Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn huyên Tri Tôn. Thực trạng và giải pháp

27 2K 8
Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn huyên Tri Tôn. Thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1  Trong những năm gần đây, tệ nạn xã hội đã trở nên báo động đáng chú ý là tệ nạn ma túy, mại dâm, đá gà, số đề, cá cược bóng đá, đánh bài, xốc đĩa, lô tô, bông vụ, uống rượu càng quấy … diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Riêng địa bàn huyện Tri Tôn, trong những năm qua, tình hình tệ nạn xã hội cũng diễn biến hết sức phức tạp, đa dạng với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, làm cho nhiều gia đình tan vỡ hạnh phúc, gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống kinh tế, văn hóa, đạo đức xã hội và còn là một trong những nguyên nhân phát sinh, phát triển tội phạm. Nghiêm trọng hơn nó ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trước thực trạng trên, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và lực lượng Công an, mà trong đó nòng cốt là lực lượng Công an huyện đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng chống các loại tệ nạn xã hội. Nhờ đó tình hình an ninh trật tự có nhiều chuyển biến tích cực, luôn được giữ vững. Tuy nhiên, trong thực tế công tác phòng, chống tệ nạn xã hội của lực lượng Công an huyện cũng còn bộc lộ những tồn tại, thiếu sót. Hiệu quả của nó vẫn còn bị hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, tệ nạn xã hội tuy có giảm nhưng chưa ổn định, trong từng lúc, từng nơi cũng còn diễn biến rất phức tạp. Với những vấn đề nêu trên, là một chiến sĩ Công an nhân dân, hơn ai hết, tôi luôn có suy nghĩ tìm ra phương hướng và giải pháp tối ưu nhất để khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội. Vì vậy bản thân đăng ký đề tài: “Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn huyên Tri Tôn. Thực trạng và giải pháp.” để có điều kiện nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về các loại tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện Tri Tôn. Từ đó tìm ra những giải pháp cơ bản nhất góp phần cùng với đơn vị, địa phương bài trừ có hiệu quả với các loại tệ nạn xã hội. Đây là lần đầu tiên tiếp cận với đề tài, kiến thức có hạn và thời gian nghiên cứu không được nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự chỉ dẫn và thông cảm của quý thầy cô và đồng nghiệp. 2 C 1: ,  1.1. M Tệ nạn xã hội xảy ra trong một phạm vi nhất định, thường có nhiều chủ thể tham gia, gắn liền với các lĩnh vực hoạt động của con người, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, có ảnh hưởng sự phát triển của xã hội. Mặt khác tệ nạn xã hội và tội phạm ngày càng có liên quan chặt chẽ với nhau, đan xen vào nhau và tạo điều kiện cho nhau phát triển. Chống tội phạm và đấu tranh ngăn ngừa tệ nạn xã hội là hai mặt của một vấn đề. Hiện nay trong xã hội nhiều tệ nạn xã hội có nguy cơ phát triển, đáng chú ý là những tệ nạn xã hội sau: Tệ nạn mại dâm, tệ nạn ma túy, mê tín dị đoan… Tệ nạn xã hội thường gắn chặt với tội phạm. Đây là một trong những nguồn gốc chính gây ra tình trạng mất an ninh trật tự. Ngoài ra trong kinh tế thị trường, quy luật chạy theo lợi nhuận cao chi phối hành vi con người không nhỏ, họ có thể làm bất cứ điều gì, bất chấp các thủ đoạn, không tuân thủ pháp luật và đạo đức xã hội miễn là có lợi nhuận cao, đây là cơ sở đầu tiên của những hành vi tội phạm. Kinh doanh ma túy và mại dâm đem lại siêu lợi nhuận, có thể nói không ngành kinh doanh nào sánh kịp. Vì vậy một số người bất chấp luân thường đạo lý và luật pháp, lao vào tổ chức, kinh doanh lĩnh vực này. Tóm lại, tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây ra hậu quả nghiêm trọng cho đời sống cộng đồng. 1.2. t: Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống thực dụng, coi thường các chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật, làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, phá vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình, phá hoại nhân cách, phẩm giá con người, ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe, năng suất lao động, làm băng hoại giống nòi dân tộc. 3 Tệ nạn xã hội làm cho nhiều gia đình tan vỡ hạnh phúc, gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống kinh tế, văn hóa, đạo đức xã hội và còn là một trong những nguyên nhân phát sinh, phát triển tội phạm. Nghiêm trọng hơn nó ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. 