng tinh Dovậy, tuổi đẻ lứa đầu có thể kéo dài do các yếu tố trên

Chamberlain (1992) [41] cho biết tuổi đẻ lứa đầu của bò nhiệt đớithường muộn hơn bò ôn đới Khi bò ôn đới chuyển đến vùng nhiệt đớithì tuổi đẻ lứa đầu muộn hơn và chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ nuôidưỡng

Bò Holstein Friesian 401,0 ± 50,9 ngày

Bò châu Phi 645,2 ± 41,9 ngày

Trang 32

Tuổi đẻ lứa đầu cũng chịu ảnh hưởng của giống.Tischenko A.V(1988) [66] Khi nghiên cứu trên 35 bò Russian Black pied (RBP) và 35

bò Cubazebu cho biết tuổi đẻ lứa đầu tương ứng là 33,47 tháng và 35,6tháng Nghiên cứu về ảnh hưởng của phương thức quản lý đối với năngsuất sinh sản của bò cái, Mukasa - Mugerwa - E và Mattoni - M (1988)[59] đã nghiên cứu ở bò Boran quản lý theo phương pháp cổ truyền vàquản lý theo phương pháp cải tiến cho biết tuổi đẻ lứa đầu tương ứng là

53 tháng so với 40 tháng Đánh giá về tuổi đẻ lứa đầu của bò Zebu trongđiều kiện chăn nuôi quảng canh ở bắc Nigeria, Voh - A.A - Jr vàOtehere - E.O (1989) [67] đã xác định được tuổi đẻ lứa đầu của đàn cái

tơ là 48 tháng

* Khoảng cách lứa đẻ

Đây là một tính trạng phản ánh tổng hợp về năng suất sinh sản.Thực chất khoảng cách lứa đẻ nói lên mức độ mắn đẻ của gia súc cái.Khoảng cách lứa đẻ của các giống bò khác nhau thì khác nhau TheoNyson B, Hansel M (1990) [60] cho thấy khoảng cách lứa đẻ của giống

bò Simental; Aberdeen Angus, Hereford; Blonde Aquitaine; Charolais vàLimousine nuôi ở Đan Mạch tương ứng là: 401; 371; 338; 434; 387 và

383 ngày

Khoảng cách lứa đẻ là một tính trạng quan trọng, nghiên cứu với 40

bò Jersey, 40 bò lai Jersey x Redsindhi, 40 bò Jersey x Hariana và 40 bòRedsindhi, tác giả Kar B.K và cộng sự (1987) (trích của Dương ThịKhang, 2001) [17] đã tính được khoảng cách lứa đẻ tương ứng là: 446,2;451,6; 465,6 và 518,9 ngày

Zimbra A W C (1990) [68] đã tính được khoảng cách lứa đẻ của bòMalawizebu trung bình là 401 ngày

So sánh ảnh hưởng của mức độ dinh dưỡng thấp và cao đến năngsuất của bò cái tơ Hereford Pitalugor O và Var Martins D, (1982) [61]

Trang 33

cho biết: Khoảng cách lứa đẻ trung bình giữa hai nhóm có khác nhau vớigiá trị tương ứng là 384 và 373 ngày.

Yếu tố mùa vụ cũng ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ và được cáctác giả Taunk - A.K; Loharkare - S.V; Zinjarde và Deshmukh - S.N(1990) [65] nghiên cứu ở bò cái Sahiwal, đã cho biết khoảng cách lứa đẻtrung bình là 13,15 tháng

* Tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống của bê là chỉ tiêu quan trọng trong nuôi bò cái sinhsản Vì vậy, việc nâng cao tỷ lệ sống của bê là vấn đề nhiều nhà chănnuôi quan tâm Sigh - R.B và Mishsa- R.R (1990) [63] khi nghiên cứu về

tỷ lệ sống ở giai đoạn đầu của 252 bê Friesian Har iana, 176 bêBrownswiss x Hariana và 150 bê Jersey x Hariana, thấy tỷ lệ chết trongtuần đầu trung bình tương ứng là 37,9; 28,6 và 31,6% Những bê chếtthường có khối lượng sơ sinh đạt ở mức dưới 23kg Tỷ lệ bê sơ sinh chếtcao nhất trong mùa mưa và mùa đông

