1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xác định thành phần các loài thuộc tầng cỏ quyết và dây leo tại một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên ở trạm đa dạng sinh học mê linh

49 426 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Các công trình nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng trong điều kiện rừng tự nhiên bị chặt phá trắng do canh tác nương rẫy và khai thác kiệt quá mức nay còn rất ít.. Với nh

Trang 1

PHỤC HỒI TỰ NHIÊN

Ở TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : THỰC VẬT HỌC

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

PHỤC HỒI TỰ NHIÊN

Ở TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và

sâu sắc nhất đến TS Lê Đồng Tấn và TS Hà Minh Tâm là những người đã

trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

và hoàn chỉnh luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Viện sinh thái và Tài nguyên

sinh vật, Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện

thuận lợi cho tôi trong việc nghiên cứu, thu thập số liệu

Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn tới anh Trịnh Xuân Thành (Trạm

Đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc), cùng các thầy cô ở Viện Sinh thái

và Tài nguyên sinh vật đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Khổng Thị Hằng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi thực hiện cùng với sự hướng dẫn

của TS Lê Đồng Tấn và TS Hà Minh Tâm Các số liệu nêu trong đề tài là

trung thực, được thu thập từ thực nghiệm và qua xử lí thống kê Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Khổng Thị Hằng

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Lý do chọn đề tài 1

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

Mục đích nghiên cứu 2

Nội dung nghiên cứu 2

Dự kiến kết quả nghiên cứu 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Một số khái niệm 4

1.2 Lược sử nghiên cứu 5

1.2.1 Trên thế giới 5

1.2.2 Ở Việt Nam 5

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

2 1 Đối tượng nghiên cứu 9

2 2 Phạm vi nghiên cứu 9

2 3 Thời gian nghiên cứu 9

2 4 Phương pháp nghiên cứu 9

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 13

3.1 Thành phần loài dây leo và các loài thuộc thảm tươi dưới tán rừng thứ sinh tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc 13

3.2 Tính đa dạng của hệ thực vật trong thảm tươi và dây leo 19

3.2.1 Tính đa dạng của nhóm dây leo 19

3.2.2 Tính đa dạng nhóm cây trong thảm tươi (tầng cỏ quyết) 20

3.2.3 Đa dạng về giá trị sử dụng 22

4.3 Đề xuất giải pháp phục hồi rừng 35

Trang 6

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 37

Kết luận 37

Đề nghị 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

TIẾNG VIỆT 38

TÀI LIỆU TRÊN INTERNET 40

Trang 7

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Rừng có ý nghĩa đặc biệt lớn, không chỉ cung cấp của cải cho nền kinh

tế như cung cấp gỗ, dược liệu, du lịch… mà còn giữ chức năng sinh thái cực

kỳ quan trọng: là nơi sống của các sinh vật khác, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxi và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt, nước ngầm, làm giảm đến mức tối đa ô nhiễm không khí

và nước giúp phát triển bền vững sự sống trên trái đất

Bên cạnh đó rừng là nơi bảo tồn cung cấp nguyên liệu về mặt di truyền cho

sự tiến hóa của sinh giới đây là kho tàng biến dị cho sự phát triển của sinh vật

Vai trò quan trọng của rừng là thế, nhưng những năm gần đây diện tích rừng của chúng ta càng ngày càng giảm cả về mặt số lượng lẫn chất lượng Năm 1943, diện tích rừng của nước ta xấp xỉ 14 triệu ha Tới năm 1976 còn

12 triệu ha Giai đoạn 1976 tới 1990 do khai thác mạnh cho kinh tế diện tích rừng chưa đầy 9,2 triệu ha Nguyên nhân mất rừng chủ yếu lại là do con người như đốt rừng làm rẫy, cháy rừng, do chiến tranh, kinh tế, phục vụ sinh hoạt…

Mất rừng làm giảm đa dạng sinh học, làm cho nhiều sinh vật mất nơi trú ngụ, làm đất đai bị rửa trôi, xói mòn, lũ lụt, làm thay đổi môi trường, sa mạc hóa nhiều hơn…