1.3 Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội là quá trình lực lượng Công an vận dụng các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật và các qui định khác của Nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội; tiến hành đồng bộ các biện pháp công tác nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội, góp phần bảo vệ và phát huy thuần phong mỹ tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Để làm được đều đó, đồi hỏi phải có sự tham gia của các cấp, các ngành, của toàn xã hội. Trong đó, lực lượng cơ sở có một vai trò, vị trí rất quan trọng. Đây là lực lượng chủ công, nòng cốt tuyên truyền, hướng dẩn quần chúng nhân dân và trực tiếp thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, các biện pháp theo chức năng, nhiệm vụ của mình để phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn. 1.4. Qcông tác   : Đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ cấp bách và cực kỳ quan trọng của cả nước, của từng địa phương, đòi các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các lực lượng… phải tập trung đấu tranh cao độ với những giải pháp, biện pháp đồng bộ và hữu hiệu mới có thể thu được thắng lợi. Đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội đạt hiệu quả là một trong những điều kiện để đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội, góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và làm tiền đề thuận lợi cho công cuộc đổi mới, cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 4  : Quan điểm của Đảng ta từ Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu của việc phòng, chống tệ nạn xã hội hiện nay là phải chặn đứng sự phát triển của tệ nạn xã hội, tiến tới đẩy lùi ở những nơi tiếp theo về lâu dài, từng bước xóa bỏ kết hợp thực hiện các chính sách xã hội hướng phát triển lành mạnh. Để phòng ngừa tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc, … Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách một cách cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác phòng, chống tệ nạn hiện nay như Chỉ thị 33, 64 của Ban bí thư Trung ương Đảng về lãng đạo công tác phòng, chống tệ nạn xã hội: “… các cấp ủy phải chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp hoạt động giữa các tổ chức Đảng, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế trong công tác tuyên truyền, giáo dục tổ chức chữa bệnh, giáo dục và dạy nghề cho người mại dâm, nghiện hút ma túy, phát hiện và trừng phạt nghiêm minh”. Trước tình hình trên, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới đặc ra hiều vấn đề hết sức quan trọng đó là: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thỗ của tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn làm thất bại âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nêu rõ: “… bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đại hội XI của Đảng cũng thể hiện sự quan tâm rất lớn đến công tác phòng ngừa tội phạm. Đại hội yêu cầu phải phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội để không xảy ra các hiện tượng này và xây dựng chương trình quốc gia phòng chống tội phạm. 5 Chỉ thị 09-CT/TW của Ban bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. Tiếp nối tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng qua các thời kỳ; đề cặp nhiều vấn đề quan trọng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng hiệu quả; tiếp tục huy động sức mạnh tổng hợp của nhân dân tích cực, tự giác tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chỉ thị 48 của Bộ chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong những năm tới, chúng ta cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; giữ vững chủ quyền biên giới, vùng trời, biển, đảo của Tổ quốc. Bảo vệ vững chắc Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chủ động ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch; trong bất cứ tình huống nào cũng không để xảy ra bị động, bất ngờ, sẳn sàng ứng phó có hiệu quả trước các mối đe dọa, kể cả đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu. c.  