Ngoài ra, phương thức chăn nuôi cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của

bê Qua nghiên cứu so sánh hai phương thức chăn nuôi cổ truyền và cảitiến trên đàn bò Boran ở Ethiopia, tỷ lệ chết trung bình tương ứng là10-23% và 4% (Mukasa M.E, Mattoni, (1988) [59]

1.2.1.3 Ảnh hưởng của thức ăn ủ chua đến năng suất và chất lượng sữa bò

Wall và cộng sự (1996) qua nghiên cứu và thấy rằng hiệu suất sửdụng đạm của gia súc cao hơn khi ăn cỏ khô so với cỏ ủ, tuy nhiên với

cỏ ủ héo thì khác nhau không rõ rệt Felipe (1965) [45] cho rằng 5 kg cỏ

ủ tương đương với 1 đơn vị thức ăn J.F.D Greenhalgh (1971) [48] chorằng có một số loài cỏ khi ủ xanh sẽ mềm hơn và ngon hơn nhưng nóichung số lượng cỏ khô gia súc ăn nhiều hơn cỏ ủ Theo McDonald(1995) [55]: Khi nguyên liệu ủ chua có hàm lượng nước cao và hàmlượng đường thấp, chất lượng thức ăn ủ chua sẽ kém và không còn

Trang 34

đường dễ tan trong thức ăn ủ chua Chất lượng thức ăn ủ chua kém khi

PH lớn hơn 5, hàm lượng axit butyric cao và axit lactic thấp

Basak và cộng sự (1993) [40]: Đã sử dụng chồi ngọn của quả dứa ủchua thay thế 50% cỏ tươi trong khẩu phần của bò đang sinh trưởng Kết quảtăng trọng giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng không có sự sai khác nhau.Theo Floulkes và Preston (1978) [46] thì lá sắn ủ chua hoặc phơikhô cho trâu bò ăn đem lại những hiệu quả tốt

Paul Pozy và cộng sự (2001) [24 ] cho rằng: Trong điều kiện khíhậu ở miền Bắc Việt Nam, ủ tươi cho phép người chăn nuôi bò sữa cónguồn thức ăn ổn định quanh năm, và nhất là khi thiếu thức ăn tươi xanhtrong thời kỳ khô hạn kéo dài, trong mùa đông, khi ngập úng Sau khiđược ủ tươi giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ tươi giữ nguyên trong suốtthời gian bảo quản hoặc bị mất rất ít

1.2.2 Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi bò ở trong nước

1.2.2.1 Một số kết quả nghiên cứu

* Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và khả năng sinh sản ở bò sữa

Nguyễn Kim Ninh và CTV (1985) [21] theo dõi về khả năng sinhtrưởng và sản xuất sữa của bò lai F1 (HF x Laisind) tại Ba Vì cho thấykhối lượng bê sơ sinh: 21±0,41kg; 6 tháng tuổi đạt 106,0±2,72kg; 12tháng tuổi: 150,3±3,30kg; 18 tháng tuổi: 206,4±7,67kg và sản lượng sữa

bò lai F1 (HF x Laisind) trong giai đoạn 1985 - 1990 là: lứa 1 sản lượngsữa là 1823±48,3kg; lứa 2 trung bình là 1825±48,2kg; lứa 3 trung bình là1959±33,7kg

Lê Xuân Cương và CTV (1993) [7] nghiên cứu về khả năng sinhtrưởng và cho sữa của F1 (HF x Laisind) nuôi ở xí nghiệp

