Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
1,65 MB
Nội dung
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MÊ LINH TRƯỜNG THCS TIẾN THẮNG Tên chủ đề: “ EM YÊU QUÊ HƯƠNG” Môn chính: Ngữ văn Các môn được tích hợp: Lịch sử - Địa lý – Mỹ thuật – Giáo dục công dân Năm học: 2014 - 2015 PHIẾU THÔNG TIN GIÁO VIÊN Sở GD&ĐT: Hà Nội Phòng GD&ĐT: Mê Linh Trường THCS: Tiến Thắng Địa chỉ: Xã Tiến Thắng – Huyện Mê Linh – Hà Nội Điện Thoại: Email: Thông tin về nhóm Giáo viên: 1/ Lương Thị Hồng Tâm Ngày sinh: 30 tháng 08 năm 1968 Môn: Ngữ Văn Email: hongtam0868@gmail.com 2/ Trần Thị Ánh Nguyệt Ngày sinh: 30 Tháng 01 năm 1968 Môn: Ngữ văn PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1/ Tên hồ sơ dạy học: Chủ đề: EM YÊU QUÊ HƯƠNG Môn: Ngữ văn lớp 7 THƠ TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI VIỆT NAM: Tiết: 47 Bài thơ: Tiếng gà trưa 2/ Mục tiêu bài học: * Môn ngữ văn: a. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu, tình yêu quê hương đất nước, mục đích chiến đấu cao đẹp của người lính được thể hiện trong bài thơ. - Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị. b. Kĩ năng: - Đọc - Hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả. Cảm nhận được những hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị gần gũi. - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản. - Vận dụng kiến thức đã học các môn, cùng phối hợp trong học tập để hiểu và áp dụng vào cuộc sống. c. Thái độ: - Có tình cảm, biết yêu thương quý trọng gia đình, làng xóm quê hương, hiểu được giá trị cuộc sống mà bản thân đang được hưởng thụ. - Xác định bổn phận của mình với gia đình , quê hương. * Môn Mĩ thuật: Hiểu giá trị thẩm mĩ của tranh dân gian, có kĩ năng vẽ tái hiện cảnh vật qua tác phẩm văn chương đã học có tính chất dân gian, áp dụng gắn với cuộc sống thức tiễn. * Môn Địa lý: Nắm được đặc điểm địa lý ( Địa hình, sông ngòi, đất đai, ) từ các bài học để liên hệ thực tế địa phương. * Môn Lịch sử, Giáo dục công dân: HS hiểu rõ hơn về một giai đoạn lịch sử: thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ, miền Bắc thời kì đổi mới xây dựng đất nước: khó khăn gian khổ, ác liệt Từ đó hiểu rõ hơn giá trị và ý nghĩa của tác phẩm văn chương: Vừa phản ánh hiện thực đất nước vừa khơi gợi cảm xúc cho người đọc, giáo dục ý thức tự hào về truyền thống dân tộc, về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước. 3/ Đối tượng dạy của bài học: Số lượng: 40 Lớp: 7B Khối: 7 Một số đặc điểm khác của học sinh lớp dạy theo bài học: - Đây là bài 2 tiết thứ 3 dạy theo chủ đề: Thơ trữ tình hiện đại Việt Nam, HS đã và đang tiếp tục học về văn biểu cảm. - Lớp dạy là lớp 7 năm thứ 2 của cấp THCS học sinh đã quen với môi trường của cấp học. - Học sinh đã hình thành thói quen học tập với việc tích hợp liên môn và việc tự tìm tòi nghiên cứu, sự phối hợp các thành viên trong nhóm học. 4. Ý nghĩa của bài học: Qua thực tế quá trình dạy học chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học vào để học tập bộ môn và giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên chúng tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một bài dạy nhỏ đối với môn Ngữ văn 7. Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống. Cụ thể: Đối với bài dạy này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm ñöôïc: - Ý nghĩa của cuộc sống: đó là gia đình, quê hương, bổn phận trách nhiệm với gia đình quê hương - Những điều rất đồi bình dị thân thương nhưng đã trở thành dấu ấn kỉ niệm thấm sâu trong tâm hồn mỗi con người. - Từ những kỉ niệm đó đã góp phần làm sâu sắc hơn tình yêu gia đình, làng xóm quê hương và yêu Tổ quốc mình. Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động không. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. Liên môn: Mĩ thuật, Lịch sử, Giáo dục công dân Kĩ năng sống, liên hệ thực tế, vận dụng vào cuộc sống. 5. Thiết bị dạy học, học liệu: GV: - Tranh ảnh về tài gia đình, làng xóm quê hương, tranh dân gian. - Thông tin, tư liệu, về cuộc kháng chiến chống Mĩ, Miền Bắc trong thời kí xây dựng XHCN, các miền quê( vùng cao, vùng biển), những bài hát về quê hương về tình bà cháu,… - Trang thiết bị, đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: Máy tính, Máy chiếu) HS: Tranh ảnh về tài gia đình, làng xóm quê hương, tranh dân gian, tìm hiểu thực tế tại địa phương. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: 1) Kiểm tra bài cũ . 2) Tổ chức các hoạt động dạy học: - Vào bài - kết nối: GV nêu yêu yêu cầu định hướng bài học: - Bài mới: (Trình bày các quá trình dạy – học trên Bài giảng điện tử Powerpoint) Tóm tắt nội dung chính của phần bài học: Mục I: Đọc hiểu văn bản: 1/ Tiếng gà trưa khơi dậy những kỷ niệm ấu thơ: ? Tiếng gà trưa đã khơi dậy những kỉ niệm gì ? ?Cảm nhận của em về tình bà cháu, tình quê hương? Phần này giúp HS hiểu được: Tình yêu quê hương là tình cảm luôn có sẵn trong tâm hồn mỗi con người Tiếng gà nhảy ổ, âm thanh rất đỗi quen thuộc của làng quê, gợi lên trong lòng người chiến sĩ bao cảm giác, cảm xúc, đánh thức bao kỉ niệm trong lòng người chiến sĩ. + Trước hết kỉ niệm về đàn gà: Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng… Những từ này gợi lên hình ảnh đàn gà thân thuộc. Dường như người chiến sĩ đang hình dung trước mắt mình từng con gà mái vàng, mái mơ. Có lẽ đã bao nhiêu năm xa nhà, vẫn nhớ rõ những vật nuôi tầm thường bình dị ấy. Cảnh đã gợi vẻ đẹp tươi sáng, gần gũi, bình dị ở làng quê. Tích hợp KNS, Địa lí: sưu tầm tranh ảnh về làng quê Việt Nam, giới thiệu về quê hương mình Để giúp HS cảm nhận rõ hơn về làng quê GV tổ chức cho HS trình bày và nêu nhận xét về những hình ảnh, lời giới thiệu về làng quê Việt nam nói chung, quê hương Tiến Thắng nói riêng Từ đó HS bày tỏ tình yêu quê hương đất nước qua bài học. Tích hợp liên môn: ( Mỹ thuật) GV phân nhóm: các nhóm tìm hiểu về tranh Đông Hồ, vẽ tranh mô tả lại cảnh đàn gà, ổ trứng mà nhà thơ đã gợi ra trong bài thơ. GV yêu câu HS trình bày kết quả sưu tầm và giới thiệu những hiểu biết của mình về tranh Đông Hồ để thấy được vẻ đẹp và màu sắc dân gian trong bài thơ mà tác giả đã phác hoạ qua những hình ảnh thơ. + Có lẽ bởi đàn gà ấy gắn với hình ảnh người bà thân