Để phòng, chống tệ nạn xã hội Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư khác nhau nhằm thực hiện việc phòng, chống tệ nạn xã hội một cách đồng bộ và có hiệu quả, các Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư ấy bao gồm: * Các văn bản chỉ đạo của Trung ương: - Luật phòng, chống mua bán người - Luật phòng, chống ma tuý (sửa đổi, bổ sung). - Luật phòng, chống HIV/AIDS. 6 - Nghị 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng. - Nghị 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong các hoạt động văn hóa, du lịch văn hóa và phòng, chống một số tệ nạn xã hội. - Nghị định 34/CP, ngày 18/8/2000 quy định khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là khu vực biên giới) bao gồm các xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền. - Nghị định số 73/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ: “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự”. - Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ, về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng. - Nghị định 76/CP ngày 27/6/2003 của Chính phủ quy định về hướng dẩn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục. - Nghị định 163/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính Phủ: “Quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn”. - Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính Phủ: “Quy địnhvề chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh”. - Quyết định thành lập Ban liên ngành 178 về kiểm tra các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa xã hội. - Quyến định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống AIDS ở Việt Nam tới năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 7 - Quyết định số 1173/QĐ-TTg ngày 18/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai luật phòng chống mua bán người. - Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 18/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình hành động phòng chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2012”. * Các văn bản chỉ đạo của tỉnh: - Quyết định số 1851/QĐ-UBND ngày 26/09/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới, cửa khẩu. - Quyết định 3267/QĐ-UBND ngày 11/12/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS, tệ nạn ma tuý, mại dâm và các loại TNXH khác tỉnh An Giang. - Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống mại dâm. - Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 07/07/2008 của Tỉnh ủy An Giang, về việc thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới. - Chỉ thị số 37-CT/TU ngày 24/3/2009 của Tỉnh ủy An Giang, về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo phát động phong trào toàn dân tham gia vận động giúp đỡ, quản lý người sau cai nghiện, tái hoà nhập cộng đồng và đẩy mạnh công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma tuý, mại dâm. - Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 25/01/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, về việc thành lập Văn phòng liên lạc phòng, chống ma tuý qua biên giới giữa tỉnh An Giang và Kandal - Campuchia. 8 - Kế hoạch số 10/KH-BCĐ ngày 17/01/2012 của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS và TNXH tỉnh An Giang. - Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 10/01/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015. * Các văn bản chỉ đạo của huyện: - Kế hoạch số 09/KH-BCĐ 138 ngày 12/3/2012 của Ban chỉ đạo 138 huyện Tri Tôn, về việc thực hiện Nghị quyết 09/CP và Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm. - Kế hoạch số 11/KH-BCĐ ngày 16/3/2012 của Ban chỉ đạo 138 huyện Tri Tôn: về kế hoạch hành động phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống ma tuý; mại dâm và các tệ nạn xã hội khác trên địa bàn huyện. - Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 20/3/2012 về việc thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. - Kế hoạch số 15/KH-BCĐ ngày 28/3/2012 của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS và TNXH tỉnh An Giang. - Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 30/3/2012 của Ủy ban nhân dân huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang về thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015. Như vậy, với những văn bản quy phạm pháp luật nêu trên cho thấy quan điểm của Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Mục đích hướng đến làm sao cho xã hội ngày càng trong sạch, lành mạnh tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế xã hội phát triển bền vững. 9 C 2:       PHÒNG,   NXÃ H 2.1.  