1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ vấn đề ổn ĐỊNH CHÍNH TRỊ xã hội TRÊN địa bàn TỈNH THÁI BÌNH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

113 424 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 624,5 KB

Nội dung

Trong mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, ở mỗi giai đoạn lịch sử, khi nào giai cấp thống trị, Đảng phải cầm quyền đưa ra được những chủ trương, giải pháp đúng, phù hợp quy luật và thâu phục được lòng dân, thì ở đó sẽ tạo ra được sức mạnh để bảo vệ và xây dựng quốc gia, dân tộc hòa bình ổn định và phát triển, và ngược lại, sẽ gây ra sự bất ổn định. Bất ổn định, chiến tranh và các cuộc xung đột sẽ đẩy lùi sự phát triển của quốc gia, dân tộc trong mỗi thời kỳ so với xu thế chung của thế giới.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ổn định chính trị - xã hội là một yêu cầu tất yếu trong sự tồn tại và pháttriển của mọi xã hội Lịch sử thế giới và Việt Nam đã minh chứng rõ điều đó

Trong mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, ở mỗi giai đoạn lịch sử, khi nào giaicấp thống trị, Đảng phải cầm quyền đưa ra được những chủ trương, giải phápđúng, phù hợp quy luật và thâu phục được lòng dân, thì ở đó sẽ tạo ra đượcsức mạnh để bảo vệ và xây dựng quốc gia, dân tộc hòa bình - ổn định và pháttriển, và ngược lại, sẽ gây ra sự bất ổn định Bất ổn định, chiến tranh và cáccuộc xung đột sẽ đẩy lùi sự phát triển của quốc gia, dân tộc trong mỗi thời kỳ

so với xu thế chung của thế giới Những bất ổn định chính trị - xã hội Liên Xô

và Đông Âu trong cuối những năm 80, đầu 90 đã đẩy các nước này đến đổ vỡ,chôn vùi thành quả của nhân dân trong mấy mươi năm Vì vậy, ổn định tìnhhình chính trị - xã hội là mong muốn của mọi xã hội, của nhân dân

Ở Việt Nam, qua mấy ngàn năm lịch sử, ngay cả trong các xã hội

phong kiến, khi nào vua sáng, tôi hiền, lòng dân hòa thuận, đất nước yên bình,

ổn định thì xã hội phát triển, nhân dân hòa mục, đời sống ấm êm, thái bình.Dân tộc ta đã từng trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giặcnội xâm và đã thấm đau bao cảnh tương tàn, tang tóc, mất mát, hy sinh, sứcngười, sức của Vì vậy ngày nay, dân ta rất khát khao độc lập tự do, mongmuốn mãi mãi được sống trong hòa hình, ổn định để xây dựng một đất nước

có dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh Điều đó chỉthực hiện được trong tình hình xã hội ổn định Đó không phải chỉ là mongmuốn của Đảng ta, của Nhà nước ta, mà còn của cả dân tộc ta Công cuộc đổimới do Đảng ta khởi xướng, đất nước ta đã và đang thu được những thành tựurất to lớn Đó là việc Đảng ta đã đưa ra được đường lối chính trị đúng đắn,lãnh đạo Nhà nước và nhân dân ta giữ được ổn định chính trị - xã hội để xây

Trang 2

dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nhưng trong đócũng còn tồn tại không ít các nhân tố tiềm ẩn những nguy cơ có thể gây bất ổnđịnh, làm cản trở phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống củanhân dân Những nhân tố ấy tồn tại trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội, trong những vấn đề vĩ mô và vi mô, ở mọi cấp độ từ trung ương xuốngđến địa phương và cơ sở Điểm nóng ở Thái Bình trong những năm 1996 - 1998

và ở nhiều nơi khác, vụ bạo loạn ở Tây Nguyên vừa qua đã minh chứng điều đó

Vì vậy, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay là, để đất nướcphát triển, để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, điều kiện tiên quyết làphải giữ vững được ổn định chính trị - xã hội trên phạm vi cả nước và ở mỗiđịa phương

Thái Bình là một trọng điểm của các điểm nóng trong cả nước những năm 1996-1998 Trong những năm qua Thái Bình đã đẩy lùi trạng thái bất ổn định, đang từng bước đi lên Song bên cạnh những mặt tích cực trong đời sống chính trị, trong phát triển kinh tế - xã hội, vẫn còn nhiều điều bức xúc cần giải quyết, cần có những giải pháp khả thi để ngăn chặn, đẩy lùi những nhân tố có khả năng dẫn tới tái phát bất ổn định có thể xảy ra

Trên ý nghĩa đó, tôi chọn "Vấn đề ổn định chính trị - xã hội trên địa

bàn tỉnh Thái Bình - Thực trạng và giải pháp" làm đề tài luận án thạc sĩ khoa

học chính trị, khóa đào tạo năm 2002-2004, mã số 60.31.20

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong các văn kiện của Đảng, những chủ trương chính sách của Nhànước trong thời kỳ đổi mới, nhiều chỗ nhấn mạnh đến vấn đề ổn định chính trị -

xã hội Đề ra những quyết sách lớn, Đảng ta đều phân tích sâu sắc tình hìnhchính trị - xã hội trên thế giới, trong nước và đánh giá thực trạng của giữ vững

ổn định chính trị - xã hội Các chủ trương, chính sách của Nhà nước đềuhướng tới mục tiêu đảm bảo cho đất nước giữ vững được ổn định chính trị -

xã hội để đất nước phát triển Do vậy, đường lối chính trị của Đảng, chủ

Trang 3

trương, chính sách của Nhà nước đã trở thành cơ sở lý luận cho việc nghiêncứu ổn định chính trị - xã hội.

Ở nước ta, đã có một số công trình, bài viết về vấn đề ổn định (bất ổnđịnh) chính trị - xã hội, nhất là từ sau khi xảy ra các điểm nóng chính trị ởnhiều nơi, đặc biệt ở Thái Bình, trong đó một số luận văn tốt nghiệp cao cấp

lý luận, cử nhân, hoặc luận văn thạc sĩ

Liên quan đến đề tài điểm nóng, mất ổn định chính trị - xã hội đã cómột số tác phẩm tiêu biểu như:

- "Tổng kết thực tiễn về xử lý điểm nóng chính trị - xã hội" do GS Lê

Hữu Nghĩa làm chủ nhiệm, GS Lưu Văn Sùng làm phó chủ nhiệm

- GS Hoàng Chí Bảo: "Bước đầu khái quát lý luận về điểm nóng, điểm nóng chính trị -xã hội".

- Viện Khoa học Chính trị đã có tập bài giảng về "Xử lý tình huống chính trị" giành cho hệ cử nhân và hệ cao học.

- Các bài viết của GS TS Lưu Văn Sùng, GS.TS Hoàng Chí Bảo trên

"Thông tin chính trị học" có nội dung khái quát lý luận về điểm nóng chính trị

-xã hội, liên quan đến việc mất ổn định chính trị - -xã hội ở địa bàn một số tỉnh

Trang 4

Các công trình khoa học về điểm nóng chính trị trên đây đã phân tíchkhá sâu về nội dung, đặc điểm, những tác động xấu và các giải pháp khắcphục điểm nóng - một biểu hiện của bất ổn định chính trị - xã hội ở các địaphương trong những năm qua.

- TS Nguyễn Văn Vĩnh và tập thể các nhà khoa học với đề tài khoa

học cấp bộ, 2003, về "Những nhân tố có thể dẫn đến bất ổn định chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay" Đề tài này đã đạt những kết quả khá sâu về nội dung

khái niệm bất ổn định chính trị, những nhân tố ảnh hưởng, những yếu tố cóthể dẫn đến bất ổn định chính trị - xã hội và các giải pháp khắc phục trên cáclĩnh vực ở nước ta hiện nay

- Howrd Wiauch: "Chính trị so sánh" (bản dịch tiếng Việt), Hoa kỳ

1987 Trong tác phẩm này có một nội dung quan trọng là so sánh các nềnchính trị dân chủ thông qua tiêu chí về ổn định chính trị Tác giả đã đề cậpđến một số nội dung cần tiếp cận về ổn định và ổn định chính trị

Tóm lại, các bài viết, các luận văn trên đã đi sâu nghiên cứu và vạch

ra những nội dung ở tầm khái quát cao về mặt lý luận về điểm nóng và bất ổnđịnh chính trị - xã hội Tuy nhiên, việc nghiên cứu lý luận toàn diện về ổnđịnh chính trị - xã hội và giải pháp giữ vững ổn định chính trị - xã hội sau khiđiểm nóng đã được giải quyết trên địa bàn của một tỉnh thì chưa có đề tài nàonghiên cứu một cách hệ thống

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

a) Mục đích

Trên cơ sở phân tích lý luận phạm trù ổn định chính trị, làm rõ nhữngthành tựu, những hạn chế tiềm ẩn nguy cơ có thể gây bất ổn định trên địa bàntỉnh Thái Bình, luận văn xây dựng hệ thống phương thức, giải pháp khả thinhằm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, coi đó như là điều kiện tiên quyết đểphát triển kinh tế - xã hội, góp phần thắng lợi vào sự nghiệp đổi mới do Đảng

ta khởi xướng trên địa bàn của tỉnh Thái Bình và rộng ra là với cả nước

Trang 5

b) Nhiệm vụ

Đề tài nhằm làm rõ nội dung ổn định chính trị - xã hội với tư cách làphạm trù khoa học chính trị và vai trò của nó trong hoạt động của hệ thốngchính trị, đặc biệt là ở cơ sở Cụ thể:

- Làm sáng tỏ nội dung, cấu trúc của khái niệm ổn định chính trị - xãhội và vai trò của nó trong đời sống xã hội

- Làm rõ thực trạng tình hình chính trị - xã hội ở Thái Bình trongnhững năm sau khi xảy ra điểm nóng (sau 1997 - 1998) Tìm những nguy cơtiềm ẩn gây mất ổn định