thương: Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu… Cho nên kỷ niệm về bà đã ùa về và sao mà da diết!. Hình ảnh bà hiện lên tần tảo, vất vả, hết lòng lo toan, chắt chiu, dành dụm cho cháu. Món quà tuổi thơ “cái áo chúc bâu”, “cái quần chéo go” không phải là món quà đẹp, đắt tiền nhưng với cháu, đó là niềm vui lớn khi năm mới đến. Giờ đây sau nhiều năm đi xa, nhớ về món quà bình dị ấy, người cháu như nhớ về kỉ niệm đẹp đẽ đáng trân trọng nhất vì món quà ấy là tình thương yêu, là sự hy sinh thầm lặng mà mộc mạc của bà. Hình ảnh người bà trong bài thơ cũng giống như bao người bà, người mẹ Việt Nam khác, dịu hiền và cao đẹp. Tích hợp liên môn: (Lịch sử, Địa lý) Các nhóm tìm hiểu về: - Giai đoạn lịch sử nước nhà trong những năm 1968: ?Em có hiểu biết gì về lịch sử giai đoạn này? HS xem tư liệu về cuộc KC chống Mĩ. ?Mong ước của cháu có là mong ước chung của nhiều đứa trẻ không? - Một số nơi còn khó khăn: sưu tầm tranh ảnh về vùng cao ( GV cung cấp tư liệu giới thiệu cuộc sống còn khó khăn của một số vùng miền, trẻ em còn đói khổ) HS hiểu rõ hơn về thực tế cuộc sống các vùng miền trên đất nước ta, tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc. Tích hợp KNS, Giáo dục công dân: ? Từ hình ảnh bà và tình bà cháu trong bài thơ, em hãy liên hệ tình cảm của em với bà mình? 2/ Tiếng gà trưa gợi sự suy tư của người chiến sĩ: GV giúp HS cần nắm được: ? Tiếng gà gợi những suy tư gì? ? Ý nghĩa của khổ thơ cuối bài? - Nếu ở những câu thơ trên tiếng gà trưa chỉ đánh thức kỉ niệm trong tâm hồn người chiến sĩ thì thật bất ngờ và thú vị kỉ niệm ấy làm đẹp thêm những tình cảm của người lính: tình yêu bà và tình yêu quê hương, Tổ quốc. Ðoạn cuối của bài thơ gợi lên trong lòng người đọc những tình cảm thật cao đẹp, thiêng liêng: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ - Xuân Quỳnh không phải là nhà thơ đầu tiên bộc lộ tình yêu gia đình, yêu quê hương, Tổ quốc. Trước Xuân Quỳnh hàng trăm năm, ca dao dân gian và văn học bác học đã rất thành công khi viết về những tình cảm ấy. Vậy mà, chúng ta vẫn rất thích đoạn thơ cuối này bởi cách thể hiện rất riêng của nữ sĩ. Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; để chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước. Những câu thơ thật ngắn gọn nhưng hàm chứa một tình cảm hết sức thiêng liêng “tình bà cháu”. Và cũng chính những kỉ niệm ấy đã là một động lực to lớn để người chiến sĩ lại thêm yêu Tổ quốc, quê hương. Qua đó, ta hiểu nhà thơ muốn gửi gắm tình yêu đất nước trong bài thơ với những hình ảnh tưởng chừng như bình dị trong cuộc sống nhưng lại mang những ý nghĩa thật cao đẹp. Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một bài thơ dễ thương, dễ mến, bắt đầu bằng những điều bình dị nhưng lại đưa ta đến những tình cảm lớn lao, cao đẹp, nhỏ nhẹ và sâu lắng. Tích hợp môn ngữ văn cấp THCS: - Văn bản nào em đã học về lòng yêu nước có điểm gần gũi với bài thơ này? - Sưu tầm những bài thơ về quê hương, tình bà cháu. HS hiểu được tình yêu quê hương đã trở thành chủ đề lớn trong dòng văn học Việt Nam. Tình yêu quê hương cũng đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi con người Việt Nam cho dù đó là ai và ở nơi nào: Miền ngược hay miền xuôi, đất liền hay biển đảo xa xôi Mục II: Tổng kết bài: Gv hướng dân HS tổng kết bài ?