Bằng trí tuệ, tài năng, những kinh nghiệm cách mạng quý báu đúcrút trong cuộc đời hoạt động của mình cùng với hoài bão cứu nước Tôn Trung Sơn đã xây dựng học thuyết cách mạng: Chủ nghĩa
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
HOÀNG THỊ NGUYÊN
HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
CỦA TÔN TRUNG SƠN Ở NHẬT BẢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
NGHỆ AN - 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN THỊ HƯƠNG
NGHỆ AN - 2014
Trang 3Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đãgiúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho tôi cả về mọi mặt trong quá trình họctập và làm luận văn.
Xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh
đã cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.Cảm ơn các cán bộ nhân viên Thư viện Thông tin khoa học xã hội đã nhiệttình giúp đỡ, cung cấp tư liệu để tôi hoàn thành luận văn của của mình
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Thị
Hương, người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ để tôi hoàn thành bản
luận văn của mình
Nghệ An, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Nguồn tài liệu 9
6 Đóng góp luận văn 9
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 9
8 Bố cục luận văn 10
Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRƯỚC KHI TÔN TRUNG SƠN ĐẾN NHẬT BẢN HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG 11
1.1 Vài nét về cuộc đời hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn 11
1.2 Tư tưởng cách mạng dân tộc của Tôn Trung Sơn 17
1.2.1 Tiền đề lịch sử dẫn đến việc hình thành tư tưởng cách mạng dân tộc của Tôn Trung Sơn 17
1.2.2 Tư tưởng chủ nghĩa dân tộc của Tôn Trung Sơn 19
1.3 Những điều kiện thuận lợi để Tôn Trung Sơn sang hoạt động ở Nhật Bản 24
1.3.1 Vị trí địa lý, văn hóa và chủng tộc 24
1.3.2 Ảnh hưởng Minh Trị Duy Tân đối với Trung Quốc 26
1.3.3 Tình hình Hoa kiều và lưu học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản .27
Tiểu kết chương 1 31
Chương 2 NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA TÔN TRUNG SƠN Ở NHẬT BẢN 33
Trang 52.1 Khái quát những hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở hải ngoại
33
Trang 6cộng đồng Hoa kiều và lưu học sinh ở Nhật Bản 37
2.3 Tôn Trung Sơn xây dựng các tổ chức cách mạng ở Nhật Bản 43
2.3.1 Thành lập phân hội Hưng Trung Hội 43
2.3.2 Thành lập tổ chức Trung Quốc cách mạng Đồng Minh Hội 45
2.3.3 Cải tổ Quốc Dân Đảng thành Đảng Cách mạng Trung Hoa 52
2.4 Tôn Trung Sơn hội kiến với các nhà cách mạng ở Nhật Bản 55
2.4.1 Hội kiến với Phan Bội Châu 55
2.4.2 Hai lần mật đàm với Katsura Taro 59
2.4.3 Đàm phán với Lương Khải Siêu để liên hợp phái cải lương và phái cách mạng 60
Tiểu kết chương 2 62
Chương 3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA TÔN TRUNG SƠN Ở NHẬT BẢN 64
3.1 Tác động đến tư tưởng cách mạng của lực lượng Hoa kiều và lưu học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản 64
3.2 Hoa kiều và lưu học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản trở về nước tham gia các phong trào đấu tranh cách mạng do Tôn Trung Sơn phát động .68
3.3 Sự giúp đỡ của các tầng lớp nhân dân Nhật Bản đối với Tôn Trung Sơn 73
3.4 Một số nhận xét về quá trình hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn .77
Tiểu kết chương 3 83
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 94
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các cuộc đấu tranh, các cuộc thửnghiệm nhằm giữ vững độc lập dân tộc của Trung Quốc đã lâm vào bế tắc,đất nước Trung Hoa bị các nước đế quốc tranh nhau xâu xé Bài toán cứunước vẫn được đặt ra, chính trong hoàn cảnh đó trên vũ đài chính trị củaTrung Quốc xuất hiện một nhà cách mạng dân tộc dân chủ lớn đó là TônTrung Sơn Bằng trí tuệ, tài năng, những kinh nghiệm cách mạng quý báu đúcrút trong cuộc đời hoạt động của mình cùng với hoài bão cứu nước Tôn Trung
Sơn đã xây dựng học thuyết cách mạng: Chủ nghĩa tam dân Trong đó ông đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu, bởi vì theo ông chỉ khi "dân tộc độc lập" mới
có "dân quyền tự do" và "dân sinh hạnh phúc" Tư tưởng ấy trở thành đường lối
lý luận cơ bản, làm nền tảng định hướng cho cuộc cách mạng Tân Hợi (1911)
Trong cuộc đấu tranh cách mạng nhằm lật đổ chế độ phong kiếnchuyên chế, thành lập nền cộng hòa ở Trung Quốc do Tôn Trung Sơn lãnhđạo, Nhật Bản có một vị trí hết sức quan trọng
1.1 Nhật Bản sau cuộc cải cách Minh Trị (1868 - 1912) đã làm say mê
các nước xung quanh, trong đó có Trung Quốc Đồng thời, Nhật Bản - TrungQuốc là hai nước gần nhau về mặt địa lý, xét trên bình diện văn hóa thì TrungQuốc và Nhật Bản có những phong tục tập quán gần giống nhau, có nhiềuđiểm tương đồng đặc biệt là vấn đề Nho giáo Cho nên, người Trung Quốc đãhướng sang Nhật để học tập Vì vậy, ở Nhật Bản có số lượng lưu học sinhTrung Quốc khá đông Đây là lực lượng có vai trò quan trọng trong quá trìnhhoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn Đó là lý do giải thích vì sao tronghoạt động cách mạng Tôn Trung Sơn có tới mười một lần đến Nhật Bản vớithời gian lưu lại là 7 năm 10 tháng [14; tr.106] Ông đã sớm tiếp xúc với Hoa
Trang 8kiều ở đây và thành lập phân hội Hưng Trung Hội vào năm 1895 Tháng8/1905 tại đây tổ chức Đồng Minh Hội - chính Đảng của giai cấp tư sảnTrung Quốc được thành lập, đánh dấu sự thống nhất các đoàn thể cách mạngtrong ngoài nước, và cũng tại nơi đây trên cơ sơ tổ chức Quốc Dân Đảng cải
tổ thành Đảng cách mạng Trung Hoa
Vì vậy, nếu như nói Đàn Hương Sơn là nơi Tôn Trung Sơn phát động
và tổ chức công tác cách mạng ở hải ngoại thì Nhật Bản là đại bản doanh củaĐảng cách mạng do Tôn Trung Sơn thành lập Từ đó, có thể thấy những hoạtđộng cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản là điều kiện không thể thiếucho những thành công sau này
Thế nhưng cho đến nay, với những tài liệu chúng tôi tiếp cận được, ởnước ta mới chỉ tập trung nghiên cứu về Chủ nghĩa Tam dân của Tôn TrungSơn, về thành quả Cách mạng Tân Hợi và ảnh hưởng của nó đối với phongtrào giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX Gần đây, đã có những côngtrình chuyên khảo nghiên cứu về những hoạt động của Tôn Trung Sơn ở ViệtNam Vì vậy, việc bước đầu nghiên cứu về những hoạt động của Tôn TrungSơn ở Nhật Bản và kết quả của những hoạt động ấy trên cơ sở kế thừa những
tư liệu nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước thiết nghĩ là một việc làm
có ý nghĩa khoa học
1.2 Trong suốt quá trình hoạt động tuyền truyền cách mạng của TônTrung Sơn ở Nhật Bản luôn nhận được sự giúp đỡ của bộ phận Hoa kiều vàlưu học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản Đặc biệt, sau khi được giác ngộ về tưtưởng cách mạng, đại bộ phận Hoa kiều và lưu học sinh Trung Quốc ở NhậtBản đã tiên phong về nước, tiếp tục tích cực ủng hộ và tham gia vào cácphong trào đấu tranh do Tôn Trung Sơn phát động Vì vậy, nghiên cứu vấn đềnày bước đầu cho chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh về những hoạt độngcách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản Đồng thời, cho chúng ta thấy
Trang 9được qua quá trình hoạt động tuyên truyền cách mạng của Tôn Trung Sơn đãtác động đến tư tưởng và hành động cách mạng của cộng đồng Hoa kiều vàlưu học sinh ở Nhật Bản
1.3 Với một thời gian dài Tôn Trung Sơn hoạt động cách mạng ở Nhật
Bản, luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân NhậtBản đối với chủ trương và hoạt động cách mạng của ông Cho nên đi sâu tìmhiểu vấn đề này một mặt nhìn nhận rõ sự ủng hộ giúp đỡ phong trào cáchmạng Trung Quốc của người dân Nhật Bản trong thời kỳ Tôn Trung Sơn hoạtđộng ở đây Mặt khác, thấy được mối quan hệ giữa hai nước Trung - Nhậttrong thời cận đại
1.4 Bên cạnh đó, với với tấm lòng kính trọng và khâm phục tài năng đối
với một nhà yêu nước dân chủ vĩ đại, một nhân vật hàng đầu trong lịch sử cậnhiện đại Trung Quốc, nên từ lâu tôi đã tìm hiểu các tài liệu viết về ông Mặtkhác là một học viên chuyên nghành Lịch sử Thế giới, tìm hiểu về vấn đề này
sẽ phục vụ tốt hơn cho việc học tập hiện tại cũng như trang bị cho tôi những
tư liệu để phục vụ cho công tác giảng dạy ở trường phổ thông sau này
Vì những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên chúng tôi chọn đề tài:
''Hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản" để làm đề tài luận
văn tốt nghiệp
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tôn Trung Sơn là người quyết chí lật đổ triều đình Mãn Thanh, sánglập ra Cộng Hòa Trung Hoa để nhằm làm cho Trung Quốc mãi mãi tồn tạitrên Thế giới Để thực hiện ý nguyện đó, ông đã giương cao ngọn cờ cứunước, tích cực tuyên truyền tư tưởng dân tộc kêu gọi người Trung Hoa trong
và ngoài nước đoàn kết, tổ chức ra các đoàn thể cách mạng
Thực tiễn đã chứng minh, Tôn Trung Sơn không chỉ là một nhà tưtưởng, mà là một nhà cách mạng lớn của lịch sử Trung Quốc Là người sáng
Trang 10lập ra nền cộng hòa sau khi lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, lật
đổ nền thống trị gần 300 năm của triều đình mãn Thanh, kết thúc chế độphong kiến chuyên chế kéo dài gần 3000 năm ở Trung Quốc Qua đó, thúcđẩy tinh thần dân chủ và là một bước chuẩn bị cho cuộc cách mạng dân chủmới ở Trung Quốc sau này Vì lẽ đó, giờ đây nhân dân Trung Quốc xem TônTrung Sơn là "một trong ba vĩ nhân" của Trung quốc hiện đại (bao gồm TônTrung Sơn, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình)
Tìm hiểu về lãnh tụ Tôn Trung Sơn và quá trình hoạt động cách mạngcủa ông ở hải ngoại trong đó có Nhật Bản từ lâu đã trở thành đề tài thu hút sựquan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu ở trong nước Nhiều công trìnhnghiên cứu có giá trị đã được công bố Tuy nhiên hầu hết các công trình đóchỉ đề cập đến góc độ tổng quát
Trong cuốn "Cách mạng Tân Hợi 90 năm nhìn lại" của trung tâmkhoa học xã hội và nhân văn quốc gia, trung tâm nghiên cứu Trung Quốc,nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội năm 2002, nội dung của nó xoayquanh việc phân tích những vấn đề cụ thể trong Chủ nghĩa Tam Dân củaTôn Trung Sơn
Gần đây theo xu hướng chú ý, tập trung phát triển các đề tài nghiên cứukhoa học về khu vực nhất là về các nước láng giềng trong cùng khu vực, lịch
sử Trung Quốc nói chung và các vấn đề liên quan đến Tôn Trung Sơn đãđược đề cập trong nhiều công trình Tiêu biểu là những bài viết trong các kỷ
yếu khoa học: "Kỷ yếu lần thứ 80 cuộc cách mạng Tân Hợi (1911 - 1991)" (tư
liệu lưu tại Khoa Lịch Sử - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại họcQuốc gia, Hà Nội); Cũng nhân kỷ niệm 95 năm cách mạng Tân Hợi, vào năm
2006, Viện Nghiên cứu Trung Quốc đã tổ chức Hội thảo "Tôn Trung Sơn Cách mạng Tân Hợi và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc" Nội dung của cáccuộc hội thảo này chủ yếu xoay quanh việc đánh giá vai trò của Tôn Trung
Trang 11-Sơn trong cách mạng dân tộc dân chủ, về cách mạng Tân Hợi, về Chủ nghĩaTam dân cùng những đóng góp của nó trong lịch sử Trung Quốc.
