Lý do chọn đề tài Trong khi động cơ hoạt động, nhiệt độ ở trong các xilanh rất cao, ở kì nổ có thể đạt tới hàng ngàn độ, do vậy động cơ cần phải có hệ thống làm mát để thoát nhiệt kịp t
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới KS Trần Văn Giảng về
sự hướng dẫn tận tình và hiệu quả của thầy, thầy đã dành cho tôi những điều kiện tốt nhất về mọi mặt để tôi hoàn thành khóa luận này
Tác giả xin cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong Khoa Vật lý Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, đã trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết trong thời gian qua
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Kết quả trong khóa luận này do chính bản thân tôi đã thực hiện tại Khoa Vật lý Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả viết trong luận văn là trung thực Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình
Trang 3DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Chương 1: Tổng quan về hệ thống làm mát………
Hình 1.1 Cấu tạo hệ thống làm mát động cơ………… 5
Hình 1.2 Hệ thống làm mát bằng nước kiểu bốc hơi………7
Hình 1.3 Hệ thống làm mát bằng nước kiểu đối lưu tự nhiên……….8
Hình 1.4 Hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức……….9
Hình 1.5 Hệ thống làm mát bằng không khí sử dụng quạt gió………… 10
Hình 1.6 Kết cấu bơm nước ly tâm………… 13
Hình 1.7 Lốc máy……… 13
Hình 1.8 Hình ảnh của bộ tản nhiệt cho thấy xe tăng bên với mát………… 15
Hình 1.9 Nắp giữ áp suất……… 17
Hình 1.10 Quạt làm mát……… 19
Chương 2: Các phương pháp làm mát động cơ thế hệ mới………
Hình 2.1 Hệ thống làm mát bằng gió……… 20
Hình 2.2 Hệ thống làm mát bằng nước……… 22
Hình 2.3 Viễn nhiệt kế và bộ điều nhiệt……… 24
Hình 2.4 Động cơ làm mát bằng dung dịch với bộ tản nhiệt tích hợp……… 27
Hình 2.5 Động cơ làm mát bằng dung dịch tích hợp……….28
Hình 2.6 Làm mát bằng nhớt……… 30
Hình 2.7 Một lõi nóng giống như một tản nhiệt nhỏ……….32
Hình 2.8 Hệ thống ống nước nóng……….33
Trang 4MỤC LỤC
Trang phụ bìa………
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các hình vẽ………
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Đóng góp của luận văn 2
7 Cấu trúc của luận văn 2
NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về hệ thống làm mát 3
1.1 Nhiệm vụ và phân loại 3
1.2 Nguyên tắc hoạt động của hệ thống làm mát 4
1.2.1 Nguyên lí cơ bản 5
1.2.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống làm mát động cơ 11
Chương 2: Các phương pháp làm mát động cơ thế hệ mới 20
2.1 Làm mát bằng gió 20
2.2 Làm mát bằng nước 21
2.2.1 Cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước 21
2.2.2 Nguyên lí làm việc 25
2.3 Hệ thống làm mát bằng dung dịch tích hợp 26
2.3.1 Cơ chế tuần hoàn của dung dịch làm mát 28
Trang 52.3.2 Ưu điểm vốn có của động cơ làm mát bằng dung dịch 29
2.4 Làm mát bằng nhớt 29
2.5 Chất làm mát động cơ đa năng 31
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Trang 61
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong khi động cơ hoạt động, nhiệt độ ở trong các xilanh rất cao, ở kì
nổ có thể đạt tới hàng ngàn độ, do vậy động cơ cần phải có hệ thống làm mát
để thoát nhiệt kịp thời cho các chi tiết bị nóng quá và có như vậy thì mới có thể đảm bảo cho nó hoạt động được bình thường