Đặc sắc về ND và NT của bài thơ? HS học ghi nhớ Tích hợp môn ngữ văn cấp THCS: Chỉ rõ yếu tố biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong bài thơ? Tích hợp KNS, GDCD: Suy nghĩ của em về thực tế cuộc sống ngày hôm nay: Bổn phận trách nhiệm với gia đình, với quê hương đất nước? Mục III: Luyện tập – củng cố HS làm bài tập: - Trắc nghiệm - Hoàn thiện sơ đồ tư duy - Nghe bài hát “ Quê hương” 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra 15 phút. Đề bài: 1/ Chỉ rõ yếu tố biểu cảm trực tiếp trong bài thơ? 2/ Viết đoạn văn 7 câu nêu tình cảm của em với quê hương Tiến Thắng? Bài làm phải đảm bảo yêu cầu: 1/ Khổ thơ cuối của bài thơ: Cảm xúc trực tiếp của nhân vật trữ tình hay cũng chính là của tác giả: đó là những suy tư, tình cảm với bà, với quê hương đất nước. 2/ Đoạn văn phải đảm bảo các ý: - Quê hương bình dị, gần gũi thân thương: đường làng, bóng tre, đàn gà, vườn, ruộng. - Mái ấm gia đình có ông bà cha mẹ… - Tình cảm yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ, tình yêu làng xóm quê hương. 8. Các sản phẩm của học sinh - HS đạt điểm 9: - HS đạt điểm 8: - HS đạt điểm 7: - HS đạt điểm 6: “ EM YÊU QUÊ HƯƠNG” Ngữ văn lớp 7 CHỦ ĐỀ: THƠ TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TIẾT 47: TIẾNG GÀ TRƯA ( Tiếp) - Xuân Quỳnh - A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu, tình yêu quê hương đất nước, mục đích chiến đấu cao đẹp của người lính được thể hiện trong bài thơ. - Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị. 2. Kĩ năng: - Đọc - Hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự. Cảm nhận được những hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị gần gũi trong bài thơ. - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản. - Vận dụng kiến thức đã học cùng phối hợp trong học tập để hiểu và áp dụng vào cuộc sống. 3. Thái độ: - Có tình cảm, biết yêu thương quý trọng gia đình, làng xóm quê hương, hiểu được giá trị cuộc sống mà bản thân đang được hưởng thụ. - Xác định bổn phận của mình với gia đình, quê hương. B. Phương tiện thực hiện: - Tranh ảnh về tài gia đình, làng xóm quê hương, tranh dân gian. - Thông tin, tư liệu, về cuộc kháng chiến chống Mĩ, Miền Bắc trong thời kí xây dựng XHCN, các miền quê( vùng cao, vùng biển), những bài hát về quê hương về tình bà cháu,… - Trang thiết bị, đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: Máy tính, Máy chiếu) HS: Tranh ảnh về tài gia đình, làng xóm quê hương, tranh dân gian, tìm hiểu thực tế tại địa phương. C. Cách thức tiến hành: - GV: + SGK, SGV, soạn giáo án. + Thảo luận nhóm + Phân tích giảng bình + Nêu vấn đề - HS: Sách giáo khoa, trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu thực tế D. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: SS: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc đoạn đầu của bài thơ ? Nêu cảm nhận của em về khổ thơ? 3. Tổ chức các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Giới thiệu vào bài: Tình yêu quê hương vốn là tình cảm sâu nặng trong mỗi con người vì tình cảm ấy thường được gắn liền với những hình ảnh thân thương của bà, của mẹ. Để hiểu thêm về sự thiêng liêng của tình cảm ấy, cô trò ta cùng tìm hiểu tiết 2 bài “ Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản Hướng dẫn tìm hiểu chung về bài thơ. G: Hướng dẫn học sinh đọc, gọi hai em đọc kế tiếp nhau -> gv đọc lại. G: Gọi h/s đọc diễn cảm đoạn thơ . ?Tiếng gà trưa đã khơi dậy những kỉ niệm nào của người lính? - Kỉ niệm ấu thơ - Hình ảnh người bà HS đọc khổ thơ 1 của đoạn 2 ? Hình ảnh đầu trong kí ức người lính là hình ảnh gì? ? Tìm những từ ngữ miêu tả? Nhận xét những từ ngữ? ? Ở khổ thơ đầu trong đoạn T/g sử dụng biện pháp NT gì?Tác dụng? ? Sắc mầu của gà, trứng gợi tả vẻ đẹp gì trong cuộc sống làng quê? ? Em cảm nhận gì về quê qua hình ảnh đàn gà, những ổ trứng? GV: Gợi vẻ đẹp tươi sáng, thể hiện niềm vui đầm ấm, hiền hoà, bình dị, là thành quả lao động của người nông dân ở làng quê Việt Nam Thể hiện sự gắn bó của con người với gia đình, làng quê. Tích hợp KNS: sưu tầm tranh ảnh về làng quê Việt Nam. HS trình bày kết quả sưu tầm Tích hợp liên môn: (Địa lý) N1: Giới thiệu về quê hương em ? Nhận xét về quê hương Việt Nam nói chung và quê hương Tiến Thắng nói riêng qua các bức tranh trên? I. Đọc và tìm hiểu chú thích: II. Đọc hiểu văn bản: 1. Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê: 2. Tiếng gà trưa khơi dậy những kỷ niệm ấu thơ: a. Những kỉ niêm tuổi thơ: - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và những ổ trứng hồng. “ Ổ trứng hồng, gà mái mơ, gà mái vàng, lông óng, ” * NT: + Tính từ gợi màu sắc tươi sáng + Điệp từ “này” như một lời giới thiệu đầy hồ hởi, vui sướng, hân hoan. + Kể xen tả Gợi vẻ đẹp tươi sáng, gần gũi, bình dị ở làng quê. GV: Bài thơ mang đậm chất dân gian: Ở những vùng nông thôn Việt Nam trồng trọt chăn nuôi là hai nghề chính, hình ảnh những con gà ổ trứng là thành quả lao động từ sự cần mẫn chăm chỉ chắt chiu của người lao động, đã trở thành nét đẹp văn hoá dân tộc. Tích hợp liên môn: (Mĩ thuật) GV phân nhóm: N2: tìm hiểu về tranh Đông Hồ, vẽ tranh mô tả lại cảnh đàn gà, ổ trứng mà nhà thơ đã gợi ra trong bài thơ? GV giới thiệu về tranh Đông Hồ: Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia ( 17/3/2013) HS đọc khổ thơ 2 ? Người cháu đã nhớ những kỉ niệm nào về Bà? Kỉ niệm nào khiến em xúc động nhất? ( H trả lời) ?Chi tiết bà mắng gợi cho em suy nghĩ gì? Mỗi miền quê đều có nét đẹp riêng, những nét đẹp đó đều mang vẻ đẹp bình dị, gần gũi thân thương để lại dấu ấn trong lòng những người con quê hương. Tranh Đông Hồ: Đàn gà mẹ con Hình ảnh ổ trứng đàn gà đẹp như bức tranh nhiều màu sắc rực rỡ đã gợi ra cuộc sống ấm no hạnh phúc thanh bình yên vui của làng quê Việt Nam. b/ Kỉ niệm về Bà: - Thời thơ dại xem trộm gà đẻ bị bà mắng. - Bà chăm chút, lo lắng, mong mỏi “ Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu ” GV: Lời bà mắng là lời vì bà yêu thương cháu mong cháu được xinh đẹp và hạnh