Trong các lĩnh vực chuyên sâu , những tài liệu chúng tôi tiếp cận được
là các tác phẩm được dịch ra tiếng việt, các bài báo đăng trên các tạp chí vàmột số luận văn có đề cập một vài khía cạnh như:
Cuốn "Tôn Trung Sơn với Hoa kiều" của Nhâm Quý Tường, Nhà xuất
bản Nhân dân Hắc Long Giang năm 1998 Trong đó, nó đã đề cập đến tìnhhình người Hoa và Hoa kiều trên thế giới cũng như sự phân bổ của họ khắpnăm châu Đồng thời, đề cập đến những hoạt động cách mạng của Tôn TrungSơn và sự ủng hộ của lực lượng Hoa kiều đối với Tôn Trung Sơn ở hải ngoại
Cuốn "Nghiên cứu quan hệ Tôn Trung Sơn với Nhật Bản" của Du Tân
Hợp, Nhà xuất bản Nhân dân Bắc Kinh năm 1996 Trong đó, nó đề cập đếnnhững phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn mà còn đềcập đến thái độ của lưu học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản đối với việc thànhlập tổ chức Đồng Minh Hội và tham gia các phong trào cách mạng do TônTrung Sơn lãnh đạo Đồng thời nói về chính sách của Nhật Bản đối với TônTrung Sơn và các cuộc cách mạng Trung Quốc
Cuốn "Tôn Trung Sơn cuộc đời và sự nghiệp cách mạng’’ của Tôn Huệ
Phương được Nguyễn Khắc Khoái biên dịch và Nhà xuất bản Công an Nhân
dân ấn hành năm 2003 Trong đó, nó đã đề cập hoạt động của Tôn Trung Sơn
từ thời niên thiếu đến khi tạ thế tại Bắc Kinh
Trong công trình nghiên cứu công phu của giáo sư Shiraishi Masaya,
Đại học Waseda, Nhật Bản:"Phong trào dân tộc việt nam và quan hệ của nó
với Nhật Bản và Châu Á - Tư tưởng của Phan Bội Châu về cách mạng và thế giới", tập 2 do nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội biên dịch và xuất
bản năm 2000 Ở tác phẩm này, khi nghiên cứu phong trào dân tộc ViệtNam, tác giả đặt trọng tâm vào việc xem xét đường lối, chủ trương và hoạt
Trang 12động và Phan Bội Châu chủ yếu trong thời kỳ ở Nhật Bản Đồng thời đặt nótrong bối cảnh lịch sử và các quan hệ quốc tế ở châu Á lúc đó để có nhữngđánh giá chính xác, tác giả đã xem xét một cách khách quan mối quan hệgiữa Phan Bội Châu với nhà hoạt động cách mạng tỉnh Vân Nam TrungQuốc và Tôn Trung Sơn tại Nhật Bản Trong đó đề cập chi tiết đến hai lầnPhan Bội Châu gặp Tôn Văn ở Yokohama, Nhật Bản và một lần gặp ở Namkinh Trung Quốc.
Trong cuốn "Tôn Dật Tiên người giải phóng Trung Hoa" của Henri Bond
Restarick, do Nguyễn Sinh Huy dịch, Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2000.Restarich đã trình bày những nét mới trong tiểu sử, sự nghiệp của Tôn TrungSơn dưới dạng lời kể, đặc biệt ở các chương VII, XII, XV đã phần nào đề cậpđến hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản Mặt khác, cuốn
sách cũng là một tư liệu tham khảo về cuộc đời của Tôn Trung Sơn; "Hoa kiều
ở các nước Đông Nam Á và trên Thế Giới" Thư viện quân đội sao học (1978)
đã đề cập đến tình hình người Hoa ở các nước trên thế giới trong đó có NhậtBản
Ngoài ra còn có các Luận văn Tiến sĩ, cao học và Đại học: Luận án
Tiến sĩ của Nguyễn Thị Hương; ''Hoạt động của Tôn Trung Sơn và tác động
của nó đối với phong trào cách mạng trong cộng đồng người Hoa và Hoa kiều ở Việt Nam"; Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Ánh Linh (2005) "Vai trò của Tôn Trung Sơn đối với cách mạng Trung Quốc trong những năm
1894 - 1925"… Nội dung của các luận văn nghiên cứu về các khía cạnh có liên
quan như: tư tưởng cách mạng dân tộc của Tôn Trung Sơn, hoạt động tuyêntruyền cách mạng, nhận thức về vai trò người Hoa và Hoa kiều ở hải ngoại,xây dựng các tổ chức cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Việt Nam…
Ở những góc độ nêu trên còn có nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu
Việt Nam công bố trên các Tạp chí khoa học có uy tín đáng kể như: "Các giai
Trang 13đoạn phát triển trong hệ tư tưởng chính trị dân tộc của Tôn Trung Sơn" của
Nguyễn Thị Hương và Tăng Thanh Sang đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông
Nam Á số 1/2010, "Trung Quốc Cách mạng Đồng Minh Hội và các nhóm
cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á" của Châu Hải đăng trên tạp chí Nghiên
Cứu Lịch sử số 5, tr 82 - 88; "Phan Bội Châu và các nhà cách mạng Trung
Quốc ở Nhật Bản" của Nguyễn Tiến Lực đăng trên Tạp chí nghiên cứu Trung
Quốc số 6 (22), tr 36 - 42…
Mặc dù trong các công trình kể trên có đề cập đến một số vấn đề liênquan đến luận văn như việc ông thành lập các tổ chức cách mạng, tình hìnhHoa kiều và lưu học sinh ở Nhật Bản… Nhưng chưa lý giải vì sao Tôn TrungSơn lại nhiều lần đến Nhật Bản, đồng thời quá trình Tôn Trung Sơn hoạt độngcách mạng cũng như kết quả của quá trình hoạt động ấy chưa được đề cậpđến Tuy nhiên, những tài liệu chuyên khảo trên vẫn là nguồn tư liệu quý giácho chúng tôi thực hiện đề tài Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của cácnhà nghiên cứu trước, tác giả luận văn sẽ nghiên cứu và giải thích vì sao TônTrung Sơn đến Nhật Bản để hoạt động cách mạng, cũng như quá trình và kếtquả hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu những điều kiệnlịch sử dẫn đến việc Tôn Trung Sơn sang Nhật Bản hoạt động Để từ đó tìmhiểu những hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản và kết quảcủa những hoạt động ấy Qua đó góp thêm một mảng chứng cứ, tư liệu lịch sử
để làm rõ hơn về cuộc đời sự nghiệp cách mạng của Tôn Trung Sơn
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ tư tưởng cách mạng dân tộc của Tôn Trung Sơn cũng nhưnhững điều kiện thuận lợi để Tôn Trung Sơn sang Nhật Bản và tình hình Hoakiều và lưu học sinh ở Nhật Bản
Trang 14- Khái quát những về những hoạt động cách mạng của Tôn TrungSơn trong cộng đồng người Hoa và Hoa kiều ở thế giới Qua đó đi sâu vàonhững hoạt động cụ thể của ông trong cộng đồng Hoa kiều và lưu học sinh
ở Nhật Bản
- Làm rõ sự tác động đến tư tưởng cách mạng của bộ phận Hoa kiều vàlưu học sinh cũng như sự giúp đỡ của tầng lớp nhân dân Nhật Bản đối với sựnghiệp cách mạng dân tộc dân chủ của Tôn Trung Sơn
- Đánh giá, nhận xét về quá trình hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những điều kiện lịch sử, nhữnghoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản và kết quả của nhữnghoạt động ấy
4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về phạm vi nội dung:
Về phạm vi nội dung của đề tài, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, tuynhiên trong phạm vi luận văn này chúng tôi nghiên cứu những điều kiện trướckhi Tôn Trung Sơn sang Nhật Bản như về quê hương, gia đình, tư tưởng cáchmạng dân tộc và nguyên nhân Tôn Trung Sơn sang Nhật Bản Từ đó tập trung
