1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hồ sơ dư thi dạy học theo chủ đề tích hợp tích hợp những vấn đề xã hội trong bài đọc văn

35 748 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 73,7 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN ĐÌNH PHÙNG HỒ SƠ DỤ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên chủ đề dạy học: Tích hợp những vấn đề xã hội trong bài đọc văn 2. Môn học chính của chủ đề: Ngữ văn 3. Các kiến được tích hợp - Lịch sử - Văn hóa truyền thống - Địa lí NĂM HỌC 2014 - 2015 MỤC LỤC PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI 2 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN 3 HỒ SƠ DẠY HỌC PHẦN I: THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC 9 PHẦN II: CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO 16 PHẦN III: PHIẾU BÀI TẬP VÀ KIỂM TRA DÀNH CHO HỌC SINH 24 PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN - Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố: Hà Nội - TrườngTHPT Phan Đình Phùng Địa chỉ: Số 67 Cửa Bắc, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Điện thoại: 0438452811 và 043457167; Email: hn-pdp.info - Thông tin về giáo viên: Họ và tên: Lê Thị Hải Yến Ngày sinh: 14 tháng 9 năm 1977 Môn: Ngữ văn Điện thoại: 0985790227; Email: voyenanh2002@gmail.com PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên hồ sơ dạy học: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân (Tiết 1) 2. Mục tiêu dạy học: trong phạm vi tiết học, giúp học sinh - Về kiến thức: + Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. + Cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nghèo khổ ngay bên bờ vực của cái chết + Nắm được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm, đặc biệt là trong việc tạo dụng tình huống truyện - Về kĩ năng: + Củng cố kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm + Rèn luyện thêm kĩ năng liên hệ, phân tích một vấn đề trong sự tích hợp kiến thức với các bộ môn có liên quan - Về thái độ: bồi dưỡng tình cảm yêu thương, trân trọng đối với con người, trong đó có chính mình, vun đắp thêm tình yêu cuộc sống và những ước mơ tốt đẹp. 3. Đối tượng dạy học của bài học: - Khối lớp: 12 - Lớp: 12D5 - Sĩ số: 48 - Đặc điểm: + Chương trình học: Ngữ văn 12 Ban Nâng cao – Theo Chương trình chuẩn + Kiến thức nền đã có: nắm được các đặc điểm và thành tựu cơ bản của nền văn học Việt Nam 1945 – 1975 và một số kiến thức lí luận văn học cần thiết, phục vụ cho bài học + Kĩ năng đã hình thành: kĩ năng đọc hiểu một văn bản truyện ngắn hiện đại của Việt Nam 4. Ý nghĩa bài học - Đối với thực tiễn dạy học: bài học xây dựng một chủ đề tích hợp phù hợp với đặc trưng bộ môn Ngữ văn, trong phạm vi một tiết dạy học 45 phút với: + những nội dung liên quan đến các môn học, các lĩnh vực tri thức: Lịch sử, Giáo dục công dân, Văn hóa phong tục,… + các hình thức tổ chức, các phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mới + thiết bị dạy học tiên tiến => nhằm góp phần đổi mới dạy học theo hướng tích hợp - Đối với thực tiễn đời sống xã hội + Tăng cường kiến thức và kĩ năng của bộ môn cho học sinh + Giáo dục, giúp học sinh hình thành, bồi dưỡng thêm những tình cảm thẩm mĩ tốt đẹp để định hướng phát triển trí tuệ và nhân cách lành mạnh, tích cực + Rèn luyện, củng cố cho học sinh những kĩ năng học tập và hoạt động để hòa nhập tốt và khẳng định tích cực bản thân trong cuộc sống, trở thành những con người có ích cho xã hội 5. Thiết bị dạy học, học liệu - Trong quá trình dạy học, bài học sử dụng các thiết bị sau: + Sách Giáo khoa, Sách Giáo viên Ngữ văn 12 của cả 2 chương trình: Nâng cao và Cơ bản) (Nxb Giáo dục) + Sách Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ văn 12 (Nxb Giáo dục) + Các tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn (Internet, các