NHẬN XÉT VỀ VAI TRÒ CỦA HỒI GIÁO ARẬP

Một phần của tài liệu Vai trò của Đạo hồi đối với sự ra đời và phát triển nước Arập ( thế kỉ VII - thế kỉ VIII) (KL03836) (Trang 48)

6. Bố cục của khóa luận

2.3. NHẬN XÉT VỀ VAI TRÒ CỦA HỒI GIÁO ARẬP

Hồi giáo xuất hiện ở bán đảo Arập vào thế kỉ VII. Ảrập Xêút là quê hương của Hồi giáo. Hồi giáo ra đời do hàng loạt nguyên nhân kinh tế, xã hội, tư tưởng gắn liền với sự chuyển biến từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp của các tộc người vùng Trung Cận Đông và yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Arập thành một nhà nước phong kiến thần quyền do đó cần một tôn giáo độc thần để thay thế những tôn giáo đa thần tồn tại ở đó từ trước.

Hồi giáo có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên nhà nước Arập. Ở thời kì đầu đạo Hồi ra đời có vai trò xác lập quyền thống trị của giai cấp quý tộc và đi tới thành lập nhà nước Arập thống nhất. Hồi giáo xác lập được vị trí độc tôn của mình và trở thành quốc giáo chi phối toàn bộ đời sống người dân. Tôn giáo độc thần tuyệt đối này là chỗ dựa cho nhà cầm quyền để cai trị dân chúng. Khi chuyển sang xã hội phong kiến, làm nhiệm vụ bảo vệ chế độ phong kiến, mang tính chất mê hoặc quần chúng khiến họ phải phục tùng và an phận. Hồi giáo phất cao ngọn cờ thánh chiến tiêu diệt dị giáo nhưng thực chất là để thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ của đế quốc Arập. Trong lịch sử thế giới chưa từng có một tôn giáo nào bành trướng một cách mạnh mẽ và nhanh chóng bằng đạo Hồi, cùng với sự lớn mạnh của Hồi giáo kéo theo đế quốc Arập cũng trở thành một đế quốc hùng mạnh, đưa chế độ phong kiến Arập phát triển đến đỉnh cao.

Từ khi xuất hiện đến khi trở thành một tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Hồi ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của Arập. Trong lĩnh vực văn hoá cũng vậy, văn hoá Arập được sự chỉ đạo về mặt tư tưởng của đạo Hồi. Người Arập chỉ từ một nhóm nhỏ các bộ lạc Xêmít không lớn và không phát triển đã trở thành một cộng đồng văn hoá dân tộc đông đảo, có một nền văn minh phát triển cao. Văn hoá Hồi giáo đã nhanh chóng chinh phục các nước và các dân tộc bị chiếm mà phần lớn kể cả các trung tâm cổ của nền văn minh thế giới, không những đã bị Hồi giáo hoá mà còn bị người Arập đồng hoá. Điều này làm cho văn hoá Hồi giáo thêm phong phú. Nền văn minh Arập chịu sự tác động mạnh mẽ của đạo Hồi và đạt được những thành tựu rực rỡ, toàn diện, đóng góp vào kho tàng nhân loại nhiều sáng tạo có giá trị. Bên cạnh đó, họ còn có những đóng góp lớn cho thế giới như việc bảo tồn nhiều di sản văn hoá của Hy Lạp cổ đại và là kẻ trung gian truyền bá những phát minh quan trọng của phương Đông sang Tây Âu.

Có thể nói, đạo Hồi kể từ khi ra đời đã có những đóng góp rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nước Arập. Trong suốt hai thế kỉ VII đến VIII, những đóng góp đó đã làm cho vị thế quốc gia tôn giáo này được nâng lên một tầm cao trong nền văn hoá, văn minh nhân loại.

Ngày nay, đạo Hồi được truyền bá rộng rãi trên thế giới; có khoảng 900 triệu tín đồ Hồi giáo có mặt ở hơn 50 quốc gia trên khắp các châu lục nhưng tập trung chủ yếu ở các nước Ả rập (trừ Libăng và Ixraen) và chiếm đại đa số ở các nước như: Irắc, Iran, Pakistan, Apganistan, Thổ Nhĩ Kì,… và một số nước vùng Trung Á và cả ở Đông Nam Á (chủ yếu là ở Inđônêxia).

Để có được vị trí như vậy, đạo Hồi phải có một sức mạnh kì diệu, được phát huy trong quá trình hình thành và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài của đế quốc Arập kể từ sau thế kỉ VII.