đi sâu phân tích hoạt động cách mạng của ông ở Nhật Bản và kết quả của quátrình hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản
* Về phạm vi không gian: Đề tài đề tập trung nghiên cứu những sự kiện
xảy ra ở Trung Quốc và những hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ởNhật Bản
* Về phạm vi thời gian: Đề tài tập trung trong khoảng thời gian từ năm
1895 đến năm 1924
Trang 155 Nguồn tài liệu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở nguồn tài liệu tiếng Việt tươngđối đa dạng như: các ấn phẩm chuyên sâu, các bài viết trên tạp chí nghiên cứukhoa học Internet, các tập kỷ yếu hội thảo và một số luận văn nghiên cứukhoa học, các tài liệu tiếng Trung …
6 Đóng góp luận văn
- Khái quát lại những tư liệu liên quan đến Tôn Trung Sơn về quêhương, gia đình, tư tưởng cách mạng và nguyên nhân Tôn Trung Sơn sangNhật Bản
- Hệ thống lại nguồn tài liệu nghiên cứu về quá trình hoạt động cáchmạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản Cũng như khái quát vai trò của bộphận Hoa kiều và lưu học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản đối với hoạt độngcách mạng của Tôn Trung Sơn
Đồng thời cũng góp phần làm phong phú thêm những công trình khoahọc nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc của ngành Trung Quốc học ở Việt Nam
- Luận văn có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo có giá trị trongviệc nghiên cứu, giảng dạy
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học đặt ra, chúng tôi dựa vào chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những quan điểm củachủ nghĩa Mác- Lênin làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu
Là một đề tài lịch sử nên phương pháp lịch sử và phương pháp lôgicđược đặc biệt coi trọng Luận văn dựa trên cơ sở những tư liệu lịch sử, những
sự kiện lịch sử để phân tích, xử lý, hệ thống hóa, khái quát hóa vấn đề
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như: Tổng hợp,đối chiếu, so sánh, biên niên, thống kê
Trang 17Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRƯỚC KHI TÔN TRUNG SƠN
ĐẾN NHẬT BẢN HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
1.1 Vài nét về cuộc đời hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn
Tôn Trung Sơn (1866 - 1925), quê ở thôn Thúy Hạnh, huyện HươngSơn, tỉnh Quảng Đông Lúc còn nhỏ gọi là Đế Tượng, tự là Đức Minh, khi lớnlên tên hiệu là Nhật Tân sau đổi thành Dật Tiên Năm 1897 khi hoạt độngcách mạng ở Nhật Bản lấy tên là Trung Sơn Tiều còn gọi là Tôn Trung Sơn(Tôn Dật Tiên)
Ngay từ thủa nhỏ, Tôn Trung Sơn đã lao động gần gũi với nông dânnên ông sớm hiểu được nỗi thống khổ của quần chúng nhân dân Đến khitrưởng thành, chịu ảnh hưởng truyền thống đấu tranh cách mạng của quêhương, ông quyết tâm hướng đến sự nghiệp cách mạng của phong trào nôngdân Thái Bình Thiên Quốc
Tháng 5 năm 1879 Tôn Trung Sơn theo mẹ sang Honolulu thuộcquần đảo Haoai (Đàn Hương Sơn) nương nhờ người anh trai Tôn Mi (còngọi là Tôn Đức Chương) - một tư sản Hoa kiều Chính nhờ sự giúp đỡ đó
mà Tôn Trung Sơn đã được học tập và tiếp thu tương đối có hệ thống nềngiáo dục phương Tây lúc bấy giờ Những gì mà Tôn Trung Sơn học tậpđược ở nước ngoài, những kiến thức, những tư tưởng mới tiến bộ cùng vớiviệc tiếp cận một cuộc sống tốt hơn khiến ông có sự đối sánh với thực trạngTrung Hoa và nảy sinh quyết tâm nâng cao địa vị dân tộc, hướng đến chế
độ dân chủ Cũng tại đây ông đã có điều kiện tốt nhằm trang bị cho mìnhmột công cụ đắc lực đó là vốn tiếng Anh giúp thuận lợi cho việc nghiêncứu các học thuyết chính trị, kinh tế phương Tây trong quá trình hoạt độngcách mạng sau này
Trang 18Sau cuộc chiến tranh Trung - Pháp (1884) Trung Quốc thất bại, hành vichuyên chế, mục nát của nhà Thanh ngày càng biểu hiện rõ nét Nhận thứcsâu sắc điều đó, Tôn Trung Sơn quyết tâm đấu tranh chống lại chính quyềnMãn Thanh Trong thời gian học tại trường y Bác Tế Quảng Châu, tiếp đó làtrường y Anh Văn (Học Viện Tây Y) ở Hồng Kông (Hương Cảng), ôngthường lấy học đường làm nơi cổ động Sau khi tốt nghiệp Tôn Trung Sơn tới
Ma Cao, Quảng Đông để một mặt hành nghề y, mặt khác bắt đầu tổ chức hoạtđộng cách mạng Mục đích trước mắt là chữa bệnh cứu người, sâu xa là chữabệnh cứu nước thông qua việc tuyên truyền tư tưởng chống chính quyền MãnThanh đến các tầng lớp nhân dân
Trong khi cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (1894) giữa Trung Quốc và NhậtBản đang tiếp diễn với kết quả bất lợi cho Trung Quốc, triều đình vẫn tiếnhành đại lễ chúc thọ Từ Hi Thái Hậu, tiêu tốn 2 triệu 19 vạn lạng bạc Chínhquyền thối nát, lòng người căm phẫn, do đó Tôn Trung Sơn liền tới Honolulusáng lập ra tổ chức cách mạng Hưng Trung Hội Tháng 10/1895, Tôn TrungSơn phát động cuộc khởi nghĩa đầu tiên ở Quảng Châu nhưng do kế hoạch bịbại lộ, Tôn Trung Sơn buộc phải bôn ba hải ngoại Đây chính là thời gian ông
có điều kiện lưu lại châu Âu để nghiên cứu khảo sát tình hình chính trị, kinh
tế, xã hội và kết giao với các bậc hiền tài Trên cơ sở đó, Chủ nghĩa Tam dâncủa ông từng bước được hình thành và hoàn chỉnh
Sau khi Biến pháp Mậu Tuất (1898) thất bại thì Tôn Trung Sơn đã có ýđịnh hợp tác với phái Cải lương của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêunhưng không thành công Phái Cải lương ra sức phản đối cách mạng, kiên trìvới đường lối Bảo hoàng, nên Tôn Trung Sơn đã ra sức hoạt động nhằm gạt
bỏ ảnh hưởng của phái này trong xã hội
Năm 1900, phong trào nông dân Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ, Chính phủMãn Thanh lợi dụng nó nhằm thực hiện hành vi bài ngoại, dẫn đến tai họa
Trang 19liên quân tám nước tấn công Bắc Kinh Nhà vua phải chạy trốn, triều đìnhphải bồi thường chiến phí, uy tín của nhà Thanh không còn, cuộc sống củanguời dân càng khó khăn Chớp lấy thời cơ, Tôn Trung Sơn cử Trịnh SỹLương phát động khởi nghĩa Huệ Châu Nghĩa quân đã giành được nhữngthắng lợi bước đầu, nhưng do quân lương cạn kiệt, tiếp tế không đủ nên phảichịu thất bại Mặc dù khởi nghĩa lần này thất bại, nhưng Tôn Trung Sơn cũngvẫn phấn khởi vui mừng vì người dân phần nào đã thức tỉnh khỏi cơn mê.Nhận thấy mối nguy hại ấy, từ sau khởi nghĩa Huệ Châu, Tôn Trung Sơn đãtriển khai luận chiến đấu tranh nhằm từng bước loại bỏ ảnh hưởng của pháiCải lương Trong quá trình ấy, ông tiến hành thành lập các đoàn thể cáchmạng ở một số nước thuộc châu Mỹ, châu Âu, châu Á.