Những năm gần đây, nhà nước ta ban hành và áp dụng nhiều chính sách

để bảo vệ rừng nhưng chủ yếu là tập trung mục đích kinh tế Các công trình nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng trong điều kiện rừng tự nhiên bị chặt phá trắng do canh tác nương rẫy và khai thác kiệt quá mức nay còn rất ít Vì vậy các biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác kiệt rừng vẫn còn là đề tài được rất nhiều người nghiên cứu

Trang 8

Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh thuộc viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật có tổng diện tích 170.3 ha, nằm sát Vườn quốc gia Tam Đảo Mặc dù

có diện tích không lớn, nhưng do đa dạng về địa hình và thổ nhưỡng, cho nên

có nhiều kiểu rừng khác nhau với hệ thực vật rất đa dạng Đây được xem là địa điểm thuận lợi cho việc nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên, xây dựng các mô hình phục hồi rừng Với những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài:

“Nghiên cứu xác định thành phần các loài thuộc tầng cỏ quyết và dây leo

tại một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh”

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung dẫn liệu về tính đa dạng thực vật

trong thảm tươi của hệ sinh thái rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ xác định giải pháp xúc

tiến tái sinh nhằm đẩy nhanh diễn thế phục hồi rừng, trực tiếp việc bảo tồn các

hệ sinh thái và xây dựng các mô hình phục hồi rừng tại khu vực nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Xác định thành phần và xây dựng danh lục các loài dây leo và các loài

thực vật có ở tầng cỏ quyết tại một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc

Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu thành phần loài

- Đánh giá sự đa dạng của hệ thực vật trong thảm tươi

- Nghiên cứu giá trị sử dụng của hệ thực vật trong thảm tươi

Dự kiến kết quả nghiên cứu

- Tính đa dạng thực vật tầng cỏ quyết và dây leo khu vực nghiên cứu: tính đa dạng thành phần loài, đa dạng về dạng sống và giá trị sử dụng

Trang 9

Bố cục của khóa luận:

Gồm 42 trang, 6 ảnh, 5 bảng, được chia thành các phần chính như sau:

Mở đầu 3 trang, chương 1 Tổng quan tài liệu 5 trang, chương 2: Đối tượng, phạm vi, thời gian, phương pháp nghiên cứu 4 trang, chương 3: kết quả: 23 trang, kết luận, kiến nghị: 2 trang, tài liệu tham khảo: 3 trang, phụ lục hình ảnh 3 trang

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số khái niệm

Đa dạng sinh học (Biodiversity, biological): là sự phong phú của sinh giới từ mọi nguồn trên trái đất Bao gồm đa dạng cùng loài, khác loài, và đa dạng trong hệ sinh thái

Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của một loài cũng như đối với các quần thể khác nhau

Tái sinh (Regenration): là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng tự tái tạo, hay tự hồi sinh ở mức độ tế bào đến mức độ mô, cơ quan, cá thể và thậm chí

là cả quần thể sinh vật trong tự nhiên

Tái sinh rừng (Forestry regeneration): là một thuật ngữ được nhiều nhà khoa học sử dụng để mô tả sự tái tạo (phục hồi) của lớp cây con dưới tán rừng

Căn cứ vào nguồn giống người ta phân thành ba kiểu tái sinh:

- Tái sinh nhân tạo: Nguồn giống do con người tạo ra bằng cách gieo giống trực tiếp

- Tái sinh bán nhân tạo: Nguồn giống được con người tạo ra bằng cách trồng bổ sung các cây giống, sau đó chính cây giống sẽ là tạo ra nguồn hạt cho quá trình tái sinh

- Tái sinh tự nhiên: Nguồn giống hoàn toàn tự nhiên

Vai trò của cây tái sinh theo Trần Xuân Thiệp (1996) cho rằng nếu thành phần cây tái sinh giống thành phần cây đứng thì đó là quá trình thay thế một thế hệ cây này bằng một thế hệ cây khác Ngược lại nếu thành phần cây cây tái sinh khác với thành phần cây đứng thì quá trình diễn thế xảy ra [20]

Thảm thực vật là toàn bộ lớp thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thực vật trên trái đất Theo khái niệm này thì thảm thực vật chỉ là khái

Trang 11

niệm chung chưa chỉ rõ đặc trưng hay phạm vi không gian của một đối tượng

cụ thể Nó chỉ có nghĩa nội hàm khi được kèm theo các tính ngữ kèm theo như “Thảm thực vật Mê Linh” hay “Thảm thực vật Tam Đảo”

1.2 Lược sử nghiên cứu

1.2.1 Trên thế giới

Trên thế giới việc nghiên cứu rừng tái sinh đã được tiến hành từ lâu nhưng chủ yếu ở những năm 30 của thế kỉ trước nhằm xác định cơ sở khoa học nhằm đề xuất các biện pháp khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kĩ thuật tác động vào rừng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường

Trong lĩnh vực nghiên cứu về đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật

đã có nhiều tác giả trên thế giới quan tâm và có các công trình công bố như:

- Lecomte, H, 1907-1952, Flora generale de I’Indochine Tom I-VII, Pari

- Phedorov A.A, 1965 Vai trò của tài nguyên thực vật đối với kinh tế quốc dân, Tạp chí Tài nguyên thực vật, tập 1 số 1, tiếng Nga

- Plant Resources of South - East – Asia -7, 1995 Bamboo – Bogor Indonesia

- IUCN, 1998 The world list of Threatened trees World Conservasion Press

- IUCN, 2001, Red list of Threatened Plants Website: redlist.org

1.2.2 Ở Việt Nam

Thái Văn Trừng (1978) khi nghiên cứu thảm thực vật rừng Việt Nam

đã nhấn mạnh ý nghĩa của điều kiện ngoại cảnh đến các giai đoạn phát triển của cây con và nhận định rằng: Trong các nhân tố sinh thái thì ánh sáng là nhân tố quan trọng khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên cả ở rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh [26]

Trang 12

Vũ Tiến Hinh (1991), nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh rừng tự nhiên ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận xét: hệ

số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có sự liên hệ chặt chẽ Đa phần các loài có hệ số tổ thành tầng cây cao càng lớn thì hệ số tổ thành tầng tái sinh cũng vậy [9]

Đinh Quang Diệp (1993) nghiên cứu tái sinh tự nhiên ở rừng Khộp vùng Easup - ĐắcLắc kết luận độ tàn che của rừng, thảm mục, độ dày đặc của thảm tươi, điều kiện lập địa, lửa rừng là những nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc đến số lượng và chất lượng cây con tái sinh dưới tán rừng, trong đó lửa rừng

là nguyên nhân gây nên tái sinh cây đời chồi Về qui luật phân bố cây trên mặt đất, tác giả nhận định khi tăng diện tích lên thì lớp cây tái sinh có phân bố theo cụm [8]

Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1994) cho rằng nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên cho phép nắm vững các điều kiện cần và đủ để hướng sự can thiệp của con người đi đúng hướng Quá trình đó tuỳ thuộc vào mức độ tác động của con người mà ta thường gọi là xúc tiến tái sinh, với mức cao nhất là tái sinh nhân tạo Theo tác giả thì quá trình tái sinh tự nhiên tuỳ thuộc vào 3 yếu tố chính sau:

- Nguồn hạt giống, khả năng phát tán hạt trên một đơn vị diện tích

- Điều kiện để hạt có thể nảy mầm, bén rễ (nhiệt độ, độ ẩm, thảm tươi)

- Điều kiện để cây mạ, cây con sinh trưởng và phát triển: đất, nước, ánh sáng [12]

Nguyễn Duy Chuyên (1995) cho thấy nhiều loài cây tái sinh tự nhiên dưới tán rừng có thể được biểu diễn bằng hàm toán học Qua nghiên cứu cho thấy ở diện tích nhỏ (1x1m), (2x2m) phần lớn cây tái sinh tự nhiên ở vùng sông Hiếu (Hà Tĩnh) có phân bố cụm, ở trạng thái rừng trung bình (IIIA2) cây tái sinh có phân bố Poisson [6]