An Phước - Đồng Nai cho biết: Khối lượng bê sơ sinh là 22,10kg, khốilượng 12 tháng tuổi: 136,40kg; khối lượng 18 tháng tuổi: 181,60kg;khoảng cách lứa đẻ 402 ngày Sản lượng sữa đạt 2328 - 2559kg/chu kỳ;

số ngày cho sữa trung bình đạt: 331 ngày ± 68 ngày

Trang 35

Nguyễn Văn Thưởng và CTV (1984) [31] cũng nghiên cứu côngthức lai (HF x Laisind), cho biết sản lương sữa lứa thứ 3 là 2018 ± 10,8kg/300 ngày Khối l ượng của bò cái trung bình đạt 383 ± 12,11kg.

Kết quả nghiên cứu của Trần Trọng Thêm tại Nông trường Phù Đổng(1980) [30] cho biết bò cái F1 (HF x laisind) có thể trọng: 378 ± 12,1kg, cábiệt có con lên tới 462,3kg Bò lai F1 có ngoại hình thanh săn, khoẻmạnh, khả năng thích nghi cao Khoảng cách 2 lứa đẻ: 517 ± 9,3 ngày,sản lượng sữa 2176 ± 14,8kg/chu kỳ

* Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thức ăn ủ chua đến sản lượng và chất lượng sữa bò

Theo Đặng Vũ Bình, 2005 [3]: Ngọn lá mía dùng cho chăn nuôi bòthịt có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, có thể thay thế được nguồn thức

ăn xanh Với phương pháp ủ chua thì nông dân có thể tận dụng được từ60-80 % ngọn lá mía tại các vùng nguyên liệu mía đường làm thức ăn dựtrữ cho những tháng thiếu cỏ để chăn nuôi bò

Dư Thanh Hằng, 2000 [49 ] cho biết: ủ chua lá sắn với 5% rỉ mậthoặc 10% cám gạo là một ph ương pháp hệiu quả để giữ gìn loại thức ănnày và làm giảm HCN tới mức không gây ngộ độc Nguyễn Văn Bình,Trần Văn Trường, 2007 [2] cho rằng : Ủ xanh là phương pháp dự trữthức ăn lý tưởng trong vụ đông xuân, giảm thấp sự tổn thất chất dinhdưỡng, tỷ lệ tiêu hóa cao (71,7%) Khi bổ xung urê, diamon, photphat vào thức ăn ủ xanh sẽ giúp cho việc nâng cao giá trị dinh dưỡng củathức ăn ủ xanh Nếu thức ăn có quá nhiều a xit thì cần cho thêm vào(>30%): thức ăn củ quả, cỏ khô họ đậu và các muối photphat Trongkhẩu phần, thức ăn ủ xanh có thể cho ăn tới 30 - 35kg/ngày

Điền Văn Hưng và cộng sự, 1970 [16] cho rằng, có hai phươngpháp dự trữ cỏ làm thức ăn cho gia súc: Làm cỏ khô và làm cỏ ủ thì tỷ lệtiêu hóa của cỏ ủ bao giờ cũng cao hơn cỏ khô ở tất cả các thành phần

Cụ thể: tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô, protein, lipit, dẫn xuất không chứa

Trang 36

nitơ, xơ của cỏ ủ xanh tương ứng là: 69%, 63%, 68%, 75%, 72%; còncủa cỏ khô tương ứng là: 65%, 62%, 63%, 72%, 65%.

Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên, 2000 [18] cho rằng khốilượng thức ăn ủ xanh nhiều nhất có thể cho các loại gia súc ăn trong mộtngày như sau: Bò sữa: 7 - 15kg, Bê: 2,8 - 3,5kg, Bò giống: 4 - 7kg, Lợn:

1 - 1,5kg, Bò cày kéo, bò thịt: 5 - 10kg, Dê, cừu: 0,6 - 1,2kg

Tân Hoa, 1973 [13] cho rằng nếu chế biến cỏ ủ không tốt có thể gâytăng axit và urê dạ cỏ, dễ gây trúng độc urê Nếu cho ăn cỏ ủ tốt nhưngkhông bổ sung các chất cần thiết có thể gây: Suy gan, tụ máu chân,chứng bất dục, hoại thư vỏ não

Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly (200 1) [4] cho rằng: Khi dùng lá sắnlàm thức ăn ủ chua cho gia súc, mặc dù ngọn lá sắn giàu protein (18 - 20%protein trong vật chất khô) nhưng lại chứa độc tố xyanoglucoxyt làm giasúc chậm lớn hoặc có thể gây chết khi hàm lượng cao Nhưng khi chếbiến bằng phương pháp ủ chua đã làm giảm rõ rệt lượng độc tố Cụ thể làsắn tươi chứa 862,5mg HCN/1kg VCK, còn lá sắn ủ xanh chỉ chứa 32,5

mg Có thể thay thế 6 0% cỏ xanh hoặc 100% cỏ xanh bằng lá sắn ủ chuatrong khẩu phần cho bò sữa, năng suất sữa vẫn đạt khá cao và chất lượngvẫn tốt Mặt khác giá tiền chi phí thức ăn để sản xuất 1kg ở lô thay thếhoàn toàn cỏ xanh bằng lá sắn ủ chua đã thấp hơn lô chỉ thay thế 60% cỏxanh là 11,3%

Bùi Văn Chính còn cho rằng: Làm thí nghiệm trên bò laisind với 3lô: Lô I ăn thức ăn có lá mía khô, lô II có lá mía, lô III ăn thức ăn có lámía chua Kết quả cho thấy tỷ lệ tiêu hoá của bò đối với lá mía ủ chua làcao nhất ở cả 3 chỉ tiêu là chất khô, chất hữu cơ và chất xơ

Theo Nguyễn Văn Hải (2004) [11 ]: Ủ chua cây ngô với tỷ lệ 4%bột sắn, 4% cám gạo đã cho kết quả tốt:

- Giá trị pH đạt 3,85 - 4,15 sau 2 tháng ủ

Trang 37

- Tỷ lệ axit lactic dao động 2,1 - 3,01%; tỷ lệ axit axetic từ 0,76 - 0,94%

và tỷ lệ axit butyric không đáng kể

Trong khẩu phần của bò sữa, cây ngô ủ chua thay thế 48 % cỏ xanh

và chiếm 20 ,6% chất khô của khẩu phần đã làm giảm chi phí thức ăn là8% so với lô đối chứng, nhưng sản lượng và chất lượng sữa không có sựkhác biệt giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng Từ Quang Hiển và cộng sự,

2002 [12] cho rằng khi cho ăn thức ăn ủ xanh để tránh ngộ độc cần kiểmtra phẩm chất trước khi cho ăn Thức ăn xấu không cho ăn Phải tập cho giasúc ăn từ ít đến nhiều Mức cho ăn không qúa 1/3 khẩu phần Khối lượngcho ăn như sau: Bò sữa: 10 - 15kg, bò giống: 5 - 7kg, Bò cày kéo: 9 - 10kg,

bò thịt: 8 - 9kg, ngựa: 8 - 10kg

Theo trang thông tin điện tử tỉnh Nghệ An 2001 - 2007 cho rằng:Khi gia súc ăn cỏ ủ thì: Làm tăng tính ngon miệng, khả năng ăn và tỷ lệtiêu hoá cho bò sữa do mùi vị và các chất dinh dưỡng có trong cỏ ủ Cỏ ủcho ăn không nên quá 50 % lượng cỏ ăn vào

1.2.2.2 Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam

Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam có lịch sử phát triển trên 50 năm,nhưng bò sữa thực sự phát triển nhanh từ năm 2001 sau khi có Quyếtđịnh số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ

về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam giai đoạn

2001 - 2010 Tổng đàn bò sữa của nước ta đã tăng từ 41 nghìn con/năm

2001 lên trên 115 nghìn con năm 2009 và tương tự tổng sản lượng sữatươi sản xuất hàng năm tăng lên trên 4 lần từ 64 ngàn tấn/năm 2001 lêntrên 278 ngàn tấn/năm 2009