Do ảnh hưởng hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn, vào nhữngnăm 1901 - 1904 các đoàn thể chống nhà Thanh liên tiếp được thành lập ởnhiều nơi Tôn Trung Sơn liền trở về Nhật Bản quyết định hợp nhất các tổchức trong và ngoài nước thành một chính đảng thống nhất đủ sức lãnh đạonhân dân toàn quốc làm cách mạng Trên cơ sở đó, Đồng Minh Hội - chínhđảng của giai cấp tư sản Trung Quốc đã được thành lập tại Nhật Bản vàotháng 8/ 1905 Tháng 11 năm ấy, trong lời nói đầu của tờ Dân báo - cơ quanngôn luận của Đồng Minh Hội, lần đầu tiên Tôn Trung Sơn chính thức đưa ra
ba chủ nghĩa lớn: dân tộc, dân quyền, dân sinh Và đúng như Tôn Trung Sơn
đã viết trong tự truyện của mình rằng phong trào cách mạng từ đó đã pháttriển nhảy vọt, tiến bộ nhanh chóng không thể ngờ [35; tr 30]
Sau khi Đồng Minh Hội thành lập, Tôn Trung Sơn tích cực vạch kếhoạch, cử các đồng chí đi tuyên truyền và thành lập phân hội ở khắp nơi trong
và ngoài nước Ông cũng đích thân đi đến nhiều nước, đặc biệt là các nướcĐông Nam Á nhằm tuyên truyền, phát triển tổ chức và quyên góp kinh phícho cách mạng trong các tầng lớp người Hoa và Hoa kiều Đồng thời, ông tiếp
Trang 20tục lãnh đạo cuộc đấu tranh phê phán tư tưởng của phái Cải lương Bên cạnh
đó, đẩy mạnh thực thi hành động cách mạng cụ thể thông qua việc phát độnghàng loạt các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống chính quyền Mãn Thanh Tất cảnhằm chuẩn bị có hiệu quả về mặt tư tưởng và sự tập dượt cho việc bùng nổmột cuộc cách mạng trong toàn quốc
Ngày 10 tháng 10 năm 1911, dưới ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn vàĐồng Minh Hội, khởi nghĩa Vũ Xương bùng nổ, các tỉnh thành trong cả nướchưởng ứng rầm rộ Được tin cách mạng thắng lợi, Tôn Trung Sơn đang ởnước ngoài lập tức tiến hành các hoạt động ngoại giao nhằm cô lập Chính phủMãn Thanh về mặt kinh tế, tạo môi trường quốc tế hòa bình, trung lập cho sựthành công của Cách mạng Tân Hợi
Cuối tháng 12 năm 1911, Tôn Trung Sơn trở về nước Ngày 2 tháng 1năm 1912, ông chính thức nhận chức Tổng thống lâm thời nước Trung Hoadân quốc tại Nam Kinh Ngày 12 tháng 2 năm 1912, vua Tuyên Thống (tứcvua Phổ Nghi) tuyên bố thoái vị kết thúc chế độ quân chủ chuyên chế tồn tạihàng ngàn năm ở Trung Quốc Không lâu sau đó, Tôn Trung Sơn công bốƯớc pháp lâm thời của Trung Hoa dân quốc Đó là hiến pháp đầu tiên tronglịch sử nền chính trị dân chủ Trung Quốc Tuy nhiên, do phải gánh chịu nhiều
áp lực nặng nề, Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức tổng thống, giao lại toàn bộchính quyền cho Viên Thế Khải vào ngày 1 tháng 4 năm 1912
Để tiếp tục sự nghiệp cách mạng, Tôn Trung Sơn đẩy mạnh các hoạtđộng Sau khi từ chức tổng thống, ông vẫn chú trọng làm những việc mang ýnghĩa thiết thực: thực hiện kế hoạch công thương nghiệp, thúc đẩy làm đườngsắt chấn hưng kinh tế Trung Quốc Đặc biệt, ông đi khắp các tỉnh thành trong
cả nước tuyên truyền về chủ nghĩa dân sinh Vì ông cho rằng cách mạngthành công, lật đổ được chính quyền Mãn Thanh là cơ bản đã hoàn thành chủnghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân quyền
Trang 21Trước sự chuyên quyền thao túng của Viên Thế Khải, Đồng Minh Hội
đã liên hợp với các đảng nhỏ trong Hạ viện, cải tổ thành Quốc Dân Đảng vàotháng 8 năm 1912 Ngay sau đó, Tôn Trung Sơn phát động cuộc cách mạnglần thứ hai nhằm lật đổ Viên Thế Khải Cách mạng thất bại, Quốc Dân Đảng
về cơ bản bị Viên Thế Khải giải tán, Tôn Trung Sơn phải lưu vong sang Nhật.Khi đến Nhật Bản, ông quyết định tổ chức Đảng Cách mạng Trung Hoa vàotháng 5 năm 1914, lập kế hoạch trở lại cầm quyền
Khi âm mưu xưng đế của Viên Thế Khải lộ rõ, một lần nữa Tôn TrungSơn quyết đoán ra lệnh khởi nghĩa, bảo vệ thành quả Cách mạng Tân Hợi.Cuối tháng 4 năm 1916, ông về nước thân chính chỉ huy các cuộc đấu tranhbảo vệ nền cộng hòa Tháng 6 năm 1917 quân phiệt phương Bắc do Đoàn KỳThụy đứng đầu đã giải tán quốc hội, xóa bỏ Uớc pháp lâm thời, Tôn TrungSơn lại tiếp tục lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ Ước pháp Ngày 25 tháng 8,ông triệu tập hội nghị tổ chức Chính phủ quân sự Trung Hoa dân quốc TrungQuốc chính thức chia làm hai chính phủ Nam và Bắc Tiếp đó Tôn Trung Sơnlãnh đạo cuộc chiến tranh Bắc phạt nhằm thống nhất đất nước
Suốt một thời gian dài từ sau khi cách mạng Tân Hợi thất bại mặc dù
đã cố gắng phấn đấu, Tôn Trung Sơn vẫn chưa tìm được lối đi thích hợp.Đang trong lúc bế tắc, Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ khiến Tôn TrungSơn như tìm ra được con đường đi tiếp cho cách mạng Trung Quốc Thêmvào đó, sự trưởng thành và phát triển nhanh chóng của phong trào cách mạng
vô sản Trung Quốc thông qua cuộc vận động Ngũ Tứ diễn ra năm 1919, vàthành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1912 khiến ông có nhận thức đốivới lực lượng cách mạng Từ đây, Tôn Trung Sơn bắt đầu có những thay đổilớn về tư duy và cách nhìn
Năm 1917, cách mạng Nga thắng lợi đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới TônTrung Sơn, khiến ông như tìm lại được con đường giải phóng cho dân tộc
Trang 22mình Mùa hè năm 1918, Tôn Trung Sơn gọi điện cho Lênin bày tỏ lòngkhâm phục cuộc cách mạng do ông lãnh đạo, Lênin cũng nhiều lần cử đạibiểu đến liên hệ với Tôn Trung Sơn Tháng 10 năm 1919 ông chính thức cải
tổ Đảng cách mạng Trung Hoa thành Quốc Dân Đảng Trung Quốc, từ hoạtđộng bí mật sang hoạt động công khai Tháng 4 năm 1922, Tôn Trung Sơnthủ tiêu chính phủ quân sự, tổ chức chính phủ chính thức Đầu tháng 5 năm
đó ông nhận chức Tổng thống ở Quảng Châu Từ cuối năm 1922 đến năm
1923, Tôn Trung Sơn tiến hành cải tổ Quốc dân Đảng Trung Quốc, đưa nộidung mới vào cho phù hợp với sự chuyển biến của tình hình Trong đó, đặcbiệt nhấn mạnh vai trò của quần chúng nhân dân trong việc hoàn thành sựnghiệp cách mạng, yêu cầu thay đổi những điều ước bất bình đẳng mà cácnước đế quốc đã áp đặt cho Trung Quốc
Tháng 1 năm 1924, Đại hội Đại biểu toàn quốc Quốc dân Đảng TrungQuốc họp lần thứ nhất ở Quảng Châu Tại đây, Tôn Trung Sơn đã chính thứcgiải thích lại Chủ nghĩa Tam dân, bổ sung thêm nội dung chống đế quốc,chống phong kiến, xác lập sách lược quan trọng mà lịch sử gọi là Tam đại
chính sách: "liên Nga, liên cộng, phù trợ công nông" Nội dung ấy đã trở thành
cương lĩnh chung cho hai Đảng Quốc - Cộng
Sau thành tựu quan trọng này, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sảnLiên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 5 năm 1924 Tôn Trung Sơnthành lập trường Quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu nhằm xây dựng lựclượng quân đội nước nhà Sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng cách mạngcủa Tôn Trung Sơn đến đây đã biểu hiện một cách rõ nét
Trên đà tiến lên của sự nghiệp cách mạng, vào những năm cuối đời,Tôn Trung Sơn tích cực đấu tranh nhằm xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng
mà trước đó Trung Quốc đã ký với nước ngoài
Trang 23Ngày 12 tháng 3 năm 1925 người con ưu tú của mảnh đất Quảng Đông
đã từ trần tại Bắc Kinh sau một cơn đau bạo bệnh, để lại cho hậu thế một sựnghiệp cách mạng tuy còn dang dở nhưng cũng rất đỗi hào hùng Sự ra đi củaông đã làm cho cách mạng Trung Quốc mất đi một vị lãnh tụ vĩ đại, cáchmạng thế giới mất đi một nguời chiến sỹ trung kiên Vì thế, dù lịch sử đã trảiqua những thăng trầm, Tôn Trung Sơn vẫn luôn nhận được sự ngưỡng mộ củanhân dân Trung Quốc và bạn bè quốc tế
1.2 Tư tưởng cách mạng dân tộc của Tôn Trung Sơn
1.2.1 Tiền đề lịch sử dẫn đến việc hình thành tư tưởng cách mạng dân tộc của Tôn Trung Sơn
Từ thế kỷ XV trở đi, ở phương Tây quan hệ kinh tế hàng hóa vốn cómầm mống từ trước đã phát triển mạnh mẽ Do đó, ở các quốc gia phong kiếnchâu Âu, giai cấp Tư sản đã và đang bước lên vũ đài chính trị thông qua cáccuộc cách mạng tư sản và tiếp đó là cuộc cách mạng công nghiệp
Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của kinh tế và khoa học kỹ thuật còn
có sự xuất hiện của các trào lưu tư tưởng về quyền con người, các học thuyết
về thể chế chính trị và quyền tự do dân chủ… Tất cả các sự kiện đó không chỉ
có ý nghĩa to lớn đối với sự chuyển mình của phương Tây, mà còn đóng góptích cực vào sự phát triển của lịch sử nhân loại thời kỳ cận đại
Cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản thế giới từngbước trưởng thành Năm 1848 Tuyên ngôn Đảng Cộng sản ra đời, báo hiệutrước những thay đổi quan trọng về cán cân lực lượng giữa giai cấp tư sản vàgiai cấp vô sản trên vũ đài chính trị thế giới Việc thành lập Quốc Tế thứ nhất
và phong trào cộng sản phát triển mạnh mẽ đã tạo nên một luồng gió mới
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở châu Âu chủ nghĩa tư bản chuyển từ
tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc Ở châu Á, cuộc cải cách Minh Trịkhông những đã cứu Nhật Bản thoát khỏi hoàn cảnh bị nô dịch mà còn đưa
Trang 24quốc gia này trở thành cường quốc hùng mạnh, mặc dù chủ nghĩa tư bản đãbộc lộ bản chất, nhưng nó vẫn khẳng định ưu thế so với chế độ phong kiến.
