1.Tính cấp thiết của nghiên cứu : Trong giai đoan 5 năm vừa qua, kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Nền kinh tế các quốc gia vẫn gặp nhiều khó khăn, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong những năm gần đây, Việt Nam mặc dù được đánh giá là nên kinh tế mới nổi với những tăng trưởng khá ổn định nhưng kinh tế trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải chiến đấu để tồn tại và phát triển. Trong lĩnh vực thép không gỉ từ lâu đã chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước. Trong bối cảnh nền kinh tế đang tái cấu trúc với trọng tâm là lĩnh vực ngân hàng, cùng với đó là sự ảm đạm của thị trường xây dựng, Thị trường vốn khó tiếp cận.Các doanh nghiệp thi công lắp ráp các hạng mục xây dựng gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp có mức tồn kho cao, đối mặt với nguy cơ thu hẹp hoạt động, việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước. Để có thể đứng vững trong giai đoạn hiện nay công ty cần quản lý dòng tiền của mình hiệu quả, đặc biệt là vốn lưu động đảm bảo khả năng thanh toán, dòng vốn lưu thông nhanh đáp nhu cầu ngán hạn của doanh nghiệp. Công tác quản lý vốn lưu động đóng vai trò quan trọng, bởi lẽ nó nó đảm bảo sự sống còn của doanh nghiệp đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà nguồn vốn ngân hàng khó tiếp cận. Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ là một công ty vừa và nhỏ chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm từ thép không gỉ phục vụ cho các công trình xây dựng với các sản phẩm chính như ống thông hơi, quạt gió Inox, cầu thang, lan can Inox, ống rác… Trong giai đoạn 5 năm vừa qua công ty đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, và kết quả kinh doanh khá tốt, doanh thu hàng năm lên đến hàng trăm tỷ đồng. Với những nỗ lực của mình trong thời gian qua Sơn Mỹ đã chiếm được lòng tin các đối tác. Nhưng bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các hoạt động quản lý và sử dụng vốn lưu động chưa đáp ứng được yêu cầu, trình độ nhân sự quản lý vốn lưu động còn kém, công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều, vòng vay vốn lưu động còn chậm, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Trong điều kiện hiện nay việc tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Sơn Mỹ, việc quản lý và sử dụng vốn lưu động hiệu quả sẽ đem lại cho công ty những lợi thế tốt tận dụng nguồn lực hiện có của công ty để phát triển công ty trong giai đoạn hiện nay.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai `DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Công ty : Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ Sơn Mỹ : Tên viết tắt của Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ. CTCP : Công ty cổ phần TNHH : Trách nhiệm hữu hạn CBCNV : Cán bộ công nhân viên DTT : Doanh thu thuần LN : Lợi nhuận DT : Doanh thu HTK : Hàng tồn kho GVHB : Giá vốn hàng bán SV: Nguyễn Đạt Lớp : Tài Chính Doanh Nghiệp 02 – K25 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu : Trong giai đoan 5 năm vừa qua, kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Nền kinh tế các quốc gia vẫn gặp nhiều khó khăn, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong những năm gần đây, Việt Nam mặc dù được đánh giá là nên kinh tế mới nổi với những tăng trưởng khá ổn định nhưng kinh tế trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải chiến đấu để tồn tại và phát triển. Trong lĩnh vực thép không gỉ từ lâu đã chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước. Trong bối cảnh nền kinh tế đang tái cấu trúc với trọng tâm là lĩnh vực ngân hàng, cùng với đó là sự ảm đạm của thị trường xây dựng, Thị trường vốn khó tiếp cận.Các doanh nghiệp thi công lắp ráp các hạng mục xây dựng gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp có mức tồn kho cao, đối mặt với nguy cơ thu hẹp hoạt động, việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước. Để có thể đứng vững trong giai đoạn hiện nay công ty cần quản lý dòng tiền của mình hiệu quả, đặc biệt là vốn lưu động đảm bảo khả năng thanh toán, dòng vốn lưu thông nhanh đáp nhu cầu ngán hạn của doanh nghiệp. Công tác quản lý vốn lưu động đóng vai trò quan trọng, bởi lẽ nó nó đảm bảo sự sống còn của doanh nghiệp đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà nguồn vốn ngân hàng khó tiếp cận. Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ là một công ty vừa và nhỏ chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm từ thép không gỉ phục vụ cho các công trình xây dựng với các sản phẩm chính như ống thông hơi, quạt gió Inox, cầu thang, lan can Inox, ống rác… Trong giai đoạn 5 năm vừa qua công ty đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, và kết quả kinh doanh khá tốt, doanh thu hàng năm lên đến hàng trăm tỷ đồng. Với những nỗ lực của mình trong thời gian qua Sơn Mỹ đã chiếm được lòng tin các đối tác. Nhưng bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các hoạt động quản lý và sử dụng vốn lưu động chưa đáp ứng được yêu cầu, trình độ nhân sự quản lý vốn lưu động còn kém, công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều, vòng vay vốn lưu động còn chậm, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Trong điều kiện hiện nay việc tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Sơn Mỹ, việc quản lý và sử dụng vốn lưu động hiệu quả sẽ đem lại cho công ty những lợi thế tốt tận dụng nguồn lực hiện có của công ty để phát triển công ty trong giai đoạn hiện nay. SV: Nguyễn Đạt Lớp : Tài Chính Doanh Nghiệp 02 – K25 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai 2. Mục đích nghiên cứu : Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ. Với đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Kim khí Sơn Mỹ ” em mong muốn đánh giá trung thực và chính xác thực trạng các hoạt động sử dung tài Sản lưu động của công ty. Và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động giúp công ty có thể tận dụng tốt hơn nguồn lực hiện có và tạo ra lợi thế để phát triển trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu : hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Công TY TNHH Kim Khí Sơn Mỹ - 183 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu : Chuyên đề sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích tổng kết dự báo để tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ. 5. Kết cấu chuyên đề : Chuyên đề tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương : Chương 1 : Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chương 2 : Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ. Chương 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Sơn Mỹ. CHƯƠNG 1 SV: Nguyễn Đạt Lớp : Tài Chính Doanh Nghiệp 02 – K25 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 1.1.Khái Quát Về Tài Sản Lưu Động : 1.1.1. Khái niệm tài sản lưu động : Hiện nay người ta định nghĩa tài sản lưu động là các tài sản ngắn hạn lưu thông thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tài sản lưu động thể hiện trong bảng cân đối kế toán dưới các dạng : tiền mặt và các tài sản tương đương tiền, các tài sản có tính thanh khoản cao như trái phiếu, chứng khoán…, các khoản phải thu, và hàng tồn kho, các khoản đầu tư ngắn hạn… Tài sản lưu động thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, vì vậy sự biến động tài sản lưu động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng tài sản lưu động hiệu quả sẽ đem lại hiệu quả lớn trong sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp luôn chủ động nguồn vốn trong ngắn hạn, nâng cao nội lực của doanh nghiệp hạn chế tác động xấu từ môi trường kinh doanh. Vì vậy việc quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản lưu động sẽ giúp doanh nghiệp ổn định tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh. 1.1.2. Đặc điểm tài sản lưu động : Tài sản lưu động của doanh nghiệp lưu thông qua quá trình sản xuất kinh doanh tuần hoàn : dự trữ - sản xuất – lưu thông. Qua môi giai đoạn tài sản lưu động lại thay đổi hình thái biều hiện, từ nguyên liệu sản xuất đến bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hóa hoàn chỉnh, đến tiền rồi lại quay trở lại hình thái vật chất nguyên vật liệu. Mỗi tài sản lưu động chuyển hóa toàn bộ giá trị của nó trong một chu trình kinh doanh, không giữ nguyên giá trị vật chất ban đầu, mà chuyển sang các trạng thái khác. Sau mỗi chu kì kinh doanh tài sản lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển. Sau mỗi vòng luân chuyển tài sản lưu động chuyển từ hình thái này sang hình thái khác, rồi chuyển về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn. 1.1.3. Phân loại tài sản lưu động : SV: Nguyễn Đạt Lớp : Tài Chính Doanh Nghiệp 02 – K25 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai a. Phân loại theo chu trình kinh doanh : Căn cứ vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản lưu động được chia theo 2 loại chính : tài sản lưu động trong quá trình sản xuất, và tài sản lưu động trong quá trình lưu thông. - Tài sản lưu động trong quá trình sản xuất : bao gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật tư hàng hóa đầu vào dự trữ chuẩn bị cho quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó tài sản lưu động còn bao gồm các loại tài sản không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định như : công cụ dụng cụ nhỏ, phụ tùng thay thế. Ngoài ra tài sản lưu động còn bao gồm cả các hàng hóa dở dang. - Tài sản lưu động trong quá trình lưu thông : là những tài sản lưu động phục vụ cho khâu thương mại, bao gồm : tiền, các thành phẩm hàng hóa tồn kho. b. Phân loại theo khả năng thanh khoản : Căn cứ vào khả năng thanh khoản và đặc điểm kinh tế của từng loại mà tài sản lưu động được chia thành : - Tiền : Bao gồm tiền mặt, các khoản tiền đang chuyển, tiền gửi trong tài khoản ngân hàng, các loại séc, tiền trong thẻ tín dụng và các loại tài khoản ATM, các loại tiền trong thanh toán. - Vàng , bạc, đá quý, kim loại quý khác : Đây là các loại kim loại quý có khả năng thanh khoản cao, dùng cho mục đích dự trức giá trị, có thể chuyển đổi thành tiền nhanh chóng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong doanh nghiệp sản xuất gái trị của các kim loại quý thường không cao nhưng trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… giá trị của các loại kim loại quý thường rất cao. - Các khoản tương đương tiền : Bao gồm các tài sản tài chính có tính thanh khoản cao, dễ chuyển đổi thành tiền khi cần thiết như chứng khoán, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu…Các loại chứng khoán ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao mới được coi là tài sản lưu động thuộc nhóm này. Các SV: Nguyễn Đạt Lớp : Tài Chính Doanh Nghiệp 02 – K25 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai loại giấy tờ có giá ngắn hạn có độ an toàn cao cũng thuộc nhóm này như trái phiếu, kỳ phiếu, hối phiếu ngân hàng… - Chi phí trả trước : Chi phí trả trước là các khoản tiền doanh nghiệp ứng trước cho người bán, nhà cung cấp, người lao động…Các khoản trả trước có mức rủi ro cao do phụ thuộc nhiều vào đối tượng được ứng trước. - Các khoản phải thu : Các khoản phải thu là tài sản đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp sản xuất thường xuyên sử dụng hình thức bán chịu, trả chậm. Các khoản phải thu thường là các khoản tín dụng thương mại, bán chịu, trả chậm… - Tiền đặt cọc : Tiền đặt cọc là khoản tiền đặt trước đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ kinh tế theo hợp đồng kinh tế đã được ký kết. Phần lớn các điều khoản về tiền đặt cọc được tính theo hai cách. Một là tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng hoặc giá trị tài sản được mua bán, hoặc ấn định một số tiền cụ thể, hoặc giá trị tối tiếu hợp lý. Tiền đặt cọc thường giá trị không lớn, độ tin cậy không lớn. Tiền đặt cọc thường không được tính đến khi đánh gái khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Hàng tồn kho : Hàng tồn kho bao gồm hàng hóa nguyên nhiên vật liệu đầu vào, các sản phẩm dở dang, thành phẩm, bán thành phầm. Hàng tồn kho không phải là các hàng hóa ứ đọng, không bán được, mà bản chất khái niệm hàng tồn kho rộng hơn rất nhiều, nó còn bao gồm toàn bộ nguyên nhiên vật liệu tồn ở các kho, quầy hàng hoặc xưởng, bao gồm các chủng loai như : Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, vật tư bổ trợ, nhiên liệu, các loại công cụ nhỏ - Các khoản chi phí chờ phân bổ : Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh cửa doanh nghiệp, có một khối lượng nguyên vật liệu và một số khoản chi phí đã phát sinh nhưng chưa được phân bổ vào giá SV: Nguyễn Đạt Lớp : Tài Chính Doanh Nghiệp 02 – K25 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai thành sản phẩm dịch vụ. Những khoản này sẽ được chờ phân bổ đưa vào giá thành trong các kỳ hạch toán thích hợp. 1.1.4. Kết cấu tài sản lưu động : Kết cấu tài sản lựu động là các thành phần cấu tạo nên tài sản lưu động và tỷ trọng của chúng trong tài sản lưu động. Ở các doanh nghiệp khác nhau thì có kết cấu tài sản lưu động khác nhau. Mỗi thành phần đều có các ưu điểm và hạn chế khác nhau do vậy việc phân tích kết cấu tài sản lưu động sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn tình hình tài sản lưu động của doanh nghiệp mình, từ đó xác định đúng trọng điểm và đưa ra biện pháp quản lý tài sản lưu động hiệu quả hơn cho doanh nghiệp. Mặt khác thông qua việc đánh giá tìm hiểu sự thay đổi kết cấu tài sản lưu động trong các thời ký khác nhau mà doanh nghiệp có thể thấy các hiệu ứng tích cực cũng như hạn chế của công tác quản lý tài sản lưu động của