Các loại động cơ đốt trong ngày nay có hiệu suất nhiệt rất thấp, chẳng hạn các động cơ xăng có hiệu suất nằm trong khoảng 23¸ 28 % Nghĩa là, bình quân chỉ có khoảng 25% năng lượng do nhiên liệu bị đốt cháy là được chuyển hoá thành cơ năng hữu ích phục vụ cho các hoạt động của động cơ Còn lại, khoảng 34% năng lượng đi theo khí xả thải ra ngoài không khí, 6% mất mát
do ma sát, 3% chi phí cho kéo tải bơm nước và khoảng 32% được thải vào không khí qua hệ thống làm mát
Ví dụ trên đây cho thấy sự tồn tại của hệ thống làm mát là tất yếu để đảm bảo cho động cơ có thể hoạt động được bình thường Thông thường người ta sử dụng phương pháp làm mát truyền thống là: làm mát bằng nước
và làm mát bằng không khí bình thường Ở động cơ thế hệ mới, đặc biệt là những động cơ có yêu cầu cao, làm mát bằng nước, không khí bình thường thì tính ổn định và an toàn không cao, hiệu quả thấp, cơ cấu làm mát không kịp thời làm mát cho động cơ…Để động cơ làm việc ổn định và hiệu quả làm mát cao hơn thì ngoài phương pháp truyền thống người ta còn có những phương pháp làm mát khác đối với động cơ Để hiểu rõ về các phương pháp này, tôi
đã chọn đề tài:
“Các phương pháp làm mát động cơ thế hệ mới ”
Làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
Trang 72
2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu tổng quan về hệ thống làm mát
- Nghiên cứu các phương pháp làm mát động cơ thế hệ mới
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu tài liệu về phương pháp làm mát truyền thống
- Tìm hiểu các phương pháp làm mát mới
4 Đối tượng nghiên cứu
- Các phương pháp làm mát động cơ thế hệ mới
5 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết
- Thực hành
6 Đóng góp của khóa luận
Khóa luận này cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và người quan tâm
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục Nội dung
chính của luận văn gồm hai chương:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về hệ thống làm mát
Tìm hiểu về nhiệm vụ, phân loại và nguyên tắc hoạt động của hệ thống làm mát
CHƯƠNG 2: Các phương pháp làm mát động cơ thê hệ mới
Nghiên cứu các phương pháp làm mát động cơ thế hệ mới
Trang 83
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LÀM MÁT ĐỘNG CƠ
1.1 Nhiệm vụ và phân loại
Khi động cơ hoạt động, hỗn hợp nhiên liệu (nhiên liệu và không khí) cháy trong buồng đốt của động cơ tỏa ra với một nhiệt độ lớn khoảng 2000÷25000C, một phần chuyển thành công, phần còn lại tỏa ra môi trường bên ngoài qua các chi tiết tiếp xúc với khí cháy tiếp nhận (xilanh, pit-tông, nắp xilanh, các xupáp, vòi phun, xecmăng ), mặt khác cũng có nhiệt lượng sinh ra do ma sát giữa các bề mặt làm việc của các chi tiết trong động cơ Nếu không làm mát động cơ hay làm mát không đủ, các chi tiết của động cơ sẽ nóng lên quá nhiệt độ cho phép (nhiệt độ đỉnh pit-tông có thể tới 600℃, nhiệt
độ xupap thải tới 900℃ ) sẽ gây ra nhiều tác hại như:
+ Phụ tải nhiệt các chi tiết lớn làm giảm sức bền, giảm độ cứng vững và tuổi thọ của chúng
+ Nhiệt độ cao dẫn tới nhiệt độ của dầu bôi trơn cũng cao do đó dẫn tới
độ nhớt giảm, khả năng bôi trơn kém làm tăng ma sát
+ Có thể gây bó kẹt pit-tông do hiện tượng giãn nở
+ Giảm hệ số nạp
+ Có thể gây ra hiện tượng kích nổ