Và cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã trở thành một xu thế, mộttrào lưu đối với các nước bị lệ thuộc và thuộc địa đang mong muốn thoát khỏitình trạng này
Trong bối cảnh quốc tế hóa đã diễn ra và những nước biết thức thời đãhội nhập, thì Trung Quốc một trung tâm văn minh có ảnh hưởng sâu sắc đếnnhiều quốc gia Phương Đông thời kỳ cổ - trung đại vẫn bảo thủ, "đóng cửa".Điều đó đã trở thành một nguyên nhân lịch sử cho sự lạc hậu và cuối cùng bị
nô dịch
Từ năm 1840 trở đi, các nước đế quốc tích cực phát động chiến tranhxâm lược Trung Quốc - một thị trường hấp dẫn với nhiều ưu điểm về diệntích, dân số và tài nguyên Cùng với những hoạt động về quân sự, chính trị,kinh tế, các hoạt động xâm nhập về văn hóa, giáo dục, y tế cũng từng bướcđược các nước thực dân thực hiện
Trong khi đó, giai cấp thống trị Mãn Thanh vì mục đích bảo vệ vươngquyền đã thi hành những chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động.Đất nước Trung Quốc chìm đắm trong tăm tối một mặt chịu sự khống chế củachủ nghĩa thực dân, mặt khác chịu sự thống trị của chủ nghĩa phong kiến
Trước vận mệnh nguy nan của dân tộc nảy sinh từ hệ quả tất yếu củachính sách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc và sự mục nát của triều Thanh,nhân dân Trung Quốc vô cùng căm phẫn, lòng yêu nước cả một dân tộc đã
bị kích động Họ thấy rằng muốn cứu nước thì không còn con đường nàokhác mà trước hết cần phải tấn công vào chế độ quân chủ chuyên chế MãnThanh từ lâu đã không còn đủ khả năng đảm nhận vai trò lịch sử Do đóhàng loạt các phong trào yêu nước của các giai tầng xã hội khác nhau đãdiễn ra Tiêu biểu: Khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc (1851 -
Trang 251864), phong trào Dương Vụ, cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi
và Lương Khải Siêu…
Có thể nói, thời điểm này cuộc đấu tranh giữa tư tưởng cũ và mới diễn
ra rất quyết liệt Chính hiện thực xã hội đã tạo ra những biến đổi mạnh mẽtrong tâm thức người Trung Quốc Từ chỗ tự mãn về mình họ đi đến bi quan.Kết quả là trong xã hội Trung Quốc xuất hiện một trào lưu lớn tôn Tây, sùngmới và thấy cần phải học tập phương Tây để phát triển Có thể khẳng định cácphong trào này là những bước thử nghiệm táo bạo nhưng vô cùng quan trọngtrong việc giải quyết vấn đề độc lập của Trung Quốc trong thời kỳ cận đại.Tuy nhiên cả ba phong trào ấy đều bị phá sản do nhiều nguyên nhân, mà xétđến cùng là chưa tìm ra một hệ tư tưởng thực sự phù hợp với bối cảnh lịch sửlúc đó để có thể cải biến xã hội Trung Quốc Chính vì thế việc cần phải xâydựng một hệ thống lý luận cách mạng tiến bộ chỉ đạo cuộc đấu tranh độc lậpdân tộc ở Trung Quốc là một đòi hỏi tất yếu của lịch sử Hay nói cách khác,các tiền đề lịch sử trên là điều kiện cần cho sự xuất hiện tư tưởng cách mạngdân tộc của Tôn Trung Sơn
1.2.2 Tư tưởng chủ nghĩa dân tộc của Tôn Trung Sơn
Tư tưởng chủ nghĩa dân tộc "Hán tộc".
Tôn Trung Sơn từ thời niên thiếu đã được học tập ở nước ngoài chonên sớm có điều kiện tìm hiểu một cách có hệ thống về tư tưởng dân chủ tưsản Ông nhận thấy vấn đề dân tộc ra đời trên nền tảng của sự bất bìnhđẳng dân tộc Nói một cách khác vấn đề dân tộc chính là vấn đề một dântộc này áp bức một dân tộc khác tạo nên sự bất bình đẳng về địa vị kinh tế,
xã hội Từ đó dân tộc bị áp bức phải đấu tranh giành lại địa vị độc lập chodân tộc mình
Ở Trung Quốc nguy cơ dân tộc bắt đầu xuất hiện khi người Mãn từphía Bắc tràn xuống làm chủ Trung Nguyên Về đối nội, Triều đình Mãn
Trang 26Thanh thi hành những chính sách nhằm bảo vệ lợi ích của người Mãn tạo nên
sự bất bình đẳng giữa các dân tộc trong nước Về đối ngoại, Nhà Thanh ápdụng chính sách phản động tạo cơ hội cho các cường quốc phương Tây xâmchiếm Trung Quốc
Chứng kiến toàn bộ nghịch cảnh đó, trong tiềm thức của Tôn TrungSơn tư tưởng "đánh đổ Mãn Thanh thành lập dân quốc" từng bước hìnhthành Khi thành lập Hưng Trung Hội, Tôn Trung Sơn đưa ra tôn chỉ:
Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, thành lập chính phủ hợp quần Năm 1905, Đồng Minh Hội thành lập cũng đưa ra bốn cương lĩnh
lớn: đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc,
bình quân địa quyền Đưa ra khẩu hiệu trên thực chất là muốn tiến hành
đấu tranh hợp pháp với chính quyền nhà Thanh, xây dựng nhà nước vớingười Hán là trung tâm Cách mạng Tân Hợi đã được phát động dựa trêntinh thần của chủ nghĩa dân tộc "Hán Tộc" Đảng viên cách mạng lấy việclật đổ vương triều Mãn Thanh làm con đường phát triển tiến bộ duy nhất ởTrung Quốc
Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù Tôn Trung Sơn chỉ chú trọng vàoviệc lật đổ chính quyền Mãn Thanh mà chưa thấy được mối nguy hại của chủnghĩa đế quốc, nhưng nó lại phù hợp với hiện thực xã hội Trung Quốc lúc đó.Lúc này Trung Quốc vừa phải chịu sự xâm lược, đè nén của chủ nghĩa đếquốc, lại vừa chịu ách áp bức, thống trị của quý tộc phong kiến Mãn Châutrong nước, quý tộc phong kiến Mãn Châu lại là công cụ thống trị của chủnghĩa đế quốc, trở thành phương diện chủ yếu của mâu thuẫn dân tộc trongnước Do đó, muốn cứu dân tộc Trung Hoa đang trong lúc nguy khốn, trướchết phải lấy nhiệm vụ lật đổ Chính phủ Triều Thanh của quý tộc phong kiếnMãn Châu làm nhiệm vụ chính nhằm giải quyết phương diện chủ yếu củamâu thuẫn dân tộc
Trang 27 Tư tưởng chủ nghĩa dân tộc "Ngũ tộc cộng hòa".