Trang 13

Trần Xuân Thiệp (1996) căn cứ vào số lượng cây tái sinh đã xây dựng bảng đánh giá tái sinh cho các trạng thái rừng (theo hệ thống phân loại của Loschau 1961-1966): Tốt, trung bình, xấu Phân cấp chiều cao cây tái sinh để điều tra gồm 6 cấp: (1): < 50cm; (2): 50-100cm; (3): 100-150cm; (4): 150-200cm; (5): 200-300; (6): > 300cm Về phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao có sự tương đồng giữa các trạng thái rừng, phân bố giảm theo hàm Mayer

từ cấp 1-5 (≤ 300cm), cấp 6 có chiều cao > 300cm do tính cộng dồn đến các cây có chiều cao tương ứng với đường kính dưới 10cm nên không thể hiện qui luật này nữa [20]

Lê Đồng Tấn- Đỗ Hữu Thư (1997) nghiên cứu thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy tại Sơn La qua 3 giai đoạn phát triển: giai đoạn I (tuổi

từ 4 tới 5), giai đoạn II (tuổi 9 đến 10), giai đoạn III (tuổi từ 14 đến 15) và nhận xét: trong 15 năm đầu thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy có

số lượng loài đều tăng lên qua các giai đoạn phát triển Sau 3 giai đoạn phát triển thảm thực vật tái sinh sau nương rẫy thể hiện một quá trính thay thế tổ thành rất rõ ràng, lượng tăng trưởng của thảm thực vật không cao [15]

Phạm Ngọc Thường (2002) nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên và

đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở Thái Nguyên và Bắc Kạn Tác giả đã rút ra một số kết luận: Quá trình phục hồi rừng sau nương rẫy chịu tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái: nguồn giống, địa hình, thoái hoá đất và con người Khoảng cách rừng tự nhiên gieo giống đến đám nương càng gần thì khả năng gieo giống càng thuận lợi Ở chân đồi số loài, mật độ cây gỗ tái sinh là lớn nhất và ít nhất là ở đỉnh, độ dốc càng lớn thì quá trình phục hồi rừng càng khó khăn Mật độ cây gỗ giảm dần theo thời gian phục hồi rừng [24]

Lê Ngọc Công (2003) trong nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên cho rằng ở giai đoạn

Trang 14

đầu của quá trình diễn thế phục hồi rừng (giai đoạn 1- 6 năm) mật độ cây tăng lên, sau đó giảm Quá trình này bị chi phối bởi qui luật tái sinh tự nhiên, quá trình nhập cư và quá trình đào thải của các loài cây Nhận xét được rút ra từ kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả

Lê Đồng Tấn, Phạm Ngọc Thường [7]

Cho tới nay có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này, đề tài “Nghiên

cứu xác định thành phần các loài thuộc tầng cỏ quyết và dây leo tại một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh” là công trình tiếp theo về nghiên cứu thảm thực vật thứ sinh mục đích

đề ra biện pháp bảo vệ rừng, tài nguyên thiên nhiên

Trang 15

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2 1 Đối tượng nghiên cứu

Một số thảm thực vật rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên từ tháng 8 năm

2012 tới tháng 4 năm 2013 tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc, dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu

Tài liệu: Các tài liệu về cấu trúc rừng tái sinh phục hồi tự nhiên trên thế

giới và của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo

Mẫu vật: Các mẫu vật thu thập được trong quá trình nghiên cứu

2 4 Phương pháp nghiên cứu

Để “Nghiên cứu xác định thành phần các loài dây leo và tầng cỏ quyết tại một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên” tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc, chúng tôi sử dụng các phương pháp phổ biến đã và

đang được áp dụng hiện nay Các bước tiến hành cụ thể như sau:

Nghiên cứu tài liệu: Kế thừa các kết quả về thông tin, số liệu và những

tư liệu, kết quả liên quan đến đề tài mà các công trình nghiên cứu đã báo cáo tổng kết công khai, công bố, đăng tải trên các phương tiện thông tin chính thức

Điều tra thực địa: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm

thu thập các dữ liệu về phân loại (thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tươi,… và các đặc điểm khác); thu thập số liệu về đa dạng sinh học (số lượng, chất lượng, diễn biến về số lượng

Trang 16

và chất lượng), tình trạng suy thoái trong những vùng tiểu sinh thái cụ thể về các loài ở nơi nghiên cứu Để làm tốt công tác điều tra thực địa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo phương pháp của Thái Văn Trừng (1978), Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) để điều tra theo tuyến và lập ô tiêu chuẩn (OTC)