Đưa ra hệ thống những giải pháp nhằm giữ vững ổn định chính trị

-xã hội, từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nhằm ổn định tình hình chính trị

- xã hội để phát triển kinh tế - xã hội nhằm đẩy mạnh công cuộc đổi mới trênđịa bàn tỉnh Thái Bình

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề ổn

định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình có đặc trưng sản xuất nôngnghiệp là chính, kinh tế kém phát triển đang vận động đi lên trong sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng của việc giữ vững ổn

định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình sau khi xảy ra "điểm nóng"chính trị - xã hội (1997 - 1998) đến nay Từ đó nêu những giải pháp cơ bản đểtiếp tục giữ vững ổn định chính trị - xã hội hiện nay và những năm tiế theo

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận duyvật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin; tư tưởng Hồ ChíMinh và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trang 6

Đề tài cũng sử dụng rộng rãi các phương pháp nghiên cứu tổng diễn dịch, phương pháp phân tích, gắn lý luận với thực tiễn, đặc biệt làphương pháp so sánh- phương pháp quan trọng của chính trị học Đề tài sửdụng những số liệu báo cáo tổng kết, các số liệu thống kê đã được thẩmđịnh để thực hiện những nội dung của đề tài

hợp-6 Đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của luận văn

Đề tài tập trung làm rõ những quan điểm lý luận về ổn định chính trị

-xã hội và hệ thống các giải pháp khả thi qua nghiên cứu từ thực tiễn quá trìnhgiữ vững ổn định chính trị xã hội sau điểm nóng ở một tỉnh kinh tế kém pháttriển đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa

7 Ý nghĩa của luận văn

- Đề tài góp phần làm rõ nội dung lý luận về ổn định nói chung và về

ổn định chính trị - xã hội nói riêng - một vấn đề quan trọng trong khoa họcchính trị

- Sau khi hoàn thành, có thể sử dụng luận án làm tài liệu tham khảotrong nghiên cứu và giảng dạy các khoa học chính trị, nhất là môn chính trịhọc Có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong đổi mới kinh tế- xã hội trên địabàn tỉnh Thái Bình

8 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dungluận án bao gồm 3 chương, 7 tiết

Trang 7

Chương 1

NỘI DUNG, VAI TRÒ CỦA ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Ở NƯỚC TA

1.1 NỘI DUNG PHẠM TRÙ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Phạm trù "chính trị - xã hội" được sử dụng phổ biến trong nhiều văn

kiện chính trị Tuy nhiên chưa có mấy các nhà khoa học bàn đến nội dungkhái niệm này một cách đầy đủ Theo tôi, để tiếp cận với khái niệm "chính trị

- xã hội", cần tiếp cận nội dung các thuật ngữ chính trị và xã hội.

Trang 8

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã có quan niệm khoa học về chính trị Nhữngngười mác-xít cho rằng phải xem xét chính trị trong quan hệ với giai cấp, vớilợi ích giai cấp và với nhà nước cùng thiết chế chính trị bảo đảm hiện thựchóa những nhu cầu của các lực lượng tham gia vào đời sống chính trị.

Xét về bản chất, chính trị có nguồn gốc từ kinh tế, là sự biểu hiệntập trung của kinh tế, là kinh tế cô đọng lại Đây là luận điểm mang tính duyvật về chính trị, bởi vì chính trị không phản ánh nhu cầu kinh tế ngẫu nhiênmang tính chất đơn nhất, mà nó phản ánh tính tất yếu khách quan của kinh tế.V.I Lênin đã chỉ rõ: "Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế chính trị

không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế" [26, tr 349] So với

kinh tế, chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu, vì khi giải quyết cácvấn đề kinh tế, chính trị của giai cấp cầm quyền phải định hướng vào việc bảo

vệ và phát triển cơ sở kinh tế của mình dựa trên việc củng cố quyền lực chínhtrị Cho dù xét đến cùng, kinh tế tuy là điểm xuất phát và là mục tiêu củachính trị, nhưng chính trị đến lượt nó là tiền đề để thực hiện các lợi ích kinh

tế Trong các quan hệ chính trị, quan hệ giữa các giai cấp là quan hệ cơ bản

Đó là biểu hiện các quan hệ mang tính bản chất của đời sống chính trị

Chính trị có quan hệ hữu cơ với lợi ích các giai cấp, các lực lượng, cácquốc gia, dân tộc Nhưng do vị trí khác nhau trong hệ thống sản xuất của xãhội, các giai cấp có lợi ích khác nhau Việc thỏa mãn các nhu cầu lợi ích củamỗi lực lượng do địa vị chính trị của nó quy định, và cái quyết định nhất là vịtrí của các lực lượng ấy đối với chính quyền như thế nào Do vậy, hướng đếnnắm quyền lực chính trị là khát vọng V.I Lênin đã nhấn mạnh rằng, lợi íchkinh tế cơ bản của giai cấp công nhân chỉ được thỏa mãn nhờ giai cấp côngnhân tiến hành cuộc cách mạng chính trị giành lấy chính quyền từ tay các giaicấp bóc lột

Chúng tôi tán thành các quan điểm cho rằng, chính trị là mối quan hệgiữa các giai cấp, giữa các dân tộc, giữa các quốc gia có liên quan tới vấn đề

Trang 9

giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước Chính trị là biểu hiện tập trung củakinh tế, được quy định bởi những lợi ích cơ bản của giai cấp, của các lựclượng chính trị, là vấn đề công việc chính quyền Chính trị theo nguyên nghĩacủa nó, là những công việc của nhà nước, là phạm vi hoạt động gắn với những

quan hệ giai cấp, dân tộc và các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là

vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước

Cái quan trọng nhất của chính trị, theo Lênin là "tổ chức chính quyềnnhà nước" Chính trị là sự tham gia của nhân dân vào công việc của nhà nước,các định hướng của nhà nước, xác định hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạtđộng của nhà nước Bất kỳ vấn đề xã hội nào cũng mang tính chính trị vìviệc giải quyết nó, trực tiếp hay gián tiếp đều gắn với lợi ích giai cấp, với vấn

Phương diện thứ nhất - Coi chính trị với tư cách là những quan hệ đặc biệt, thì cấu trúc chính trị bao gồm:

- Quan hệ giữa công dân với nhà nước

- Quan hệ giữa các tập đoàn, các giai cấp khác nhau với vấn đề nhànước

- Quan hệ giữa các dân tộc khác nhau với nhà nước

- Quan hệ giữa các quốc gia khác nhau thông qua nhà nước

Phương diện thứ hai - Coi chính trị với tư cách là một hoạt động xã hội đặc thù - Cấu trúc của chính trị sẽ bao gồm:

- Mục tiêu hoạt động chính trị của các chủ thể

Trang 10

- Phương pháp, phương tiện hoạt động chính trị.

- Những hình thức tổ chức hoạt động chính trị, các thiết chế chính trịnhằm đạt tới mục tiêu

- Những lực lượng xã hội chính trị và hình thức tổ chức các lực lượng

đó nhằm đạt mục tiêu

- Nhà chính trị, những chính khách thực hiện nhiệm vụ chính trị

- Hoạt động chính trị thực tiễn nhằm hiện thực hóa mục tiêu đã đặt ra Cách xác định cấu trúc chính trị trên đây có ưu điểm bao quát và chitiết hóa được hầu hết các nhân tố của chính trị Tuy nhiên, nếu xem xét nhưvậy, có phần chia tách các yếu tố của chính trị, trong khi chính trị là một chínhthể, là một hệ thống Theo tôi, có thể xác định cấu trúc chính trị bao gồm:

Một là, ý thức chính trị, các mục tiêu lý tưởng chính trị - biểu hiện tư

tưởng, chính trị thông qua sự nhận thức và phương hướng hoạt động chính trịcủa các chủ thể tham gia vào đời sống chính trị

Xét về mức độ phản ánh, ý thức chính trị có hai cấp độ liên quan vớinhau một cách biện chứng: trình độ lý luận và trình độ kinh nghiệm ý thứcchính trị dưới góc độ trình độ lý luận thể hiện ở khả năng nắm bắt các yếu tốkhách quan chi phối đời sống xã hội và khả năng đáp ứng các yêu cầu của quyluật khách quan, là khả năng nhận thức lý luận chính trị, cương lĩnh - đườnglối chính trị, mục tiêu lý tưởng chính trị của mỗi lực lượng chính trị, là trình

độ, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn chính trị

Trang 11

Bà là, các quan hệ chính trị được hình thành do sự tác động qua lại

giữa các chủ thể chính trị (nhóm, tầng lớp xã hội, giai cấp, dân tộc, quốcgia ) Các quan hệ chính trị phản ánh các quan hệ kinh tế và các quan hệ xãhội khác, nhưng có vai trò chi phối các quan hệ kinh tế và các quan hệ xã hộikhác Các quan hệ chính trị có thể hình thành dưới hình thức liên minh hợptác đấu tranh, hoặc xung đột xung quanh các công việc chính quyền

Sự vận động của các quan hệ chính trị là sự vận động liên tục, thể hiệnthông qua những sự kiện, những biến cố chính trị trong từng giai đoạn khácnhau, khi thì sôi động quyết liệt, khi thì trầm lắng êm ả Thời kỳ mà đời sốngchính trị êm ả là thời kỳ ổn định, và ngược lại thời kỳ có nhiều biến cố xungđột, mâu thuẫn gay gắt là thời kỳ bất ổn định Thực trạng chính trị ổn địnhhay bất ổn định do nhiều yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội chi phối Điều đótùy thuộc trước hết bởi chính thể chế chính trị đương thời, bởi hệ thống chínhtrị, bởi phẩm chất, năng lực, bản lĩnh của các chủ thể chính trị cầm quyền.Trên ý nghĩa đó, Lênin cho rằng: "Chính trị là khoa học và nghệ thuật"