Xuất phát từ mục đích chính trị của mình, trong giai đoạn đầu TônTrung Sơn dựa vào lý luận của các dân tộc phương Tây, mượn tư tưởng dântộc truyền thống để nhấn mạnh phương diện chủng tộc Và trong một thờiđiểm lịch sử nhất định, lý luận này đã được phát huy tác dụng, nhưng đối vớimột đất nước đa dân tộc như Trung Quốc nếu cứ tiếp tục phát triển lí luận nàylên cao tất yếu dẫn đến sự chia rẽ ngày càng nghiêm trọng giữa các dân tộctrong lãnh thổ
Trước và sau Cách mạng Tân Hợi các nước đế quốc đã dùng nhiều thủđoạn tạo ra những biến động chính trị ở khu vực biên giới phía Bắc, ĐôngBắc, Tây Bắc và Tây Nam Trung Quốc nhằm kích động quan hệ nội bộ vàmâu thuẫn dân tộc, nguy cơ chia rẽ ngày càng nghiêm trọng
Căn cứ vào tình hình thực thế Tôn Trung Sơn nhận thấy tư tưởng chủnghĩa dân tộc không còn phù hợp, ông đã chuyển sang tư tưởng chủ nghĩa dântộc "Ngũ tộc cộng hòa" với nội dung chủ yếu là: kiên trì bình đẳng dân tộc
"Ngũ tộc cộng hòa" Ngũ tộc ở đây là ngoài dân tộc Hán sinh sống ở TrungNguyên còn có bốn dân tộc đó là Mông Cổ, Hồi, Tạng, Mãn Xây dựng "nhànước ngũ tộc cộng hòa" với chủ trương chủ quyền thuộc về nhân dân, thốngnhất dân tộc, thống nhất lãnh thổ…
Ở giai đoạn này, Tôn Trung Sơn rất chú trọng vào phương diện đốingoại Ông nhận thấy nguy cơ dân tộc Trung Quốc không chỉ là mất bìnhđẳng giữa các dân tộc trong nước mà còn có sự thống trị của các thế lực bênngoài Mặc dù hiểu rất rõ các nước đế quốc đang mở rộng thế lực xâm lược vàTrung Quốc chưa thể giành được độc lập hoàn toàn, nhưng Tôn Trung Sơn lạikhông đưa ra chủ trương phản đối chủ nghĩa đế quốc mà muốn dùng biệnpháp hòa bình để cải thiện mối quan hệ đối ngoại, nâng cao địa vị quốc tế củaTrung Quốc
Trang 28 Tư tưởng chủ nghĩa dân tộc "Đại Trung Hoa"
Sau khi thành quả Cách mạng Tân Hợi bị rơi vào tay lực lượng phảnđộng Trung Quốc ngày càng lún sâu hơn vào cuộc hỗn chiến cát cứ quân phiệttrong nước và sự khống chế của chủ nghĩa đế quốc Dưới ách thống trị phảnđộng của giai cấp đại địa chủ đại tư sản và chủ nghĩa đế quốc, nhân dân đã nếm
đủ mọi nỗi đau Nguy cơ dân tộc ngày càng trở nên trầm trọng Tôn Trung Sơn
đã từng làm "cách mạng hai lần", "vận động hộ quốc"… nhưng vẫn chưa tìmđược con đường chân chính cho cách mạng Trung Quốc Trước tình hình đó,chính những diễn biến diễn ra trong và ngoài nước đã là nhân tố tác động đến
sự phát triển trong tư tưởng chủ nghĩa dân tộc của Tôn Trung Sơn
Thứ nhất, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất diễn ra đã thúc đẩy sự phát
triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, dẫn đến việc thành lậphàng loạt quốc gia dân tộc mới Tình hình đó buộc các nước đế quốc phải cóthái độ điều chỉnh lại mối quan hệ với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa
Thứ hai, đúng lúc Tôn Trung Sơn trăn trở tìm một hướng đi mới thì
Cách mạng Tháng Mười bùng nổ, khiến Tôn Trung Sơn đang bế tắc đã tìmthấy con đường cứu cánh của cách mạng Tôn Trung Sơn là người đầu tiêntrong số những lực lượng yêu nước Trung Quốc đề nghị các nước châu Áthừa nhận nước Nga Xô Viết, đề nghị tuyên truyền rộng rãi những thành quảcách mạng Tháng Mười Tôn Trung Sơn cũng đánh giá rất cao lý luận quyền
tự quyết dân tộc do Lênin đề ra Bởi ông nhận thấy Lênin đã vì những người
bị áp bức trên thế giới chống lại sự bất công
Thứ ba, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất các nước đế quốc lại thỏa
hiệp với nhau để cùng nhau chi phối, cai quản Trung Quốc Sự chia rẽ trongthời gian dài của các nước đế quốc khiến cho khu vực biên cương TrungQuốc thời kỳ này không ổn định Niềm hy vọng và ảo tưởng của Tôn TrungSơn đối với các nước Châu Âu và Mỹ đã dần mất đi Ông nhận thức sâu sắc
Trang 29rằng, Trung Quốc hiện đang ở vào một tình thế vô cùng nguy hiểm Do đóTôn Trung Sơn đã nêu rõ yêu cầu của các dân tộc Trung Quốc là phải thốngnhất một dân tộc lớn mạnh không thể lay chuyển.
Thứ Tư, Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra cũng buộc các nước châu
Âu phải tạm thời giảm bớt sự bành trướng về kinh tế ở Trung Quốc, tạo điềukiện cho sự phát triển của công nghiệp tư bản dân tộc Trung Quốc Nền kinh
tế Tư bản Trung Quốc phát triển bị cạnh tranh và chèn ép Muốn phát triển thìphải xây dựng một thể chế chính trị tốt hơn Tôn Trung Sơn cuối cùng cũng
đã chú ý và nghiên cứu tỉ mỉ về vấn đề này
Thứ Năm, Trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất sự giác ngộ chính
trị của công nhân và nông dân Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng Họtham gia ngày càng nhiều vào các cuộc đấu tranh chống đế quốc, chốngphong kiến Thông qua các cao trào ấy Tôn Trung Sơn đã nhìn thấy nhân dânTrung Quốc chính là một lực lượng to lớn để chống đế quốc, chống phongkiến Và dưới sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, phát triển vậnđộng công nông, khiến Tôn Trung Sơn nhìn thấy lực lượng tiên phong thựchiện cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Qua đó, rút ra được bài học cáchmạng của những lần thất bại và đi đến việc xác lập ba chính sách lớn: “LiênNga, liên cộng, phù trợ công nông”
Như vậy, dưới sự tác động của những nhân tố trên Tôn Trung Sơn đãkết thúc một thời gian dài hoang mang và do dự, nhận ra được sai lầm vànguy hiểm khi từ bỏ chủ nghĩa dân tộc, thỏa hiệp với chủ nghĩa đế quốc Đểmưu cầu sự thống nhất và phục hưng Trung Quốc ông lại tiếp tục nâng tưtưởng cách mạng lên một tầm cao mới đó chính là chủ nghĩa dân tộc "ĐạiTrung Hoa"
Tư tưởng chủ nghĩa dân tộc của Tôn Trung Sơn có một quá trình pháttriển ban đầu từ "bài Mãn" đến sau này là "Ngũ tộc cộng hòa" và chủ nghĩa
Trang 30dân tộc trong Chủ nghĩa Tam dân mới Quá trình phát triển này ngày một chínmuồi cùng với sự chín muồi trong tư tưởng chính trị của Tôn Trung Sơn Mặc
dù có trắc trở nhưng về cơ bản mà nói, tư tưởng chủ nghĩa dân tộc của TônTrung Sơn vẫn tiến lên theo con đường thẳng Vì vậy ông được xem là nhà tưtưởng cầu tiến Tôn Trung Sơn đã cống hiến cho quốc gia và dân tộc nhiệthuyết chân thành, từng bước từ bỏ những sai lầm, thiếu sót trong tư tưởng củamình để đi tới điểm đầu trong tư tưởng của thời đại
Trên cơ sở đó Tôn Trung Sơn chủ trương "dùng tinh thần dân tộc" đểliên lạc người Trung Hoa trong và ngoài nước, kết nối "Mảng cát rời rạc" ấythành một khối nhằm trước hết đánh đổ chính quyền Mãn Thanh từng bướcchấn hưng Trung Hoa
1.3 Những điều kiện thuận lợi để Tôn Trung Sơn sang hoạt động ở Nhật Bản
1.3.1 Vị trí địa lý, văn hóa và chủng tộc
Tôn Trung Sơn là một nhà yêu nước vĩ đại, trong cuộc cách mạng dânchủ ở Trung Quốc ông là người luôn đi đầu và suốt cả cuộc đời phấn đấu chođộc lập tự do của Trung Quốc
Chính vì vậy, để thực hiện cho mục tiêu và sự nghiệp cách mạng củamình trong suốt thời gian hoạt động, Tôn Trung Sơn đã không quản ngại khókhăn, vất vả, bôn ba khắp các nước trên thế giới không kể gần xa như ViệtNam, Anh, Mỹ, Pháp… để kêu gọi sự ủng hộ của chính phủ và nhân dân cácnước đối với cách mạng Trung Quốc, đặc biệt ông kêu gọi sự ủng hộ của một
bộ phận người Hoa và Hoa kiều đang sinh sống và làm việc ở các nước trênthế giới đối với sự nghiệp cách mạng của nước nhà
Tuy nhiên, có thể thấy rằng trong tất cả các nước mà Tôn Trung Sơn đãđến, chúng ta không thể không nói tới đất nước Nhật Bản Một đất nước màngay từ khi bắt đầu sự nghiệp cách mạng của mình Tôn Trung Sơn đã đặc biệt
Trang 31chú ý đến, bởi nó có rất nhiều điều kiện thuận lợi để Tôn Trung Sơn thực hiệnmục tiêu lý tưởng cách mạng của mình.
Trước hết, chúng ta có thể thấy những điều kiện thuận lợi đó là các yếu
tố về vị trí địa lý, văn hóa và chủng tộc
Thứ nhất, Xét về mặt yếu tố vị trí địa lý, nhìn vào bản đồ thế giới cũng
như nhìn vào chiều sâu của lịch sử Trung Quốc thì giữa Trung Quốc và NhậtBản có mối quan hệ đặc biệt về mặt địa lý Nhật Bản nằm ở phía Đông củaTrung Quốc, hai nước này cách nhau một vùng biển Trong lịch sử Nhật Bảnvốn tách ra khỏi lục địa châu Á từ Trung Quốc Do đó Trung Quốc và NhậtBản rất gần nhau về mặt vị trí địa lý
Thứ hai, Tôn Trung Sơn chọn Nhật Bản làm đối tượng để học hỏi và
cầu viện là do còn xuất phát từ yếu tố chủng tộc Không những Tôn TrungSơn ở Trung Quốc mà cả Phan Bội Châu ở Việt Nam đều suy tôn Nhật Bản là
"anh cả da vàng" Họ gửi gắm hy vọng thiết tha của mình ở người "anh cả"này, họ tin rằng người anh này sẽ cứu đàn em ra khỏi ách áp bức của "người
Thứ ba, Xét về mặt văn hóa, chúng ta có thể thấy rằng giữa Trung
Quốc và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng đó là các phong tục, tập quáncủa Nhật Bản rất gần với phong tục của Trung Quốc, dễ học tập, dễ tiếp thu,đặc biệt là về vấn đề Nho giáo Nhật Bản cũng ảnh hưởng chữ viết của người
Trang 32Trung Quốc Theo thống kê và tính toán sơ bộ thì trong ngôn ngữ Nhật Bản
có tới trên 50% từ gốc Hán Vì vậy, một trong những lý do không chỉ TônTrung Sơn mà hàng loạt thanh niên Trung Quốc sang Nhật Bản học tập trướchết cũng là do sự thuận lợi trong việc hiểu biết tiếng Nhật Bản Rất nhiều sáchcủa chủ nghĩa khai sáng Trung Quốc được dịch ra từ tiếng Nhật…
Như vậy, với những yếu tố về vị trí địa lý, những điểm tương đồng vềvăn hóa và con người giữa Trung Quốc và Nhật Bản, phải chăng nó cũng làđiều kiện hết sức thuận lợi cho Tôn Trung Sơn khi sang Nhật, để không phảigặp khó khăn trong việc đi lại, trong giao tiếp với người Nhật, và dễ dàng hòanhập với cuộc sống sinh hoạt cùng với người dân Nhật Bản trong thời gianông hoạt động cách mạng ở đây
1.3.2 Ảnh hưởng Minh Trị Duy Tân đối với Trung Quốc
Trước những yêu cầu cấp thiết đặt ra ở Trung Quốc vào cuối thế kỷXIX, những người yêu nước Trung Quốc đã trăn trở tìm lối ra cho dân tộc.Trong lúc đó, trào lưu tư tưởng tiến bộ phương Tây đã dội vào Trung Quốc,đồng thời, vào những năm cuối thế kỷ XIX công cuộc duy tân Minh Trị ởNhật Bản đã thu được những thành công Qua đó gây tiếng vang lớn đối vớicác nước trong khu vực Nó đã “làm say mê các dân tộc châu Á” trong đó cóTrung Quốc
Nhật Bản là biểu tượng cho một mô hình phát triển mới mà TrungQuốc và nhiều nước châu Á phải ngưỡng vọng tin theo và muốn lựa chọn conđường đi tương tự như Nhật Bản để chấn hưng đất nước, xây dựng dân tộc tựcường Đàm Tự Đồng đã thốt lên rằng: "Muốn cứu nguy dân tộc trước hếtphải làm cho Trung Quốc giàu mạnh, muốn Trung Quốc giàu mạnh chỉ cócon đường duy tân, học tập các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây Nhật Bảnvốn là một đảo nhỏ bé mà đánh bại Trung Quốc đủ thấy hiệu quả của việc họctập các nước tư bản chủ nghĩa" [49; tr 76]
Trang 33Giới tri thức Trung Quốc nhận ra rằng: muốn thắng tư bản thì phảidùng hệ tư tưởng mới hơn hoặc ít nhất bằng họ Nhật Bản trong và sau khi cảicách Minh Trị đã trở thành một nước Tư bản chủ nghĩa đầu tiên ở châu Á, chỉtrong vòng 21 năm (1868 - 1889) đã có 2.299 người nước ngoài bao gồmAnh, Pháp, Đức, Hà Lan, Italia đến để học hỏi Nhật Bản Nhật Bản thời MinhTrị trở thành một cường quốc ngang tầm với các nước Âu - Mỹ và là nướctiếp cận tư tưởng mới khoa học tiên tiến phương Tây.