Tri Tôn là Huyện miền núi, diện tích 600,40 km 2 , có 13 xã và 02 Thị trấn, dân số 145.149 người, trong đó người kinh là 93.409 người, người Khmer 50.452 người, 1.231 người là người Hoa và dân tộc khác là 57 người . Đặc điểm xã hội của huyện Tri Tôn là địa bàn miền núi, biên giới, dân tộc và tôn giáo: đạo Phật, Thiên Chúa, Cao Đài, Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo, đặc biệt là nơi sinh ra đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, với nhiều danh lam thắng cảnh du lịch mang chiến tích lịch sử hào hùng và nơi đây kinh tế du lịch không ngừng phát triển, bên cạnh đó kéo theo mặt trái của nền kinh tế là các loại tội phạm cũng phát sinh với nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi hơn, manh động hơn nhưng đa số là còn trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Về trường học: toàn huyện hiện có 04 trường phổ thông trung học, trong đó có 01 trường dân tộc nội trú. Đối với các xã, thị trấn đều có trường phổ thông trung học cơ sở, trường tiều học, tại huyện có 01 trung tâm Bồi dưỡng chính trị cho cán bộ công nhân viên. Ngoài ra còn có khu du lịch đồi Tức Dụp, Xoài So, Ô Tà Sóc, nhà mồ Ba Chúc, … là nơi thu hút khách ở các địa phương đến tham quan vui chơi, giải trí, mua bán, trao đổi hàng hóa và cũng là nơi để nhân dân thư giản tinh thần sau những ngày mệt nhọc. Về nghề nghiệp: có 80% các hộ dân sống bằng nghề nông, một số sống bằng nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, mua bán và ngành nghề khác. Trình độ dân trí còn thấp, tình trạng khô hạn vào mùa nắng đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của người dân. Kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, hàng năm trên địa bàn huyện thường xuyên có nhiều khách tham quan du lịch (nhất là dịp Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ) lượng khách đổ về đây rất đông. Chính vì thế đời sống của nhân dân càng 10 ngày ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số đối tượng xấu từ nơi khác đến và số đối tượng tại địa phương lợi dụng nơi tập trung giao lưu mua bán để hoạt động phạm tội và tham gia tệ nạn xã hội… Thời gian gần đây, sự phát triển mạnh mẽ các sòng bạc dọc theo tuyến biên giới phía Campuchia các đối tượng trong và ngoài địa bàn huyện, thậm chí ngoài tỉnh họ đi bằng nhiều phương tiện qua nơi đây tham gia các hoạt động cờ bạc, đá gà, đã gây không ít khó khăn cho việc phòng, chống tệ nạn xã hội. Đời sống kinh tế khó khăn; địa bàn biên giới nên các loại tệ nạn xã hội về ma tuý, trộm cắp vặt, số đề, đá gà, mê tín dị đoan, say rượu càn quấy, tụ tập băng nhóm lưu manh, bảo kê, gây rối trật tự công cộng… ngày càng tăng; ngoài ra do một số thanh niên gia đình khá giả sa vào con đường ăn chơi trụy lạc. 2.Tri Tôn 2: a.  Tri Tôn: Điểm nổi bậc trong quá trình tổ chức thực hiện công tác phòng chống tệ nạn xã hội là lực lượng Công an đã tham mưu tốt cho các Ban ngành, các địa phương xã, thị trấn ra các Chỉ thị, Nghị quyết chỉ đạo phát động toàn Đảng, toàn dân phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào cuộc đấu tranh phòng chống các loại tệ nạn xã hội. Tiếp tục thực hiện khá tốt Nghị quyết 09/CP, Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, Chương trình hành động phòng chống ma túy, HIV/AIDS, mại dâm, đã tạo được những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của từng cấp, từng ngành, đơn vị cơ sở trong phong trào quần chúng tham gia an ninh trật tự ở địa phương. Với tư tưởng chỉ đạo lấy phòng ngừa là chính, Công an huyện làm nòng cốt tham mưu tốt cho cấp Uỷ, chính quyền chỉ đạo các Ban ngành, đoàn thể tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những nội dung của [...]