Trong gần 10 năm thực hiện Quyết định 167 của Thủ tướng Chínhphủ về phát triển bò sữa giai đoạn 2001 - 2010, số lượng đàn bò sữa của

ta cũng có lúc thăng trầm khác nhau và đạt bình quân trên 30% năm.Giai đoạn 2001 - 2006 tốc độ phát triển đàn bò sữa và sản lượng sữa đạtvượt mục tiêu đề ra: Số lượng bò đạt trên 104% (104/100 ngàn con) và

Trang 38

sản lượng sữa đạt trên 131% (197/150 ngàn tấn) Trong những năm vừaqua, năm 2009 chăn nuôi bò sữa Việt Nam có nhiều thuận lợi và gặt háinhiều thành quả tốt đẹp, chăn nuôi bò sữa thực sự có hiệu quả kinh tế sovới các vật nuôi khác.

Nhu cầu về sữa tươi sản xuất trong nước tăng cao, đây là cơ hội rấttốt để phát triển nhanh hơn đàn bò sữa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngàycàng cao của xã hội Giá thu mua sữa bò tươi của các Công ty sữa trênphạm vi cả nước giao động từ 7.800 - 8.500 đồng/lít đang rất có lợi vàkhuyến khích người chăn nuôi đầu tư phát triển bò sữa Các công ty, nhưCông ty Vinamilk, Công ty sữa quốc tế - IDP Hà Nội, Công ty sữa tươnglai Tuyên Quang, Công ty CP sữa Lâm Đồng, Công ty sữa TH MilkNghệ An…đang triển khai chương trình phát triển vùng nguyên liệu mà

mở rộng cơ sở chế biến sữa góp phần đưa ngành chăn nuôi bò sữa và chếbiến sữa của Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới

Những thành tựu đạt được về chương trình sữa Việt Nam

2001 - 2010 theo Quyết định 167 của Chính phủ đã khẳng định đườnglối đúng đắn về phát triển chăn nuôi bò sưã của Chính phủ nhằm chuyểndịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp tăng nhanh số lượng và chất lượngsản phẩm chăn nuôi, giảm nhập siêu sản phẩm sữa, tạo việc làm, tăngthêm thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho cư dân nông nghiệp

và nông thôn

Với quan điểm sản xuất giống bò sữa trong nước là chủ yếu, BộNông nghiệp và PTNT chủ trương lai tạo và phát triển bò sữa trong nướcthông qua phê duyệt chương trình và các dự án giống bò sữa 2001 - 2005

và 2006 - 2010 Tổng vốn đầu tư các dự án giống bò sữa có giá trị hàngchục tỷ đồng đã hỗ trợ nông dân tinh bò sữa cao sản, dụng cụ, vật tư vàcông phối giống đã tạo ra trên 75.000 bò sữa lai HF (F1, F2, F3) cho cácđịa phương nuôi bò sữa trên phạm vi cả nước Ngoài ra cán bộ kỹ thuật

và người chăn nuôi đã được tập huấn nâng cao trình độ quản lý giống, kỹ

Trang 39

thuật chănn nuôi, thức ăn, thú y, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh vắt sữa.v.v.góp phần nâng cao năng xuất và chất lượng đàn bò sữa.