KẾT LUẬN

Đạo Hồi là một tôn giáo mang tính quốc tế ra đời muộn nhất nhưng lại là tôn giáo phát triển nhanh nhất. Khi nói tới đạo Hồi người ta thường hay nghĩ tới một tôn giáo được sinh ra trên sa mạc với những người lái buôn. Arập chính là cái nôi sản sinh ra đạo Hồi. Đạo Hồi ra đời ở thế kỉ VII, có ảnh hưởng to lớn tới quá trình hình thành và phát triển nước Arập và chỉ hai thế kỉ VII - VIII đã khiến nước này nhanh chóng trở thành một đế quốc hùng mạnh về quân sự, kinh tế và có nền văn hoá phát triển rực rỡ đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Đứng trước yêu cầu của lịch sử, giáo chủ Môhamét đã sáng lập ra đạo Hồi và truyền bá nhanh chóng trở thành một một tôn giáo lớn, độc thần tuyệt đối và giữ vị trí thống trị tạo điều kiện cho sự thống nhất bán đảo và hình thành nên nhà nước Arập.

Cùng với sự lớn mạnh nhanh chóng của đạo Hồi, đế quốc Arập đã hình thành và liên tục mở rộng trải dài từ Tây Ban Nha đến Ấn Độ. Cùng với nó là sự xác lập chế độ phong kiến (dưới vương triều Ômayát). Với một thiết chế nhà nước được thống nhất về hành chính, kinh tế từ Trung ương đến địa phương; với một đội quân mộ đạo hùng hậu tất cả đã tạo cho đế quốc Arập một sức mạnh như cơn lốc xoáy. Đế quốc Arập dưới sự bảo trợ của đạo Hồi liên tục mở rộng quá trình bành trướng lãnh thổ và xâm lấn một cách mạnh mẽ, nhanh chóng chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Bên cạnh đó, dưới sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo Hồi thì nền văn hoá Arập hình thành và phát triển rực rỡ, đặc biệt là những lĩnh vực khoa học và văn học nghệ thuật. Bên cạnh sự giao thoa văn hoá với các nước: Ba Tư, Ấn Độ, Hy Lạp,… mang lại cho văn hoá Arập một diện mạo mới nhưng vẫn mang đậm dấu ấn Hồi giáo.

Đến triều đại Abát, mặc dù lành thổ được thống nhất cao độ nhưng sự tản quyền vẫn xảy ra và đó chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự suy yếu và sụp đổ nhanh chóng của vương triều này. Đây cũng là đặc điểm chung của các quốc gia phong kiến không thể khắc phục được. Cùng với những lí do khách quan về tính chất chính trị, xã hội, xu thế thời đại,… thì bản thân các Calipha đã không có những chính sách hợp lí để trị vì quốc gia của mình và trở thành đối tượng xâm lược của đế quốc Mông Cổ hung bạo.

Ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, Hồi giáo đã phản ánh nhu cầu cấp thiết là phải thống nhất bán đảo Arập. Thông qua giáo lí, giáo luật của đạo Hồi mà thực chất là tư tưởng của Môhamét, Hồi giáo chính là công cụ thích hợp nhất để thống nhất bán đảo Arập đặt nền móng cho công cuộc bành trướng và mở rộng lãnh thổ, đưa Arập trở thành một đế quốc rộng lớn sau này.

Là một quốc gia tôn giáo trong đó nền tảng là sự hợp nhất bản nguyên chính trị và tôn giáo (Hồi giáo). Đế quốc Arập có một vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử nói chung và lịch sử đạo Hồi nói riêng. Trong những giai đoạn lịch sử nhất định thì đế quốc Arập, đế quốc của người Hồi giáo đã đạt được những vị thế hết sức to lớn và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế giới. Bên cạnh đó, Arập còn có những đóng góp to lớn cho nền văn minh nhân loại một nền văn hoá với những thành tựu rực rỡ mang đậm chất tôn giáo; làm phong phú thêm hơn nữa nền văn hoá, văn minh của nhân loại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Baaren Van (2002), Hồi giáo, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Bowkev John (2003), Các tôn giáo trên thế giới /Lịch sử văn minh nhân loại, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

3. Brandel Fernand, Tìm hiểu các nền văn minh trên thế giới, NXB Khoa học xã hội.

4. Chu Hữu Chí (cb) (2002), Thế giới 5000 năm, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

5. Ngô Văn Doanh (2004), Vaitrò của Hồi giáo trong đời sống chính trị hiện đại của các nước Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội. 6. Durant Will (2004), Lịch sử văn minh Arập, NXB Văn hoá thông tin, Hà

Nội.