Trước sự áp bức đè nén của chế độ phong kiến và tư bản phương Tây,nhân dân Trung Quốc muốn "tự cởi trói" cho mình, tự tìm đường để "giảithoát", "phát triển" Muốn làm được những điều này thì vấn đề tư tưởng trởnên quan trọng Lịch sử đã khẳng định con đường cách mạng của Trung Quốclúc này là "cận đại hóa", là con đường cách mạng dân chủ tư sản Đây là conđường đúng nhất, hợp thời đại nhất mà Nhật Bản chính là nơi mà Trung Quốc
1.3.3 Tình hình Hoa kiều và lưu học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản
Nhật Bản có vị trí địa lý nằm ở phía Đông Trung Quốc, có thể dễ dàng di
cư đến đây bằng đường bộ và đường thủy Đồng thời phong tục, tập quán, lốisống, tôn giáo và chủng tộc của người Nhật Bản tương đối gần gũi người TrungHoa Đó là những điều kiện thuận lợi cho người Trung Hoa sang Nhật Bản
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho người Trung Hoa phải rời bỏ quêcha đất tổ sang định cư, sinh sống ở nước ngoài trong đó có Nhật Bản Tựutrung lại là có những nguyên nhân chính sau đây:
Trang 34Thứ nhất, đó là tính tất yếu về sự giao lưu văn hóa, quan hệ giữa các
nền văn minh thể hiện trào lưu của thời đại Như chúng ta đã biết, các nướcViệt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản sớm chịu sự lệ thuộc, tiếp thu nhiều thànhtựu của văn hóa Trung Hoa Do đó phong tục, tập quán, lối sống văn hóa củanhân dân Đông Á có nhiều điểm tương đồng Đặc biệt thời cận đại khi NhậtBản cải cách Duy Tân thành công, Trung Quốc ngưỡng mộ và quyết tâm họcNhật Bản để thực hiện ước vọng phú cường
Thứ hai, xuất phát từ nhu cầu nội tại của Trung Quốc thời cận đại Sau
chiến tranh Nha Phiến 1840, Trung Quốc trở thành một nước lệ thuộc vàophương Tây Từ đó các phong trào yêu nước, đấu tranh, cải cách của nhândân Trung Quốc lần lượt bùng nổ Sự thất bại của các phong trào yêu nướcnhư: Phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc; Phong trào Dương Vụ,người Trung Quốc ngộ ra rằng "Tàu Tây nhanh hơn, súng Tây mạnh hơn" nên
đã ra sức học tập khoa học kỹ thuật của phương Tây Giới trí thức Trung Hoa
từ khi phong trào Dương Vụ thất bại cũng đã hiểu ra rằng không phải đi đâu
để học mô hình phương Tây mà nó nằm ngay bên cạnh mình, đó chính là môhình mà Nhật Bản đã thử nghiệm thành công Vì vậy, Trung Quốc nhận thấycần phải có một mô hình mới, con đường mới, tư tưởng và khuôn mẫu mới đểđưa Trung Quốc có thể tự cường
Thứ ba, Nhân dân Trung Hoa lúc này đang sống dưới chế độ phong
kiến suy tàn vốn đã hà khắc nay lại phải gánh chịu ách bóc lột của thực dân,đời sống của nhân dân ngày càng khó khăn, ngột ngạt về chính trị Trướcnhững thách thức và sự thay đổi về đời sống xã hội của đất nước Trung Hoa,
họ đã dấy lên trong lòng một nhiệt huyết mong muốn thoát khỏi ách nô lệ, lênđường ra nước ngoài tìm tòi, học hỏi tri thức mới trong khi các phong tràođấu tranh trong nước đều thất bại Họ mong muốn sau này khi quay về nướcbằng những tri thức đã học được, họ sẽ trực tiếp tham gia vào phong trào cáchmạng giải phóng quê hương mình
Trang 35Thứ tư, người Trung Quốc sang Nhật Bản để học khoa học kỹ thuật Âu
- Mỹ So với sang phương Tây, sang Nhật Bản “gần đường, văn hóa ngôn ngữgần loại hình, thời gian học ngắn hiệu quả, chi phí rẻ” Bên cạnh đó, các Tânvăn, Tân thư phương Tây được người Nhật dịch ra tiếng Nhật, những gì thiếtthực người Nhật giữ lại, phong tục tập quán Nhật Bản gần với phong tụcTrung Quốc, do đó mà người Trung Quốc dễ học tập, dễ tiếp thu
Thứ năm, với sự thỏa hiệp của Chính phủ hai nước Trung Quốc - Nhật
Bản cho nên phong trào Đông du Trung Quốc được tiến hành một cách rấtthuận lợi là do không bị nhà Thanh cản trở Vì vậy số lưu học sinh TrungQuốc cử đi học được chính phủ Nhật Bản cung cấp học bổng
Mặt khác, người Trung Hoa ra đi từ nhiều địa phương khác nhau, phầnlớn trong đó là người các tỉnh Quảng Đông, Vân Nam, Quảng Tây Họ đếnNhật Bản chủ yếu là bằng những con tàu vượt đại dương với 3 điểm xuất phát
như: Thứ 1, từ Trung Quốc đi sang Nhật Bản: Đây là con đường đi sứ của
quan lại nhà Thanh sang Nhật Bản, và cũng là con đường của thanh niênTrung Quốc sang Nhật Bản học tập bằng kinh phí của nhà nước hoặc bằng tựphí Các điểm xuất phát trên đất Trung Quốc thường từ các cảng Quảng Châu,
Thượng Hải, Phúc Kiến… Thứ 2, con đường từ Trung Quốc- Hồng
Kông-Nhật Bản Đây là con đường mà Tôn Trung Sơn và Khang Hữu Vi và các nhà
Đông du lựa chọn để hoạt động chính trị Thứ 3, từ Trung Quốc - phương Tây
- Nhật Bản mà đại diện là Tôn Trung Sơn Tôn Trung Sơn là một người ranước ngoài từ nhỏ, ông đã đến Anh, Pháp, Mỹ Mùa hè 1905 Tôn Trung Sơn
từ Châu Âu về Tôkyô Đó là những con đường đi được các chính khách vàcác nhà hoạt động cách mạng Trung Quốc lựa chọn [49; tr.74]
Trung Quốc ở thời cận đại đã diễn ra phong trào Đông du kéo dài từ
1896 - 1911, Qua phong trào đó, số lượng người Trung Quốc yêu nước sangNhật Bản rất lớn
Trang 36Theo hiệp định giữa Chính phủ Nhật Bản và Công sứ nhà Thanh, tháng
8 - 1903 về vấn đề lưu học sinh Trung Quốc tại Nhật Bản Được thiết lập tạiphố Kawada quận Vshigome dưới sự quản lý của Bộ tham mưu lục quân NhậtBản: tất cả học sinh vào ở ký túc của trường, thời hạn học tập lúc đầu là mộtnăm ba tháng, nhưng những người vào học từ tháng 10 - 1905 thì thời hạn làmột năm sáu tháng Học sinh tốt nghiệp được vào thực tập tại các trung đoànquân đội các nơi ở Nhật Bản sau đó được vào học sỹ quan lục quân
Trong số học sinh lưu học tại Nhật Bản của Trung Quốc từ năm 1896
-1911, đông đảo và có tiếng vang lớn nhất là lưu học sinh Vân Nam, QuảngĐông, Quảng Tây Theo thống kê, năm 1902, lưu học sinh Vân Nam tại NhậtBản được nhà Thanh cấp học bổng chỉ có 10 người, đến năm 1904 tăng lênkhoảng 140 người, chiếm 10% tổng số lưu học sinh nhà Thanh
Chỉ tính riêng từ năm 1900 đến năm 1905 đã có tới hàng vạn ngườiTrung Quốc đến Nhật Bản Trong thời gian sau Mậu Tuất Duy Tân 1896 -
1906, số lượng lưu học sinh Trung Quốc tại Nhật Bản lên tới 800 người, gấphơn nhiều lần số đang lưu học tại Mỹ và các nước phương Tây khác
Cũng có một thống kê rất chi tiết về số lượng lưu học sinh Trung Quốctại Nhật Bản học bằng kinh phí nhà nước và tư nhân năm 1899 là trên 100người, năm 1902 là trên 600 người, năm 1903 là trên 1300 người, năm 1904
là 3000 người và năm 1906 là 8000 người [49; tr 74]
Nhìn chung, số lượng lưu học sinh Trung Quốc tại Nhật Bản từ 1896
-1911 tăng liên tục, càng về giai đoạn cuối càng tăng nhanh Tuy nhiên năm
1905 số lượng lưu học sinh Trung Quốc sang Nhật Bản giảm đột biến
Đây là nhân tố có lợi để Tôn Trung Sơn phát động bộ phận lưu họcsinh Trung Quốc lưu học tại Nhật Bản tham gia vào cuộc cách mạng dân tộcdân chủ Nhận biết được điều đó, Tôn Trung Sơn đã nhiều lần sang Nhật Bản,hướng tới lực lượng lưu học sinh ở đây tuyên truyền khơi dậy lòng yêu nước
Trang 37và giác ngộ cách mạng cho họ Trên cơ sở đó kiến lập tổ chức, trù tính kếhoạch, kêu gọi lực lượng này toàn lực ủng hộ phát động khởi nghĩa vũ trang.