sách đã được xuất bản,…) + Các thiết bị công nghệ thông tin được sử dụng: Máy chiếu, máy tính, các phần mềm PowerPoint, … 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học (bao gồm: mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức giờ dạy học, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo viên) 6.1. Phần chuẩn bị trước khi vào bài dạy học  Bước 1: Xây dựng, thiết kế giáo án word và giáo án power point cho bài dạy học với . Mục tiêu: Trong phạm vi tiết học, giúp học sinh - Về kiến thức: + Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. + Cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nghèo khổ ngay bên bờ vực của cái chết + Nắm được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm, đặc biệt là trong việc tạo dụng tình huống truyện - Về kĩ năng: + Củng cố kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm + Rèn luyện thêm kĩ năng liên hệ, phân tích một vấn đề trong sự tích hợp kiến thức với các bộ môn có liên quan - Về thái độ: bồi dưỡng tình cảm yêu thương, trân trọng đối với con người, trong đó có chính mình, vun đắp thêm tình yêu cuộc sống và những ước mơ tốt đẹp. . Nội dung: bài học cần đảm bảo những nội dung - Về tác phẩm, triền khai được: + Những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn + Những nét khái quát về sự hình thành, xuất xứ, bối cảnh lịch sử của cốt truyện cũng như nội dung tóm tắc của tác phẩm + Nội dung, ý nghĩa của tình huống truyện được triển khai trong tác phẩm - Về nội dung tích hợp, triển khai được: + Một vài nét sơ lược về xứ Kinh Bắc, quê hương tác giả, nơi sản sinh ra nhiều anh tài của đất nước và làm nên vùng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc (kết hợp nói bên ngoài bài học, trong phần hướng dẫn học sinh tìm hiểu về quê hương và bút danh của tác giả) + Những kiến thức lịch sử về nạn đói 1945 của dân tộc ta, bao gồm: nguyên nhân, hậu quả (cho học sinh chuẩn bị trước, thuyết trình trước lớp; giáo viên tổng kết, nhận xét và chốt lại sẽ nhấn mạnh hơn vào hiện thực nạn đói được phản ánh trong văn học qua một số tác phẩm) + Những tri thức về phong tục cưới xin của dân tộc ta trong truyền thống (tích hợp trong phần tìm hiểu về ý nghĩa tình huống truyện qua nhan đề tác phẩm) + Những tri thức về văn hóa ứng xử mang ý nghĩa giáo dục đạo đức công dân cho học sinh trong cuộc sống (tích hợp trong phần Liên hệ cuối bài học) . Cách thức tổ chức giờ dạy học: - Tiến hành theo trình tự: + Ổn định lớp + Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh + Bài mới + Củng cố + Dặn dò . Phương pháp dạy học - Giáo viên kết hợp nhịp nhàng, có hiệu quả các phương pháp dạy học: đọc, vấn đáp, thuyết trình, gợi tìm, thảo luận, làm việc nhóm,… . Phương pháp kiểm tra, đánh giá: được thực hiện sau khi đã hoàn thành bài dạy học với học sinh, gồm hai bước - : kiểm tra bài cũ với hai hình thức chính sau đó giáo viên tổng hợp và phân tích kết quả: + Trắc nghiệm + Tự luận - : giao học sinh viết thu hoạch về những nội dung tích hợp và trình bày trước lớp như một sản phẩm Bước 2: Dự kiến những tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lí Bước 3: Giao học sinh chuẩn bị những nội dung phục vụ việc tìm hiểu tác phẩm trên cơ sở thiết kế bài dạy học (đọc tác phẩm Vợ nhặt, đọc một vài tác phẩm có liên quan, tự tìm hiểu thêm về tác phẩm bằng việc trả lời câu hỏi cuối bài, chuẩn bị các phiếu học tập và dự kiến những vấn đề thảo luận) Bước 4: Chuẩn bị phòng học có máy chiếu và các thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy học tác phẩm theo dự kiến Bước 5: Tiến hành giờ dạy học 6.2. Phần triển khai trong giờ dạy học: dựa trên Thiết kế giáo án gửi kèm sau đây, gồm các hoạt động - Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểuchung về tác giả, tác phẩm - Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản, phần