7. Phạm Cao Dương (1972), Nhập môn lịch sử các nền văn minh thế giới, Tủ sách phổ thông, Sử học Sài Gòn.

8. Nguyễn Đức (cb) (2002), Tôn giáo và lịch sử văn minh nhân loại (Ixlam Hồi giáo), NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

9. Galland Antoine (2004), Nghìn lẻ một đêm, NXB Văn học, Hà Nội.

10. Lu Minh Hàn (cb) (2002), Lịch sử thế giới thời trung cổ (T2), NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Trịnh Huy Hóa (2002), Trí tuệ phương Đông: Hồi giáo, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Lê Phụng Hoàng (cb) (2002), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Tuấn (2005), Tôn giáo - Lí luận xưa và nay, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Thừa Hỷ (1989), Qua những trang sử Lưỡng Hà, Irăc, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Ingkhart Ronald, Pippa Norris (2004), Sự đụng độ giữa các nền văn minh, Viện thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội.

16.Kasim Hassan A (2001), Kinh Coran: Ý nghĩa và nội dung, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

17. Ludwing Dore M (2002), Những con đường tâm linh phương đông, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

18. Nguyễn Thọ Nhân (2004), Đạo Hồi và thế giới Arập, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

19. Nhiều tác giả (1995), Almanach - Những nền văn hoá thế giới, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

20. Nhiều tác giả (1996), Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. 21. Nhiều tác giả (1997), Tôn giáo và đời sống hiện đại, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

22. Nhiều tác giả (2005), Văn minh phương tây, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

23. Vũ Dương Ninh (cb) (2004), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

24. Lương Ninh (cb) (2009), Lịch sử văn hoá thế giới cổ trung đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

26. Võ Kim Quyên (2004), Tôn giáo và đời sống hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

27. Trần Nguyễn Du Sa (2002), Bách khoa lịch sử thế giới. Những sự kiện nổi bật trong lịch sử thế giới từ thời tiền sử đến năm 2000, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

28. Sourdel Dominique (2002), Hồi giáo, NXB Thế giới, Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Thư (2002), Lịch sử Trung Cận Đông, NXB Giáo dục, thành phố Hồ Chí Minh.

30. Tủ sách phổ thông (kiến thức thế giới) (1978), Các nước Tây Á, NXB Sự thật, Hà Nội.

31. Nguyễn Thanh Xuân (2005), Một số tôn giáo ở Việt Nam, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

32. Hoàng Tâm Xuyên (1999), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề... 2

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ... 4

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ... 4

5. Đóng góp của khóa luận ... 5

6. Bố cục của khóa luận... 5

NỘI DUNG Chương 1: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠO HỒI Ở THẾ KỈ VII ... 6

1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH BÁN ĐẢO ARẬP TRƯỚC THẾ KỈ VII 6 1.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư... 6

1.1.2. Về kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo Arập trước thế kỉ VII ... 7

1.2. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠO HỒI ... 8

1.2.1. Yêu cầu lịch sử khách quan của bán đảo Arập đầu thế kỉ VII ... 8

1.2.2. Môhamét sáng lập ra đạo Hồi ... 9

1.2.3. Khái quát giáo lí, giáo luật của đạo Hồi ... 13

Chương 2: VAI TRÒ CỦA ĐẠO HỒI ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN NƯỚC ARẬP (THẾ KỈ VII – THẾ KỈ VIII)...17

2.1. VAI TRÒ CỦA ĐẠO HỒI ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ARẬP. 17 2.1.1. Điều kiện để Môhamét thống nhất Arập ... 17

2.1.2. Quá trình hình thành nhà nước Arập ... 18

2.2. VAI TRÒ CỦA ĐẠO HỒI ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐẾ QUỐC ARẬP ... 25

2.2.2. Ảnh hưởng của đạo Hồi đến sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá

của đế quốc Arập (Thế kỉ VII - Thế kỉ VIII)... 30

2.2.2.1. Kinh tế ... 30

2.2.2.2. Chính trị... 33

2.2.2.3. Văn hóa... 37

2.3. NHẬN XÉT VỀ VAI TRÒ CỦA HỒI GIÁO ARẬP ... 46

KẾT LUẬN... 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO...50

Một phần của tài liệu Vai trò của Đạo hồi đối với sự ra đời và phát triển nước Arập ( thế kỉ VII - thế kỉ VIII) (KL03836) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)