Tiểu kết chương 1
Tôn Trung Sơn là lãnh tụ phong trào cách mạng dân chủ tư sản, suốtđời đấu tranh vì hòa bình, tự do, dân chủ cho nhân dân Trung Quốc Ôngsinh ra và lớn lên trong bối cảnh xã hội Trung Quốc đầy rối ren Từ yêu cầuthực tiễn đất nước đặt ra cùng với thiên tư sắc sảo của mình, Tôn Trung Sơn
đã xây dựng nên chủ nghĩa cứu nước, nhằm đưa Trung Quốc tới một địa vịquốc tế bình đẳng, địa vị chính trị bình đẳng, địa vị kinh tế bình đẳng Trên
cơ sở đó,Tôn Trung Sơn xác định trong hoàn cảnh của Trung Quốc khi ấy,muốn cứu nước trước hết cần phải tập trung lực lượng làm cách mạng lật đổchính quyền Mãn Thanh, xây dựng nhà nước cộng hòa Để thực hiện kếhoạch ấy Tôn Trung Sơn đặt chủ nghĩa dân tộc lên hàng đầu Từ tư tưởng đóông ra sức kêu gọi người Trung Hoa trong và ngoài nước kết nối thành mộtkhối, tạo thành sức mạnh lớn nhằm thực hiện cuộc cách mạng lật đổ nhàThanh Cùng với cơ duyên sớm được gắn bó và có hiểu biết sâu sắc về lựclượng người Hoa và Hoa kiều sinh sống ở hải ngoại, Tôn Trung Sơn từngđánh giá cao về tinh thần cách mạng của họ Cho nên khi thấy những phongtrào trong nước thất bại ông không thể không phát động phong trào cáchmạng ở nước ngoài Với ý chí và nhận thức được vai trò của người Hoa vàHoa kiều, Tôn Trung Sơn đã bôn ba nhiều nước trên thế giới như Việt Nam,Anh, Pháp, Mỹ… Ông không bỏ qua bất kỳ nước nào miễn là ở đó có cộngđồng người Hoa và Hoa kiều sinh sống Và Nhật Bản cũng là một đất nướcđược ông chú ý đến ngay từ đầu làm sự nghiệp cách mạng của mình Bởiđây là một đất nước với những điều kiện về vị trí địa lý, về văn hóa, conngười có thể nói là có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc Mặt khácphong trào Duy Tân ở Nhật Bản cũng đã tác động không nhỏ đối với người
Trang 38dân Trung Quốc để rồi một bộ phận người dân Trung Quốc đã hướng mìnhsang Nhật để học hỏi Vì vậy, Tôn Trung Sơn cho rằng muốn làm cách mạngtrong nước thì không thể bỏ qua bộ phận Hoa kiều và lưu học sinh đang sinhsống, học tập ở Nhật Bản Cần phải khuyến khích và kêu gọi họ ủng hộ chocuộc cách mạng của nước mình.
Như vậy, trước những yêu cầu lịch sử dân tộc, Tôn Trung Sơn đã quyếtđịnh sang Nhật Bản để thực hiện mục tiêu cách mạng của mình và nó đã gópphần làm nên thắng lợi cho cuộc Cách mạng Tân Hợi vào năm 1911
Trang 39Chương 2 NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA TÔN TRUNG SƠN Ở NHẬT BẢN
2.1 Khái quát những hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở hải ngoại
Làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ chống đế quốc, chống phong kiếnnổi lên ở Trung Quốc thời cận đại đã xuất hiện nhiều lãnh tụ cách mạng xuấtsắc Trong đó quan hệ mật thiết nhất với Hoa kiều và người Hoa ở hải ngoạichỉ có Tôn Trung Sơn
Vào thời điểm ấy, người Hoa và Hoa kiều đã phân bố khắp năm châulục Căn cứ theo thống kê vào năm 1907 tổng số người Hoa và Hoa kiều trêntoàn thế giới khoảng 6.317.329 người, tình hình phân bố cụ thể như sau:
Đông Nam Á là 4.192.300 người chiếm 67%; Các nơi khác của châu Á
là 66.000 người; châu Mỹ (chủ yếu là nước Mỹ) là 272.829 người; châu Úc là30.000 người; châu Phi là 7.000 người; châu Âu và các khu vực khác là1.749.200 người [Dẫn theo 18; tr 70] Từ sự phân bố đó có thể thấy, ĐôngNam Á không chỉ là khu vực có vị trí địa lý tiếp với Trung Quốc, mà còn lànơi có số lượng người Hoa và Hoa kiều đông nhất Đứng thứ hai là khu vựcchâu Mỹ Trong cuộc đời hoạt động của mình, Tôn Trung Sơn sáu lần đếnHonolulu, tổng cộng thời gian lưu lại là bảy năm [Dẫn theo 17; tr 61] Thờigian học tập ở đây đã giúp ông hiểu biết về lịch sử, văn hóa phương Tây Trên
cơ sở đó có sự so sánh và nảy sinh tư tưởng cải tạo Trung Quốc Đồng thờiđây cũng là nơi ông đã thành lập đoàn thể cách mạng đầu tiên của giai cấp tưsản Trung Quốc - Hưng Trung Hội; mở cuộc luận chiến gay gắt kịch liệt vớiphái Bảo hoàng do Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu đứng đầu; gia nhập HộiHồng Môn hải ngoại… Có thể nói, xã hội người Hoa và Hoa kiều Honolulu lànơi khởi nguồn của cuộc cách mạng dân chủ do Tôn Trung Sơn lãnh đạo
Trang 40Đối với khu vực Bắc Mỹ, Tôn Trung Sơn đã lưu lại một thời gian dàitổng cộng 2 năm 3 tháng Trong có 5 lần đến Mỹ, 2 lần đến Canada [Dẫn theo17; tr 62] Tại đây Tôn Trung Sơn không chỉ thành lập tổ chức mà còn cải tạoTrí Công Đường (một tổ chức hội đảng của người Hoa và Hoa kiều thuộc HộiHồng Môn), tranh thủ sự giúp đỡ của anh em Hồng môn, có ảnh hưởng lớnđến dư luận xã hội Người Hoa và Hoa kiều Bắc Mỹ từ chỗ phản đối chuyểnsang ủng hộ hăng hái đóng góp cho cách mạng.
Người Hoa và Hoa kiều Đông Nam Á đã đóng góp một vai trò đặc biệtquan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Tôn Trung Sơn, trong vòng hơn 10năm (1900 - 1911) Tôn Trung Sơn 7 lần đến Đông Nam Á Thời gian hoạtđộng và di chuyển ở khu vực này khoảng 3 năm 10 tháng Cụ thể Tôn TrungSơn đã 11 lần đến Singapore; 5,6 lần đến Malaysia và Việt Nam; 2 lần đếnThái Lan [14; tr 105] Từ thời gian lưu lại và thời gian hoạt động, Tôn TrungSơn đã tạo được mối quan hệ mật thiết với những phần tử tinh anh trong sốngười Hoa và Hoa kiều yêu nước ở đây Và dưới ảnh hưởng của ông họ trởthành lực lượng trung kiên trong mọi hoạt động cách mạng Đồng thời TônTrung Sơn cũng dần dần chuyển Đông Nam Á thành căn cứ và trung tâm cáchmạng, là nơi trù hoạch và phát động nhiều cuộc khởi nghĩa quan trọng
Đối lập với các khu vực trên, ở châu Âu Tôn Trung Sơn không thể thiếtlập được các mối quan hệ thật sự mật thiết với người Hoa và Hoa kiều mặc dùthời gian ông lưu lại ở đây là 1 năm 8 tháng với 5 lần đến Anh, Pháp; 3 lầnđến Bỉ; 1 lần đến Đức… [14; tr 106] Nguyên nhân chủ yếu là do người Hoa
và Hoa kiều ở các nước châu Âu có số lượng ít và phân bố rải rác trong mộtthời gian ngắn rất khó thâm nhập và tiếp xúc
Nhằm phát huy tinh thần yêu nước của người Hoa và Hoa kiều, qua đó
họ có thể ủng hộ, tham gia và là chỗ dựa cho sự thành công của cách mạng,tổng cộng Tôn Trung Sơn đã 4 lần đi vòng quanh trái đất [Dẫn theo 17; tr 63]