Nhưng nếu động cơ được làm mát quá mức cần thiết cũng có những hậu quả xấu như: hơi nhiên liệu bị ngưng tụ và đọng bám trên các bề mặt chi tiết; độ nhớt của dầu bôi trơn tăng làm khả năng lưu động của nó giảm Ngoài
ra, công suất tiêu hao cho làm mát tăng do đó tổn thất cơ giới của động cơ tăng
Trang 94
Do vậy, nhiệm vụ của hệ thống làm mát là duy trì chế độ nhiệt xác định trong thời gian động cơ làm việc bằng cách truyền nhiệt từ các chi tiết quá nóng trong động cơ ra môi trường xung quanh
Theo môi chất làm mát, người ta chia hệ thống làm mát thành hai loại: + Làm mát bằng chất lỏng
+ Làm mát bằng không khí
Trong hệ thống làm bằng nước người ta lại được chia làm ba loại: bốc hơi, đối lưu tự nhiên và tuần hoàn cưỡng bức
1.2 Nguyên tắc hoạt động của hệ thống làm mát
Mặc dù các động cơ xăng đã có những cải tiến đáng kể, nhưng hiệu suất chuyển đổi cơ năng thành điện năng vẫn không cao Phần lớn năng lượng trong nhiên liệu (khoảng 70%) được chuyển thành nhiệt và nhiệm vụ của hệ thống làm mát là phải xử lý lượng nhiệt này
Trên thực tế, hệ thống làm mát trên một chiếc xe khi chạy trên đường cao tốc có thể tản một lượng nhiệt đủ để sưởi ấm cho cả 2 tòa nhà cỡ trung bình Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống làm mát là tản nhiệt từ động cơ ra ngoài môi trường Ngoài ra hệ thống làm mát còn có một vài nhiệm vụ quan trọng khác Động cơ trong xe chỉ có thể hoạt động tốt nhất tại mức nhiệt độ cao vừa phải Khi động cơ bị lạnh, các bộ phận bị mòn nhanh hơn, hiệu suất hoạt động của động cơ thấp và động cơ xả nhiều khói hơn Vì vậy, một nhiệm vụ quan trọng nữa của hệ thống làm mát là cho phép động cơ tăng nhiệt rất nhanh và giữ động cơ ở mức nhiệt độ ổn định Khi nóng, các chi tiết của động cơ giãn
nở Nếu quá mức giới hạn, máy sẽ bị bó làm các chi tiết ngừng hoạt động Khi nguội bớt, động cơ lại hoạt động bình thường Hiện tượng trên thường xảy ra đối với các xe đang trong thời kỳ chạy rốt-đa hoặc xe mới làm lại hơi Các chi tiết động cơ nở ra, pit-tông cũng nở nhưng do quán tính, pit-tông không ngừng tức khắc mà vẫn chuyển dịch Do vậy, nòng xilanh sẽ bị xước làm công suất xe yếu đi
Trang 105
Ngày nay, các loại xe hiện đại đều được thiết kế máy ở nơi thoáng mát nhất và yếm xe được cấu tạo để gió được thổi thẳng vào máy khi xe chạy Các loại động cơ được lắp phía sau như xe Scooter đều có quạt gió làm mát máy
Bên trong động cơ, nhiên liệu luôn cháy Việc đốt cháy hỗn hợp khí
-nhiên liệu trong xilanh động cơ sinh ra nhiệt độ đến 2000℃ hoặc cao hơn Điều đó có nghĩa các chi tiết động cơ rất nóng Tuy nhiên, vách của xilanh động cơ không được nóng hơn 260℃ Nhiệt độ cao hơn là nguyên nhân làm cấu trúc dầu bôi trơn bị phá vỡ, mất khả năng bôi trơn Các chi tiết động cơ khác cũng bị hư hỏng Để phòng ngừa hiện tượng này người ta phải sử dụng
hệ thống làm mát để triệt tiêu một phần lượng nhiệt thừa, khoảng 1/3 lượng nhiệt sinh ra trong buồng đốt
Trang 116
Trong kì cháy, một lượng nhiệt lớn thoát ra ngoài qua ống xả, nhưng một lượng nhiệt nhỏ tản ra ngoài qua động cơ, làm nóng động cơ Động cơ hoạt động tốt nhất khi nhiệt độ nước làm mát là khoảng 200oF (93oC) Ở nhiệt
Các bộ phận bằng kim loại ít bị hao mòn
Hệ thống làm mát giữ cho động cơ làm việc hiệu quả trong mọi điều kiện hoạt động cũng như ở mọi tốc độ Nó cũng giúp cho động cơ đạt được nhiệt độ làm việc bình thường một cách nhanh nhất khi bắt đầu khởi động trong mùa đông giá rét Và nó cũng cung cấp nguồn nhiệt sưởi ấm vào trong khoang hành khách
Có 2 loại hệ thống làm mát: làm mát bằng nước và làm mát bằng không khí
Hệ thống làm mát bằng nước
Hệ thống làm mát bằng nước kiểu bốc hơi
Hệ thống làm mát bằng nước kiểu bốc hơi là loại đơn giản nhất Hệ thống này không cần bơm, quạt Bộ phận chứa nước có hai phần: phần khoang chứa nước làm mát của thân máy và phần thùng chứa nước bay hơi lắp với thân
Trang 12- Ưu điểm của hệ thống làm mát bằng nước kiểu bốc hơi:
+ Kết cấu đơn giản
+ Do đặc tính lưu động đối lưu như đã nói ở trên nên hay dùng cho loại động cơ đặt nằm dùng trong nông nghiệp
1
4 9
Trang 138
- Nhược điểm của hệ thống này là: do kiểu làm mát bốc hơi tự nhiên nên nguồn nước trong thùng giảm nhanh làm cho tiêu hao nước nhiều và hao mòn thành xilanh không đều
Hệ thống làm mát bằng nước kiểu đối lưu tự nhiên
Trong hệ thống làm mát kiểu này, nước lưu động tuần hoàn nhờ sự chênh lệch áp lực giữa hai cột nước nóng và nguội mà không cần bơm Cột nước nóng trong động cơ và cột nước nguội trong thùng chứa hoặc trong két nước
Sơ đồ nguyên lí của hệ thống:
Hình 1.3 Hệ thống làm mát bằng nước kiểu đối lưu tự nhiên
1- Thân máy; 2- Xilanh; 3- Piston, 4- Nắp xilanh; 5- Đường nước ra két;
6- Nắp két, 7- Két nước; 8- Không khí làm mát; 9- Quạt gió;
10- Đường nước đi vào làm mát động cơ
Trang 149
qua két làm mát Tại đây nước nóng được làm mát nhờ quạt (9) dẫn động bằng puli từ trục khuỷu của động cơ hút không khí qua để tản nhiệt cho nước Nước sau khi tản nhiệt nên khối lượng riêng tăng và đi xuống phía dưới két sau đó đi vào làm mát cho động cơ tạo thành một vòng tuần hoàn kín
Hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức
Cấu tạo
Hình 1.4 Hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức
1 Thân máy 2 Nắp máy 3 Đường nước nóng ra khỏi động cơ
4 Van hằng nhiệt 5 Két nước 6 Giàn ống của két nước
7 Quạt gió 8 Ống nước nối tắt về bơm 9.Puli và đai truyền
10 Bơm nước 11 Ống phân phối nước lạnh
* Nguyên lí làm việc:
Nước di chuyển một vòng quanh các ống và đường dẫn trong động cơ Khi nước di chuyển qua động cơ nóng, nó hút nhiệt và làm mát động cơ Sau
Trang 1510
khi nước rút ra khỏi động cơ, nó di chuyển qua két nước Két nước làm nhiệm
vụ tản nhiệt từ nước thành dạng khí thoát ra ngoài môi trường
Trong động cơ có những khoảng trống được gọi là áo nước, nó bao bọc xung quanh các xilanh và buồng đốt Động cơ hoạt động dẫn động bơm nước bơm tuần hoàn dung dịch làm mát qua lớp áo nước Nước làm mát hấp thu nhiệt và vận chuyển tới bộ tản nhiệt Dòng không khí chạy qua bộ tản nhiệt mang đi lượng nhiệt thừa giúp phòng ngừa động cơ bị quá nóng Trong rất nhiều hệ thống làm mát, nước làm mát chảy từ bơm nước qua thân máy lên nắp máy rồi chảy vào nóc dàn tản nhiệt Một vài động cơ lại có
hệ thống vận hành theo chiều ngược lại Nước làm mát chảy từ bơm nước qua đầu xilanh và xuống thân máy Vị trí của van hằng nhiệt được bố trí tuỳ theo hướng chảy của nước làm mát
Hệ thống làm mát bằng khí