Trong quá trình lai tạo chọn lọc và nhân giống bò trong nước, đàn

bò lai HF thích nghi và phát triển tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm củaViệt Nam, sinh trưởng, sinh sản và cho sữa tốt Trong thời gian quangoài lai tạo giống với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, sinhtrưởng, sinh sản và cho sữa tốt Trong thời gian qua ngoài lai tạo giống

bò sữa trong nước việc nhập các nguồn gien bò sữa mới cũng được tiếnhành thông qua nhập bò đực giống HF của các nước trên thế giới như

Mỹ, Úc về sản xuất tinh bò đông lạnh trong nước phục vụ nhân giống bòsữa trên phạm vi cả nước Đồng thời trên 15 ngàn bò sữa giống HF vàJersey cũng được nhập về từ Mỹ, Úc, New Zealand, Thái Lan về nhânthuần đáp ứng nhu cầu nuôi bò sữa thuần cao sản của một số tổ chức vì

cá nhân trong nước Hiện nay tổng đàn bò sữa giống HF nước ta khoảng20.000 con và sẽ tăng lên nhanh trong những năm sắp tới do nhu cầu củacác Công ty sữa và doanh nghiệp ngày càng cao

Phát triển bền vững về số lượng và chất lượng đàn bò sữa là mộttrong những mục tiêu quan trọng trong chỉ đạo thực hiện đối với chiếnlược phát triển bò sữa của nước ta giai đoạn 2001 - 2010 và chiến lượcchăn nuôi của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2020 Đàn bò sữa của ViệtNam đã phát triển tốt không chỉ về số lượng trong thời gian gần 10 nămvừa qua Theo số lượng của Tổng Cục thống kê Việt Nam, đến tháng 10năm 2009 tổng đàn bò sữa của nước ta là 115,518 ngàn con, sản lượngsữa đạt 278 ngàn tấn

Tổng số đàn bò sữa liên tục tăng trong 10 năm vừa qua, tuy nhiên

2005 - 2009 tốc độ tăng đàn thấp thậm chí năm 2007 số lượng bò sữagiảm do khủng hoảng về giá: giá sữa bột thế giới thấp nên tác động đếngiá thu mua sữa tươi của các công ty sữa Trong nhiều tháng giá sữa tươicủa nông dân bán hàng và dưới giá thành buộc người chăn nuôi pháigiảm đàn, thanh lọc thải đàn Trong quá trình giảm đàn những con bò

Trang 40

sữa năng xuất thấp, ngoại hình xấu, sinh sản kém, bị loại đã góp phầnchọn lọc và nâng cao chất lượng giống bò sữa Việt Nam Do đó năm

2007 mặc dù số lượng bò sữa giảm 12% so với 2006 nhưng tổng sảnlượng sữa tươi sản xuất ra vẫn tăng trên 8,5%

Từ năm 2008 - 2009 tốc độ tăng đàn thấp thứ nhất do khủng hoảng

về melanine từ Trung Quốc đã ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến và tiêudùng sữa ở Việt Nam Sữa tươi của người nông dân Hà Nội và một sốtỉnh lân cận không tiêu thụ được phải đổ đi, nhiều bò sữa phải bán giá bòthịt đã ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa Thứ hai do khủnghoảng kinh tế tài chính thế giới và Việt Nam đã ảnh hưởng đến phát triểnkinh tế nước ta nói chung và tốc độ phát triển của chăn nuôi và bò sữanói riêng Tuy nhiên sang năm 2010 nền kinh tế thế giới và Việt Namchuyển sang giai đoạn phục hồi đã và đang có tác động tốt đến Chươngtrình phát triển bò sữa của nước ta ở giai đoạn mới

Phát triển đàn bò sữa của nước ta phân bố khác nhau về số lượng đãthể hiện sự phát triển của bò theo vùng sinh thái và lợi thế của từngvùng Đàn bò sữa Việt Nam tập trung chủ yếu tại vùng Đông Nam Bộ 79ngàn con, chiến trên 68% tổng đàn bò sữa cả nước, trong đó thành phốHCM là nơi có đàn bò sữa nhiều nhất Việt Nam và chiếm gần 60% tổngđàn bò sữa Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2009 tổng đàn bò sữa cảnước có trên 115 ngàn con Mười tỉnh có đàn bò lớn nhất là: Thành phố

Hồ Chí Minh 73.328 con, Hà Nội 6.800, Long An 6.104, Sơn La 5.136,Sóc Trăng 5.071, Tiền Giang 3.371, Lâm Đồng 2.833, Bình Dương2.351, Tuyên Quang 1.748 và Đồng Nai 1.670 con