1.1.2 Nội dung vấn đề xã hội

Xã hội là những cộng đồng người Con người là tổng hòa các quan hệ

xã hội Do đó, xã hội là một khái niệm để chỉ rõ:

Thứ nhất: Xã hội trước hết nói đến một cộng đồng dân cư sống trong

một phạm vi ranh giới địa lý - lãnh thổ

Thứ hai: Nói xã hội không thể không nói đến các hoạt động của con

người liên quan tới các quá trình sản xuất (sản xuất theo nghĩa rộng, bao gồmtất cả các khâu của quá trình tái sản xuất và các hoạt động dịch vụ, nghiên cứukhoa học) Các hoạt động đó lại gắn liền với các hoạt động văn hóa, tinh thần,tâm linh của con người, của cộng đồng người

Thứ ba: Sự tồn tại của xã hội có giai cấp, tất yếu gắn liền với đời sống

chính trị, cả xã hội bị lôi cuốn vào guồng máy chính trị (chính thể, đường lối,thiết chế, con người chính trị )

Trang 12

C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh: "Xã hội không phải gồm các cánhân, mà xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ củacác cá nhân đối với nhau" Theo C.Mác, "xã hội - cho dù nó có hình thức gì

đi nữa - là cái gì? Là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những conngười" [34, tr 657]

Nhân loại đã trải qua nhiều kiểu xã hội Nếu lấy đặc trưng sản xuất thìnhân loại đã trải qua xã hội săn bắn, xã hội làm vườn, xã hội nông nghiệp, xãhội công nghiệp Nếu căn cứ vào hình thái thì có các xã hội nô lệ, phong kiến,

tư bản và xã hội xã hội chủ nghĩa Nếu căn cứ vào chính thể thì có các xã hộichính thể quân chủ, độc tài, dân chủ Mỗi xã hội tồn tại như những nấc thangcủa sự phát triển xã hội Nền tảng chung của các cơ cấu cụ thể này là nhữngmối quan hệ sản xuất vật chất, những mối quan hệ kinh tế giữa người vàngười, trên đó sẽ hình thành một thượng tầng kiến thức phù hợp C.Mác chorằng, "tổng hợp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà người ta gọi

là những quan hệ xã hội, là xã hội và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào mộtgiai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo riêngbiệt một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại" [30, tr 553]

Mỗi xã hội đều được đặc trưng bởi một tổng thể các quan hệ sản xuất.Nhưng quan hệ sản xuất chỉ là cái biểu hiện bên ngoài, là hình thức xã hội củamột phương thức sản xuất nhất định Cái quyết định nội dung của nó lại chính

là lực lượng sản xuất - trình độ chinh phục tự nhiên của con người Lực lượngsản xuất và quan hệ sản xuất là quan hệ biện chứng, chúng luôn quy định vàchế ước nhau, trong đó lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định

Xã hội với tư cách là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa người

và người cũng được hình thành một cách khách quan và tất yếu Sự vận động,biến đổi và phát triển của xã hội phải tuân theo những quy luật nội tại vốn cócủa nó, trước tiên là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất vào trình độ

Trang 13

phát triển nhất định của lực lượng sản xuất, làm cơ sở cho một chế độ chínhtrị nhất định [20, tr 401].

Từ những lý giải trên, có thể quan niệm về xã hội như sau: Xã hội, theo nghĩa rộng nhất là một khái niệm phản ánh các hoạt động và các mối quan hệ giữa con người với con người trên mọi lĩnh vực ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử Một xã hội xác định vận động, phát triển theo những quy luật nội tại, trước tiên là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng.

Theo nghĩa rộng khái niệm xã hội rộng bao quát các hoạt động củacon người, bao trùm cả khái niệm chính trị Nhưng theo nghĩa hẹp, khái niệm

xã hội dùng chỉ một lĩnh vực của hoạt động của con người Khái niệm nàyngang cấp với khái niệm chính trị, kinh tế, văn hóa đó là khái niệm xã hộitheo nghĩa hẹp, phản ánh những quan hệ, những hoạt động, những mặt cụ thểhơn của đời sống xã hội, như vấn đề việc làm và thu nhập, giáo dục và đạođức, y tế và sức khỏe, giàu và nghèo, phong tục và tập quán, công bằng vàbình đẳng xã hội, dân tộc và tôn giáo

Do vậy, hiểu quan niệm về xã hội cần phải hiểu theo cả nghĩa rộng (gồmnhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa ) và cả là vấn đề xã hội theonghĩa hẹp Ở luận văn này, khái niệm xã hội sử dụng cả theo nghĩa rộng vànghĩa hẹp khi đề cập đến vấn đề chính trị - xã hội và ổn định chính trị - xãhội

1.1.3 Nội dung chính trị - xã hội

Trong các công trình nghiên cứu, những văn kiện chính trị thuật ngữchính trị - xã hội được dùng phổ biến Tuy nhiên cho đến nay chưa có mộtđịnh nghĩa khoa học nào về thuật ngữ này

Có quan điểm khẳng định, các quan hệ xã hội trong xã hội có giai cấpđều có tính chất chính trị nên gọi là các quan hệ chính trị - xã hội Cách giải

Trang 14

thích này đã cho chúng ta hiểu được phần nào khái niệm chính trị - xã hội.Tuy vậy, theo chúng tôi, cần phân tích rõ hơn về khái niệm chính trị - xã hộithông qua việc phân tích mối quan hệ giữa chính trị và xã hội.

Chính trị là một bộ phận nằm ở thượng tầng kiến trúc của một hìnhthái kinh tế - xã hội Chính trị có ảnh hưởng rất lớn đối với các yếu tố khác ởthượng tầng kiến trúc như pháp luật, tôn giáo, văn nghệ và đối với cơ sởkinh tế Chính trị bị chi phối bởi kinh tế, chịu ảnh hưởng bởi những yếu tốkhác của kiến trúc thượng tầng Nhưng chính trị lại tác động đến cơ sở kinh tế

và các lĩnh vực khác của kiến trúc thượng tầng Những mối quan hệ đó biểuhiện ra như là các mối quan hệ nhân - quả Sự tác động của chính trị đến cácquan hệ xã hội có thể trực tiếp có thể gián tiếp, có thể tác động tích cực hoặcngược lại Như vậy, trong xã hội có giai cấp, nhân tố chính trị thâm nhập vàonhân tố xã hội, và nhân tố xã hội cũng thâm nhập vào nhân tố chính trị Cácquan hệ xã hội tốt đẹp sẽ làm cho chính trị bền vững, các quan hệ xã hội rốiloạn sẽ làm cho kinh tế bị kìm hãm, xã hội mất ổn định và chính trị có thể bịlung lay

Do mối quan hệ khăng khít giữa chính trị với những vấn đề xã hội,cho nên trong các xã hội khác nhau thì chính trị - xã hội có những biểu hiệnkhác nhau, mang bản chất khác nhau Điều đó do bản chất chính trị của cácgiai cấp nắm quyền chi phối Trong các xã hội do các giai cấp bóc lột cầmquyền, chính trị - xã hội nhằm phục vụ củng cố quyền lực của số ít, và phục

vụ cho lợi ích của số ít người Trái lại trong chủ nghĩa xã hội, chính trị - xãhội nhằm củng cố quyền lực của nhân dân lao động và phục vụ cho lợi ích của

đa số nhân dân

Từ việc phân tích trên, ta có khái niệm như sau: Chính trị - xã hội là khái niệm phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa mặt xã hội nói chung với vấn

đề chính trị Khái niệm chính trị- xã hội vừa chỉ một xã hội với tổng thể các mối liên hệ của xã hội, vừa biểu thị một chế độ chính trị - xã hội.

Trang 15

1.2 QUAN NIỆM VỀ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG NHÂN

TỐ ẢNH HƯỞNG

1.2.1 Quan niệm về ổn định

Thuật ngữ ổn định được dùng khá phổ biến trong mọi lĩnh vực của đờisống xã hội như ổn định đời sống, ổn định gia đình, ổn định thu nhập, ổn địnhkinh tế Nó được xác định trong một hoàn cảnh nhất định về trạng thái của

sự vật

Dưới góc độ triết học, thuật ngữ ổn định phản ánh trạng thái trong quátrình vận động của sự vật Thế giới vật chất luôn vận động không ngừng,trong đó bao hàm cả hiện tượng đứng im tương đối Sự vật tồn tại trong sựđứng im tương đối "Trong vận động của các thiên thể, có sự vận động trongcân bằng và có cân bằng trong vận động (một cách tương đối) Nhưng bất kỳvận động tương đối, riêng biệt nào cũng đều có xu hướng khôi phục lại sựđứng yên tương đối - sự cân bằng tương đối Khả năng đứng yên tương đốicủa các vật thể, khả năng cân bằng tạm thời là những điều kiện chủ yếu của

sự phân hóa vật chất" [32, tr 740]

Ăngghen đã chỉ rõ: Mọi sự cân bằng chỉ là "tương đối" và "tạm thời"trong sự vận động tuyệt đối và vĩnh viễn của thế giới vật chất ổn định phảiđược xem là mặt "nhất thời" của trạng thái vận động, phát triển C Mácnhấn mạnh: "Trong quan niệm tích cực về cái hiện đang tồn tại, phép biệnchứng đồng thời bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái hiện đang tồn tại

đó, về sự diệt vong tất yếu của nó, về mỗi hình thái đã hình thành đều đượcphép biện chứng xét ở trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thời của

hình thái đó" [33, tr 35].

Như vậy, trạng thái ổn định nhất thời của sự vật có hai mặt: mặt khẳngđịnh và mặt phủ định Hai mặt này có sự tác động qua lại với nhau Do đó là

Trang 16

mối quan hệ biện chứng của sự vật, làm cho sự vật tồn tại trong thế "nó vừa lànó" lại "không phải là nó".

Nói đến ổn định là nói đến trạng thái đối lập với rối loạn, khủnghoảng Đồng thời trạng thái ổn định này cũng xa lại với sự tĩnh lặng hoàn toànhay bất biến, cố định tuyệt đối ổn định không làm triệt tiêu hay kìm hãm sựvận động, phát triển mà có quan hệ mật thiết với vận động, phát triển Mặt ổnđịnh của sự vật là điều kiện để sự vật tự khẳng định, tự định hình, đồng thời làmôi trường tốt để cho các thuộc tính, các mặt bên trong sự vật tiến hành quátrình chuyển hóa biến đổi

Nhờ có trạng thái ổn định, sự vật trong quá trình vận động sẽ biến đổi

từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ mức độ bấp bênh, không chắc chắn đếnmức độ bền vững

Từ ý nghĩa đó, ta thấy: ổn định là một dạng đặc biệt của vận động,phát triển Vận động, phát triển là quá trình thay đổi các trạng thái ổn định

của sự vật ổn định gắn với phát triển, đồng nghĩa với phát triển Không có ổn

định thì không có sự phát triển, nhưng không phát triển thì cũng khó duy trì

ổn định được lâu dài và vững chắc

Như vậy, ổn định và biến đổi vừa là tiền đề, là điều kiện cho nhau,vừa là nhân và quả cho nhau, là thể hiện mối quan hệ giữa vận động và đứngim

Ta có thể rút ra kết luận: ổn định chỉ một trạng thái của tự nhiên, xã hội, tư duy trong quá trình vận động và phát triển của sự vật Xétcả về thực tiễn và lý luận thì ổn định mang tính tương đối vì nó chính là sự vận động trong những mâu thuẫn, trong sự thống nhất của các mặt đối lập và cũng là

sự thống nhất tương đối.

Ổn định chính trị - xã hội, cũng vậy, không phải là trạng thái đứngyên, trì trệ mà là trạng thái động, phát triển Đó là trạng thái của quá trình

Trang 17

thường xuyên giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh về chính trị - xã hội, vềkinh tế, văn hóa trong nội bộ nhân dân và trong hệ thống chính trị.

Trong xã hội, quy luật lực lượng sản xuất luôn quy định quan hệ sảnxuất Nói cách khác, quan hệ sản xuất phụ thuộc vào tính chất và trình độcủa lực lượng sản xuất Tuy nhiên, sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất vàotính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúcthượng tầng chính trị, giữa kinh tế với văn hóa trong sự phát triển đều mang

ý nghĩa tương đối Nó luôn có xu hướng bị phá vỡ bởi sự phát triển của lựclượng sản xuất Chính sự phát triển khách quan, liên tục của lực lượng sảnxuất đã làm cho mọi sự phù hợp của các nhân tố xã hội sẽ phá vỡ sự cânbằng, sự phù hợp trước đó để tạo ra sự cân bằng mới, tức là sự ổn định ởmức độ cao hơn Với từng lát cắt ở bình diện ổn định tư tưởng, ổn định cácquan hệ chính trị xã hội, ổn định hệ thống chính trị của xã hội chúng ta sẽthấy điều này rõ hơn

Trong xã hội có các giai cấp, các tầng lớp khác nhau, nhưng chịu sựchi phối của hệ tư tưởng của giai cấp thống trị Nếu tư tưởng của giai cấpthống trị phù hợp với xu thế khách quan, phù hợp với lợi ích xã hội sẽ tạo ra

sự ổn định chính trị - xã hội Nhưng sự ổn định về chính trị của xã hội chỉ làtrạng thái tạm thời, tương đối Sự ổn định này có thể bị phá vỡ nếu như có sựmâu thuẫn về lợi ích của các giai cấp Trong xã hội có giai cấp, hệ thốngchính trị do giai cấp thống trị lập ra để bảo vệ lợi ích cho giai cấp ấy Nếu nhưgiai cấp thống trị bảo đảm lợi ích cho toàn xã hội thì hệ thống chính trị sẽ hoạtđộng bình thường, ổn định Ngược lại, nếu nó xem nhẹ, chà đạp lên lợi ích xãhội thì sẽ xuất hiện những mâu thuẫn, làm cho hệ thống chính trị, chế độchính trị - xã hội không còn hoạt động trong trạng thái ổn định Chính trị- xãhội có thể bị rối loạn

1.2.2 Quan niệm về ổn định chính trị - xã hội

Trang 18

Trong các văn kiện chính trị, thuật ngữ "ổn định chính trị - xã hội"được sử dụng phổ biến Tuy nhiên, chưa có một định nghĩa đầy đủ thuật ngữ

này Để hiểu rõ nội hàm của phạm trù ổn định chính trị - xã hội cần tiếp cận

trên những góc độ sau

Có thể nói, khái niệm "ổn định chính trị" tưởng như là một vấn đề đơngiản, nhưng thật ra, đây cũng là vấn đề có nội dung phức tạp cả về phươngdiện lý luận lẫn thực tiễn Bởi, nói đến ổn định của một thể chế nào đó là nói

đến cái khả năng của thể chế đó có thể tồn tại một cách nguyện vẹn hay không Nhưng đến lượt nó, khả năng này lại phụ thuộc vào khả năng đối phó, giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề đang đặt ra trước thể chế đó

có được linh động, mềm dẻo hay phải dùng các giải pháp bạo lực cứng rắn

trước những biến cố xã hội hay không

Để làm rõ khái niệm ổn định chính trị - xã hội, cần thiết phải làm rõnội dung khái niệm "nguyên vẹn" và chỉ ra được cách đo lường khả năng(nhiều hay ít) tồn tại của một thể chế?

Theo tôi, có thể đánh giá trên các tiêu chí sau đây:

- Tiêu chí thứ nhất: Sự ổn định của hệ thống chính trị (political system).

Đối với các thể chế có tính lịch sử, tức là nó xuất hiện và biến mất thìtính ổn định có thể đơn giản được đo bằng khoảng thời gian nó tồn tại Nhưng

đối với một chế độ xã hội (một chế độ xã hội - một thể chế "Liên tiến" như xã hội tư bản Mỹ, Pháp, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ) thì vấn đề

không giản đơn như vậy Ngay cả khi chúng ta đo lường tính ổn định của mộtchế độ xã hội theo cách lấy thước đo sự tồn tại của chế độ đó được bao lâutheo những thông số xác định nào đó, thì chúng ta vẫn thấy rằng tất cả các chế

độ xã hội đều tồn tại lâu hơn sự tồn tại của tất cả các hệ thống chính trị củamỗi chế độ xã hội

Trang 19

Như vậy, tốt nhất là coi khái niệm "ổn định chính trị - xã hội" như làmột khả năng mà một thể chế có thể kéo dài sự tồn tại của mình Cũng có mộtkhuynh hướng nghiên cứu khác coi khái niệm "ổn định chính trị" như là mộtkhái niệm đa chiều, được tổng hợp lại từ những tư tưởng thường được sửdụng trong chính trị học so sánh như: Sự duy trì hệ thống, trật tự công dân,tính chính thống và tính hiệu quả Điều chắc chắn là, khi bạo lực gia tăng ởmức độ cao, tính chính thống của thể chế đó bị hạ thấp và bộ máy nhà nướcvận hành kém hiệu quả thì ít có khả năng duy trì một sự ổn định Do vậy, cóthể dùng tiêu chí này làm tiền đề để so sánh tính ổn định chính trị của mỗi xãhội và giữa các xã hội.

Cũng có trường hợp hiệu lực của một thể chế ở mức thấp, nhưng bạolực có thể ở mức cao, mặc dầu vậy chế độ chính trị - xã hội vẫn bền vững.Điều này xảy ra khi nhà nước có một tiềm năng thúc đẩy được những mối liên

hệ mạnh mẽ giữa những nhóm quyền lực trong xã hội, hoặc khi những nhómchính trị, kinh tế, xã hội cơ bản không coi sự thay đổi thể chế là có lợi cho họ.(thí dụ, phải sử dụng bạo lực trấn áp trong vấn đề bất ổn định ở Tây nguyên,nhưng chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta vẫn bền vững)

Có thể nói rằng: khái niệm về tính ổn định của các hệ thống chính trị

-xã hội, mặc dù có thể cảm nhận được bằng kinh nghiệm, song đến tận bâygiờ, khái niệm này vẫn chưa trở thành một luận điểm xuất phát có tính thuyếtphục trong việc phân tích tính ổn định của một chế độ xã hội

- Tiêu chí thứ hai: Về sự vận hành của hệ thống chính trị (System

performance).

Chúng ta có thể sử dụng khái niệm "sự vận hành hệ thống" như là mộttiền đề lý luận nghiên cứu tính ổn định của hệ thống chính trị Các mâu thuẫnkhác nhau về các hệ thống chính trị giải quyết những khía cạnh khác nhau trong

sự vận hành của các nền chính trị và điều này được đo lường bởi những biến

cố về những kết quả của quá trình chính trị và quá trình kinh tế - chính trị

Trang 20

đây cần chú ý một số vấn đề:

- Thứ nhất: Việc sử dụng khái niệm "Sự vận hành hệ thống" không có

nghĩa là từ bỏ vấn đề về tính ổn định của hệ thống, cũng không có nghĩa làviệc xem xét tính ổn định chính trị - xã hội không căn cứ vào thời gian tồn tạinguyên vẹn của hệ thống chính trị

- Thứ hai: Nói sự vận hành của hệ thống là nhấn mạnh đến khả năng

cũng như thực hiện phối hợp giữa các yếu tố của hệ thống (giữa đảng chínhtrị- nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội) Một xã hội ổn định là xã hội

có đủ khả năng điều chỉnh các hoạt động của hệ thống chính trị cho phù hợpvới những thách thức mà nó phải đương đầu

- Thứ ba: Xem xét tính ổn định chính trị - xã hội về mặt vận hành hệ

thống cần thiết phải xem xét đến những nhân tố ảnh hưởng đến sự vận hànhcủa hệ thống chính trị (chẳng hạn, tính ổn định của nội các chính phủ, sựkhủng hoảng chính trị trong nội bộ của đảng cầm quyền )

Trong những năm gần đây, việc đánh giá tính ổn định chính trị - xãhội về mặt vận hành của hệ thống chính trị đã trở thành một luận đề cơ bảntrong việc nghiên cứu tính ổn định chính trị - xã hội Những nhân tố chủ yếuquyết định tính ổn định trong sự vận hành hệ thống chính trị, đó là:

- Sự ổn định của chính phủ (ở Trung ương), hay của các cơ quan công quyền địa phương.

Có hai cách đo lường tính ổn định của chính phủ hay các cơ quancông quyền địa phương

Thứ nhất: Khoảng thời gian tồn tại.

Thứ hai: Mức độ kiểm soát của ngành hành pháp, được đo bằng việc

chính phủ có hay không có một đa số trong ngành lập pháp, tức sự ủng hộ của

cử tri (dân) Chính sách có được dân đồng tình, có được thực thi tốt không

Trang 21

Một chính phủ (hay các cơ quan quyền lực công ở địa phương và cơsở) đương nhiệm chỉ trong một thời gian ngắn sẽ rất khó có thể đảm bảo tráchnhiệm đối với kết quả của chính sách Mặt khác, nếu một chính phủ không cóđược một đa số ủng hộ trong ngành lập pháp cũng có thể làm mờ đi tính tráchnhiệm của mình bằng cách lập luận rằng, những chính sách của chính quyềnthiếu hiệu quả vì không có sự ủng hộ của đa số lập pháp, đây chính là mộtbiểu hiện về tính ổn định chính trị.

- Bạo lực chính trị.

Một trong những dấu hiệu căn bản của một hệ thống chính trị hoạt

động tốt là sự hạn chế những bất đồng chính trị và sự thừa nhận những phản kháng hợp pháp Trong một chế độ dân chủ, cần thiết phải tạo ra những

khoảng rộng cho sự phản kháng chính trị bằng cách áp dụng những biện pháp

ít hà khắc về những hành động đối với những người bất đồng chính kiến.Trong trường hợp đó, quy mô của những phản kháng có thể tăng lên

Tuy nhiên, sự xác định và sự đo lường các phong trào phản kháng(biểu tình, khiếu kiện đông người) vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật lànhững công việc đầy khó khăn Vì thế bất kỳ một đánh giá nào về vấn đề nàycần phải được xem xét thận trọng Tuy vậy vẫn có một vấn đề mà người ta cóthể đo lường được: Quy mô của bạo lực chính trị trong hệ thống chính trị(như bạo loạn, biểu tình, làm vô hiệu các bộ phận của hệ thống chính trị, hoặc

hệ thống chính trị không còn hoạt động bình thường ) Phạm vi và quy mô bạo lực càng nhỏ thì hệ thống chính trị càng vận hành tốt hơn Có hai chỉ số

thường được áp dụng cho vấn đề này: 1- số lượng các cuộc biểu tình phản

Trang 22

Một vấn đề cơ bản để đánh giá tính ổn định chính trị - xã hội là hệthống chính trị đó có tạo điều kiện tốt cho việc phát triển kinh tế và đời sốngcủa các công dân hay không

Những kết quả kinh tế - chính trị có thể được sử dụng như là nhữngthước đo sự vận hành của hệ thống chính trị là: Tỷ lệ tăng trưởng trung bìnhhàng năm của GDP, của con số thất nghiệp, của con số lạm phát, quy mô vay

nợ của nhà nước (dĩ nhiên các vấn đề trên không thể đo lường hết sự vận hànhcủa hệ thống) Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngược lại Tức là, nếudựa vào các chỉ số nói trên đôi khi lại không giải thích được là, tại sao đôi thingười ta phải chấp nhận một sự vận hành tồi (hoặc phải đi đường vòng) trongmột thời gian ngắn để vươn tới một sự vận hành tốt hơn trong một thời giandài

Các cuộc đình công, khiếu kiện đông người là một vấn đề đặc biệtphản ánh sự vận hành kinh tế - chính trị Một mặt nó chỉ ra một bức tranh rốiloạn trong sự vận hành kinh tế - chính trị, mặt khác, nó không đơn giản chỉ là

sự phản ánh tình trạng kinh tế (chẳng hạn như vấn đề thất nghiệp)

Cần phải nhấn mạnh rằng: Các kết quả kinh tế - chính trị của một hệthống chính trị nào đó không chỉ là sự phản ánh thực trạng bên trong hệ thống

đó, mà nó còn có ảnh hưởng lan tỏa rộng ra các vùng lân cận (các quốc gia,các vùng ) và nếu không có giải pháp kịp thời, ảnh hưởng đó như một phản

ứng dây chuyền, rất khó giới hạn (như phản ứng Domino).

Khi nghiên cứu sự vận hành của hệ thống chính trị, cần phải tập trungvào nghiên cứu những kết quả của sự vận hành hệ thống và coi đó như lànhững kết quả đo lường sự vận hành của hệ thống

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến ổn định chính trị - xã hội

a) Nhân tố kinh tế

Trang 23

n định chính trị - xã hội là trạng thái xã hội mà ở đó có sự phù hợp

giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, giữakiến thức thượng tầng và cơ sở hạ tầng của xã hội, tạo nên sự vận động theohướng phát triển của chính trị - xã hội

Học thuyết về hình thái kinh tế xã hội của Mác và Ăngghen chỉ rõ: xãhội là một chỉnh thể các yếu tố hợp thành bao gồm: lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất; cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Các yếu tố này cóquan hệ biện chứng với nhau C.Mác đã nêu ra quy luật về sự phù hợp giữaquan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Sự liên hệ

và tác động lẫn nhau giữa những quan hệ kinh tế của xã hội và quan hệ chínhtrị tinh thần hình thành trên các quan hệ kinh tế đó qua mối quan hệ giữa cơ

sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng "Toàn bộ những quan hệ kinh tế ấy hợpthành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lênmột kiến trúc thường tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xãhội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó" [31, tr 15]

Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là mối quan

hệ biện chứng Nó có thể phù hợp với nhau và có lúc, có giai đoạn nó khôngphù hợp với nhau trong thực tiễn

Nếu sự thống nhất, sự phù hợp giữa chúng tạo nên sự ổn định, sự pháttriển của xã hội Ngược lại, nếu không phù hợp, không thống nhất giữa chúng

sẽ dẫn đến bất ổn định, sự trì trệ, xã hội rối loạn

Sự phù hợp giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thường tầng sẽ tạo ra sựphù hợp của nhân tố chính trị và nhân tố kinh tế Lịch sử các xã hội có giaicấp đã chứng minh rằng, không có nền kinh tế nào mà lại không chịu chi phốiđiều tiết của chính trị, theo các hướng:

- Một là, theo hướng tích cực, chính trị đồng thuận với kinh tế.

Trang 24

- Hai là, theo hướng tiêu cực Khi đó chính trị là vật cản đối với kinh

Giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, xã hội cũng thường xuấthiện sự phát triển cùng chiều của chính trị và văn hóa Chính trị phát triểncùng chiều với văn hóa sẽ mở đường cho văn hóa phát triển Văn hóa pháttriển sẽ thúc đẩy cả chính trị, kinh tế phát triển

Như vậy, tổng hợp sự phù hợp và phát triển cùng chiều của các nhân

tố chính trị, kinh tế, văn hóa sẽ tạo ra trạng thái ổn định chính trị - xã hội

b) Những nhân tố trên lĩnh vực chính trị

- Nhân tố tư tưởng

ổn định tư tưởng chính trị của xã hội thực chất là giữ vững sự thốngtrị về hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội, nền tảng tư tưởng, tinhthần của xã hội Xét đến cùng, tư tưởng chính trị của giai cấp cầm quyền làđịnh hướng cho lợi ích của giai cấp ấy Các cuộc đấu tranh giai cấp trước hếtdiễn ra trên mặt trận tư tưởng Sự rối loạn tư tưởng trở thành nhân tố của bất

ổn định chính trị - xã hội

- Những nhân tố về hệ thống chính trị và các thể chế chính trị - xã hội

Vấn đề chính trị, cái cốt yếu là công việc nhà nước, là giải quyết mốiquan hệ giữa công dân với nhà nước, giữa các lực lượng chính trị, giữa cácdân tộc, giữa các tôn giáo với nhà nước

Trang 25

Tuy nhiên, các mối quan hệ đó trước hết lại được giải quyết thông quahai hình thức: 1- Thông qua các tổ chức chính trị, chính trị- xã hội đại diện, 2- Thông qua cơ quan quyền lực dân cử các cấp

- Một trong những tổ chức chính trị quan trọng là các đảng chính trị, đặc biệt là đảng cầm quyền Trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội lợi ích của

giai cấp công nhân, của nhân dân và Đảng Cộng sản là thống nhất Do vậytrạng thái ổn định của các quan hệ chính trị đặc biệt đó trở thành nhân tố cótính quyết định đến ổn định chính trị - xã hội

Trạng thái hệ thống đảng ôn hòa hay quá khích đều ảnh hưởng lớn đến

ổn định xã hội Trong thực tế thì một hoặc một số đảng sẽ vươn lên giữ vị trícầm quyền ý chí của đảng cầm quyền trở thành ý chí của xã hội Hoạt độngcủa đảng cầm quyền sẽ khống chế các chính đảng còn lại Nếu đảng cầmquyền mạnh thì nhà nước mạnh, hoạt động quản lý xã hội của nhà nước cóhiệu quả, chính trị - xã hội được ổn định

Trong các nước xã hội chủ nghĩa, vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảngcộng sản cầm quyền (trong hệ thống nhất nguyên và chỉ có một đảng cầmquyền) là nhân tố quyết định sự ổn định, phát triển chính trị, xã hội

Nếu Đảng cộng sản giữ được vị trí lãnh đạo, mạnh cả về chính trị, tưtưởng và tổ chức sẽ giữ được ổn định chính trị, xã hội và ngược lại Thực tế

đó đã chứng minh qua giai đoạn cải tổ của Đảng Cộng sản Liên xô Việc từ

bỏ vị trí lãnh đạo của mình dẫn đến khủng hoảng chính trị xã hội ở Liên xô.Ngược lại, ở Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện công cuộc đổimới, vững vàng trước bão táp chính trị, xã hội của thế giới và những phức tạptrong nước đã đưa đất nước vững bước phát triển

- mỗi xã hội, vai trò của nhà nước trong thực thi các chính sách xã

hội có liên quan mật thiết đến lợi ích công dân, quyết định tới số phận của cảcộng đồng xã hội Nếu nhà nước đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội (kinh

tế, văn hóa, chính trị), có những thái độ thỏa đáng, công bằng với các dân tộc

Trang 26

(nhất là đối với các quốc gia đa dân tộc, đa sắc tộc), sẽ tạo khả năng lôi cuốn

đông đảo công chúng ủng hộ Một nhà nước trong sạch, hiệu lực, chắc chắn tạo nên sự ổn định, phát triển bền vững

Quan hệ giữa nhà nước với các nhà nước khác là một quan hệ chínhtrị rất phức tạp Sự ổn định hay không ổn định của quan hệ này đều có ảnhhưởng đến tình hình chính trị của mỗi nước Mỗi quốc gia đều có những lợiích riêng Nhà nước của mỗi quốc gia phải bảo vệ lợi ích của quốc gia mình.Nhưng lịch sử thế giới cho thấy, các quốc gia lớn thường có xu hướng thôntính các quốc gia nhỏ, gây ra các cuộc chiến tranh (kể cả các cuộc chiến tranhkinh tế), làm mất ổn định ở các quốc gia hoặc khu vực

Để giữ lợi ích của quốc gia mình, mỗi nhà nước phải có đường lối đốingoại phù hợp trên những nguyên tắc nhất định như: Giữ vững chủ quyền dântộc, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, hợp tác với các quốc gia để cùngphát triển

Vai trò của nhà nước với vấn đề tôn giáo: Tôn giáo là vấn đề xã hộinhưng giải quyết không tốt sẽ nảy sinh phức tạp Hoạt động tôn giáo ở nhiềunước hiện nay có xu hướng chuyển thành hoạt động mang tính chính trị.Những xung đột tôn giáo ở một số quốc gia (hoặc ngay ở nước ta) đều mangmàu sắc chính trị - xã hội (ở từng địa phương, khu vực hoặc một quốc gia),làm cho tình hình chính trị nhiều nơi lâm vào tình trạng rất phức tạp, bất ổnđịnh Vì vậy, nhà nước ở từng quốc gia phải có chính sách tôn giáo phù hợp,đảm bảo lợi ích chính đáng cho những người theo tôn giáo khác nhau trongkhuôn khổ của luật pháp và góp phần tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân

Ổn định hoạt động của hệ thống chính trị là ổn định vị trí của các tổchức chính trị trong hệ thống chính trị và ổn định cơ chế hoạt động của hệ thốngchính trị Hệ thống chính trị xã hội bao gồm: Các chính đảng, nhà nước, các

tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng Ở nước ta hệ thống chính trị baogồm: Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Trang 27

Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Côngđoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân ViệtNam.

- Vai trò đặc biệt quan trọng của các tổ chức chính trị - xã hội.

Các tổ chức chính trị - xã hội trong các nền chính trị tư bản có vai trònhư các nhóm lợi ích, tồn tại như các tổ chức áp lực với nhà nước, nhằm bảo

vệ lợi ích chính đáng của họ

Trong chủ nghĩa xã hội, các tổ chức chính trị xã hội có những chức năng:Bảo vệ lợi ích các thành viên; tập hợp các thành viên tham gia vào đời sốngchính trị của đất nước; phản biện chính trị đối với các cơ quan công quyền,đảng cầm quyền; giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt, văn hóa chính trị cho cácthành viên để thực hiện có hiệu quả mọi mục tiêu, nhiệm vụ mà tổ chức đề ra

Do đó, các tổ chức chính trị, xã hội là nền tảng chính trị của Đảng và Nhà nước

Ở nước ta, cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làmchủ được cụ thể hóa và luôn đổi mới theo thực tiễn phát triển của đất nướcđường lối, chính sách của Đảng đề ra Nhà nước cụ thể hóa thành hệ thốngpháp luật, chính sách; nhân dân thực hiện quyền làm chủ nhà nước thông qua cơchế "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" Do vậy, cơ chế đó tạo ra sự ổnđịnh, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức và trong các phân hệ của hệthống quyền lực chính trị, đảm bảo cho việc giữ vững hệ thống chính trị

Sự phù hợp giữa kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng của xã hộibiểu hiện trên thực tế là sự thống nhất giữa lợi ích của giai cấp cầm quyền vớilợi ích của đại đa số các thành viên trong xã hội, trong những điều kiện lịch

sử cụ thể mà ở đó các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, quan hệ chính trị xã hội,hoạt động của hệ thống chính trị - xã hội trong trạng thái ổn định

1.3 VAI TRÒ CỦA VẤN ĐỀ GIỮ VỮNG ĐƯỢC ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ

-XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA

Trang 28

1.3.1 Ổn định chính trị - xã hội là tiền đề, điều kiện để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Thực tế lịch sử ở nước ta và nhiều nước trên thế giới chứng minhrằng: Khi đất nước yên bình, dưới trên đồng thuận, chính trị - xã hội ổn định

đó là điều kiện, tiền đề để đất nước phát triển, nhân dân được yên ổn, ấm no.Ngược lại, khi nào rối loạn, xung đột về chính trị - xã hội thì nước không yên,kinh tế không phát triển, thậm chí có thể mà kéo theo sự đổ vỡ cả chế độchính trị - xã hội, tàn phá cả những thành quả đã đạt được Giữ vững ổn địnhchính trị - xã hội không phải là giữ nguyên, mà là sự ổn định trong sự vậnđộng, phát triển, không phải là sự ổn định của sự bảo thủ, trì trệ, mà là ổnđịnh gắn với tăng trưởng, phát triển theo chiều sâu và vì con người, phát triểnbền vững; ổn định phải gắn với đổi mới nhằm khắc phục những khiếmkhuyết, hạn chế, đẩy lùi nguy cơ dẫn đến bất ổn định Vấn đề ổn định chínhtrị - xã hội chính là tiền đề để tạo ra các điều kiện cơ bản để phát triển nhanh

và vững chắc theo hướng đi lên cao hơn, hoàn thiện hơn

Quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay là một quá trình biến đổi cả vềlượng và về chất của xã hội Đó là quá trình vận động của những mâu thuẫn

Đó là quá trình đấu tranh lâu dài, gay go phức tạp nhằm đem lại thắng lợi chocái mới, cái tiến bộ trong đời sống xã hội Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Đại hội VII) đã xác định: Nhân dân

ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, "tiếp tục nâng cao ý chí tựlực tự cường, phát huy quan hệ hợp tác quốc tế, tìm tòi bước đi, hình thức vàbiện pháp thích hợp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội" [10, tr 8]

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng với những đặcđiểm:

Thứ nhất: Do nhân dân lao động làm chủ xã hội Đó là việc nhân dân

làm chủ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân Nhà

Trang 29

nước được tổ chức theo nguyên tắc: Tất cả mọi quyền lực đều thuộc về nhândân Quyền lực đó được tổ chức tập trung thống nhất, có sự phân công phối hợpgiữa các cơ quan quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp Nhân dân thựchiện quyền lực trực tiếp và gián tiếp thông qua các tổ chức chính trị đại diện.Các cơ quan quyền lực dân cử như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp donhân dân bầu ra để thay mặt nhân dân duy trì mọi hoạt động kinh tế - chính trị

- văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng trong cả nước và trên từng địa bànlãnh thổ nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trên mọi lĩnhvực

Thứ hai: Có một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

phát triển dựa trên trình độ khoa học công nghệ hiện đại Muốn vậy phải tiếnhành công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo cơ sở vật chất vững chắc cho chủnghĩa xã hội

Thứ ba: Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong xu thế

hòa nhập với cộng đồng quốc tế; vừa tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa vănhóa nhân loại, vừa gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Thứ tư: Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công, làm

theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, cóđiều kiện phát triển toàn diện cá nhân Con người vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực; tất cả vì con người; từng bước theo tiến trình lịch sử "từ vươngquốc tất yếu sang vương quốc tự do"

Thứ năm: Các dân tộc trong nước đều bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ

lẫn nhau cùng tiến bộ Đảng ta đã đề ra chính sách đại đoàn kết các dân tộctrong đại gia đình Việt Nam, trong ngôi nhà chung là Tổ quốc, không phânbiệt miền ngược, miền xuôi, không phân biệt dân tộc lớn, dân tộc nhỏ

Thứ sáu: Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước

có chế độ chính trị khác nhau trên, chủ động hội nhập vào đời sống thế giới

Trang 30

ngày nay Hiện chúng ta đã đặt quan hệ ngoại giao với trên 165 nước và cácvùng lãnh thổ Đặc biệt, hội nghị nguyên thủ các quốc gia của 37 nước ASEM

5 vào tháng 10-2004 vừa qua là bằng chứng hùng hồn về chính sách quan hệhữu nghị của nước ta với tất cả các nước trên thế giới, thể hiện uy tín và vị thếViệt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế

Đó là những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa do Đảng và nhândân ta đã lựa chọn, là con đường duy nhất đúng để chúng ta xác định rõ địnhhướng XHCN trong từng chặng đường, từng bước đi thích hợp

Để thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa đó, vấn đề ổn định chính trị - xãhội được coi là điều kiện, là tiền đề Kinh nghiệm xây dựng xã hội chủ nghĩa củanhiều nước xã hội chủ nghĩa cho thấy: Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, một sốnước tiến hành cải cách, đổi mới đất nước, do không giữ vững ổn định chính trị -

xã hội trong tiến trình đổi mới nên đã bị thất bại, đổ vỡ Liên Xô cải tổ đất nướctrong tình hình chính trị - xã hội mất ổn định, không ngăn chặn được rối loạn màlại làm cho sự rối loạn đó trầm trọng hơn, dẫn đến sự sụp đổ Liên bang Xô viết

Trung Quốc cũng tiến hành cải cách, đổi mới đất nước từ những nămcuối của thập niên 70 Lúc đầu cũng gây sự xáo trộn nhất định về mặt chínhtrị - xã hội của đất nước Sự kiện động loạn 4-6-1989 ở Quảng trường Thiên

An Môn, Trung Quốc đã thi hành biện pháp cứng rắn và sau đó phải dùnghàng loạt những biện pháp ''rắn" để giữ vững ổn định chính trị xã hội

Đặng Tiểu Bình nói "ổn định là trên hết" và "Trung Quốc không cho

phép sự loạn lạc" [5, tr 416; 418] nhằm cải cách và mở cửa thành công.

Chính vì có "ổn định là trên hết" đảm bảo cho Trung quốc thực hiện được cácmục tiêu trên của cải cách, tạo tiền đề cho Trung Quốc gặt hái được nhữngthành tựu to lớn, vững chắc trên con đường cải cách và mở cửa, đưa đất nướcTrung Quốc tiến tới những tăng trưởng thần kỳ như ngày nay

Trang 31

Bài học của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa Đông

Âu giúp Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn coi giữ ổn định chính trị

-xã hội là nhiệm vụ hàng đầu

Sau 10 năm giải phóng miền Nam, nước ta lâm vào tình trạng khủnghoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội Hiệu quả sản xuất thấp Tài nguyên khaithác và sử dụng lãng phí, môi sinh môi trường bị phá hoại Lưu thông ách tắc.Phân phối lúng túng Lạm phát với tốc độ phi mã (700%) Nền kinh tế mấtcân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu Đời sống của nhân dân, nhất là côngnhân viên chức gặp rất nhiều khó khăn Nông dân nghèo nàn, túng thiếu, nạnđói xuất hiện Hiện tượng tiêu cực phát triển Công bằng xã hội bị vi phạm,pháp luật chưa hệ thống, chưa đồng bộ và kỷ cương, phép nước khôngnghiêm, nạn tham nhũng, lộng quyền, xa rời quần chúng xuất hiện Thựctrạng đó đã gây mất lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Nhà nước Đấtnước lâm vào khủng hoảng kinh tế- xã hội trầm trọng Nhưng nhờ giữ được

ổn định chính trị- xã hội, nên đã tạo điều kiện thuận lợi từng bước để đổi mới,khắc phục sai lầm, đẩy lùi khủng hoảng kinh tế - xã hội Nhờ vậy, sau 5 nămthực hiện chủ trương đổi mới, bước đầu chúng ta đã thu được kết quả nhấtđịnh và có những tín hiệu khả quan, khẳng định tính đúng đắn của chủ trươngđổi mới

Tuy nhiên vào những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX nhữngbiến động trên thế giới về tình hình chính trị - xã hội phức tạp đã ảnh hưởngkhông nhỏ đến nước ta Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan

rã, sụp đổ Những diễn biến trên gây hoang mang dao động trong cán bộ,đảng viên và nhân dân ta Bọn phản động trong nước và những phần tử lưuvong ở nước ngoài cùng một số phần tử cơ hội, xét lại trong Đảng nhân cơ đónói xấu Đảng, chia rẽ nội bộ, tìm mọi cách cản trở công cuộc đổi mới

Sau 15 đổi mới, nước ta đã có những bước tiến vững chắc, cơ bản nước ta đã giữ vững được ổn định chính trị - xã hội Tuy nhiên đến giai đoạn

Trang 32

này còn tiềm ẩn những nhân tố (cả trong chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội)

có khả năng gây mất ổn định Trên thế giới chiến tranh cục bộ, xung đột dântộc, tôn giáo xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng Nguyhại hơn là chủ nghĩa khủng bố đang là hiểm họa đối với an ninh, trật tự quốc

tế Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á đang "nóng" dần,tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định trong khu vực

Nhờ giữ vững được ổn định chính trị -xã hội, sau hơn 15 năm đổi mới,nước ta đã giành được những thành tựu to lớn, đã tạo ra được những thời cơmới, tạo bước phát triển mới, nhưng nhưng theo đó cũng xuất hiện nhữngnguy cơ mới Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đã chỉ ra 4 nguy cơ: Tụt hậu

về kinh tế, quan liêu tham nhũng, chệch hướng xã hội chủ nghĩa và diễn biếnhòa bình Những nguy cơ đó là sự đe dọa thường xuyên đối với việc giữ vững

ổn định chính trị - xã hội trong suốt những năm qua Để tiếp tục giữ vững sựnghiệp đổi mới của đất nước trong tình hình chính trị - xã hội có xu hướngphức tạp, Đảng ta vẫn xác định phải: "Giữ vững ổn định chính trị và trật tự antoàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninhquốc gia" [13, tr 90]

1.3.2 Ổn định chính trị - xã hội đối với việc đổi mới và phát triển các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, văn hóa - xã hội

1.3.2.1 Ổn định chính trị - xã hội đối với việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đảng ta hết sức coi trọng mối quan hệ giữa ổn định chính trị - xã hộivới phát triển kinh tế Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: Chính trị là biểuhiện tập trung của kinh tế và chính trị không thể không chiếm hàng đầu so vớikinh tế Chính trị trở thành nguồn lực, nhân tố lãnh đạo cho sự phát triển kinh

tế Đến lượt nó, kinh tế lại là cơ sở vật chất vững chắc và quyết định đối vớiđổi mới chính trị

Trang 33

Ở nước ta, kể từ khi Đảng ta khởi xướng phát triển nền kinh tế thịtrường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã thu đượcnhững thành tựu to lớn Điều đó khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo củađường lối của Đảng:

Thứ nhất: Đó là những định hướng đúng trong phát triển kinh tế thị

trường, phát triển sức sản xuất, động viên các nguồn lực trong và ngoài nước

để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuậtcủa chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện từng bướcđời sống của nhân dân; tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xãhội; khuyến khích làm giàu hợp pháp, gắn liền với xóa đói giảm nghèo

Thứ hai: Đền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh

tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể cùng kinh tế quốc doanh tạothành nền tảng của nền kinh tế quốc dân

Thứ ba: Nền kinh tế thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập,

trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu

Thứ tư: Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý

xã hội trên cơ sở áp dụng những thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ.2- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi cơ cấukinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả 3- Củng cố và tăng cường địa

Trang 34

vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tiến tới xác lập địa vị thốngtrị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Với đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩatrong đó có việc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội được tiến hànhbằng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc tạo ra nhữngtiền đề, điều kiện về nhân lực, vật lực, tài lực và đặc biệt là sự ổn định củachính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định sự thành công của sự nghiệp đó Thờiđại ngày nay với bối cảnh chung của thế giới, để nước ta tiến hành đổi mới vàphát triển kinh tế, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đổi hỏiđất nước phải trong thế ổn định, phải tìm ra được những giải pháp đúng đắn,phù hợp, sáng tạo trong việc giải quyết mối quan hệ ổn định với phát triển

- Trước hết, ổn định chính trị - xã hội tạo ra môi trường xã hội có độtin cậy, có những nhân tố đảm bảo để các thành phần kinh tế, các ngành, vùngkinh tế, các đối tác trong nước và nước ngoài và toàn thể nhân dân có thể antâm tiến hành sản xuất kinh doanh, đầu tư nhiều mặt để phát triển kinh tếnhanh, bền vững có hiệu quả, thực hiện được những mục tiêu và những lợi íchkinh tế của họ Đó là những động lực rất căn bản và mạnh mẽ của sản xuấtkinh doanh nói riêng và của sự phát triển xã hội nói chung Qua đó, lại tạo ra

cơ sở kinh tế, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho bản thân chế độ chính trị vữngmạnh, bền vững, giữ được bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi

và tính nhân đạo sâu sắc

- Việc giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội,đảm bảo cho giữ đượcđịnh hướng đổi mới, tính nhất quán lâu dài của sự phát triển, tính ổn địnhtương đối của mục tiêu, con đường đi lên xã hội chủ nghĩa và thực hiện mụctiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh

- Ổn định chính trị - xã hội trên lĩnh vực kinh tế còn phát huy tác dụngtrên toàn xã hội qua hệ thống luật pháp, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế của

Trang 35

Nhà nước xã hội chủ nghĩa như là những "hành lang pháp lý vĩ mô" vừa đảmbảo cho mọi chủ thể kinh tế cả trong nước và ngoài nước có căn cứ pháp lýthống nhất, tương đối ổn định lâu dài để hoạt động trong một trật tự kinh tếnhất định, vừa là căn cứ để kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn những hoạt động kinh

tế phi pháp, (bất công, lừa đảo, gian lận trong thuê mượn, hợp đồng lao động;trong hợp tác, liên kết liên doanh, trong việc vi phạm bản quyền, mẫu mã; trongbuôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc tàisản của công dân khác ) Khi sự quản lý kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

có hiệu lực và có hiệu quả, thông qua tính ổn định và nhất quán của hệ thốngpháp luật, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước là khi mà mọi chủthể kinh tế làm ăn chân chính được khuyến khích, tôn vinh, an tâm phấn khởiphát triển kinh tế lâu dài, bền vững, có hiệu quả kinh tế ngày càng cao

1.3.2.2 Ổn định chính trị - xã hội đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị nước ta mang bản chất xã hội chủ nghĩa với nhữngđặc trưng cơ bản sau:

- Hệ tư tưởng chính trị là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh

- Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền Đảng kiên trì chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Kiên trì mục tiêu và con đường xã hộichủ nghĩa

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa của ta là nhà nước pháp quyền của dân,

do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam thông quaĐảng Cộng sản Việt Nam

- Nhân dân là người làm chủ xã hội.

Trang 36

- Các tổ chức chính trị xã hội được thừa nhận và hoạt động trong khuôn

khổ Hiến pháp và pháp luật - dưới sự thừa nhận của Đảng Cộng sản ViệtNam

Công cuộc đổi mới đất nước nhằm phát triển toàn diện đất nước trong

đó có đổi mới và phát triển hệ thống chính trị Vai trò của sự ổn định chính trị

- xã hội đối với đổi mới và phát triển hệ thống chính trị được biểu hiện ở cácđiểm cơ bản sau đây:

- Trên cơ sở giữ vững ổn định chính trị - xã hội mới có thể có tiền đề

và điều kiện đổi mới chính trị và hệ thống chính trị Công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội theo hướng đổi mới của Đảng là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ,

do đó, có giữ vững ổn định chính trị - xã hội mới có thời gian, điều kiện thửnghiệm những chủ trương mới, tổng kết thực tiễn để bổ sung lý luận, đườnglối, chính sách của Đảng và Nhà nước

- Trên cơ sở giữ vững ổn định chính trị - xã hội mới có điều kiện để

tăng cường vai trò năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong công cuộcđổi mới và ngược lại chỉ có sự lãnh đạo đúng đắn sáng tạo của Đảng Cộngsản Việt Nam thì mới giữ vững được ổn định chính trị - xã hội, phát triển đấtnước đi lên chủ nghĩa xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: "Đảng có vững cách mạng mới thành

công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy" [37, tr 267] Đảng có

vững mạnh mới giữ vững được ổn định chính trị - xã hội của đất nước Nhưngviệc giữ vững ổn định chính trị - xã hội cũng góp phần kiện toàn bộ máy Đảng,đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường vai trò lãnh đạo đối với côngcuộc đổi mới đất nước Thực tiễn đã chứng minh rằng nếu tình hình chính trị -

xã hội mất ổn định thì cho dù đường lối có đúng đắn thì cũng chỉ dừng trên giấy

- Trong sự ổn định chính trị - xã hội, nhà nước mới có điều kiện vàmôi trường xã hội để phát huy được vai trò năng lực, hiệu quả nhà nước quản

Trang 37

lý xã hội về mọi mặt; đảm bảo cho định hướng xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; xây dựng nhà nước trong sạch

và hiệu lực; mới khơi dậy được sức mạnh của toàn dân, của các đoàn thể nhândân vào công cuộc kiết thiết đất nước Không giữ được ổn định chính trị - xãhội thì bộ máy nhà nước khó có thể vận hành xã hội theo một định hướng xácđịnh

- Ổn định chính trị - xã hội là điều kiện đảm bảo cho nhân dân thực sựlàm người chủ của xã hội, thực hiện được các quyền dân chủ trực tiếp và giántiếp của mình

1.3.2.3 Ổn định chính trị -xã hội với phát triển văn hóa

Vai trò của ổn định chính trị, xã hội đối với văn hóa được thể hiện ởcác điểm chủ yếu sau đây:

- Văn hóa, như cách diễn đạt có tính khái quát của ông cha ta là "việcnhân nghĩa" mà "việc nhân nghĩa cốt ở yên dân" Ổn định chính trị- xã hộichính là tạo ra việc yên dân ở nước ta hiện nay, tạo ra bầu không khí trongsạch, lành mạnh để nền văn hóa nước ta gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc,loại trừ được những mặt tiêu cực trong văn hóa, xã hội

- Ổn định chính trị, xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triểnnền văn hóa tiên tiến Chỉ có trong điều kiện chính trị, xã hội ổn định, mới cónhững điều kiện để giao lưu, hội nhập với các nền văn minh nhân loại, mới cóthể giới thiệu, tuyên truyền văn hóa Việt Nam với bạn bè thế giới

- Chỉ trên cơ sở chính trị - xã hội ổn định, chúng ta mới phát huy đượcnhững sáng tạo về văn hóa, mới đảm bảo được quyền hưởng thụ các giá trịvăn hóa của nhân dân lao động

Phát triển văn hóa, đến lượt nó lại trở thành điều kiện đổi mới kinh tế,chính trị, quốc phòng an ninh

Trang 38

1.3.2.4 Ổn định chính trị - xã hội đối với việc củng cố quốc phòng

an ninh trong công cuộc đổi mới đất nước

Trong công cuộc đổi mới đất nước, tác động của ổn định chính trị, xãhội đối với việc củng cố quốc phòng, an ninh cũng rất to lớn

- Trong tình hình ổn định chính trị - xã hội của đất nước mới có điềukiện thực tế để đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, trực tiếp của Đảng đốivới quốc phòng, an ninh, để quốc phòng, an ninh hoàn thành trách nhiệm củamình Lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời (1930) đến trước đổimới chứng minh rằng sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp của Đảng đốivới quân đội, công an đảm bảo cho quân đội, công an chiến thắng mọi kẻ thùxâm lược và bọn phản động trong nước Trong giai đoạn đổi mới đất nước,Quốc phòng, an ninh phải làm tròn trách nhiệm bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước

xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân, bảo vệ công cuộc, đổi mới đất nước Về đốingoại, quốc phòng - an ninh phải giữ vững được chủ quyền dân tộc, bảo vệvững chắc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, góp phần tạo sự ổn định trongkhu vực và quốc tế

- Trên cơ sở giữ vững ổn định chính trị - xã hội mới tạo ra được cơ sởchính trị xã hội, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nhất làxây dựng thế trận ở các địa bàn chiến lược trọng yếu Cơ sở chính trị - xã hộicủa quốc phòng, an ninh là nhân dân Quân đội và công an đều từ nhân dân

mà ra vì nhân dân mà chiến đấu Sự đoàn kết giữa quân đội và nhân dân, giữalực lượng công an và nhân dân, là yếu tố đảm bảo cho quân đội và công angiành được chiến thắng Ổn định chính trị - xã hội làm cho sự đoàn kết quân -dân ngày càng vững chắc hơn

Thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân chỉ có thểphát huy sức mạnh của mình với điều kiện chính trị - xã hội của đất nước ổnđịnh Trong công cuộc đổi mới đất nước, nhân dân cảnh giác phát hiện bọngián điệp bọn tội phạm, bọn tham nhũng giúp quân đội và công an hoàn

Trang 39

thành nhiệm vụ của mình Ở các vùng trọng điểm, biên giới, hải đảo, nếu nơinào giữ vững được ổn định chính trị - xã hội thì nơi đó mới tạo ra được thếtrận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc.

- Chỉ có trên cơ sở giữ vững được ổn định chính trị - xã hội của đấtnước thì chúng ta mới phát triển kinh tế, văn hóa Thành tựu về kinh tế, vănhóa tạo ra tiềm lực mọi mặt cho việc tăng cường quốc phòng an ninh Quânđội, công an ngày càng được hiện đại hóa Đời sống của chiến sĩ quân đội,công an ngày càng được nâng cao Họ càng yên tâm tư tưởng, càng quyết tâmchiến đấu bảo vệ Tổ quốc

- Ổn định chính trị - xã hội tạo điều kiện thuận lợi giao lưu quốc tế vềquốc phòng - an ninh, góp phần rất to lớn vào việc tăng cường quốc phòng - anninh

1.3.2.5 Ổn định chính trị - xã hội với mở rộng quan hệ đối ngoại

Trong thời đại ngày nay, khi toàn cầu đang quốc tế hóa, tư bản chủnghĩa đang giương vòi bạch tuộc đến cả những nước heo hút nhất thì việc mởrộng quan hệ quốc tế trên cơ sở giữ vững chủ quyền dân tộc của mỗi nướcphải gắn liền với điều kiện tiên quyết là nước đó phải giữ vững được ổn địnhchính trị - xã hội Trong công cuộc đổi mới đất nước Đảng và Nhà nước ta rấtcoi trọng vai trò của ổn định chính trị - xã hội đối với việc mở rộng quan hệđối ngoại Vai trò của ổn định chính trị - xã hội đối với việc mở rộng quan hệđối ngoại được thể hiện qua những điểm sau:

- Trên cơ sở giữ vững ổn định chính trị - xã hội mà thực chất là thểhiện nhất quán sự độc lập, tự chủ về chính trị, kinh tế thì đường lối đốingoại của Đảng mới được thực hiện một cách chủ động và có kết quả (baogồm đối ngoại của nhà nước và đối ngoại nhân dân)

- Ổn định chính trị - xã hội của đất nước tạo ra sự hấp dẫn cho cácnước muốn thiết lập quan hệ đối ngoại với nước ta Môi trường pháp lý ổnđịnh, an toàn xã hội được bảo đảm sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

Trang 40

- Chỉ có giữ vững ổn định chính trị - xã hội thì mới đảm bảo được việcgiữ vững chủ quyền dân tộc trong quan hệ đối ngoại, với các nước có chế độchính trị khác nhau, mới có điều kiện thống nhất toàn Đảng, toàn quân, toàndân, ngăn chặn âm mưu "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc.

sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng của xã hội; là trạng thái ổn định chính trị

tư tưởng của xã hội, của các quan hệ xã hội, của hệ thống chính trị của xã hội;

là trạng thái ổn định trong thế vận động và phát triển Toàn bộ trạng thái trêntổng hợp thành trạng thái của sự ổn định chính trị - xã hội

Ổn định chính trị - xã hội là điều kiện, tiền đề đối với đổi mới kinh tế,chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại

Cơ sở lý luận về ổn định chính trị - xã hội trên đây là cơ sở lý luận vàphương pháp luận để nghiên cứu thực trạng tình hình ổn định chính trị - xãhội ở Thái Bình sau thời kỳ điểm nóng 1997 và giải pháp mà chúng tôi sẽtrình bày trong chương 2 dưới đây

Ngày đăng: 27/10/2016, 14:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w