Hiện nay, có một vài loại xe cổ và xe hiện đại được lắp hệ thống làm mát này Thay vì dùng nước để làm mát, lốc máy được bọc trong các lá nhôm làm nhiệm vụ dẫn nhiệt từ xilanh ra ngoài Ngoài ra, quạt tản nhiệt làm nhiệm
vụ thổi khí nóng ra ngoài qua các lá nhôm này, làm mát động cơ
Cấu tạo:
Hình 1.5 Hệ thống làm mát bằng không khí sử dụng quạt gió
1.Quạt gió 2 Cánh tản nhiệt 3 Tấm hướng gió
4 Vỏ bọc 5 Cửa thoát gió
Trang 1611
* Nguyên lí làm việc:
Khi động cơ làm việc, nhiệt từ các chi tiết bao quanh buồng cháy được truyền tới các cánh tản nhiệt rồi tản ra không khí Nhờ các cánh tản nhiệt có diện tích tiếp xúc với không khí lớn nên tốc độ làm mát được tăng cao
Hệ thống sử dụng quạt gió không chỉ tăng tốc độ làm mát mà còn đảm bảo làm mát đồng đều hơn
1.2.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống làm mát động cơ:
Ống dẫn
Hệ thống làm mát trong xe của bạn có rất nhiều ống dẫn Chúng ta sẽ bắt đầu với bơm và thực hiện một hành trình qua hệ thống và trong các phần tiếp theo chúng ta sẽ xem xét chi tiết từng bộ phận của hệ thống làm mát
Bơm đẩy nước vào lốc máy Ở đây, nước đi theo các đường ống quanh xilanh trong động cơ Sau đó, nước di chuyển qua xilanh để quay ngược trở lại mặt máy Van hằng nhiệt được đặt ở nơi nước rời khỏi động cơ Nếu van hằng nhiệt đóng, hệ thống ống dẫn quanh van hằng nhiệt đẩy nước quay ngược trở lại bơm trực tiếp Nếu van hằng nhiệt mở, nước đi qua két nước trước rồi mới quay trở lại bơm
Đồng thời có một mạch riêng dành cho hệ thống sưởi ấm Mạch này hút nước từ mặt xilanh và đẩy nước qua cuộn sưởi rồi quay trở lại bơm
Đối với những ô tô lắp hộp số tự động thường có một đường riêng để làm mát dầu chuyển số được lắp trong két nước Dầu được bơm từ hộp số qua thiết bị tản nhiệt (két) thứ hai nằm bên trong bộ tản nhiệt
Chất lỏng
Động cơ hoạt động trong một phạm vi nhiệt độ rộng, từ mức nhiệt độ cực thấp tới trên 100oF (38oC) Do vậy, chất lỏng nào được dùng để làm mát động cơ cũng phải có một điểm đóng băng và một điểm sôi nhất định và có khả năng giữ nhiệt tốt
Trang 1712
Nước là một trong những chất lỏng giữ nhiệt tốt nhất, nhưng nước lại bị đóng băng ở một nhiệt độ Vì vậy, có thể ảnh hưởng đến quá trình sử dụng trong các động cơ ô tô Để khắc phục vấn đề này, chất lỏng mà hầu hết các ô
tô thường dùng là hỗn hợp nước và êtylen glycôn (C2H6O2), còn gọi là chất chống đóng băng Thêm êtylen glycôn vào nước, điểm sôi và điểm đóng băng được cải tiến đáng kể
Hệ thống làm mát dùng áp suất để làm tăng điểm sôi của nước làm mát Cũng như nhiệt độ sôi của nước trong nồi hơi là cao hơn, nhiệt độ của nước làm mát là cao hơn nếu bạn tạo áp suất cho hệ thống Hầu hết các xe đều có một mức áp suất giới hạn từ 14 tới 15 psi, làm nhiệt độ sôi tăng lên 45oF (25oC) do đó, nước làm mát có thể chịu được nhiệt độ rất cao
Bơm nước
Bơm nước là một loại bơm ly tâm đơn giản hoạt động bằng một dây đai nối với trục khuỷu của động cơ Khi động cơ hoạt động, nước sẽ chuyển động theo một vòng tròn Bơm nước sử dụng lực ly tâm để đẩy nước hướng ra ngoài khi động cơ quay, làm cho nước liên tục bắn ra từ tâm máy Ống nạp của bơm được đặt gần tâm máy Do đó, dòng nước quay trở lại từ két nước đập vào các cánh tuabin Các cánh tuabin này đẩy nước hướng ra ngoài bơm
Trang 1813