Tình huống truyện 6.3. Phần kiểm tra đánh giá sau bài học 7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập - Hoạt động này được tiến hành sau khi hoàn thành bài dạy học - Hệ thống câu hỏi kiểm tra,gồm: 7.1. Bài tập làm trên lớp (45 phút) .Trắc nghiệm(3 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (làm trong 3 phút) Câu 1: Nhà văn Kim Lân sở trường ở thể loại: A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn (x) C. Bút kí D. Tiểu luận Câu 2: Thế giới nghệ thuật của Kim Lân chủ yếu tập trung ở: A. Khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân (x) B. Khung cảnh nông thôn và vẻ đẹp cuộc sống nông thôn C. Khung cảnh ven đô và cuộc sống con người ngoại thành Hà Nội D. Khung cảnh nông thôn và vùng ven đô Hà Nội Câu 3: Tác phẩm Vợ nhặtcủa Kim Lân được hoàn thành vào thời điểm nào? A. Trong nạn đói Ất Dậu năm 1945 B. Ngay sau khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công C. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp D. Sau khi hòa bình lập lại (1954) (x) Câu 4: Tình huống nhặt vợ trong truyện bất ngờ, éo le ở chỗ A. Một người nghèo khổ, xấu xí, thấp hèn tưởng ế vợ tình cờ nhặt được vợ B. Giữa nạn đói người đàn ông nghèo lại rước thêm miệng ăn C. Một con người bị nhặt như một thứ rẻ rúng D. Cả ba ý trên (x) Câu 5: Nhan đề Vợ nhặt có hàm ý gì? A. Một người vợ có tên là Nhặt B. Phản ánh sự rẻ rúng của giá người, hẩm hiu của phận người giữa nạn đói (x) C. Một cách trào phúng về con người D. Khái quát hình tượng điển hình của con người trong nạn đói Câu 6: Nghịch lí trong tình huống truyện của Vợ nhặt có ý nghĩa: A. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật B. Thể hiện khát vọng sống, hạnh phúc đầy lạc quan và vẻ đẹp của tình người C. Bộc lộ niềm tin yêu, trân trọng đầy nhân văn của tác giả đối với con người D. Tất cả những ý trên (x) .Tự luận(7 điểm): (làm trong 42 phút) - Đề bài: Phân tích những nét đặc sắc trong tình huống truyện của tác phẩmVợ nhặt (Kim Lân) - Khi đánh giá bài làm tự luận của học sinh, giáo viên căn cứ vào các tiêu chí: + Xây dựng một dàn bài hợp lí + Diễn đạt mạch lạc, lời văn giàu thẩm mĩ + Có ý trình bày sâu sắc, thể hiện năng lực và sự chủ động trong chiếm lĩnh tác phẩm - Giáo viên xây dựng một đáp án, biểu điểm làm căn cứ nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh ĐÁP ÁN: Dựa trên dàn ý bài làm MB: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Khẳng định: KL đã xây dựng được một tình huống truyện đặc sắc TB: 1. Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm 2. Nêu tình huống truyện 3. Phân tích đặc sắc: - Nghịch lí: + Tràng: ế vợ >< nhặt được vợ + Vợ Tràng: con người >< bị nhặt + Thời đại: đói + chết >< người đói: hợp hôn - Ý nghĩa: + Trong tương quan với nhan đề, sự kiện: ~ một mặt, phản ánh sự rẻ rúng, hẩm hiu của thân phận con người, sự trượt giá thảm hại của giá trị người trong nạn đói ~ mặt khác, tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đối với nhân dân ta + Thể hiện một cách xúc động khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc đầy lạc quan và vẻ đẹp của tình người trong tình thế đầy éo le + Bộc lộ niềm tin yêu, trân trọng đầy nhân văn của tác giả đối với con người (1 phương diện giá trị nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm) + Khẳng định tài năng nghệ thuật của Kim Lân trong sáng tạo tình huống KB: - Khái quát lại nội dung trình bày - Khẳng định sức sống của tác phẩm nhờ tình huống BIỂU ĐIỂM (linh hoạt) - Diễn đạt: 1 điểm - Nội dung trình bày (đủ ý, có ý sâu sắc): 4 điểm - Dàn ý mạch lạc, chặt chẽ: 1 điểm - Hình thức bài làm (đủ 3 phần (MB, TB, KL), chữ viết): 1 điểm 7.2. Bài tập tích hợp 1. Hiện thực nạn đói 1945 trong lịch sử và văn học Việt Nam 2. Phong tục cưới xin truyền thống của Việt Namvà vẻ đẹp nhân văn của “đám cưới” trong truyện Vợ nhặt 3. Từ câu chuyện nhặt vợ trong Vợ nhặt của Kim Lân, suy nghĩ về giá trị sống trong xã hội hiện đại. 8. Các sản phẩm của học sinh - Các bài làm trắc nghiệm và tự luận của học sinh đã được đánh giá - Bài làm tích hợp xuất sắc nhất của ba bài tập tích hợp đã nêu Tiết 77 – Đọc văn VỢ NHẶT (Kim Lân) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: trong phạm vi tiết học, giúp học sinh - Về kiến thức: + Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. + Cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bocn lẫn nhau giữa những con người nghèo khổ ngay bên bờ vực của cái chết + Nắm được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm, đặc biệt là trong việc tạo dụng tình huống truyện - Về kĩ năng: + Củng cố kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm + Rèn luyện thêm kĩ năng liên hệ, phân tích một vấn đề trong sự tích hợp kiến thức với các bộ môn có liên quan - Về thái độ: bồi dưỡng tình cảm yêu thương, trân trọng đối với con người, trong đó có chính mình, vun đắp thêm tình yêu cuộc sống và những ước mơ tốt đẹp. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Sách Giáo khoa, Sách Giáo viên Ngữ văn 12 Ban Cơ bản (cả 2 bộ: nâng cao và cơ bản) (Nxb Giáo dục, ) - Sách Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ văn 12 (Nxb Giáo dục, ) - Các tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn (Internet, các sách đã được xuất bản,…) - Các thiết bị công nghệ thông tin được sử dụng: Máy chiếu, máy tính, các phần mềm PowerPoint, … - Phần chuẩn bị của học sinh theo sách giáo khoa và theo sự phân công của giáo viên C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - Giáo viên tổ chức giờ dạy học bằng cách kếp hợp nhịp nhàng và đồng bộ các phương pháp: đọc, vấn đáp, thuyết trình, gợi tìm, thảo luận, làm việc nhóm,… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm ta sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thời gian Yêu cầucần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm DD: Chúng ta đã biết đến Kim Lân qua tác phẩm Làng trong chương trình Ngữ văn 9. H: Tái hiện lại kiến thức đã học, kết hợp với khai thác nội dung phần Tiểu dẫn trong SGK, em hãy trình bày những nét khái quát lớn về tác giả KL - Sau khi HS trình bày, nhận xét và Căn cứ nội dung phần Tiểu dẫn, kết hợp tái hiện kiến thức về Kim Lân đã có, trình bày ngắn gọn về tác giả trên các nét đại thể: - Tên tuổi - Quê hương - Gia đình 5 phút I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Kim Lân (1920 - 2007), tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài - Quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh [...]... và vẻ đẹp của tình người C Bộc lộ niềm tin yêu, trân trọng đầy nhân văn của tác giả đối với con người D Tất cả những ý trên .Tự luận(7 điểm): - Đề bài: Phân tích những nét đặc sắc trong tình huống truyện của tác phẩmVợ nhặt (Kim Lân) SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP NĂM HỌC 2014 - 21015 GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HẢI YẾN ... người trong cơn quẫn nạn của đất nước, KL đã gợi mở những nhận thức, suy nghĩ về giá trị sống và khát vọng sống của con người Nếu nói Văn học là nhân học thì câu chuyện được viết từ tình huống này của KL chan chứa những giá trị nhân văn, nhắc nhở mỗi người cần biết trân trọng cuộc sống của mình và mọi người hơn 4 Củng cố: - Nhắc lại những nghịch lí trong sự kiện Tràng nhặt được vợ - Suy nghĩ của em về những. .. cách, địa vị xã hội, đóng vai chủ hôn - Ở miền Bắc Việt Nam ngày xưa, tại nhà trai, người ta chờ đợi đám rước dâu về Một quả lò than đốt hồng đặt trước ngưỡng cửa để chờ cô dâu với nghĩa: lửa hồng sẽ đốt hết những tà ma theo ám ảnh cô dâu và sẽ đốt vía của tất cả những kẻ độc mồm độc miệng đã quở mắng