1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm vận dụng kiến thức các môn tự nhiên để giảng dạy hiệu quả chương trình Địa lí tự nhiên lớp 10

43 390 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 402,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3 3. Giới hạn nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Thời gian nghiên cứu 4 6. Cấu trúc đề tài 4 PHẦN 2: NỘI DUNG 5 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 5 2.1.1. Hệ thống khoa học Địa lí theo các quan niện hiện đại 5 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn 5 2.1.3. Một số yêu cầu khi sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí 6 2.1.4. Khái quát chương trình Địa lí tự nhiên 10 6 2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ………………………………...................16 2.2.1 Thuận lợi…………………………………………………………...16 2.2.2 Khó khăn…………………………………………………………...17 2.3. VẬN DỤNG KIẾN THỨC CÁC MÔN TỰ NHIÊN GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 10………………………………………………………..18 2.3.1 Vận dụng một số kiến thức Toán học……………………………19 2.3.2 Vận dụng một số kiến thức Vật lí………………………………..22 2.3.3 Vận dụng một số kiến thức Hoá học…………………………….26 2.3.4 Vận dụng một số kiến thức Sinh học…………………………. ...27 2.4. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………30 GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM………………………………………………..32 PHẦN BA: KẾT LUẬN…………………………………………………….42 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………..42 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đã từ lâu, nhu cầu muốn khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người. Ngay từ lúc sinh ra, trẻ con đã luôn luôn tìm cách mở rộng không gian hiểu biết của mình từ cái nôi à ơi, đến cái nhà, cái sân, mảnh vườn của mình, đến khi lớn lên, đó là không gian sống, học tập, làm việc, giao tiếp. Và Khoa học Địa lí cũng bắt đầu hình thành từ khi con người tìm cách khám phá Trái Đất nhằm mục đích sinh sống, chinh phục, tìm kiếm những miền đất mới. Con đường phát triển của Khoa học Địa lí không phải là một con đường trơn tru, thẳng tắp mà bao gồm những bước thăng trầm, những giai đoạn khủng hoảng và những giai đoạn hưng thịnh. Khoa học Địa lí là một trong những khoa học cổ nhất của nhân loại, là một trong những khoa học cơ bản mà ai cũng cần phải học và ít nhiều vận dụng trong cuộc sống hàng ngày. Khoa học Địa lí có một phạm vi tri thức vô cùng rộng lớn và phong phú, cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học về thiên nhiên, về dân cư, về chế độ xã hội và về các hoạt động kinh tế của con người ở khắp nơi trên Trái Đất. Chính vì vậy môn học Địa lí có mối liên hệ với rất nhiều môn học khác trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, điển hình như các môn: Toán học, Hoá học, Vật lí, Sinh học và Lịch sử... Qua nhiều năm giảng dạy chương trình địa lí tự nhiên lớp 10, bản thân tôi nhận thấy có nhiều nội dung cần phải vận dụng kiến thức của các môn tự nhiên để giảng dạy phần kiến thức Địa lí tự nhiên lớp 10 này sẽ hiệu quả hơn. Khi vận dụng kiến thức các môn tự nhiên để giảng dạy, các em học sinh sẽ hiểu rõ hơn bản chất của hiện tượng, vận dụng và giải thích được các hiện tượng tự nhiên một cách rõ ràng hơn. Trong quá trình giảng dạy tại trường, qua việc thử nghiệm kiểm tra cùng một mảng kiến thức đối với những lớp có vận dụng kiến thức liên môn và những lớp không có vận dụng kiến thức liên môn thì kết quả cho thấy: lớp có vận dụng kiến thức liên môn việc hiểu, nhớ và giải thích tốt và lâu hơn nhóm còn lại.Tuy nhiên, đưa kiến thức gì vào, đưa vào ở đâu, khi nào, đưa như thế nào để vừa đủ, hiệu quả mà không làm dài thêm khối lượng kiến thức đã quá cồng kềnh, không làm học sinh cảm thấy chán ngán, không làm giáo viên cảm thấy nặng nề? Vận dụng kiến thức liên môn như thế nào cho hiệu quả? Tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu rất nhiều về vấn đề này và nhận thấy đây là một vấn đề rất thú vị nên đã không ngừng tìm tòi, học hỏi những đồng nghiệp, những người đi trước, những người có liên quan, song song với việc tìm hiểu, trao đổi với học sinh và tìm hiểu qua một số tài liệu đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm Chính vì vậy, với kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy có nhiều nội dung trong chương trình Địa lí 10 khi vận dụng kiến thức các môn tự nhiên để dạy sẽ đem lại hiệu quả, tạo được hứng thú học tập cho các em cũng như làm rõ hơn các kiến thức địa lí. Đó là lí do tôi chọn đề tài: Một số kinh nghiệm vận dụng kiến thức các môn tự nhiên để giảng dạy hiệu quả chương trình Địa lí tự nhiên lớp 10.

MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3 3. Giới hạn nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Thời gian nghiên cứu 4 6. Cấu trúc đề tài 4 PHẦN 2: NỘI DUNG 5 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 5 2.1.1. Hệ thống khoa học Địa lí theo các quan niện hiện đại 5 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn 5 2.1.3. Một số yêu cầu khi sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí6 2.1.4. Khái quát chương trình Địa lí tự nhiên 10 6 2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ……………………………… 16 2.2.1 Thuận lợi………………………………………………………… 16 2.2.2 Khó khăn………………………………………………………… 17 2.3. VẬN DỤNG KIẾN THỨC CÁC MÔN TỰ NHIÊN GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 10……………………………………………………… 18 2.3.1 Vận dụng một số kiến thức Toán học……………………………19 2.3.2 Vận dụng một số kiến thức Vật lí……………………………… 22 2.3.3 Vận dụng một số kiến thức Hoá học…………………………….26 2.3.4 Vận dụng một số kiến thức Sinh học…………………………. 27 2.4. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………30 GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM……………………………………………… 32 PHẦN BA: KẾT LUẬN…………………………………………………….42 Tài liệu tham khảo………………………………………………………… 42 Trang 1 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đã từ lâu, nhu cầu muốn khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người. Ngay từ lúc sinh ra, trẻ con đã luôn luôn tìm cách mở rộng không gian hiểu biết của mình từ cái nôi à ơi, đến cái nhà, cái sân, mảnh vườn của mình, đến khi lớn lên, đó là không gian sống, học tập, làm việc, giao tiếp. Và Khoa học Địa lí cũng bắt đầu hình thành từ khi con người tìm cách khám phá Trái Đất nhằm mục đích sinh sống, chinh phục, tìm kiếm những miền đất mới. Con đường phát triển của Khoa học Địa lí không phải là một con đường trơn tru, thẳng tắp mà bao gồm những bước thăng trầm, những giai đoạn khủng hoảng và những giai đoạn hưng thịnh. Khoa học Địa lí là một trong những khoa học cổ nhất của nhân loại, là một trong những khoa học cơ bản mà ai cũng cần phải học và ít nhiều vận dụng trong cuộc sống hàng ngày. Khoa học Địa lí có một phạm vi tri thức vô cùng rộng lớn và phong phú, cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học về thiên nhiên, về dân cư, về chế độ xã hội và về các hoạt động kinh tế của con người ở khắp nơi trên Trái Đất. Chính vì vậy môn học Địa lí có mối liên hệ với rất nhiều môn học khác trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, điển hình như các môn: Toán học, Hoá học, Vật lí, Sinh học và Lịch sử Qua nhiều năm giảng dạy chương trình địa lí tự nhiên lớp 10, bản thân tôi nhận thấy có nhiều nội dung cần phải vận dụng kiến thức của các môn tự nhiên để giảng dạy phần kiến thức Địa lí tự nhiên lớp 10 này sẽ hiệu quả hơn. Khi vận dụng kiến thức các môn tự nhiên để giảng dạy, các em học sinh sẽ hiểu rõ hơn bản chất của hiện tượng, vận dụng và giải thích được các hiện tượng tự nhiên một cách rõ ràng hơn. Trong quá trình giảng dạy tại trường, qua việc thử nghiệm kiểm tra cùng một mảng kiến thức đối với những lớp có vận dụng kiến thức liên môn và những lớp không có vận dụng kiến thức liên môn thì kết quả cho thấy: lớp có vận dụng kiến thức liên môn việc hiểu, nhớ và giải thích tốt và Trang 2 lâu hơn nhóm còn lại.Tuy nhiên, đưa kiến thức gì vào, đưa vào ở đâu, khi nào, đưa như thế nào để vừa đủ, hiệu quả mà không làm dài thêm khối lượng kiến thức đã quá cồng kềnh, không làm học sinh cảm thấy chán ngán, không làm giáo viên cảm thấy nặng nề? Vận dụng kiến thức liên môn như thế nào cho hiệu quả? Tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu rất nhiều về vấn đề này và nhận thấy đây là một vấn đề rất thú vị nên đã không ngừng tìm tòi, học hỏi những đồng nghiệp, những người đi trước, những người có liên quan, song song với việc tìm hiểu, trao đổi với học sinh và tìm hiểu qua một số tài liệu đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm Chính vì vậy, với kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy có nhiều nội dung trong chương trình Địa lí 10 khi vận dụng kiến thức các môn tự nhiên để dạy sẽ đem lại hiệu quả, tạo được hứng thú học tập cho các em cũng như làm rõ hơn các kiến thức địa lí. Đó là lí do tôi chọn đề tài: " Một số kinh nghiệm vận dụng kiến thức các môn tự nhiên để giảng dạy hiệu quả chương trình Địa lí tự nhiên lớp 10". 