Lập tuyến điều tra (TĐT) và thu thập dữ liệu: Điều tra theo tuyến để

xác định sự phân bố của các đối tượng nghiên cứu, dự kiến địa điểm bố trí ô tiêu chuẩn Tuyến điều tra được thiết lập dựa trên các thông tin về thảm thực vật (bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ qui hoạch các phân khu chức năng), các thông tin từ ban quản lý, cán bộ chuyên môn của khu vực nghiên cứu Các tuyến điều tra đi qua tất cả các trạng thái rừng, các dạng địa hình, đai độ cao, các trạng thái rừng bị phá huỷ hay suy thoái do tác động của con người Tuyến điều tra được xác định theo 2 hướng: song song và vuông góc với đường đồng mức; chiều rộng tuyến là 10 m; chiều dài tuyến tùy thuộc vào địa hình cho phép nhưng ít nhất là 500 m; số lượng tuyến điều tra cho mỗi đối tượng ít nhất là 3 tuyến; khoảng cách giữa các tuyến là 50-100 m tùy vào loại hình cụ thể của từng quần xã Dọc theo tuyến điều tra bố trí các ô tiêu chuẩn

và ô dạng bản để thu thập số liệu

Trên tuyến điều tra thực hiện thống kê tất cả cây dây leo và các loài thuộc tầng cỏ quyết Số liệu được ghi chép theo mẫu sau (Biểu 1)

Biểu 1 Điều tra thực vật theo tuyến

Số hiệu tuyến……… Người điều tra………

Bắt đầu từ……… đến……… Ngày điều tra………

Chiều dài tuyến………

Công dụng

Ghi chú

01

02

Trang 17

Lập ô tiêu chuẩn (OTC) và thu thập dữ liệu: Tại mỗi trạng thái thảm

thực vật (TTV) đặt ngẫu nhiên 6 OTC; mỗi OTC có diện tích 400 m2

(20m x 20m) được áp dụng để xác định sự phân bố cây theo chiều cao và theo đường

kính; trong mỗi OTC, chúng tôi thiết lập các ô dạng bản có diện tích 1 m2

(1 m x 1 m), 4 m2 (2 m x 2 m), 9 m2 (3 m x 3 m), 16 m2 (4 m x 4 m) và 25 m2

(5 m x 5 m)

Hình 2.1 Ô tiêu chuẩn, ô dạng bản và sơ đồ thu mẫu

Những loài cây chưa biết tên khoa học thu thập tiêu bản để giám định tên

Phương pháp thu thập tiêu bản và xử lý mẫu theo các phương pháp

thông thường đang được áp dụng hiện nay

Phân tích và xử lý số liệu:

Để tra cứu nhận biết các họ, chúng tôi căn cứ vào Cẩm nang tra cứu và

nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997) và

Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997)

Để xác định tên khoa học các loài, chúng tôi căn cứ vào Cây cỏ Việt

Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999-2001) Nếu vẫn còn nghi ngờ kết quả, chúng

tôi tiến hành thu mẫu để tham khảo ý kiến của các chuyên gia phân loại

Trang 18

Để chỉnh lý tên khoa học, chúng tôi căn cứ vào Danh lục các loài thực vật Việt Nam do Nguyễn Tiến Bân làm chủ biên (2003, 2005) và Trung tâm

nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học quốc gia Hà Nội công bố năm

2001

Xác định mật độ cây: Được tính trung bình trên OTC sau đó quy ra số

cây/ ha theo công thức:

S là diện tích ô điều tra

Hệ số tổ thành loài cây được tính theo công thức:

Trang 19

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Thành phần loài dây leo và các loài thuộc thảm tươi dưới tán rừng thứ sinh tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc

Bước đầu khi chúng tôi tham gia nghiên cứu ở trạm đã thống kê được

80 loài, thuộc 44 họ thuộc 2 ngành thực vật có mạch như sau:

Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): có 3 họ (chiếm 6,6%), 7 loài (chiếm 7,3%)

Ngành Mộc lan (Magnoliophyta): có 41 họ (chiếm 91,2%), 73 loài (chiếm 90,3%)

Danh sách các loài được trình bày trong bảng 1

Bảng 3.1 Danh lục thực vật thuộc tầng cỏ quyết và dây leo tại Trạm Đa

dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc

STT Tên khoa học Tên Việt Nam

Kiểu thân (dạng sống)