... rối trật tự công cộng, trộm cắp vặt…; phấn đấu tri t xoá 100% các tụ điểm tệ nạn xã hội gây dư luận bức xúc trong xã hội, góp phần phát tri n kinh tế xã hội bền vững 3.2 Những giải ph p cơ bản phòng, chống tệ nạn xã hội tr n đị bàn huyện Tri Tôn từ n y đến năm 2015: - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác,... nạn xã hội ra khỏi đời sống xã hội - Kết hợp phòng ngừa với điều tra, xử lý tội phạm và tệ nạn xã hội; Chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công, tấn công liên tục tội phạm và tệ nạn xã hội; đảm bảo yêu cầu chính trị, pháp luật và nghiệp vụ trong hoạt động phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội - Thường xuyên quán tri t thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX và nghị quyết huyện Đảng bộ nhiệm... Phòng chống tệ nạn xã hội nhằm mục tiêu trước mắt là tri n khai có hiệu quả giai đoạn 2010 – 2015 nhằm ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi tệ nạn xã hội trong tương lai Đề đạt được mục tiêu đó thì Đảng ủy, Ủy ban, Công an và các đoàn thể huyện Tri Tôn phải làm tốt những mặt công tác sau: + Tiếp tiệc cũng cố Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS; phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác ở tại địa. .. không rõ tên và cũng không rõ địa chỉ 15 - Quân số quản lý địa bàn, khu vực ít, đôi lúc công việc thường xuyên liên tục trên nhiều lĩnh vực cho nên công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội thực sự quan tâm chưa cao, chưa đề ra kế hoạch phòng ngừa tri t để tận gốc Hiện nay đang quản lý trên địa bàn huyện Tri Tôn là 256 đối tượng hình sự và tệ nạn xã hội các loại, 68 đối tượng mua bán và sử dụng trái... hình đó Công an huyện Tri Tôn đề ra những phương hướng sau: - Bảo vệ tính thống nhất và chấp hành nghiêm pháp luật, ổn định của địa phương - Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cả hệ thống chính trị trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội - Phóng, chống tệ nạn xã hội phải kết hợp với các biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện thực hiện tội phạm và tệ nạn xã hội ra khỏi... phạm và bài trừ tệ nạn xã hội, đảm bảo làm trong sạch địa bàn Duy trì chế độ họp đơn vị nhất là thấm nhuần việc học tập 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, đề ra phương án tri t xóa các tụ điểm tệ nạn xã hội và rút kinh nghiệm từ đó đề ra biện pháp phù hợp d Nhữn h n chế tồn đọn : Trong những năm qua công tác phòng chống tệ nạn xã hội đã đạt được như đã nêu trên. .. hết tác hại của các tệ nạn xã hội với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội - Phương thức hoạt động của các loại tệ nạn xã hội này ngày càng tinh vi, xảo quyệt, thường xuyên di chuyển địa điểm cho nên công tác đấu tranh tri t phá còn hạn chế ở gốc độ nào đó Hơn nữa, khi bị phát hiện đối tượng vi phạm thường che dấu hành vi các tệ nạn xã hội, gây khó khăn trong việc điều tra xử lý Vì vậy công tác tri t... phát tri n thì nhu cầu cuộc sống của nhân dân ngày càng cao, theo đó tệ nạn xã hội cũng ngày càng gia tăng Đó là điều mà Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và xác định vấn đề tệ nạn xã hội là một tác hại lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát tri n kinh tế - xã hội của đất nước cũng như đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Qua nghiên cứu thực trạng vấn đề tệ nạn xã hội của cả nước nói chung, và địa. .. bảo vệ an ninh Tổ quốc và công tác xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh 24 3.4 Kiến nghị: Qua nghiên cứu đề tài tệ nạn xã hội cũng như thực trạng và các biện pháp phòng, chống thì hướng tới đây tôi xin kiến nghị một số vấn đề trọng tâm nhằm giúp cho công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đạt được kết quả tốt hơn: *Đ i với Trun ươn : Tiếp tục tham mưu Quốc hội, chính phủ tiếp tục thực hiện chương trình... chỉnh kịp thời so với sự phát tri n của xã hội - Chưa phát huy tính chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách phát tri n kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội để giảm đói nghèo, ngăn chặn nguyên nhân phát sinh tệ nạn xã hội f Từ nhữn nhận xét đánh iá trên qua thời ian thực hiện c n tác ph n ch n tệ n n xã h i trên địa bàn hu ện có thể rút ra m t s . và giải pháp tối ưu nhất để khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội. Vì vậy bản thân đăng ký đề tài: Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn huyên. tranh phòng, chống tệ nạn xã hội. - Phóng, chống tệ nạn xã hội phải kết hợp với các biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện thực hiện tội phạm và tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống xã hội. -. ngăn ngừa tệ nạn xã hội là hai mặt của một vấn đề. Hiện nay trong xã hội nhiều tệ nạn xã hội có nguy cơ phát tri n, đáng chú ý là những tệ nạn xã hội sau: Tệ nạn mại dâm, tệ nạn ma túy, mê

Ngày đăng: 17/07/2015, 15:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan