Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
578,55 KB
Nội dung
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Đỗ Kim Oanh Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lớp K33 - CN Lịch sử 1 LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình, chu đáo để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Em xin cảm ơn các thầy, các cô giáo của khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Sự thành công của em ngày hôm nay phải kể đến sự cổ vũ động viên và tạo mọi điều kiện của gia đình, người thân và bạn bè. Do sự hạn chế về thời gian, nên khoá luận tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với các thầy cô và người thân! Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2011 Tác giả khoá luận Đỗ Kim Oanh Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Đỗ Kim Oanh Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lớp K33 - CN Lịch sử 2 LỜI CAM ĐOAN Khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung. Em xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng em. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2011 Tác giả khoá luận Đỗ Kim Oanh Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Đỗ Kim Oanh Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lớp K33 - CN Lịch sử 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhắc đến Arập người ta nghĩ ngay đến nơi sản sinh ra một trong những tôn giáo lớn trên thế giới; đó chính là đạo Hồi (đất nước Arập cũng là cái nôi hình thành và phát triển tôn giáo này). Đạo Hồi (tôn giáo của tộc người Hồi) là cách gọi của người Trung Quốc gọi đạo Islam (theo tiếng Arập nghĩa là phục tùng theo ý chân chủ) xuất hiện ở bán đảo Arập vào khoảng thế kỉ thứ VII do Môhamét là người sáng lập và truyền bá. Xét về mặt lịch sử, đạo Hồi là tôn giáo mang tính quốc tế ra đời muộn nhất, nhưng lại là tôn giáo phát triển nhanh nhất. Ngày nay, đạo Hồi đã trở thành một tôn giáo đa văn hóa, còn những tín đồ của thánh Ala là cả một cộng đồng tôn giáo bao trùm lên nhiều khu vực địa lí và nhiều nền hóa của thế giới. Đạo Hồi ra đời có vai trò xác lập quyền thống trị của giai cấp quý tộc và đi tới thành lập nước Arập. Đạo Hồi ra đời do hàng loạt nguyên nhân kinh tế, xã hội, tư tưởng gắn liền với quá trình chuyển biến từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp của các tộc người vùng Trung Cận Đông và yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Arập thành một nhà nước phong kiến thần quyền. Ra đời vào đầu thế kỉ VII, đạo Hồi đã dần dần được truyền bá và phát triển ra các vùng ở Châu Á, Châu Phi, đặc biệt là Tây Á, Bắc Phi, đại lục Nam Á và Đông Nam Á. Từ đầu thế kỉ XX trở lại đây, đạo Hồi đã được truyền bá mạnh mẽ tới Tây Âu và bắc Mĩ. Hiện nay, tín đồ đạo Hồi chiếm tới gần 1 tỉ người, một số lượng tín đồ lớn thứ hai trong số các tín đồ của ba tôn giáo lớn trên thế giới (chỉ đứng sau đạo Cơ Đốc). Những người Hồi giáo có mặt trên mọi lục địa, nhưng tập trung đông nhất là ở Đông Á, Trung Đông và Châu Phi. Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Đỗ Kim Oanh Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lớp K33 - CN Lịch sử 4 Trong lịch sử nước Arập, thế kỉ VII - VIII là thời kì hình thành và phát triển nước Arập. Thời kì này gắn liền với sự hình thành và bành trướng mạnh mẽ của đạo Hồi và đạo Hồi trở thành hệ tư tưởng chính thống giữ vai trò chủ đạo trong mọi mặt của nước Arập lúc bấy giờ. Nghiên cứu đề tài để thấy được vai trò của đạo Hồi đối với sự ra đời và phát triển nước Arập. Từ đó, chúng ta có cái nhìn toàn diện, đầy đủ và khoa học về lịch sử quốc gia Hồi giáo Arập trong thời kì này. Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thêm về một trong những tôn giáo lớn; ảnh hưởng và sự bành trướng một cách mạnh mẽ, nhanh chóng của tôn giáo này mà trong lịch sử thế giới chưa từng có một tôn giáo nào có thể làm được. Đến tận ngày nay, đạo Hồi vẫn là một trong những tôn giáo lớn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việc tìm hiểu đề tài giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về vị trí của Hồi giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của thế giới. Với những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Vai trò của đạo Hồi đối với sự ra đời và phát triển nước Arập (Thế kỉ VII - Thế kỉ VIII)” để làm khoá luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề đạo Hồi ở Arập đã thu hút nhiều học giả nghiên cứu; đến nay đã có một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu về đạo Hồi được công bố trên sách, báo, tạp chí, các tài liệu chuyên khảo và là tài liệu giảng dạy chính thức trong các trường đại học, cao đẳng. Các công trình nghiên cứu này đã đi sâu và tìm hiểu vấn đề đạo Hồi ở những khía cạnh, góc độ khác nhau. Cuốn “Mười tôn giáo lớn trên thế giới” (1999) của Hoàng Tâm Xuyên, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, đã đề cập đến vấn đề đạo Hồi là một trong mười tôn giáo lớn ở trên thế giới (bối cảnh ra đời, quá trình phát triển, những giáo lí cơ bản ). Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Đỗ Kim Oanh Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lớp K33 - CN Lịch sử 5 Cuốn “Lịch sử văn hoá thế giới cổ trung đại” (2001) do Lương Ninh (cb), Nxb Giáo dục, đã nhìn nhận đạo Hồi trên nhiều khía cạnh khác nhau: thành tựu văn hóa truyền thống, giáo lí cơ bản, các giáo phái. Trong cuốn “Lịch sử văn minh thế giới” (2001) do Vũ Dương Ninh (cb), Nxb Giáo dục, là cuốn sách trình bày về các nền văn minh lớn trên thế giới, trong đó có đề cập đến đất nước Arập và đạo Hồi. Cuốn sách đã trình bày một cách khái quát sự ra đời của nhà nước Arập, hệ thống giáo lí, giáo luật và những thành tựu văn hoá của Arập. Cuốn “Lịch sử Trung Cận Đông” (2002), Nxb Giáo dục TPHCM, là sách tài liệu tham khảo, trong đó có đề cập tới sự ra đời và phát triển của Hồi giáo. Cuốn “Hồi giáo” (2002) của Dominique Sourdel, Nxb Thế giới, Hà Nội, đã trình bày về sự ra đời, giáo lí, giáo luật và phong trào của các giáo phái Hồi giáo. Cuốn “Lịch sử văn minh Arập” (2003) của Will Durant, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, đã trình bày khá đầy đủ về sự hình thành và phát triển của quốc gia Arập, những giáo lí, giáo luật, các lĩnh vực văn hoá - xã hội của đạo Hồi. Trong cuốn “Đạo Hồi và thế giới Arập” (2004) của Tiến sĩ Nguyễn Thọ Nhân, Nxb Tổng hợp TPHCM, đã đưa ra một số thông tin về đạo Hồi và những biến động của nó. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các nhà học giả khác được đăng tải trên các sách báo, các tạp chí khoa học, tạp chí nghiên cứu tôn giáo và cả các bài viết được đăng tải trên mạng Internet đề cập tới đạo Hồi và nhà nước Arập. Đây là những tài liệu bổ ích trong việc tham khảo để tôi tiến hành làm khoá luận tốt nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Đỗ Kim Oanh Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lớp K33 - CN Lịch sử 6 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích Nghiên cứu đề tài để thấy được vai trò của đạo Hồi đối với sự ra đời nhà nước Arập thế kỉ VII và ảnh hưởng của đạo Hồi đối với việc phát triển đế quốc Arập ở thế kỉ VIII cũng như ảnh hưởng của nó trong đời sống chính trị, văn hoá, xã hội của Arập lúc bấy giờ. 3.2. Nhiệm vụ Đề tài phải làm rõ những vấn đề sau: Quá trình sáng lập đạo Hồi. Vai trò của đạo Hồi đối với sự ra đời nhà nước Arập ở thế kỉ VII. Vai trò của đạo Hồi đối với sự phát triển của đế quốc Arập (Thế kỉ VII - Thế kỉ VIII). 3.3. Phạm vi Đề tài chủ yếu đi sâu nghiên cứu về vai trò của Hồi giáo đối với sự ra đời và phát triển nước Arập từ thế kỉ VII đến thế kỉ VIII. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Để hoàn thành khóa luận này, tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau: Các công trình nghiên cứu chuyên khảo về đề tài Hồi giáo. Các cuốn sách viết về Hồi giáo ở Arập, các tài liệu ở thư viện quốc gia Việt Nam, viện nghiên cứu tôn giáo. Các báo chí, tạp chí nghiên cứu tôn giáo, … 4.2. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp chặt chẽ với phương pháp logic. Ngoài ra, khoá luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: so sánh, đối chiếu, tổng hợp, diễn dịch,… Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Đỗ Kim Oanh Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lớp K33 - CN Lịch sử 7 5. Đóng góp của khóa luận Góp phần làm rõ về quá trình ra đời của đạo Hồi và vai trò của nó trong quá trình thống nhất bán đảo Arập, truyền bá văn hoá Hồi giáo, đồng thời góp phần khắc hoạ một cách rõ nét quá trình phát triển của đế quốc Arập từ thế kỉ VII đến thế kỉ VIII. Khóa luận là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm đến Hồi giáo và quá trình phát triển của nó trên phạm vi thế giới nói chung. 6. Bố cục khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm có 2 chương: Chương 1: Sự ra đời của đạo Hồi ở thế kỉ VII Chương 2: Vai trò của đạo Hồi đối với sự ra đời và phát triển nước Arập (Thế kỉ VII - Thế kỉ VIII) Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Đỗ Kim Oanh Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lớp K33 - CN Lịch sử 8 Chương 1 SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠO HỒI Ở THẾ KỈ VII 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH BÁN ĐẢO ARẬP TRƯỚC THẾ KỈ VII 1.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư Arập là một bán đảo lớn hình chữ nhật nằm ở Tây Nam Châu Á với diện tích gần 3 triệu km 2 , lớn bằng 1/3 Hoa Kì và bằng 8 lần diện tích Việt Nam. Sở dĩ vùng này được gọi là bán đảo vì nó được bao bọc ba phía bởi biển hoặc đại dương: phía Đông giáp Vịnh Ba Tư, phía Nam giáp Ấn Độ Dương và phía Tây giáp Hồng Hải (Biển Đỏ), phía Bắc của bán đảo này là vùng sa mạc hoang vu chạy dài tới biên giới Syria và Palestine. Người ta gọi nó là sa mạc Syro - Arabia vì nó ở giữa hai nước Ảrập và Syria. Đi băng qua sa mạc này bằng đường bộ là một điều nguy hiểm nếu không dự trữ đủ nước uống. Khách lữ hành phải đi những quãng đường rất xa mới gặp được một ốc đảo. Các ốc đảo trong sa mạc được tạo thành do những hồ nước ngầm ở dưới mặt đất. Bán đảo Arập là một khu vực có điều kiện tự nhiên hết sức đa dạng và phức tạp, bao gồm phần lớn là những miền đất hoang dã, khô cằn và những cao nguyên đang biến dần thành sa mạc. Về mặt khí hậu, theo Will Durant “nơi đây bốn chục năm tuyết mới rơi một lần, ban đêm lạnh tới 0 o C, ban ngày ánh nắng làm cháy da, máu trong người muốn sôi lên. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khiến đá cũng vỡ vụn ra” [6, tr.12]. Khí hậu sa mạc rất khô, thường chỉ có mưa vào mùa xuân. Vùng có mưa nhiều nhất là vùng cực nam bán đảo Arập (tức nước Yêmen ngày nay). Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khiến cho cuộc sống người dân Arập bấp bênh, không ổn định, phụ thuộc vào thiên nhiên. Bên cạnh đó, chính nơi đây đã sản sinh ra một nền văn minh độc đáo, phong phú, đầy những biến động thăng trầm suốt chiều dài lịch sử của nó. Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Đỗ Kim Oanh Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lớp K33 - CN Lịch sử 9 Bán đảo Arập là quê hương của người Arập, thuộc chủng Sêmít, phân biệt thành hai nhóm: Là hậu duệ của Abraham: Người Arập miền Nam (hay người Yêmen) con cháu dòng dõi Quatar và người Arập miền bắc (hay người Nidarit) con cháu của Ismael. Họ chia thành nhiều nhánh khác nhau, trong đó có một vài nhánh - Quais, Koraich trong số những người Nidarit. Còn Lakhm, Kinda, Ghassas trong số những người Yêmen - đóng vai trò quan trọng trong lịch sử. 1.1.2. Về kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo Arập trước thế kỉ VII Về kinh tế: Do vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên nên vào thế kỉ VI đầu thế kỉ VII, kinh tế nông nghiệp Arập trong tình trạng thấp kém duy nhất có vùng Yêmen ở phía tây nam là có nguồn nước phong phú và nhiều đất đai để canh tác. Họ biết trồng lúa và rau, nuôi được gia súc. Khoảng 5/6 dân cư trên bán đảo Arập là người chăn nuôi du mục; họ chăn nuôi lạc đà, ngựa, cừu và gia súc có sừng lớn, kinh tế của họ bấp bênh và phụ thuộc vào thiên nhiên. Do tiếp giáp với biển thương nghiệp trên bán đảo khá phát triển và là nghề được dân bán đảo ưa chuộng; tại vùng đất phía tây chạy dài song hành với biển Đỏ tạo thành một dãy đất hẹp và dài; trở thành một con đường thông thương quan trọng từ Á sang Âu. Dọc hai bên đường thương lộ này đã mọc lên nhiều thành trấn; trong đó có Mécca “Mecca là một thành trấn quan trọng nằm giữa đường của thương lộ. Trước và sau thế kỉ VI, cư dân Mecca có chừng 15000 người. Họ chủ yếu sống bằng nghề thương nghiệp và dịch vụ, cũng có một số người làm nghề thủ công” [10, tr.256]. Như vậy, trái với nông nghiệp thì thương nghiệp lại khá phát triển và đem lại nguồn lợi lớn cho người dân. Về chính trị - xã hội: Trước khi đạo Hồi ra đời, cư dân Arập đang trong quá trình chuyển biến từ công xã thị tộc sang xã hội có giai cấp và nhà nước. Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Đỗ Kim Oanh Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lớp K33 - CN Lịch sử 10 Đầu thế kỉ VII sau công nguyên, trên bán đảo Arập diễn ra những biến đổi quan trọng đó là xuất hiện chế độ tư hữu và giai cấp đưa đến sự phá vỡ trật tự xã hội cũ. Những cuộc chiến tranh trên bán đảo xảy ra liên miên, đời sống xã hội không bao giờ được ổn định do sự chống đối của tầng lớp dân nghèo và nô lệ đối với tầng lớp quý tộc; xung đột giữa các bộ lạc; giữa quý tộc và quý tộc. Để trấn áp những cuộc chống đối của quần chúng nhân dân, khống chế con đường vận chuyển hàng hoá, tiến tới cướp đoạt những vùng đất mới, tầng lớp quý tộc Arập đã có nhu cầu xây dựng một cơ quan quyền lực quốc gia mạnh mẽ, thống nhất cả bán đảo. Về tín ngưỡng - tôn giáo: Trước thế kỉ VII, người Arập theo tín ngưỡng đa thần giáo, sùng bái tự nhiên, tôn thờ các yếu tố như: đá, sông, suối,…và các vị thần đặt trong ngôi đền Caaba. Tại đây, thờ nhiều tượng thần của các bộ lạc và một tảng đá đen được coi là biểu tượng sùng bái chung của các bộ lạc. “Nhiều người Arập cho rằng vị thần của mặt trăng là Allah (thượng đế) và coi ngài là tổ tiên của họ và là vị thần dẫn dắt các vị thần khác. Allah có lẽ là thần của bộ lạc Koraich, ba vị thần khác là con gái của Allah, Al-Lat (Thần Mặt Trời), Manat (Thần Vận Mệnh) và Al-Uzza (Thần Vạn Năng) cũng được sùng bái rộng rãi” [6, tr.24]. Vào thời kì này đạo Kitô và Do Thái đã xuất hiện xong ảnh hưởng của những tôn giáo này là không lớn. 1.2. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠO HỒI 1.2.1. Yêu cầu lịch sử khách quan của bán đảo Arập đầu thế kỉ VII Về chính trị - xã hội: Đến thế kỉ VII, do có vị trí chiến lược nằm cận kề con đường thông thương từ Đông sang Tây, Arập trở thành miếng mồi ngon để các thế lực nhòm ngó và xâu xé, tiêu biểu là hai đế quốc Ba Tư và Byzantine. Cuộc chiến tranh giành bán đảo Arập diễn ra căng thẳng và dai [...]... TRÒ CỦA ĐẠO HỒI ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN NƯỚC ARẬP (THẾ KỈ VII - THẾ KỈ VIII) 2.1 VAI TRÒ CỦA ĐẠO HỒI ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ARẬP 2.1.1 Điều kiện để Môhamét thống nhất Arập Vào đầu thế kỉ VII, sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội diễn ra một cách trầm trọng trên bán đảo Arập Nổi bật lên là các cuộc chiến tranh đẫm máu mà tiêu biểu là chiến tranh giữa hai đế quốc Byzantine và Ba Tư;... quốc Arập sau này Đến thế kỉ XIII, Calipha cuối cùng của triều đại Abát là An Muxtaxim bị đế quốc Mông Cổ tiêu diệt Sau sáu thế kỉ tồn tại, đế quốc Arập kết thúc 2.2.2 Ảnh hưởng của đạo Hồi đến sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá của đế quốc Arập (Thế kỉ VII - Thế kỉ VIII) Trong quá trình phát triển của đế quốc Arập, tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá có nhiều biến chuyển Lúc này, đạo Hồi đã... Châu Âu Tóm lại; đạo Hồi ra đời có vai trò to lớn đối với sự phát triển của đế quốc Arập; tạo ra sự thống nhất về lãnh thổ Đến thế kỉ VIII, khi Hồi giáo đã xác lập được vị trí độc tôn, trở thành quốc giáo chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của người dân thì đế quốc Arập cũng phát triển lớn mạnh Đạo Hồi được truyền bá đến đâu thì lãnh thổ đế quốc Arập được mở rộng đến đó; cùng với nó là sự xác lập chế... thống nhất 2.2 VAI TRÒ CỦA ĐẠO HỒI ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐẾ QUỐC ARẬP 2.2.1 Vai trò của đạo Hồi đối với sự hình thành đế quốc Arập Sau khi Môhamét qua đời, những người kế tục sự nghiệp của Đấng Tiên Tri được mang danh hiệu Calipha, nghĩa là “người kế tục sứ giả của Thượng đế” Các Calipha vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là thủ lĩnh tôn giáo; họ đã khéo léo sử dụng đạo Hồi như một công cụ... Châu Thế kỉ VIII, thương nhân Hồi giáo, Do Thái giáo đã lập cơ sở vững vàng ở đó Trong khi đó thương mại Tâu Âu lại rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng” [6, tr.12 7-1 28] Tóm lại, cùng với sự phát triển của đạo Hồi thì kéo theo nó kinh tế của đế quốc Arập cũng phát triển theo Sự phát triển của các hoạt động kinh tế kể trên đã biến đế quốc Arập thành một trung tâm sinh hoạt vô cùng phong phú và xa... bình Hồi giáo và Môhamét với cuộc chiến đấu để truyền đạo cũng có nghĩa là chiến đấu để đi tới thống nhất toàn bán đảo Arập Lần đầu tiên trong lịch sử, các bộ tộc Arập được kết lại với nhau bằng một tôn giáo và một thượng đế; điều này càng chứng tỏ được uy thế của đạo Hồi và vị trí độc tôn của nó Đạo Hồi đã đóng góp một vai trò rất quan trọng trong việc thành lập nên nhà nước Arập thống nhất 2.2 VAI TRÒ... do Muhammad lãnh đạo đã kết hợp với nhau và hoàn toàn nhất trí với nhau Chính quyền với chính giáo hợp nhất của những người Muslim đã tạo cơ sở cho sự thống nhất bán đảo Arập [5, tr.7] Như vậy, thế kỉ VII, dưới sự lãnh đạo của Môhamét đã tạo ra một công cụ tinh thần ( ạo Hồi) , một sức mạnh vật chất (Nhà nước và quân đội) để trấn áp các dân tộc khác, hợp nhất họ lại thành một nhà nước thống nhất Có... sử dụng vũ khí và giao tiếp ngôn ngữ khiến họ trở thành những người lãnh đạo và thiện chiến Vào giữa thế kỉ VII, gặp cơ hội đạo Hồi phát triển, họ đã dùng tôn giáo làm phương tiện nhằm thay đổi môi trường sống Từ thế kỉ VI - VII, vùng Trung Đông và Bắc Phi bị hai đế quốc Byzantine và Sassannian thay phiên thống trị Hai đế quốc này đánh nhau liên miên suốt bốn thế kỉ, đến đầu thế kỉ VII thì kiệt quệ... kéo dài từ ba tới sáu thế kỉ cùng với khoa học, triết học, nghệ thuật… Như vậy, Hồi giáo có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đế quốc Arập, biến Arập thành nơi văn minh nhất thế giới 2.2.2.2 Chính trị Người Arập trong quá trình truyền bá đạo Hồi đã sử dụng những hệ thống hành chính của những vùng đất mà họ chiếm được Nền thư lại và hệ thống cai trị của Byzantine và Sassanid Sau khi được... Lớp K33 - CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 15 Sinh viên: Đỗ Kim Oanh 1.2.3 Khái quát giáo lí, giáo luật của đạo Hồi Giáo lí của Hồi giáo rất đơn giản nhưng luật lệ và lễ nghi rất phức tạp và nghiêm khắc thậm chí đến mức khắt khe và nhiều khi nó vượt ra khỏi phạm vi tôn giáo và trở thành một chuẩn mực pháp lí của xã hội Giáo lí cơ bản của Hồi giáo là Kinh Coran (Coran theo nguyên nghĩa tiếng Arập là . trình sáng lập đạo Hồi. Vai trò của đạo Hồi đối với sự ra đời nhà nước Arập ở thế kỉ VII. Vai trò của đạo Hồi đối với sự phát triển của đế quốc Arập (Thế kỉ VII - Thế kỉ VIII). 3.3. Phạm vi. khảo và phụ lục, khóa luận gồm có 2 chương: Chương 1: Sự ra đời của đạo Hồi ở thế kỉ VII Chương 2: Vai trò của đạo Hồi đối với sự ra đời và phát triển nước Arập (Thế kỉ VII - Thế kỉ VIII). đề tài Vai trò của đạo Hồi đối với sự ra đời và phát triển nước Arập (Thế kỉ VII - Thế kỉ VIII) để làm khoá luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề đạo Hồi ở Arập đã thu hút