Ở đó, nước lại đi vào trong động cơ Trước tiên, nước rời khỏi bơm, di chuyển qua lốc máy và mặt xi lanh, sau đó đi vào két nước và cuối cùng quay trở lại bơm
Hình 1.6 Kết cấu bơm nước ly tâm
1- Puly, 2- Then bán nguyệt, 3- Trục bơm, 4- Vú mỡ, 5- Vòng chặn , 6- Lò xo, 7- Bánh công tác, 8- Đai ốc, 9,10- Ổ bi, 11- Thân bơm, 12- Bulông,
Động cơ
Hình 1.7 Lốc máy
9 10
Trang 1914
Lốc máy và mặt xilanh có nhiều đường dẫn nước Những đường dẫn này cho phép nước làm mát di chuyển tới những vùng quan trọng nhất của động cơ
Nhiệt độ trong khoang cháy của động cơ có thể lên tới 4500oF (2500oC) Vì vậy, việc làm mát những vùng quanh xilanh là rất quan trọng Những vùng quanh van xả càng đặc biệt quan trọng hơn và hầu hết tất cả các khoảng không bên trong mặt xilanh quanh các van không mấy quan trọng nhưng vẫn cần được làm mát Nếu động cơ lâu không được làm mát thì động
cơ sẽ bị kẹt Khi đó, kim loại cũng đủ nóng để pittông dính chặt vào xilanh Tóm lại, nếu không làm mát động cơ thì nó sẽ bị hư hại rất nhanh chóng
Một trong những cách tốt nhất để hạn chế nhu cầu làm mát động cơ là hạn chế lượng nhiệt truyền từ khoang cháy sang các chi tiết kim loại khác của động cơ Để làm được việc này, thường người ta lót một lớp gốm mỏng ở bên dưới mặt xilanh Gốm là một chất cách nhiệt rất tốt nhờ đó lượng nhiệt truyền tới các chi tiết kim loại sẽ giảm đi còn lượng nhiệt thoát ra ngoài qua ống xả nhiều hơn
Két nước:
Két nước là một thiết bị dùng để tản nhiệt ra ngoài môi trường Sau khi nước làm mát hoàn thành nhiệm vụ làm mát động cơ thì bản thân nó sẽ bị nóng lên sau đó đi qua bộ tản nhiệt và được làm mát trở lại bởi quạt tản nhiệt
Hầu hết các ô tô hiện đại sử dụng két nước bằng nhôm Két nước được làm bằng cách cuốn những lá nhôm mỏng thành những ống nhôm Dòng nước làm mát từ cửa nạp tới cửa xả qua nhiều ống gắn trên một đường song song Những lá nhôm này dẫn nhiệt từ các ống và tản nhiệt ra ngoài qua két nước
Các ống đôi khi có một loại vây đưa vào họ gọi là một turbulator làm tăng sự bất ổn của chất lỏng chảy qua các ống Nếu chất lỏng chảy rất thuận lợi qua các ống, chỉ có chất lỏng thực sự chạm vào ống sẽ được làm lạnh trực
Trang 2015
tiếp Lượng nhiệt chuyển giao cho các ống từ chất lỏng chạy qua phụ thuộc vào sự khác biệt về nhiệt độ giữa ống và chất lỏng chạm vào nó Vì vậy, nếu chất lỏng đó tiếp xúc với ống nguội đi xuống một cách nhanh chóng, nhiệt ít hơn sẽ được chuyển giao bằng cách tạo ra sự hỗn loạn bên trong ống Tất cả các chất lỏng hỗn hợp lại với nhau, giữ cho nhiệt độ của chất lỏng chạm vào ống lên đến nhiệt độ có thể được chiết xuất và tất cả các chất lỏng bên trong ống được sử dụng có hiệu quả
Tản nhiệt thường có một chiếc xe tăng trên mỗi bên và bên trong xe tăng là một mát truyền Trong hình 1.8, sẽ nhìn thấy đầu vào và đầu ra mà dầu
từ truyền đi vào mát Mát truyền giống như một tản nhiệt trong một bộ tản nhiệt thay vì trao đổi nhiệt với không khí, trao đổi nhiệt với dầu làm mát trong
bộ tản nhiệt
Hình 1.8 Hình ảnh của bộ tản nhiệt cho thấy xe tăng bên với mát
Đối với một số thiết kế khác nhau, những ống này có gắn thêm một thiết bị khuấy, làm tăng chuyển động hỗn độn của dòng nước chảy qua ống Nếu dòng nước chuyển động nhẹ nhàng qua ống thì chỉ có những phần nước