2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của học sinh trong việc tiếp thu và vận dụng giải thích các kiến thức địa lí tự nhiên. Nghiên cứu, lựa chọn và đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân nhằm khắc phục những khó khăn cho học sinh trong việc tiếp thu các kiến thức tự nhiên và giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên. Đưa ra những kiến thức các môn tự nhiên có thể áp dụng để dạy hiệu quả một số nội dung địa lí tự nhiên lớp 10. Cuối cùng đưa ra một số kết quả thực nghiệm để so sánh số liệu trước và sau khi tiến hành áp dụng những kinh nghiệm của bản thân. 3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung vào chương trình lớp 10 phần địa lí tự nhiên bao gồm từ chương I đến chương IV trong sách giáo khoa địa lí 10 ban cơ bản và vận dụng một số kiến thức của các môn học: Toán, Lí, Hoá, Sinh học trong giảng dạy nội dung địa lí tự nhiên lớp 10. Trang 3 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Sử dụng phương pháp này để tổng hợp những tài liệu có liên quan nhằm làm rõ cơ sở lí luận của vấn đề, nhằm tìm ra được những kiến thức các môn tự nhiên có thể vận dụng để làm sáng tỏ một số kiến thức địa lí tự nhiên trong chương trình lớp 10.  Phương pháp quan sát sư phạm: là phương pháp quan sát thực tế trong quá trình giảng dạy, tiếp thu kiến thức của học sinh cũng như việc vận dụng kiến thức của các em trong việc giải thích kiến thức địa lí tự nhiên.  Phương pháp so sánh: để so sánh kết quả trước và sau khi vận dụng những kinh nghiệm của giáo viên truyền đạt cho học sinh.  Phương pháp khảo sát, thống kê: để đưa ra những số liệu cụ thể về hiệu quả của vấn đề được nghiên cứu. 5. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Từ năm học 2008 - 2009 đến 2013 - 2014. 6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung I. Cơ sở lí luận của vấn đề II. Thực trạng của vấn đề III. Một số kiến thức các môn tự nhiên có thể vận dụng để giảng dạy nội dung địa lí tự nhiên 10. Phần 3: Kết luận Trang 4 PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 2.1.1. Hệ thống khoa học Địa lí theo các quan niện hiện đại Địa lí học là một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội, nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên và sản xuất và các thành phần của chúng, chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Hệ thống khoa học Địa lí bao gồm hai nhóm khoa học lớn là nhóm khoa học Địa lí tự nhiên và nhóm khoa học Địa lí kinh tế, xã hội. Giữa Địa lí học và các khoa học khác có những mối quan hệ rất mật thiết như: Địa lí tự nhiên có quan hệ chặt chẽ với toán học, vật lý học, hóa học và sinh học; Địa lí kinh tế xã hội có quan hệ chặt chẽ với Sử học, kinh tế chính trị học, Văn học và với nhiều môn kỹ thuật khác. Trong thời đại ngày nay, người ta thấy sự kết hợp nhiều mặt giữa Địa lí học với hàng loạt các khoa học khác tạo thành nhiều khoa học mới. Như vậy trong Địa lí có các khoa học khác cũng như trong khoa học khác có Địa lí. 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí Sử dụng kiến thức liên môn là một nguyên tắc cần tuân thủ trong dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn Địa lí nói riêng. Sử dụng kiến thức liên môn được coi là một nguồn kiến thức quan trọng không thể thiếu trong dạy học Địa lí và được sử dụng như tài liệu tham khảo. Mặt khác, sử dụng kiến thức liên môn còn là biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng. Nếu sử dụng tốt kiến thức liên môn và gây hứng thú học tập cho học sinh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí. Sử dụng kiến thức liên môn đảm bảo được tính toàn vẹn của kiến thức trên cơ sở sử dụng kiến thức các môn học khác và ngược lại. Kiến thức liên môn còn giúp học sinh tránh được những lỗ hổng kiến thức khi học tách rời các môn học. Nhờ đó, các em hiểu được sâu sắc kiến thức Địa lí và gây được hứng thú học tập cho học sinh, thúc đẩy quá trình nhận thức của học sinh đạt kết quả cao. Nếu hiểu được kiến thức thì các em sẽ hình thành các kĩ năng như: phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá và biết Trang 5 liên hệ kiến thức đã học vào cuộc sống. Như vậy, kiến thức liên môn là một nội dung rất quan trọng trong dạy học Địa lí cũng như các môn học khác. Chương trình sách giáo khoa phổ thông hiện nay đổi mới về nội dung, phương pháp biên soạn để giúp học sinh học tập dễ dàng, sinh động và hấp dẫn hơn. Song bản thân sách giáo khoa còn nhiều nội dung trùng lặp giữa các môn học. Do vậy trong quá trình dạy học, giáo viên phải nắm chắc nội dung kiến thức liên môn và vận dụng những biện pháp sử dụng chúng để gây hứng thú học tập cho học sinh thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Sử dụng kiến thức liên môn có hiệu quả không chỉ giúp học sinh nắm kiến thức sâu sắc, mà còn phát triển kĩ năng học tập. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học giáo viên cần nắm vững nội dung của khoa học Địa lí và hệ thống chương trình môn học. Nắm chắc và sử dụng thành thạo các kiến thức liên môn thì việc giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao. 2.1.3. Một số yêu cầu khi sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí Sử dụng kiến thức liên môn phải đáp ứng được mục tiêu môn học. Sử dụng kiến thức liên môn phải giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ bản của bài học. Sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập cho học sinh phải góp phần phát triển năng lực tư duy và kĩ năng thực hành bộ môn cho học sinh. Sử dụng kiến thức liên môn phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh. Sử dụng kiến thức liên môn phải linh hoạt, sáng tạo, tùy thuộc vào yêu cầu kiến thức của bài. 2.1.4. Khái quát chương trình Địa lí tự nhiên 10 BẢN ĐỒ Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ * Phương pháp ký hiệu: - Đối tượng thể hiện: các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể như các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản… Trang 6 - Cách thể hiện: những ký hiệu thể hiện đối tượng được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ. - Có 3 dạng kí hiệu chính: ký hiệu hình học, ký hiệu chữ và ký hiệu tượng hình. * Phương pháp ký hiệu đường chuyển động: - Đối tượng thể hiện: sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên (hướng gió, dòng biển…) và các hiện tượng kinh tế-xã hội (các luồn di dân, vận chuyển hàng hóa…) trên bản đồ. - Sự di chuyển của các hiện tượng được thể hiện bằng các mũi tên chỉ hướng di chuyển. * Phương pháp chấm điểm: - Đối tượng thể hiện: các đối tượng, hiện tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ như các điểm dân cư nông thôn, các cơ sở chăn nuôi… - Các đối tượng, hiện tượng được thể hiện bằng các điểm chấm. Trên bản đồ, mỗi điểm chấm (.) đều có một giá trị nào đó. * Phương pháp bản đồ - biểu đồ: - Đối tượng thể hiện: giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ (đơn vị hành chính). - Cách thể hiện: sử dụng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó trên bản đồ. Hiểu và trình bày được phương pháp sử dụng bản đồ, Atlat địa lí để tìm hiểu đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng và phân tích các mối quan hệ địa lí. * Các bước sử dụng bản đồ: - Đọc tên bản đồ để biết đối tượng, hiện tượng địa lí trên bản đồ. - Đọc bản chú giải để biết các đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ như thế nào; xem tỉ lệ của bản đồ để biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với khoảng cách trên thực tế. - Dựa vào bản đồ tìm đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện. - Dựa vào bản đồ để xác lập các mối quan hệ địa lí giữa các đối tượng, hiện tượng địa lí. Trang 7 * Atlat địa lí là một tập hợp các bản đồ. Khi sử dụng, thường phải kết hợp bản đồ ở nhiều trang Atlat có nội dung liên quan với nhau để tìm hiểu hoặc giải thích một đối tượng, hiện tượng địa lí. Chương II: HỆ QỦA CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT Hiểu được khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà. Thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà. - Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các thiên thể chuyển động xung quanh và các đám mây bụi khí, có tám hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời. - Trái