Công dụng

Số lượng

POLYPODIOPHYTA - NGÀNH DƯƠNG XỈ

1 ASPLENIACEAE - HỌ TỔ ĐIỂU

3 Marsilea quadrifolia L Rau bợ bốn lá Thảo 95

2 POLYPODIACEAE - HỌ DƯƠNG XỈ

5 Drynaria fortunei (Mett.) J

Sm Đuôi phụng fortune Thảo T 90

Trang 20

Hance Móng rồng Hồng Kông Leo 10

10 Uvaria hamiltonii Hook f &

Thoms Bù dẻ hoa vàng Leo T 5

11 Uvaria microcarpa Champ

14 Gymnema sylvestre (Retz.) R

Br ex Schult Loã ti rừng Leo T 28

15 Streptocaulon juventas

(Lour.) Merr Hà thủ ô nam Leo T 12

9 ASTERACEAE - HỌ CÚC

Trang 21

10 BALSAMINACEAE - HỌ BÓNG NƯỚC

11 BEGONIACEAE - HỌ THU HẢI ĐƯỜNG

22 Begonia aptera Blume Thu hải đường không

cánh Thảo R, T 29

12 BORAGINACEAE - HỌ VÒI VOI

13 CAESALPINIACEAE - HỌ VANG

26 Bauhinia cardinalis Pierre ex

Gagnep Móng bò nhung đỏ Leo 30

29 Rourea minor (Gaertn.)

Alston Dây khế Leo T 277

16 CONVOLVULACEAE - HỌ KHOAI LANG

17 CUSCUTACEAE - HỌ TƠ HỒNG

18 DILLENIACEAE - HỌ SỔ

Tetracera scandens (L.)