Trong những năm gần đây nhu cầu về phát triển chăn nuôi bò sữa caosản quy mô công nghiệp là rất lớn, nhiều công ty sữa và doanh nghiệp có

dự án phát triển bò sữa trang trại Từ tháng 8 năm 2009, tại Nghệ An cómột dự án lớn về chăn nuôi bò sữa công nghiệp của Công ty sữa TH Đầunăm 2010, Trong thời gian vừa qua theo thông tin từ Công ty sữa Vinamilkđến tháng 6/2010 công ty đã nhập về 1000 bò sữa hậu bị HF trong đó 350

bò từ New Zealand, 350 bò từ Australia và số còn lại từ Thái Lan

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
40. Basak, B.R., Banerjee, G.c., Roy, C, K., Samanta, G. (1993),“Feeding value of pineapple top silagein crossberd calves”, Indian - Journal Dairy Science, 46 (1), pp 34 - 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Feeding value of pineapple top silagein crossberd calves
Tác giả: Basak, B.R., Banerjee, G.c., Roy, C, K., Samanta, G
Năm: 1993
14. Hội nông dân tỉnh Tây Ninh, phân tích giá trị dinh dưỡng của sữa bò và sữa dê, http://hoind.Tayninh.gov.vn Link
1. Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường (2007 ). Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Khác
2. Đặng Vũ Bình (2002), Di truyền học số lượng và nhân giống vật nuôi, NXB nông nghiệp Khác
3. Đặng Vũ Bình và CTV (2005), Ủ chua ngọn và lá mía để nuôi bò thịt, http://vietnamnet Khác
4. Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly (2001), Hội thảo về dinh dưỡng và gia súc nhai lại Khác
5. Nguyễn Đức Chuyên (2004), Đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng của đàn trâu nuôi tại huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, Luận Văn thạc sĩ KHNN Khác
6. Cục chăn nuôi, Tình hình sản xuất thức ăn thô xanh giai đoạn 2001 - 2005 và định hướng phát triển thời kỳ 2006 - 2010, http:/ /.cucchannuoi . gov.vn Khác
7.Vũ Chí Cương, Vũ Văn Nội và CS (2005), Khoa học công nghệ và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, tr 125 Khác
8. Lê Xuân Cương và CTV (1993), Kết quả nghiên cứu chăn nuôi bò sữa 1988 - 1993, thành phố Hồ Chí Minh, tr45 Khác
9.Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Quảng Ninh năm 2008 Khác
10.Vũ Duy Giảng (1997), Dinh dưỡng và thức ăn gia súc , Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Khác
11.Nguyễn Văn Hải, Bùi Văn Chính, Chu Mạnh Thắng (2004), Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr 81 Khác
12.Từ Quang Hiển và cộng sự (2002), Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr 96 - 97 Khác
13. Tân Hoa (1973), Thức ăn ủ tươi đối với trâu bò, Khoa học và kỹ thuật Nông nghiệp, tr 66 - 70 Khác
15. Dương Mạnh Hùng (2004), Bài giảng giống vật nuôi, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tr 42 Khác
16. Điền Văn Hưng, Vương Văn Thể, Vũ Duy Giảng, Nguyễn Khắc Tuấn, Nguyễn Văn Hùng (1970), Thức ăn dinh dưỡng gia súc, Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp, tr 102 - 130 Khác
17. Dương Thị Khang (2001), Điều tra, đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản và sức sản xuất của bò lai F1 (RS x ĐP) và bò địa phương tại tỉnh Quảng Nam. Luận văn thạc sĩ KHNN Khác
18. Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên (2000), Giáo trình vi sinh vật chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Khác
19. Trần Đình Miên, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kính Trực (1975 ), Chọn giống và nhân giống gia súc, Giáo trình dành cho các Tường Đại học Nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr 48 - 49 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w