mình, đồng thời xác định cho mình một kết cấu tài sản lưu động hợp lý. Trong doanh nghiệp kết cấu tài sản lưu động luôn thay đổi và chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau, chủ yếu từ các yếu tố như : - Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh : bao gồm đặc tính của nguyên nhiên vật liệu, thị trường nguyên nhiên vật liệu, giá cả, đối tác cung ứng, khố lượng cung ứng, kỳ hạn cung ứng, thời gian cung ứng… - Các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh : bao gồm đặc điểm kỹ thuật công nghệ sản xuất, đặc tính sản phẩm, độ dài chu kỳ sản xuất, trình độ tổ chức sản xuất… - Các nhân tố trong lưu thông như phương thức thanh toán, chính sách bán hàng, chính sách thanh toán, thủ tục thanh toán… 1.1.5. Nguồn hình thành tài sản lưu động của doanh nghiệp : Trong doanh nghiệp tài sản lưu động được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau có thể từ các nguồn vốn dài hạn nhưu vốn chủ sở hữu, lợi nhuận không chia, các quỹ trong doanh nghiệp, hoặc từ nợ vay. Mỗi nguồn vốn đều có những đặc tính khác nhau, chi phí sử dụng vốn khác nhau, do đó yêu cầu doanh nghiệp phải có cân nhắc lựa chọn kĩ càng sử dụng nguồn vốn nào, tỷ trọng bao nhiêu hình thành một cơ cấu vốn hợp lý để tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, mà vẫn đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp hoạt động. Phân loại nguồn hình thành tài sản lưu động người ta thường căn cứ vào các yếu tố như mối quan hệ về sở hữu vốn, thời gian huy động của nguồn vốn, phạm vi của nguồn vốn. SV: Nguyễn Đạt Lớp : Tài Chính Doanh Nghiệp 02 – K25 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai - Căn cứ theo mối quan hệ sở hữu về vốn : Nguồn hình thành tài sản lưu động được chia thành nguồn vốn chủ sở hữu và nợ vay. Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu thường bao gồm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, vốn góp liên doanh, vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại, vốn ngân sách nàh nước với các doanh nghiệp nhà nước. Vốn chủ sở hữu phản ánh năng lực tài chính của chủ doanh nghiệp, khả năng tự chủ tài chính cảu doanh nghiệp. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng tựu chủ tài chính của doanh nghiệp càng cao. Các khoản nợ vay : là các khoản vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, vốn vay qua trái phiếu, vốn vay đối tác, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. - Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn : Nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành hai loại : nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Nguồn vốn thường xuyên mang tính chất ổn định và lâu dài, nó bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay dài hạn. Nguồn vốn này thường dùng để tài trợ cho tài sản cố định và các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn ngắn hạn, bao gồm các khoàn vay ngắn hạn, nợ đối tác chưa thanh toán… Các nguồn vốn này được dùng để tài trợ cho các tài sản lưu động tạm thời, phát sinh bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Căn cứ theo phạm vi huy động vốn : nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành nguồn vốn bên trong doanh nghiệp và vốn bên ngoài doanh nghiệp. Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp là các nguồn vốn huy động được từ nội tại bản thân doanh nghiệp như vốn từ lợi nhuận giữ lại, các khoản quỹ của doanh nghiệp, các khoản thu từ bán các tài sản. Sử dụng triệt để nguồn vốn trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tự chủ được trong quản lý và sử dụng vốn. Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp là những nguồn vốn có thể huy động được từ bên ngoài doanh nghiệp như các khoản vốn liên doanh liên kết, vốn vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu công ty, cổ phiếu, các khoản nợ đối tác, nợ nhà cung cấp, nợ khách hàng…Việc huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có được đòn bay tài chính thúc đẩy hoạt động kính doanh đồng thời tạo ra sự linh hoạt đa dạng trong việc huy động vốn của doanh nghiệp. SV: Nguyễn Đạt Lớp : Tài Chính Doanh Nghiệp 02 – K25 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai 1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động : 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động : Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là vấn đề tất yếu, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác. Vì vậy mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nhưng chung quy lại phải đánh giá hiệu suất sử dụng từng đơn vị tài sản lưu động để lợi ích đạt được tối đa. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động gắn liền với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao hiệu suất hoạt động, tỷ suất lợi nhuận đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp,tù đó là cơ sở đề phát triển doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần liên tục rà soát đánh giá tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. - Vai trò của việc sử dụng tài sản lưu động có hiệu quả : Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tài sản lưu động luôn lưu thông trong quá trình sản xuất kinh doanh chuyển hết giá trị vào sản phẩm vì vậy quản lý tài sản lưu động cần linh hoạt kịp thời phù hợp với từng thời điểm mới đem lại hiệu quả cao nhất. Hiệu qảu sử dụng tài sản lưu động là một tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động của doanh nghiệp, nó cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Mục tiêu lâu dài và cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Việc sử dụng hiệu quả tài sản lưu động sẽ góp phần giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối đa. Bởi lẽ sử dụng tài sản lưu động hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu và lợi nhuận. - Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động : “ Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác và quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp, đảm bảo lợi nhuận tối đa với số lượng tài sản lưu động cùng chi phí thấp nhất ”. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là yêu cầu tất yếu khách quan của mối doanh nghiệp. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinhd oanh là hệ quả của nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ đơn thuần doa quản trị tài sản lưu động không tốt. Nhưng cần thấy rằng việc hoạch định và kiểm soát không tốt việc sử dụng tài sản lưu động là một nguyên nhân dẫn tới sự mất cân bằng tài chính, mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp dẫn SV: Nguyễn Đạt Lớp : Tài Chính Doanh Nghiệp 02 – K25 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai đến kết quả cuối cùng là phá sản doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp sử dụng tài sản lưu động càng hiểu quả bao nhiêu càng hạn chế được rủi ro bấy nhiêu. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động chúng ta có thẻ sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau nhưng tốc độ luân chuyển tài sản lưu động là chỉ tiêu cơ bản và tổng hợp nhất phản ánh trình độ sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hieeujq ủa sử dụng tài sản lưu động. Tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm nói lên trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp từ mau sắm, dự trữ nguyên nhiên liệu, quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có hợp lý, có hiệu quả hay không, các khoản vật tư dự trữ có sử dụng tốt hay không, hao phí trong quá trình sản xuất có cao không…Thông qua phân tích chỉ tiêu tốc độ luân chuyển tài sản lưu động có thể giúp doanh nghiệp đảnh nhanh tốc độ luân chuyển giảm chi phí tồn kho, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. 1.2.2.1. Vòng quay tài sản lưu động trong kỳ : Đây là chỉ tiêu nói lên số vòng quay của tài sản lưu động trong một năm, chì tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản lưu động dựa trên mối quan hệ giữa kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể là doanh thu thuần và số tài sản lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ. Hay nói cách khác, chỉ tiêu vòng quay tài sản lưu động phản ánh trong một năm tài sản lưu động luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Số vòng quay tài sản lưu động trong kỳ càng cao thì càng tốt, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao. Vòng quay tài sản lưu động được tính theo công thức sau : Vòng quay tài sản lưu động trong kỳ = Doanh thu thuần TSLD bq trong kỳ 1.2.2.2. Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động. SV: Nguyễn Đạt Lớp : Tài Chính Doanh Nghiệp 02 – K25 [...]