Merr Chặc chìu Leo T 320

19 ERYTHROPALACEAE - HỌ DÂY HƯƠNG

32 Erythropalum scandens

Blume Dây hương Leo R, T 35

Trang 22

35 Elsholtizia ciliata (Thunb.)

Hyland Kinh giới Thảo D, T 100

22 LOGANIACEAE - HỌ MÃ TIỀN

38 Gelsemium elegans (Gerdn &

Champ.) Benth Lá ngón Leo T 1

23 MIMOSACEAE - HỌ TRINH NỮ

39 Acasia harmandiana (Pierre)

Gagnep Sống rắn harmand Leo 15

Trang 23

28 POLYGONACEAE-HỌ RAU RĂM

29 PORTULACACEAE - HỌ RAU SAM

30 RANUNCULACEAE - HỌ MAO LƯƠNG

50 Clematis granulata (Fin &

Gagnep.) Ohwi Dây vằng trắng Leo T 37

31 ROSACEAE - HỌ HOA HỒNG

32 RUBIACEAE - HỌ CÀ PHÊ

33 SAURURACEAE - HỌ GIẤP CÁ

34 VgERBENACEAE - HỌ CỎ ROI NGỰA

Trang 24

62 Calamus rhabdoclalus Burret Mây thuần Leo Ƣơm

39 CYPERACEAE - HỌ CÓI

40 DIOSCOREACEAE - HỌ CỦ NÂU

41 POACEAE - HỌ HOÀ THẢO

69 Chrysopogon aciculatus

(Retz.) Trin Cỏ may Thảo T 15

71 Dactyloctenium aegypticum

(L.) Beauv Cỏ chân vịt Thảo 10

73 Imperata cylindrica (L.)

Beauv Cỏ tranh Thảo T 15

42 SMILACACEAE - HỌ KHÚC KHẮC

43 STEMONACEAE - HỌ BÁCH BỘ

44 ZINGIBERACEAE - HỌ GỪNG

79 Curcuma zedoaria (Berg.)

Rosc Nghệ đen Thảo T 10

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, 532 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1997
2. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) &amp; nnk. (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, 1203 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục các loài thực vật Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) &amp; nnk
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2003
3. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) &amp; nnk. (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III, 1248 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục các loài thực vật Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) &amp; nnk
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2005
4. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) &amp; nnk. (2007), Danh lục đỏ Việt Nam, 412 tr., Nxb KHTN &amp; CN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục đỏ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) &amp; nnk
Nhà XB: Nxb KHTN & CN
Năm: 2007
5. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) &amp; nnk. (2007), Sách đỏ Việt Nam, Phần II. Thực vật, 611 tr., Nxb KHTN &amp; CN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách đỏ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) &amp; nnk
Nhà XB: Nxb KHTN & CN
Năm: 2007
6. Nguyên Duy Chuyên (1995), Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Châu Quỳ, Nghệ An và Công trình khoa học kỹ thuật điều tra quy hoạch rừng (1991 – 1995), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Châu Quỳ, Nghệ An" và "Công trình khoa học kỹ thuật điều tra quy hoạch rừng (1991 – 1995)
Tác giả: Nguyên Duy Chuyên
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1995
7. Lê Ngọc Công (2002), “Nghiên cứu quá trình tái sinh phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên”, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quá trình tái sinh phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên
Tác giả: Lê Ngọc Công
Năm: 2002
8. Đinh Quang Diệp (1993), Góp phần nghiên cứu tái sinh tự nhiên ở rừng Khộp vùng Easup - ĐắcLắc, luận án PTS khoa học đại học nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu tái sinh tự nhiên ở rừng Khộp vùng Easup - ĐắcLắc
Tác giả: Đinh Quang Diệp
Năm: 1993
9. Vũ Tiến Hinh, 1991, Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên. Tạp chí Lâm Nghiệp số 2/1991, Bộ Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên
10. Phạm Hoàng Hộ (1999-2001), Cây cỏ Việt Nam, Tập 1-3, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Trẻ
11. Phan Kế Lộc (1985), Thử vận dụng bảng phân loại UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử vận dụng bảng phân loại UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật Việt Nam
Tác giả: Phan Kế Lộc
Năm: 1985
12. Nguyễn Ngọc Lung và Lâm Phúc Cố (1994), Bảo vệ khoanh nuôi và phục hồi rừng, Tạp chí lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ khoanh nuôi và phục hồi rừng
Tác giả: Nguyễn Ngọc Lung và Lâm Phúc Cố
Năm: 1994
13. Trần Đình Lý (2003), Giáo trình sinh thái thảm thực vật (chuyên đề sau đại học), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh thái thảm thực vật
Tác giả: Trần Đình Lý
Năm: 2003
14. Trần Đình Lý (2007), Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nxb KH &amp; CN, Viện KH và CN Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ
Tác giả: Trần Đình Lý
Nhà XB: Nxb KH & CN
Năm: 2007
15. Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn, Đỗ Hữu Thƣ (1995), Khả năng tái sinh tự nhiên tự nhiên thảm thực vật, vùng núi cao Sa Pa, Tạp chí Nông nghiệp&amp; PTNN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng tái sinh tự nhiên tự nhiên thảm thực vật, vùng núi cao Sa Pa
Tác giả: Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn, Đỗ Hữu Thƣ
Năm: 1995
16. Vũ Xuân Phương (chủ nhiệm) &amp; nnk. (2001), Kết quả nghiên cứu hệ thực vật tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, Đề tài cấp cơ sở, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu hệ thực vật tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh
Tác giả: Vũ Xuân Phương (chủ nhiệm) &amp; nnk
Năm: 2001
17. Vũ Trung Tạng (2003), Cơ sở sinh thái học, 246 tr., Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở sinh thái học
Tác giả: Vũ Trung Tạng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
18. Lê Đồng Tấn (chủ nhiệm) &amp; nnk. (2003), Nghiên cứu cơ sở khoa học và các giải pháp phục hồi hệ sinh thái rừng nhiệt đới tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh và các vùng phụ cận, Đề tài cấp cơ sở, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở khoa học và các giải pháp phục hồi hệ sinh thái rừng nhiệt đới tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh và các vùng phụ cận
Tác giả: Lê Đồng Tấn (chủ nhiệm) &amp; nnk
Năm: 2003
19. Nguyễn Văn Thêm (2002), Sinh thái rừng, 374 tr., Nxb Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thái rừng
Tác giả: Nguyễn Văn Thêm
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
30. mailto:http://www.lrc-hueuni.edu.vn/dongy/search.plx?char=T (Tham khảo giá trị làm thuốc) Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w