cô dâu ở dọc đường - Cô dâu vào lễ gia tiên nhà chồng xong, ông bà cũng như cha mẹ chồng tặng cho... sao mọi người lại lo? GV cho học sinh tìm những chi tiết về nạn đói 1945 được miêu tả trong tác phẩm và hoàn thành Phiếu học tập để trả lời câu hỏi (Phụ lục II) (Trong quá trình trả lời, học sinh có thể bổ sung cho nhau để hoàn thi n diện mạo nạn đói trong tác phẩm) GV chốt lại và định hướng H: Đây quả là một sự kiện chứa đầy những nghịch lí éo le, lạ lùng Em hãy chỉ ra những nghịch lí ấy? - Anh Tràng... Bộc lộ niềm tin yêu, trân trọng đầy nhân văn của tác giả đối với con người (1 phương diện giá trị nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm)  Tạo nên một tình huống truyện độc đáo, sáng tạo  Liên hệ 2 Gợi ý HS liên hệ với những vấn đề HS suy nghĩ và bày tỏ phút của xã hội bằng các câu hỏi: quan điểm, rút ra bài - Cái quý nhất của con H: Suy nghĩ của em về hiện tượng học cho bản thân người là cuộc sống => tự... đoạn đầu tác - gọi 1 học sinh đọc đoạn đầu của phẩm tác phẩm (Từ đầu =>gào lên từng hồi thê thi t) - nhận xét GV: - Hướng dẫn, gợi ý học sinh tóm tắt HS: Trả lời các câu hỏi - Chốt lại những nét chính gợi ý để xây dựng tóm b Bối cảnh lịch sử của tác phẩm - Không gian: một ngôi làng nghèo có khu chợ, có xóm ngụ cư vùng Bắc bộ Việt Nam - Thời gian: nạn đói 1945 II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN  Đọc  Tóm tắt - Tràng... tàn khốc và bi thảm Giữa chồng chất lo =>được sống như sợ trong cơn quẫn những con người nạn, những người nghèo khổ vẫn xiết tay nhau trong niềm hi vọng về một lá cờ đỏ cho tương lai của mình PHỤ LỤC 6: PHIẾU THẢO LUẬN (GIẢ ĐỊNH VỀ SỰ KIỆN) NHÓM 4 Giả sử câu chuyện vẫn được giữ nguyên những nét chính, chỉ thay việc nhặt vợ bằng cưới vợ theo đúng thủ tục truyền thống Em thấy có hợp lí không? Tại sao? ... sống đẹp đẽ của con người, nhất là người nông dân Xem thế mới thấy sự công phu, nhọc nhằn trong nghề văn của nhà văn 3 2 Tác phẩm - Trên cơ sở chuẩn bị phút a Xuất xứ và hoàn bài ở nhà và nội dung cảnh sáng tác phần Tiểu dẫn, nêu - Nằm trong tập Con xuất xứ và hoàn cảnh chó xấu xí (1962), là sáng tác của tác phẩm một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của KL - Tiền thân: tiểu thuyết Xóm ngụ cư => Quá... trang - Lễ tơ hồng được cử hành rất đơn giản Bàn thờ thi t lập ngoài trời, bày lư hương và nến hay đèn, tế vật dùng xôi, gà, trầu, rượu - Hai ngày sau lễ cưới, vợ chồng đưa nhau về thăm cha mẹ vợ với một số lễ vật, tùy theo tập tục địa phương bên vợ Xưa lễ này gọi là "Nhị hỷ" Nếu nhà chồng ở cách xa quá, không về được trong hai ngày thì có thể để bốn ngày sau, gọi là "Tứ hỷ" - Theo tục lệ vợ chồng đem... sức tàn khốc và bi thảm Giữa chồng chất lo =>được sống như sợ trong cơn quẫn những con người nạn, những người nghèo khổ vẫn xiết tay nhau trong niềm hi vọng về một lá cờ đỏ cho tương lai của mình PHIẾU THẢO LUẬNNHÓM 4 (GIẢ ĐỊNH VỀ SỰ KIỆN) Giả sử câu chuyện vẫn được giữ nguyên những nét chính, chỉ thay việc nhặt vợ bằng cưới vợ theo đúng thủ tục truyền thống Em thấy có hợp lí không? Tại sao?  Quan . NỘI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN ĐÌNH PHÙNG HỒ SƠ DỤ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên chủ đề dạy học: Tích hợp những vấn đề xã hội trong bài đọc văn 2. Môn học chính của chủ đề: Ngữ văn 3. Các. năm 1977 Môn: Ngữ văn Điện thoại: 0985790227; Email: voyenanh2002@gmail.com PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên hồ sơ dạy học: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm Vợ nhặt. cho bài học + Kĩ năng đã hình thành: kĩ năng đọc hiểu một văn bản truyện ngắn hiện đại của Việt Nam 4. Ý nghĩa bài học - Đối với thực tiễn dạy học: bài học xây dựng một chủ đề tích hợp phù hợp

Ngày đăng: 18/07/2015, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w