... định tín dụng sẽ tác động đến chính sách dự trữ nguyên vật liệu, tồn kho, hay tiền mặt của doanh nghiệp từ đó tahy đổi hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp SV: Nguyễn Đạt Lớp : Tài Chính Doanh Nghiệp 02 – K25 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Phan Hồng Mai CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH KIM KHI SƠN MỸ 2.1 Khái quát về công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ 2.1.1... tại của doanh nghiệp Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu vẫn lớn, do đó công ty cần có phương án tăng vốn chủ sở hữu để có cơ cấu ngồn vốn cân bằng và chủ động về nguồn vốn hơn 2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty Sơn Mỹ 2.3.1 Tình hình phân bổ tài sản lưu động của công ty Việc huy động vốn đầy đủ kịp thời cho sản xuất kinh doanh là rất khó, làm thế nào để quản lý và sử. .. tất yếu hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ không cao + Rủi ro : rủi ro trong quá trình kinh doanh tác động manh mẽ đến doanh thu của doanh nghiệp, từ đó tác động mạnh đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Mặt khác doanh nghiệp còn đối mặt với nhiều rủi ro đến từ đối tác khách hàng có thể dân đến hoa hụt nguồn lực, dân đến giảm sút hiệu quả sử dụng vốn lưu động + Do tác động của của khoa học công nghệ :... thế nào để quản lý và sử dụng tài sản lưu động hiệu quả là việc làm còn khó hơn nhiều Một trong những nhân tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sử dựng tài sản lưu động, đó là việc phân bổ tài sản lưu động sao cho hợp lý, để có một kết cấu tài sản lưu động phù hợp, tạo ra mức hiệu quả cao nhất Mỗi khoản mục sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản lưu động của công ty, điều đó phụ thuộc vào... biết một đồng tài sản lưu động có thể tọa ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số này càng cao càng tốt Mức daonh lời tài sản lưu động càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao 1.2.2.4 Mức tiết Mức tiết kiệm tài sản lưu động DTT trong kỳ = 360 Mức tiết kiệm tài sản lưu động cho thấy giá trị tài sản lưu động doanh nghiệp tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn Doanh nghiệp càng... tài sản lưu động Tài sản lưu động bình quân = Doanh thu thuần Đây là chỉ tiêu cho biết để đạt được một đơn vị doanh thu, doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu % đơn vị TSLĐ Hệ số này càng thấp thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp càng cao, vì khi đó tỷ suất lợi nhuận của một đồng tài sản lưu động sẽ tăng lên 1.2.2.3 Hệ số sinh lời tài sản lưu động Hệ số sinh lời tài sản lưu động Lợi... 2.1.1 Một số nét chung về công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ được thành lập từ năm 2010, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104005890 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố hà nội cấp Qua quá trình phát triển, công ty Sơn Mỹ hiện nay đã là một trong những đơn vị tư nhân lớn mạnh trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng các sản phẩm từ thép không gỉ, thi công các hạng mục phụ trợ... tài sản lưu động khá lớn của công ty đang bị chiếm dụng Để xem xét tính hiệu quả SV: Nguyễn Đạt Lớp : Tài Chính Doanh Nghiệp 02 – K25 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Phan Hồng Mai trong việc sử dụng tài sản lưu động của công ty, chúng ta cần xem xét từng khoản mục cụ thể 2.3.2 Tình hình sử dụng tài sản lưu động của công ty 2.3.2.1 Tiền mặt : Tiền mặt có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất... sản phẩm điện điện tử, đồ gia dụng SV: Nguyễn Đạt Lớp : Tài Chính Doanh Nghiệp 02 – K25 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Phan Hồng Mai 2.2 Thực trạng tài sản lưu động tại công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ 2.2.1 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Sơn Mỹ trong những năm gần đây Bảng 2.1 : Báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị : triệu đồng ( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2012,... sản lưu động khác nhau Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng với tài sản lưu động chiến tỷ trọng lớn trong tổng tài sản thì việc phân bổ sao cho hợp lý để khai thác hết tiềm năng của từng loại tài sản không để xảy ra lãng phí Điều này có ý nghĩ hết sức quan trọng, có tính quyết định tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty Kết cấu tài sản lưu động . đích nghiên cứu : Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ. Với đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Kim khí Sơn Mỹ ” em mong muốn. quả sử dụng vốn lưu động. Chương 2 : Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ. Chương 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty. CÁC TỪ VIẾT TẮT Công ty : Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ Sơn Mỹ : Tên viết tắt của Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ. CTCP : Công ty cổ phần TNHH : Trách nhiệm hữu hạn CBCNV : Cán bộ công nhân viên DTT