phúc. Chi tiết thể hiện tình cảm chân thực mà sâu sắc trong tình yêu thương của Bà dành cho cháu. ? Nhận xét cách dùng từ ngữ qua các chi tiết trên? Tác dụng? ? Qua kỉ niệm tuổi thơ của cháu bà có những phẩm chất cao quí nò? ?Câu thơ: Ôi cái quần chéo go…sột soạt” nói đến mong ước gì của tuổi thơ? Nhận xét cách dùng từ ngữ, câu? Tác dụng? Tích hợp liên môn: Lịch sử GV giới thiệu về giai đoạn lịch sử nước nhà trong những năm 1968. Các nhóm tìm hiểu về: N3 ?Em có hiểu biết gì về lịch sử giai đoạn này? HS: xem video kháng chiến chống Mĩ. ? N4: trình bày kết quả sưu tầm về trẻ em miền núi khó khăn? GV cung cấp tư liệu giới thiệu cuộc sống còn khó khăn của một số vùng miền, trẻ em còn đói khổ. ? Nhận xét về cuộc sống của trẻ em qua các bức hình? GV: Cuộc sống còn khó khăn vất vả( nghèo, đói,) ?Mong ước của cháu có là mong ước chung của nhiều đứa trẻ không? GV: giới thiệu thời điểm năm 1968 miền Bắc còn nhiều khó khăn phải vượt qua để dốc sức cho chiến trường miền Nam. GV: Niềm vui đó chính là của cô bé XQuỳnh xênh xang trong bộ quần áo mới cùng bà đi chúc tết khi cuộc sống hiện tại còn khó khăn. GV: Niềm vui mơ ước của cháu trong bài thơ cũng là niềm vui *NT: Sử dụng ĐT, Từ láy, Điệp từ: “ Khum, chắt chiu, hàng năm” Bà là người lam lũ, tần tảo chắt chiu, giàu đức hi sinh và yêu thương cháu vô bờ bến - Niềm vui mong ước của cháu: có quần áo mới từ tiền bán gà NT: dùng từ láy, từ ngữ biểu cảm trực tiếp Diễn tả niềm vui khôn xiết, lòng biết ơn của cháu với bà. [...]... quả trứng hồng Người lính yêu thương bà, yêu quê hương làng xóm và yêu tổ quốc mình Tình cảm đó gắn liền hoà quyện với nhau BT3: Điền trên sơ đồ tư duy( Sơ đồ trống HS điền) GV treo sơ đồ tư duy 4/ Củng cố: Tích hợp: Nghe bài hát” Quê hương , GV khăc sâu ND bài học Đề bài kiểm tra 15 phút: 1/ Chỉ rõ yếu tố biểu cảm trực tiếp trong bài thơ? 2/ Viết đoạn văn 7 câu nêu tình cảm của em với quê hương Tiến... một điều thật giản dị: Tình yêu đất nước, yêu quê hương trưa”? gắn liền với tình yêu gia đình, yêu những gì Tích hợp văn với tập làm văn: Chỉ dung dị gần gũi nhất trong ta Tình yêu Tổ rõ yếu tố biểu cảm trực tiếp và gián quốc đã hoà quyện với tình yêu gia đình tiếp trong bài thơ? ? Bài thơ có nội dung chính là gì? Tích hợp rèn kĩ năng sống, Giáo dục công dân: ?Suy nghĩ của em về thực tế cuộc sống ngày... dậy tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước ? Ý nghĩa của khổ thơ cuối? Từ nào được lặp lại? ? Nhận xét các sự vật được liệt kê sau từ vì GV: Từ khái quát đến cụ thể, từ cái lớn lao -> cái bình dị ? Em cảm nhận như thế nào về mục đích chiến đấu của người lính? Tích hợp môn văn cấp THGS: Văn bản nào em đã học về lòng yêu nước có điểm gần gũi với bài thơ này? GV: “ Lòng yêu nước” GV: - Lòng yêu nước... nhiệm với gia đình, với quê hương đất nước? GV: - Mỗi miền quê đều có những nét bình dị, thân thương riêng, tất cả đều gợi cho mỗi người một cảm xúc, một tình yêu gia đình, tình quê mãnh liệt dù đó là ai, ở miền quê nào III Tổng kết: 1 Nghệ thuật: - Sử dụng hiệu quả điệp ngữ Tiếng gà trưa, có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về - Thể thơ 5 tiếng phù hợp với việc vừa kể chuyện...mong ước của bao trẻ em thời kì đó và kể cả trẻ em trong cuộc sống hiện tại ngày hôm nay Tình bà cháu gắn bó nghĩa tình, sâu ? Từ đây em có cảm nhận như thế nặng thắm thi t bà yêu thương chăm lo cho cháu, cháu kính trọng biết ơn bà nào về tình bà cháu? Tích hợp kĩ năng sống, giáo dục công dân: ? Từ hình ảnh bà và tình bà cháu trong bài thơ, em hãy liên hệ tình cảm của em với bà mình? ( HS trả... gián tiếp bé của mình để xây dựng và bảo vệ quê hương. (chăm học, chăm làm biết 2 Nội dung: * Ghi nhớ: SGK nghe lời ông bà bố mẹ ) Hoạt động 4: Luyện tập IV Luyện tập – Củng cố: BT1: Bài thơ ra đời trong thời kì nào? A Thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ B Thời kì cuộc kháng chiến chống Pháp BT2: Em hiểu được điều gì về tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ? - Tình yêu quê hương bắt nguồn từ tình cảm... tiến công và nổi dậy năm 1968 sánh tình yêu Tổ quốc của người dân Nga với người Việt Nam có khác - Mục đích chiến đấu của người lính Điêp từ: Vì: “ vì tổ quốc, vì xóm làng, vì bà, nhau không?) Yêu nước hoà quyện với tình yêu vì tiếng gà” gia đình - Sưu tầm những bài thơ về quê hương, tình bà cháu? Vừa cao cả thi ng liêng vừa bình dị GV: “ Bếp lửa”, “ Quê hương , Hoạt động 3: Tổng kết ? Chỉ ra... hạnh phúc: được sống trong những suy tư gì? ?Em hiểu “ Giấc ngủ hồng sắc trứng, tình yêu thương của bà và quê hương ổ trứng hồng tuổi thơ” như thế nào? GV: Hình ảnh đẹp: là ước mơ, hạnh phúc của trẻ thơ thời kháng chiến tuy nhỏ be giản dị nhưng trong lành tinh khiết đã hằn sâu trong tâm hồn và trở thành kỉ niệm khó quên trong + Gợi suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay lòng người ? Hạnh phúc của cháu là... đình, tình quê hương không thể thi u trong mỗi con người Tình cảm trong mỗi con người chúng ta phải là tình cảm chân thành không giả tạo 3 Tiếng gà trưa gợi sự suy tư của người ?Điều gì đưa người cháu trở về hiện chiến sĩ: tại? - Tiếng gà trưa: đưa người lính trở về hiện tại: ? Âm thanh tiếng gà đã gợi cho cháu + Gợi suy tư về hạnh phúc: được sống trong những suy tư gì? ?Em hiểu “ Giấc ngủ hồng sắc... GV khăc sâu ND bài học Đề bài kiểm tra 15 phút: 1/ Chỉ rõ yếu tố biểu cảm trực tiếp trong bài thơ? 2/ Viết đoạn văn 7 câu nêu tình cảm của em với quê hương Tiến Thắng? 5/ Dặn dò: - Học bài, viết đoạn văn về tình yêu quê hương - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt . TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1/ Tên hồ sơ dạy học: Chủ đề: EM YÊU QUÊ HƯƠNG Môn: Ngữ văn lớp 7 THƠ TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI VIỆT NAM: Tiết: 47 Bài thơ: Tiếng gà trưa 2/ Mục tiêu bài học: *. này? - Sưu tầm những bài thơ về quê hương, tình bà cháu. HS hiểu được tình yêu quê hương đã trở thành chủ đề lớn trong dòng văn học Việt Nam. Tình yêu quê hương cũng đã thấm sâu vào tâm hồn. gia đình, làng quê. Tích hợp KNS: sưu tầm tranh ảnh về làng quê Việt Nam. HS trình bày kết quả sưu tầm Tích hợp liên môn: (Địa lý) N1: Giới thiệu về quê hương em ? Nhận xét về quê hương Việt Nam