Đất là một hành tinh ở vị trí thứ 3 (theo thứ tự xa dần Mặt Trời) trong hệ Mặt Trời. Trình bày được các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất * Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: sự luân phiên ngày, đêm, giờ trên Trái Đất, sự chuyển động lệch hướng của các vật thể. - Do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng luân phiên ngày, đêm. - Giờ trên Trái Đất: giờ địa phương, giờ múi, giờ quốc tế (Giờ GMT), đường chuyển ngày quốc tế. - Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: + Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động. + Nguyên nhân: do Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông đã sinh ra một luật làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt trái đất (lực Côriôlit). Trang 8 * Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất: chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, hiện tượng mùa và các hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. - Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời + Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh. + Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. - Hiện tượng mùa: - Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Một năm được chia làm 4 mùa (xuân, hạ, thu đông). Mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau. - Nguyên nhân sinh ra mùa: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. - Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ: + Ngày, đêm dài, ngắn theo mùa (biểu hiện, nguyên nhân). + Ngày, đêm dài, ngắn theo vĩ độ (biểu hiện, nguyên nhân). Chương III: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ Nêu được sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc của Trái Đất (lớp vỏ, lớp Manti, nhân Trái Đất) về tỉ lệ về thể tích, độ dày, thành phần vật chất cấu tạo chủ yếu, trạng thái - Lớp vỏ Trái Đất (độ dày, thành phần vật chất, trạng thái, tỉ lệ về thể tích) - Lớp Man ti. (độ dày, thành phần vật chất, trạng thái, tỉ lệ về thể tích) - Nhân Trái Đất. (lõi trái đất) (độ dày, thành phần vật chất, trạng thái, tỉ lệ về thể tích) Biết được khái niệm thách quyển; phân biệt được thạch quyển và vỏ Trái Đất - Thạch quyển là lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất, được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau. - Thạch quyển bao gồm cả vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100 km). Trang 9 Trình bày được khái niệm nội lực, ngoại lực và nguyên nhân của chúng. Biết được tác động của nội lực, ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất * Khái niệm, nguyên nhân: - Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. Nội lực được sinh ra chủ yếu là do nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất. - Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Ngoại lực được sinh ra chủ yếu là do nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời. * Tác động của nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất - Tác động của nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo: + Vận động theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn, làm cho bộ phận này được nâng lên, trong khi bộ phận kháclại bị hạ xuống. + Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực khác, gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. + Tác động của nội lực còn gây ra các hiện tượng động đất, núi lửa. - Tác động của ngoại lực đến bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực. Đó là các quá trình phá hủy đá ở chỗ này, bồi tụ ở chỗ kia do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước chảy, sóng biển, gió, băng hà…tạo nên các dạng địa hình xâm thực, mài mòn, thổi mòn, bồi tụ… - Các quá trình ngoại lực: + Quá trình phong hóa. + Quá trình bóc mòn. + Quá trình vận chuyển. + Quá trình bồi tụ. Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí: cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo * Nguyên nhân hình thành các khối khí: Không khí ở tầng đối lưu, tùy theo vĩ độ và bề mặt trái đất là lục địa hay đại dương mà hình thành các khối khí khác nhau. Trang 10 [...]... ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 10 2.3.1 Vận dụng một số kiến thứcTốn học trong giảng dạy địa lí tự nhiên lớp 10 Tốn học là một mơn khoa học nghiên cứu về số, cấu trúc, khơng gian và các phép biến đổi Tốn học hiện diện trong tự nhiên, nghệ thuật, âm nhạc, kiến trúc, lịch sử, địa lí, văn học… Chính vì vậy giữa Tốn học và Địa lí cũng có mối liên hệ mật thiết, nhiều kiến thức địa lí cần phải vận dụng những kiến thức. .. học để làm rõ vấn đề nhất là trong phần địa lí tự nhiên Trong chương trình Địa lí tự nhiên lớp 10 tơi nhận thấy có thể vận dụng kiến thức Tốn học để giảng dạy trong những nội dung kiến thức địa lí tự nhiên sau:  Trong chương bản đồ khi dạy một số vấn đề cần lưu ý trong q trình học tập địa lí trên bản đồ, một trong những điều chúng ta cần phải tìm hiểu đó là tỉ lệ bản đồ Phần này chúng ta có thể vân dụng. .. lớp 10 tơi đã Trang 29 vận dụng kiến thức của các mơn tự nhiên để giảng dạy phần này thì tơi cảm thấy việc dạy nội dung này đã hiệu quả hơn Kết quả những năm sau đã cao hơn so với những năm trước và học sinh lớp tơi dạy cũng đã rất hứng thú với tiết học Địa Lí nói chung và học nội dung địa lí tự nhiên nói riêng Có được kết quả này cũng một phần là nhờ tơi đã vận dụng một số kiến thức của các mơn tự nhiên. .. kinh nghiệm của mình đã tích luỹ được qua nhiều năm giảng dạy phần địa lí tự nhiên lớp 10 tại trường THPT Long Khánh nhằm giảng dạy có hiệu quả hơn nội dung này, giúp khắc phục được những khó khăn trên Trang 17 Các giải pháp trong đè tài này giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 2.3 MỘT SỐ KIẾN THỨC CÁC MƠN TỰ NHIÊN CĨ THỂ VẬN DỤNG ĐỂ GIẢNG DẠY NỘI DUNG ĐỊA... những kiến thức Địa lí để giúp học sinh hiểu một cách rõ ràng chúng ta có thể vận dụng một số những kiến thức của mơn Vật lí Những ví dụ duới đây là những trường hợp chúng ta có thể vận dụng:  Trong chương II tìm hiểu về Vũ trụ, hệ quả các chuyển động của Trái Đất có rất nhiều kiến thức chúng ta nên vận dụng để làm rõ bản chất của các hiện tượng địa lí  Trái Đất và các hành tinh vừa chuyển động tự quay... kiến thức Vật Lí trong giảng dạy địa lí tự nhiên lớp 10 Vật lí học là một ngành của triết học tự nhiên và khoa học tự nhiên nghiên cứu vật chất và chuyển động trong khơng gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên hệ như năng lượng và lực, Vật lí học bao gồm cả phần thiên văn học Chương trình địa lí tự nhiên lớp 10 có những nội dung có liên quan rất nhiều đến mơn Vật Lí Chính vì vậy có những kiến. .. trong chương trình địa lí lớp 10 có liên quan nhiều đến thực tế cuộc sống nên tạo được sự hứng thú cho học sinh Phần kiến thức này cũng giúp học sinh có thể vận dụng để giải thích được một số hiện tượng tự nhiên trong đời sống hàng ngày Đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học là một trong những đòi hỏi cấp bách và cần thiết để nâng cao hiệu quả Trang 16 giảng dạy nói... chỉnh của lớp vỏ địa lí * Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới của lớp vỏ địa lí - Biểu hiện của quy luật địa đới - Biểu hiện của quy luật phi địa đới 2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 2.2.1 Thuận lợi Chương trình địa lí tự nhiên lớp 10 có nhiều nội dung mới, hay và hấp dẫn so với sách giáo khoa cũ trước đây Lại được trình bày một cách khoa học, nhiều hình ảnh hấp dẫn, trực quan Chương trình địa lí tự nhiên. .. dung Địa lí tự nhiên lớp 10 là phần nội dung rất hay, hấp dẫn vì thế tơi rất thích dạy phần nội dung này Tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nghiệm nên tơi nhận thấy chưa thực sự thoả mãn với cách truyền đạt của mình, cũng như nhiều học sinh chưa thực sự hứng thú với tiết học Địa lí Nhưng qua nhiều năm giảng dạy cộng với kinh nghiệm tích luỹ được trong việc dạy học, đặc biệt là nội dung địa lí tự nhiên lớp. .. và các dạng kết tủa trong hang động 2.3.4 Vận dụng một số kiến thức Sinh học trong giảng dạy địa lí tự nhiên lớp 10 Sinh học là ngành nghiên cứu về sự sống, sự phát triển và trường tồn của các lồi sinh vật trên Trái đất Giữa Địa lí và Sinh học có mối quan hệ mật thiết với nhau, khi nói về sự phân bố của các lồi sinh vật trên Trái đất phù hợp với từng Trang 26 mơi trường đất và khí hậu Ở phần Địa lí tự

Ngày đăng: 17/07/2015, 19:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w